vovantoan@qnu.edu.vn
1
CHUYÊN ĐỀ 9:
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

PGS.TS.Võ Văn Toàn
Giảng viên cao cấp - Đại học Quy Nhơn
vovantoan@qnu.edu.vn
2
vovantoan@qnu.edu.vn
3


NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

Mục tiêu
II. Mô tả nội dung
III. Nội dung chuyên đề
2.1. Vai trò vị trí của hoạt động NCKHSP ứng dụng ở trường tiểu học
2.2. Tạo lập môi trường NCKHSP ứng dụng ở trường tiểu học
2.3 . Quản lý hoạt động NCKHSP ứng dụng ở trường tiểu học
IV. Câu hỏi và bài tập ứng dụng
vovantoan@qnu.edu.vn
4
I/ Mục tiêu
- Hiểu biết về vai trò và vị trí của hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học
- Có kiến thức và kỹ năng tạo lập môi trường nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học
- Bước đầu có kỹ năng thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học
- Biết cách thực hiện quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học
vovantoan@qnu.edu.vn
5


II/ MÔ TẢ NỘI DUNG

Chuyên đề cung cấp cho học viên kiến thức về vai trò, vị trí của hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học; hướng dẫn cách tạo lập môi trường nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học và phương pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học.
Tài liệu học tập
[1]Bulte, A.M.W., &Seller,F (2011), Making an innovation grow: On the shared learning within and between communities. In Lindner, C., Ostman, L.,Roberts, D.A., Wickman, P.-O., Erickson, G.,&MacKinnon, A. (Eds.), Exploring the landscape of scientific literacy (pp.236-254). New York, NY: Taylor & Francis.
[2]Creswell, J.W. (2009), Research design: Qualitative, quantitative and mixed methods approaches (3rd ed). Thousand Oaks, CA: Sage Publications.
[3]Jorgensen, SE, Kawashima M, &Kira, T. (1997), A focus on lake/rivers in environmental education . Environment Agency, Government of Japan, International Lake Environment Committee
vovantoan@qnu.edu.vn
6
[4]Ngô Vũ Thu Hằng (2014), Design of a social constructivism-based curriculum for primary science education in Confucian heritage culture, Utrecht University
[5] Ngô Vũ Thu Hằng, Meijer, M.R., Bulte, A., Pilot, A.(2017), Designing a primary science curriculum in a globalising world: how do social constructivism and Confucian heritage culture meet? Cultural Studies of Science Education, Volume 12, Issue 3, pp 739-760. DOI: 10.1007/s11422-015-9696-2.
vovantoan@qnu.edu.vn
7
III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1.Vai trò, vị trí của hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học.
1.1.Tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đối với nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục
-Giúp phát triển và củng cố triết lí, quan điểm giáo dục của nhà trường
-Cung cấp những sáng kiến, ý tưởng đổi mới thực tế và hiệu quả hơn

vovantoan@qnu.edu.vn
8
-Tăng cường sự gắn kết giữa lí thuyết và thực hành trong giáo dục, dạy học
-Cung cấp các cơ sở, căn cứ khoa học thực tế giúp điều chỉnh hợp lí các hoạt động giáo dục, dạy học
-Giúp cập nhật những kiến thức, kĩ năng giáo dục, dạy học mới nhất
- Phát triển chuyên môn cho GV và tạo nên môi trường văn hóa, học thuật chuyên nghiệp


vovantoan@qnu.edu.vn
9
1.2.Hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đối với việc nâng cao năng lực nghề nghiệp giáo viên

