QUAN ĐIẾM CỦA ĐẢNG,
PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM
PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ
1.1. Một số vấn đề chung về tham nhũng, lãng phí
1.1.1.Khái niệm, phân loại và nguyên nhân tham nhũng
1.1.1.1. Khái niệm
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước.
Tham nhũng là biểu hiện của sự tha hóa quyền lực nhà nước.
Hình thức, tính chất, mức độ và phương thức tham nhũng thay đổi tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia.
Nhìn từ góc độ xã hội:
Tham nhũng được đánh giá là một hiện tượng xã hội và không chỉ là hiện tượng nhất thời của một người hay một nhóm người nhất định trong xã hội.
Nhìn từ góc độ chính trị:
Tham nhũng thể hiện sự tha hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhà nước - lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm giàu bất chính.
Nhìn từ góc độ kinh tế:
Tham nhũng không chỉ gây thiệt hại, thất thoát tài sản của Nhà nước, của nhân dân mà còn phá hoại, cản trở sự phát triển của đất nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Tham nhũng là hành vi của những người “đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc “tự tư, tự lợi”. Dùng của công làm việc tư. Dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình”.
Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi.
Theo Từ điển Tiếng Việt, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của. 
Theo Liên hợp quốc tham nhũng đó là: Sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng...
Theo nghĩa tại Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. 
Theo cách tiếp cận đó, người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị, hưởng thụ NSNN.
Việc giới hạn như vậy nhằm tập trung đấu tranh chống những hành vi tham nhũng ở khu vực xảy ra phổ biến nhất
Tham nhũng cần được nhìn nhận là hiện tượng tiêu cực mang tính lịch sử, nảy sinh trong quá trình hoạt động của bộ máy nhà nước.
Đó là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, vi phạm đạo đức công chức, kỷ luật công vụ và pháp luật nhằm phục vụ lợi.
Tham nhũng có những dấu hiệu cơ bản sau:
* Tính nguy hiểm cho xã hội:
Là hành vi cố ý vi phạm pháp luật, các quy định, chuẩn mực nghề nghiệp, kỷ luật công tác, v.v... của những người làm việc cho Nhà nước
Tham nhũng gây ra những thiệt hại cho NN, cho nhân dân.
Những thiệt hại đó có thể là tiền, tài sản, lợi ích của Nhà nước, nhân dân và uy tín của Nhà nước v.v...
* Tính sử dụng quyền lực nhà nước.
CBCC nhân danh nhà nước để thực hiện các chức năng của Nhà nước, được sử dụng quyền lực NN trong khi làm việc.
*Tính vụ lợi.
Người nhân danh nhà nước thực hiện những điều nguy hiểu cho XH, trái với quy định nhằm vụ lợi, đó là hành vi tham nhũng.
1.1.1.2. Phân loại hành vi tham nhũng
Hiện nay có 2 cách phân loại tham nhũng:
- Phân loại theo chủ thể của hành vi tham nhũng: Về thực chất đó là phân loại theo lĩnh vực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước.
Phân loại theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi tham nhũng: Mức độ ít nghiêm trọng; nghiêm trọng; rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
1.1.1.3. Nguyên nhân của tham nhũng
- Nguyên nhân khách quan
+ Trình độ quản lý còn yếu, đời sống còn thấp.
+ Cơ chế, chính sách pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ.
+ Ảnh hưởng của mặt trái cơ chế kinh tế thị trường.
+ Ảnh hưởng của tập quán “miếng trầu là đầu câu chuyện”.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống tham nhũng chưa thật sự sâu sát, chặt chẽ và thường xuyên.
+ Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thoái, biến chất.
+ Thiếu một hệ thống công cụ giám sát, phát hiện và xử lý tham nhũng hữu hiệu….cơ chế “xin-cho”…
1.1.2. Khái niệm, tiêu chí và nguyên nhân lãng phí
- Khái niệm về lãng phí: Lãng phí là dùng cái gì đó vào các hoạt động vô ích, gây thất thoát, gây hư hại.
Lãng phí thời gian; công sức; tiền của, …tài năng của đất nước..
- Tiêu chí xác định hành vi lãng phí.
+ Đối với những công việc có định mức hao phí, nếu chi phí vượt định mức thì được xem là lãng phí
+ Một hành vi được xem là lãng phí khi hành vi đó được thực hiện nhưng không đạt mục tiêu đã định.
Nguyên nhân của lãng phí vừa có tính khách quan và chủ quan
1.1.3. Tác hại của tham nhũng, lãng phí
- Tham nhũng và lãng phí là 2 hành vi khác nhau.
+ Tham nhũng là hành vi cố ý của chủ thể có quyền lực.
+ Lãng phí thường là hành vi không cố ý; hành vi của bất cứ người nào trong xã hội.
Tham nhũng và lãng phí có tác hại rất lớn, gây tổn thất các nguồn lực, làm mất niềm tin của ND đối với Đảng, NNN.
1.4. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở VN
- Thực trạng tham nhũng, lãng phí ở nước ta
Thực trạng phòng chống tham nhũng, lãng phí ở địa phương, cơ sở hiện nay như thế nào?
