Chào mừng các bạn đến với chương trình học tiếng Trung tại Trung Tâm Đào Tạo Du Học Quốc Tế Nhân Hòa
Phiên âm Tiếng Trung
Bao gồm 3 phần chính
1/ Thanh mẫu: Toàn bộ những chữ cái/ phụ âm đứng đầu trong phiên âm
Gồm thanh mẫu đơn và thanh mẫu kép
2/ Vận mẫu: Toàn bộ những nguyên âm đứng sau ghép với thanh mẫu
Gồm vận mẫu đơn và mận mẫu kép
3/ Thanh điệu/ Các dấu trong phiên âm
Gồm 4 thanh chính và 1 thanh phụ
4 thanh chính:
Thanh 1: Thanh ngang:
Thanh 2: Thanh sắc
Thanh 3: Thanh hỏi
Thanh 4: Thanh huyền
Thanh 5: Thanh nhẹ
Ví dụ: Chữ Nhân (người) được viết là 人 và đọc là rén. Vậy rén là cách phát âm, còn 人 là cách viết.
Bài 1: Thanh mẫu
1/ Thanh mẫu
1/ b 12/ j
2/ p 13/ q
3/ m 14/ x
4/ f 15/ zh
5/ d 16/ ch
6/ t 17/ sh
7/ n 18/ z
8/ l 19/ c
9/ g 20/ s
10/ k 21/ r
11/ h
Âm 2 môi
b p m
Khi phát âm nhóm âm này các bạn cần khép chặt 2 môi của mình lại.
Trong nhóm âm này cần chú ý 2 thanh mẫu đầu tiên
Đối với thanh mẫu p : Các bạn có thể đưa tờ giấy lên trước miệng và đọc, nếu tờ giấy bay ở đầu tức là các bạn đã phát âm chuẩn và đúng.
Âm môi răng
f
Thanh mẫu f đọc như chữ ph trong tiếng việt
Âm đầu lưỡi
d t n l
Khi phát âm nhóm thanh mẫu này , đầu lưỡi của các bạn chạm vào chân răng trên
Trong nhóm âm này, các bạn cần chú ý thanh mẫu t- đọc như chữ th trong tiếng việt
Âm cuống lưỡi
g k h
Trong nhóm thanh mẫu này, các bạn chú ý thanh mẫu k- đọc như chữ kh trong tiếng việt, nhưng cần đọc mạnh và dứt khoát
Âm mặt lưỡi
j q x
Khi phát âm nhóm âm này, để lưỡi thẳng và đầu lưỡi chạm vào hàm răng dưới. Trong 3 âm này xuất hiện âm bật hơi đó chính là thanh mẫu q
Âm đầu lưỡi
z c s r
Khi phát âm nhóm âm này 2 hàm răng trên để gần sát nhau , đầu lưỡi thẳng và chạm sát vào mặt sau của hàm răng trên. Gợi ý khi phát âm nhóm âm này giống như ta đang cười
Âm uốn lưỡi
Zh ch sh r
Trong nhóm âm này khi phát âm, chúng ta cần uốn lưỡi và đọc như chữ tr trong tiếng việt. Riêng thanh mẫu ch cần bật hơi mạnh hơn
Bài 2: Vận Mẫu
2/ Vận mẫu
a ang
o/uo eng
e/er ong
ai
ei
ao
ou
an
en
3/ Thanh điệu
Ví dụ
Vi du
Vận mẫu
yi i
ya ia
ye ie
yao iao
you iou/iu
yan ian
yang iang
ying ing
yong iong
yin in
Ví dụ
Vận mẫu
wu u
wa ua
wai uai
wei uei/ui
wen uen/un
wo o/uo
wang uang
Vi du
Vận mẫu
ü   / yu
üe / yue
ün / yun
üan/ yuan
Lưu ý: Toàn bộ những vận mẫu u có 2 chấm đứng trên đầu sẽ chỉ ghép được với n, l, j, q,x. Cách đọc sẽ đọc như âm yu, yuan, yun, yuan. Khi ghép với thanh mẫu j, q, x sẽ bỏ 2 chấm trên đầu của u. Còn khi ghép với thanh mẫu n, l/ nếu ghép với âm yu sẽ giữ nguyên 2 chấm trên đầu của u
VD: nü / lü 
VD: ju/ qu/ xu
VD: jue/que/xue
VD: jun/ qun/ xun
VD: juan/ quan/ xuan
Vi du
1 số chú ý cách đọc phiên âm
Thanh mẫu j, q, x khi đi với vận mẫu i/cách đọc vận mẫu i giữ nguyên
Vd: ji, qi, xi
Thanh mẫu zh, ch, sh, z, c, s, r khi đi với vận mẫu i/ cách đọc I sẽ chuyển sang đọc thành ư
VD: zhi, chi, shi, zi, ci, si, ri
Thanh mẫu j, q, x khi đi với ü/ üe / ün/ üan/ Cách đọc giữ nguyên
VD: ju/ qu/ xu zhu/ chu/ shu/ zu/ cu/ su/ ru
VD: jue/ que/ xue
VD: jun/ qun, xun zhun/ chun/ shun/ run/ sun
VD: juan/ quan, xuan zhuan/ chuan/ shuan/ ruan/ suan
Quy tắc tích thanh điệu trong phiên âm
1. Chỉ có 1 vận mẫu đơn
Đánh dấu trực tiếp vào nó:
2. Vận mẫu kép
Thứ tự ưu tiên sẽ là vận mẫu “a“: hǎo, ruán…
Nếu không có vận mẫu đơn “a” mà có vận mẫu đơn “o” thì đánh vào “o“: ǒu, iōng…
Nếu không có vận mẫu đơn “a” mà có vận mẫu đơn “e” thì đánh vào “e“: ēi, uěng…
Nếu là vận mẫu kép “iu”, thì đánh dấu trên vận mẫu “u“: iǔ
Nếu là vận mẫu kép “ui”, thì đánh dấu trên vận mẫu “i“: uī