-Giúp giáo viên học, tự học và phát triển
-Giúp giáo viên củng cố và phát triển kiến thức học thuật
-Giúp các giáo viên phát triển các kỹ năng, phương pháp khoa học
-Giúp giáo viên phát triển những thái độ khoa học tích cực
-Giúp giáo viên rèn nghề nghiêm túc



vovantoan@qnu.edu.vn
10
2.Tạo lập môi trường nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học
2.1.Hướng dẫn học sinh nghiên cứu áp dụng tri thức kế hoạch và tổ chức các cuộc thi nghiên cứu khoa học, kĩ thuật ở trường tiểu học
Muốn tạo lập môi trường nghiên cứu khoa học ứng dụng ở trường tiểu học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các phương pháp, hoạt động dạy học giàu tính khoa học. Những hoạt động, phương pháp đó bao gồm hoạt động dạy học dựa theo dự án (project- based learning), dạy học dựa trên vấn đề (problem- based learning), dạy học dựa trên hoạt động, dạy học theo hướng tìm tòi, khám phá, các hoạt động thực hành, thí nghiệm, tham quan thực địa…
vovantoan@qnu.edu.vn
11
Một số phương pháp dạy học theo định hướng nghiên cứu
-Dạy học dựa trên hoạt động (activity- based learning)
-Các hoạt động tham quan thực địa (excursions and fieldtrips)
-Thí nghiệm khoa học (scientific experiments)
-Hoạt động nhóm (group works)
-Cách tiếp cận dựa trên giải quyết vấn đề (problem- based learning)
-Thảo luận (discussion)
-Hoạt động tìm tòi, khám phá (inquiry-based learning)