Thành tựu
Tồn tại hạn chế
- Tham nhũng thường xảy ra ở một số lĩnh vực như:
+ Trong lĩnh vực đầu tư.
+ Trong lĩnh vực quản lý đất đai.
+ Trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, thuế…
+ Trong lĩnh vực phát triển KT-XH;
+ Trong lĩnh vực cổ phần hóa DNNN….
- Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém.
+ Năng lực, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng còn yếu;
+ Cơ chế, chính sách ở nhiều lĩnh vực thiếu đồng bộ;
+ Việc điều tra, xử lý một số vụ việc chưa hiệu quả…
+ …………………………………………......................
Theo các đồng chí cần có giải pháp gì để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả?
1.2. Quan điểm của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí
1.2.1. Mục tiêu
Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triên KT-XH; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính.
- Đảng lãnh đạo chặt chẽ công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí thông qua hệ thống chính trị.
- Phòng, chống tham nhũng, lãng phí phải phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội,
- Vừa tích cực, chủ động phòng ngừa vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, trong đó phòng ngừa là chính.
1.2.2. Quan điểm chỉ đạo
1.2.3. Giải pháp chủ yếu
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục
- Nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu
- Tiêp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, công tác cán bộ phục vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Thực hiện công khai, minh bạch….
-Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế xã hội.
-Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra, xét xử. 
-Thực hiện tốt công tác truyền thông về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Tăng cường giám sát của nhân dân và cơ quan dân cử.
- Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng…
2. PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ
2.1. Luật Phòng, chống tham nhũng
- Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi bổ sung năm 2012 có 8 chương với 100 điều.
+ Chương 1: Những quy định chung, gồm 10 điều.
+ Chương II: Quy định các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, gồm 6 mục với 57 điều.
+ Chương III: Quy định các biện pháp phát thực hiện tham nhũng, gồm 3 mục với 9 điều.
+ Chương IV: Quy định về xử lý hành vi tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác, gồm 2 mục với 4 điều.
+ Chương V: Quy định việc tổ chức, trách nhiệm và hoạt động phối hợp của các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và của cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong phòng, chống tham nhũng, gồm 2 mục và 12 điều.
+ Chương VI: Quy định vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, gồm 4 điều.
+ Chương VII: Quy định về hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng, gồm 2 điều.
+ Chương VIII: Điều khoản thi hành gồm 2 điều.
2.2. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2014) gồm 5 chương; 80 điều.
+ Chương I: Quy định chung, gồm 10 điều.
+ Chương II: Quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số lĩnh vực gồm 8 mục và 56 điều.
+ Chương III: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gồm 12 điều.
+ Chương IV: Khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm gồm 3 điều.
+ Chương V: Điều khoản thi hành gồm 2 điều.
2.3. Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP “Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020”.
-Chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng,
-Là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài...
-Phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đề cao vai trò của xã hội, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân
Chính phủ khẳng định:
Chính phủ nêu các giải pháp:
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh ưa, kiểm tra, giám sát, kiểm toán và xử lý nghiêm minh.
- Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật;
- Hoàn thiện chế độ công chức, công vụ.
- Hoàn thiện cơ chế QLKT, xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch;
- Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng.
- Thực hiện Chiến lược qua ba giai đoạn.
Giai đoạn 1 (đến năm 2011): thực hiện đồng bộ các giải pháp như nâng cao năng lực phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng. Đẩy mạnh việc xử lý những vụ việc tham nhũng nổi cộm, gây bức xúc trong dân.
Giai đoạn 2 (2011-2016): tiến hành mở rộng các biện pháp phòng ngừa như kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, làm căn cứ cho việc sửa đổi, bổ sung Luật này phù hợp với tình hình mới.
Chính phủ chịu trách nhiệm chỉ đạo các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, ban hành kế hoạch cụ thể thực hiện các nhiệm vụ được xác định trong kế hoạch thực hiện Chiến lược.
Giai đoạn 3 (từ năm 2016-2020): tiếp tục làm tốt các giải pháp đã đề ra và đã thực hiện từ các giai đoạn trước. Tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2020.
- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát hệ thống văn bản luật, nghị quyết, pháp lệnh để Chính phủ trình Quốc hội, UB Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, ban hành nhằm thực hiện Chiến lược.
-Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ giúp Chính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược.
Các cơ quan của Chính phủ phối hợp với cơ quan, tổ chức khác thực hiện những nội dung liên quan đến phạm vi trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đó được nêu trong Chiến lược.
Các cấp ủy đảng quan tâm lãnh đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chiến lược./.
Câu hỏi ôn bài:
Câu 1: Đồng chí hãy trình bày những nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, lãng phí.
Câu 2: Hãy phân tích những giải pháp cơ bản phòng chống tham nhũng, lãng phí của Đảng, Nhà nước ta. Liên hệ thực tế công tác phòng chống tham nhũng ở địa phương, cơ sở.
XIN CẢM ƠN CÁC ĐỒNG CHÍ !
nguon VI OLET