Quy tắc biến điệu của thanh 3

1. Hai thanh 3 đứng cạnh nhau
Với 2 âm tiết thì thanh thứ nhất sẽ chuyển thành thanh 2.
Ví dụ: Nǐ hǎo biến âm sẽ thành Ní hǎo
shǒubiǎo / lǎohǔ /  xǐshǒu /mǎi shuǐ / fǔdǎo /kěyǐ/  xiǎo niǎo/ qǐ zǎo
Với 3 âm tiết thì sẽ biến âm thanh ở giữa
Ví dụ: Wǒ hěn hǎo sẽ thành Wǒ hén hǎo
Biến điệu của “不:bù”

Bù “不”khi  đứng độc lập hoặc đứng trước thanh thứ nhất, thanh thứ 2, thanh thứ 3, thì giữ nguyên và đọc là “bù”,
Bù “不” khi đứng trước thanh thứ tư đọc là “bú”/ đọc thành thanh thứ 2
VD: bù tīng /       bù xué /    bù xiǎng    /   bú qù
Biến điệu của “一yī””

“yī”nếu đứng độc lập hoặc là số đếm , số thứ tự đọc là “yī”
Nếu“yī” khi đứng trước thanh thứ nhất, thanh thứ 2, thanh thứ 3 thì sẽ đọc là “yì”/ chuyển sang đọc thành thanh thứ 4
Nếu “yī” đứng trước thanh 4 đọc là “yí”/ chuyển sang đọc thành thanh thứ 2
VD” yì tiān  /      yì nián /  yì běn    /    yí gè
Ví dụ
Luyện đọc phiên âm
Liǎng zhī láo hǔ, liǎng zhī láo hǔ,

Pǎo dé kuài, pǎo dé kuài,

Yì zhī méi yǒu yǎn jing,

Yì zhī méi yǒu wěi ba,

Zhēn qí guài, zhēn qí guài 。
Nǐ wèn wǒ ài nǐ yǒu duō shēn, Wǒ ài nǐ yǒu jǐ fēn?
Wǒ de qíng yě zhēn ,Wǒ de ài yě zhēn,
Yuèliàng dàibiǎo wǒ de xīn. Nǐ wèn wǒ ài nǐ yǒu duō shēn
Wǒ ài nǐ yǒu jǐ fēn? Wǒ de qíng bù yí
Wǒ de ài bù biàn, Yuèliàng dàibiǎo wǒ de xīn..
Qīng qīng de yīgè wěn, Yǐjīng dǎdòng wǒ de xīn.
Shēn shēn de yīduàn qíng, Jiào wǒ sīniàn dào rújīn
Nǐ wèn wǒ ài, nǐ yǒu duō shēn,
Wǒ ài nǐ yǒu jǐ fēn?
Nǐ qù xiǎng yī xiǎng, nǐ qù kàn yī kàn,Yuèliàng dàibiǎo wǒ de xīn
Các nét trong tiếng trung
Cách viết của các nét
Nét ngang: nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải.
Nét sổ thẳng: nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới.
Nét chấm: một dấu chấm từ trên xuống dưới.
Nét hất: nét cong, đi lên từ trái sang phải.
Nét phẩy: nét cong, kéo xuống từ phải qua trái.
Nét mác: nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải.
Nét gập: có một nét gập giữa nét.
Nét móc: nét móc lên ở cuối các nét khác.
.
Quy tắc viết chữ Hán
1. Ngang trước, sổ sau
Nếu gặp một từ có nét ngang và nét dọc giao nhau, ví dụ chữ 十 (thập). Thì ta ưu tiên viết nét ngang trước 一, sau đó tới nét dọc | nhé.
2. Phẩy trước, mác sau
Nói đơn giản: phẩy là nét xiên trái, mác là nét xiên phải. Ta ưu tiên viết nét xiên trái trước, sau đó viết nét xiên phải. Ví dụ chữ 八 (bát – số 8). Ta cần viết nét xiên trái trước 丿, rồi tới xiên phải 乀.
3. Từ trái qua phải
Luôn phải viết các nét từ trái qua phải trước. Ví dụ 州, sẽ được viết từng nét theo tứ tự từ trái qua phải. Luôn nhớ quy tắc này, đây là quy tắc rất hay dùng để viết tiếng trung.
Quy tắc viết chữ Hán
4. Giữa trước 2 bên sau
Trước tiên, cần nhìn bên trái và bên phải của chữ Hán đó có đối xứng nhau hay không. Ví dụ 兜 hay 承 thì 2 bên đều đối xứng. Do đó, ta sẽ viết các nét ở giữa trước.
5. Trên trước, dưới sau
Phía trên cần nhớ viết các nét từ trái qua phải. Thì giờ cần nhớ kỹ viết các nét từ trên xuống dưới. Ví dụ, chữ 三 (tam – số 3), sẽ được viết từ trên xuống dưới.
Quy tắc viết chữ hán
6/. Ngoài trước, trong sau
Phần bao ngoài luôn được viết trước, sau đó mới tới các phần bên trong. Ví dụ 同 và chữ 月. Viết các nét bên ngoài trước, cũng theo thứ tự từ trái qua phải.

7. Vào nhà trước, đóng cửa sau
Quy tắc này chỉ: Cần viết các nét bao quanh trước, sau đó mới tới 1 nét cuối cùng để đóng lại. Giống như chữ 日 (mặt trời).


nguon VI OLET