vovantoan@qnu.edu.vn
12
+Tổ chức các cuộc thi: Các cuộc thi tìm hiểu có thể khai thác theo nhiều chủ đề khác nhau. Hoạt động này có thể kích thích hoạt động tâm lí tích cực của HS vì các em rất muốn có cơ hội khẳng định mình.
+Tổ chức các hoạt động nghiên cứu đơn giản:
HS với vai trò như một nhà nghiên cứu triển khai các bước: xác định mục tiêu, địa điểm, phương pháp, thu thập và xử lí thông tin, đưa ra các quyết định về vấn đề tìm hiểu. Một số nghiên cứu có thể kéo dài vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng, có thể tiến hành ngay trong trường hoặc địa phương.
+Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài trời: HS có cơ hội được quan sát, thực nghiệm, được tham gia vào nhiều hoạt động trải nghiệm khác nhau.
vovantoan@qnu.edu.vn
13
2.2.Xây dựng môi trường nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học
Để xây dựng môi trường nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học, những nhà quản lí giáo dục và các GV cần lưu ý thực hiện những việc làm dưới đây:
-Có chủ trương, chiến lược thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học trong cán bộ, GV của nhà trường;
-Phát triển các chính sách thúc đẩy việc thực hiện các hoạt động giáo dục, dạy học tích cực;
-Thúc đẩy phong cách làm việc chuyên nghiệp đối với các cán bộ GV trong trường;
-Tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa các cán bộ, GV trong nhà trường để có thể hỗ trợ, hợp tác hiệu quả trong công việc;
vovantoan@qnu.edu.vn
14
-Khuyến khích các ý tưởng đổi mới, các sáng kiến giáo dục, dạy trong cán bộ, GV trong nhà trường;
-Thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy, học tích cực chứa đựng các hoạt động khoa học, ví dụ như: phương pháp làm việc nhóm, phương pháp dạy học theo dự án, giải quyết vấn đề, tìm tòi, khám phá, thực hành-thí nghiệm khoa học…;
-Tăng cường các hoạt động trao đổi học thuật giữa các cán bộ, GV trong trường và ngoài trường;
-Có sự đầu tư về cơ sở vật chất và thời gian cho các hoạt động khoa học của GV cũng như của HS;
-Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, kết nối internet để phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học;
vovantoan@qnu.edu.vn
15
-Tìm kiếm sự ủng hộ của phụ huynh HS đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học;
-Phát triển những cán bộ, GV có năng lực nghiên cứu để làm nòng cốt;
-Có sự đầu tư kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa học;
-Có sự kết nối với cộng đồng, địa phương để hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường và hợp tác, dự án…;
-Tạo ra các cuộc thi và khuyến khích cán bộ GV tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
vovantoan@qnu.edu.vn
16
-Mời các chuyên gia giáo dục, các nhà khoa đến trình bày, chia sẻ những vấn đề khoa học, giáo dục nhà trường quan tâm;
-Cử cán bộ, GV tham gia các hội thảo, hội nghị khoa học, các khóa bồi dưỡng, tập huấn…để họ có thể chia sẻ lại những kiến thức, kĩ năng học được cho các đồng nghiệp trong trường;
-Xây dựng sự hợp tác, kết nối với các trường đại học, viện giáo dục, trung tâm nghiên cứu giáo dục…nhằm thúc đẩy và thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học các cấp;
-Khuyến khích các GV, HS tham gia vào các dự án khoa học khác nhau.
vovantoan@qnu.edu.vn
17
3.Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học
3.1.Xác định mục tiêu phù hợp và xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Để quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng hiệu quả, trường tiểu học cần phải xác định mục tiêu phù hợp và xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trước khi triển khai thực hiện. Các hoạt động nghiên cứu khoa học được nhà trường chú trọng triển khai cần phải gắn với triết lí, quan điểm giáo dục mà nhà trường đang theo đuổi, nằm trong định hướng phát triển nhà trường.
vovantoan@qnu.edu.vn
18
Các nghiên cứu đó cần hướng đến việc trả lời cho những câu hỏi dạng như: Để làm gì? Và xác định rõ nó có thể có những đóng góp gì cho các hoạt động của nhà trường. Những mục tiêu đề ra cần xuất phát từ thực tế, thực trạng giáo dục, dạy học của nhà trường, hướng đến việc giải quyết hoặc khắc phục những vấn đề bất cập cần phải giải quyết.
Mục tiêu cũng có thể hướng đến một chiến lược giáo dục bền vững mà nhà trường đang theo đuổi gắn liền với bối cảnh giáo dục chung của xã hội hay của thế giới. Mục tiêu nghiên cứu cũng sẽ thể hiện rõ nội dung, vấn đề nghiên cứu cần hướng tới tập trung làm sáng tỏ.
vovantoan@qnu.edu.vn
19
Sau khi xác định được những mục tiêu cụ thể cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, nhà trường cần xây dựng được những kế hoạch nghiên cứu. Các kế hoạch này có thể bao gồm kế hoạch tổng quan và kế hoạch chi tiết.
Trong những kế hoạch này, quản lí nhà trường hay GV cần xác định được vấn đề, nội dung cần nghiên cứu, đối tượng thực hiện và tham gia nghiên cứu, lượng thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu, các mốc nghiên cứu cần hoàn thành gắn với những tiến độ cụ thể, phương pháp thực hiện và xử lí thông tin, dữ liệu, kinh phí cần thiết cho hoạt động nghiên cứu cũng như những sự phối hợp với các cá nhân hay tổ chức nào đó. Trong kế hoạch tổng quan, sự phân công công việc cần được thể hiện rõ ràng để các cá nhân nắm rõ được những việc mình chịu trách nhiệm thực hiện. Thực tế cho thấy, kế hoạch nghiên cứu càng được xây dựng khoa học và chi tiết thì việc thực hiện hoạt động nghiên cứu càng diễn ra thuận lợi, bao gồm cả những hợp tác, phối hợp trong nghiên cứu.
vovantoan@qnu.edu.vn
20
Cấu trúc chung của một kế hoạch hay một đề cương nghiên cứu chi tiết thường có những phần sau:
1.Tên đề tài nghiên cứu
2.Tên người thực hiện đề tài nghiên cứu
3.Lí do của việc thực hiện đề tài nghiên cứu
4.Mục đích nghiên cứu
5.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
6.Bối cảnh và vấn đề/câu hỏi nghiên cứu
7.Phương pháp nghiên cứu:cách thu thập và xử lí số liệu
8.Kết quả nghiên cứu
9.Bàn luận và khuyến nghị
10.Tài liệu tham khảo.
vovantoan@qnu.edu.vn
21
3.2.Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học
Việc tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học thực chất là nhằm trả lời cho câu hỏi: Làm như thế nào?.
Sau khi đã xác định được mục tiêu nghiên cứu và xây dựng được những kế hoạch nghiên cứu, bước tiếp theo cần thực hiện đó là xác định cách làm, cách triển khai tổ chức hoạt động nghiên cứu trong thực tế ở nhà trường. Việc làm này cần có sự quản lí, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường. Việc làm này cần có sự quản lí, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường cũng như sự phối kết hợp giữa các cán bộ, nhân viên trong trường với ngoài trường. Đề tài nghiên cứu có thể được làm bởi một hoặc nhiều GV, có thể được thực hiện theo một dự án nào đó hoặc là một đề tài độc lập. Nó cũng có thể là đề tài cấp trường hoặc đề tài liên cấp. Theo đó, các việc cần làm để tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học bao gồm:
vovantoan@qnu.edu.vn
22
3.2.1. Về phía Ban giám hiệu nhà trường
Ra công văn thông báo về kế hoạch nghiên cứu khoa học tới toàn thể cán bộ GV trong nhà trường. Trong công văn thông báo phải nêu rõ lí do và mục đích của việc triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng, định hướng các nội dung, vấn đề cần được nghiên cứu, thời hạn bắt đầu và thời hạn kết thúc, những yêu cầu cần đạt, những vấn đề về kinh phí, cơ sở vật chất, pha công nhiệm vụ cho cá nhân liên quan…
vovantoan@qnu.edu.vn
23
3.2.2. Về phía cá nhân/ nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu
-Đăng kí đề tài nghiên cứu với nhà trường; -Thực hiện các hoạt động nghiên cứu: tìm đọc tài liệu, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, seminar, viết báo cáo, trình bày và trao đổi kết quả…
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng, GV/người thực hiện cần lưu ý những vấn đề sau:
+Xác định cách tiếp cận nghiên cứu
Người thực hiện đề tài nghiên cứu cần cho thấy thế giới quan hay những quan điểm chính, tư tưởng chính của bản thân về vấn đề nghiên cứu, từ đó xác định được cách tiếp cận nghiên cứu phù hợp.
vovantoan@qnu.edu.vn
24
+Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Người thực hiện đề tài nghiên cứu cần cho thấy đề tài mình theo đuổi là có ý nghĩa, có nhiều đóng góp cho hoạt động giáo dục, dạy học đối với nhà trường nói riêng và đối với giáo dục tiểu học nói chung. Trong khi tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu, người thực hiện cần làm rõ các khái niệm then chốt, những gì đã biết, đã được tìm hiểu liên quan đến vấn đề nghiên cứu và những gì còn đang bị bỏ ngỏ, cần tiếp tục được nghiên cứu, tìm hiểu, qua đó làm nổi bật thêm ý nghĩa của việc thực hiện đề tài nghiên cứu.
vovantoan@qnu.edu.vn
25
+Xác định phương pháp nghiên cứu
Trong giáo dục học, phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng thường xuyên được sử dụng trong quá trình hực hiện các đề tài nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu định lượng thường được thực hiện gắn liền với hoạt động điều tra bằng bảng hỏi với việc sử dụng các câu hỏi đóng dựa trên thang đo nào đó. Phương pháp này có ưu điểm là có thể tiếp cận được một số lượng lớn đối tượng nghiên cứu cần hướng đến. Việc xử lí số liệu đòi hỏi cần đến những hoạt động thống kê hoặc dùng những hình vẽ, sơ đồ.
vovantoan@qnu.edu.vn
26
Phương pháp nghiên cứu định tính khá đa dạng, có thể cũng là điều tra bằng bảng hỏi nhưng với những câu hỏi dạng mở, có thể là hoạt động dự giờ, quan sát, hoạt động phỏng vấn, hoạt động trao đổi với chuyên gia, hoặc cũng có thể là hoạt động phân tích tài liệu dựa trên những nguồn tài liệu đáng tin cậy.
Phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính có thể được sử dụng độc lập và cũng có thể được sử dụng phối hợp nhằm làm tăng cường tính tin cậy của các dữ liệu thu thập được.

vovantoan@qnu.edu.vn
27
3.3.Đánh giá, khen thưởng và triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu trong và ngoài nhà trường
3.3.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học
Hoạt động đánh giá, khen thưởng đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cần căn cứ dựa vào những quy định chung, chẳng hạn như quy định về số lượng người tham gia thực hiện đề tài, người chịu trách nhiệm chính, hoặc quy định về việc đề tài không được trùng lặp với bất kì đề tài nào đã được thực hiện. Hoạt động đánh giá cũng cần được thể hiện rõ ràng dựa trên những tiêu chí đánh giá gắn liền với thang đo để đánh giá đề tài của các tác giả/nhóm tác giả nào đó. Chẳng hạn như nội dung và tiêu chí đánh giá dưới đây:
vovantoan@qnu.edu.vn
28
vovantoan@qnu.edu.vn
29
3.3.2. Khen thưởng đề tài nghiên cứu khoa học
Hoạt động khen thưởng có thể được dựa trên kết quả đánh giá, xếp loại đề tài nghiên cứu. Căn cứ kết quả 2 vòng đánh giá của các Tiểu ban, Hội đồng khoa học nhà trường họp xét giải thưởng cấp trường.
Ví dụ: -Giải nhất: Từ 90 điểm trở lên;
-Giải nhì: Từ 85 đến dưới 90 điểm;
-Giải ba: Từ 80 đến dưới 85 điểm;
-Giải khuyến khích: Từ 70 đến dưới 80 điểm;
Hình thức khen thưởng: Có thể có nhiều hình thức khen thưởng khác nhau. Ví dụ: Hiệu trưởng nhà trường tặng giấy khen cho tác giả/nhóm tác giả có đề tài được thực hiện xuất sắc.
3.3.Triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu trong và ngoài nhà trường
Với những đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có kết quả tốt, mang lại hiệu quả thiết thực cho các hoạt động giáo dục, dạy học, nhà trường có thể triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu trong và ngoài trường. Việc làm này có thể đòi hỏi cần đến những hoạt động seminar hay tập huấn chuyên sâu dành cho cán bộ GV để đông đảo GV có thể triển khai, áp dụng trong thực tiễn dạy học, giáo dục của mình, như được thể hiện trong hình 1 dưới đây:

vovantoan@qnu.edu.vn
30
D.CÂU HỎI, BÀI TẬP VẬN DỤNG
1.Hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học có vai trò như thế nào?
2.Những hoạt động nào có thể giúp tạo lập môi trường nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học?
3.Những việc làm nào cần thực hiện để có thể quản lí hiệu quả các hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học?
4. Anh/chị hãy chia sẻ những suy nghĩ của mình về thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở nhà trường tiểu học anh/chị đang công tác.
5. Anh/chị hãy chia sẻ những suy nghĩ của mình về mô hình người GV tiểu học đồng thời cũng là nghiên cứu viên nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
vovantoan@qnu.edu.vn
31
6. Anh/chị hãy nêu những khó khăn trong việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tại trường mình và đề xuất một số giải pháp khắc phục.
7. Anh/chị hãy lựa chọn và phân tích tác dụng của một phương pháp dạy học cụ thể nào đó trong việc giúp HS phát triển các kĩ năng nghiên cứu khoa học.
8. Anh/chị hãy xác định một đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng ở trường tiểu học và xây dựng mục tiêu cho đề tài đó.
9. Anh/chị hãy xác định một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học và xây dựng đề cương nghiên cứu phù hợp.
10.Anh/chị hãy thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tại trường anh/chị đang công tác và đánh giá hiệu quả của đề tài.
vovantoan@qnu.edu.vn
32
Câu hỏi kiểm tra chuyên đề
1/ Anh chị hãy trình bày thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở nhà trường anh chị đang công tác. Nêu rõ những khó khăn gặp phải khi thực hiện hoạt động này?
2/ Anh chị hãy đề xuất một tên đề tài nghiên cứu mà anh chị cho là cần thiết đối với Trường của mình đang công tác.
vovantoan@qnu.edu.vn
33
nguon VI OLET