TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT
?

QUẢN LÝ
THỂ DỤC THỂ THAO


1: Cơ sở lý thuyết về quản lý và khoa học quản lý .
2: Những vấn đề cơ bản của Quản lý TDTT
3: Quản lý Nhà nước về Tổ chức - Bộ máy và
CB TDTT
4: QLNN về Kế hoạch-Quy hoạch phát triển
ngành TDTT đến năm 2010
5: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xã
hội hóa TDTT.
6- Quản lý các lĩnh vực hoạt động TDTT.





CHUYÊN ĐỀ I


CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUẢN LÝ VÀ KHOA HỌC QUẢN LÝ



Quản lý là một hoạt động đã có từ lâu đời nhưng khoa học quản lý là một khoa học còn mới mẽ.
Theo thời gian đã tồn tại nhiều lý thuyết, nhiều học phái tư tưởng quản lý đa dạng khác nhau.
Nghiên cứu các tư tưởng quản lý rất cần thiết, vì:
- Nắm được một cách có hệ thống quá trình phát triển của các tư tưởng quản lý, qua đó phản ánh nhu cầu thực tiển về quản lý đời sống xã hội
- Vận dụng các tư tưởng quản lý phù hợp vào điều kiện công tác của mình.
CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ
TRUNG HOA THỜI CỔ ĐẠI
TƯ TƯỞNG ĐỨC TRỊ CỦA KHỔNG TỬ (551- 479 TCN)
Tư tưởng quản lý của Khổng Tử thể hiện ở ĐẠO NHÂN
Ngũ thường:
- "Nhân" trở thành nguyên tắc cơ bản, quy định hoạt động của chủ thể quản lý trong quan hệ với chính mình và quan hệ với đối tượng quản lý. Tư tưởng về nhân "biết yêu thương người khác, biết quý giúp đỡ người khác thành công của mình" được Khổng Tử nâng lên thành ĐẠO.
- "Lễ" là hình thức của Nhân "Khắc kỷ phục Lễ vi Nhân" (ép mình theo Lễ là Nhân)
- "Nghĩa" là thấy việc gì đáng làm là làm, không mưu tính lợi ích cá nhân
- "Trí" là biết người, có hiểu biết, sáng suốt mới biết cách giúp người mà không hại cho người và cho mình
- "Dũng" là kiên cường, quả cảm, dám hy sinh bản thân vì nghĩa lớn, dám vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ
Tam cương:
* Quan hệ vua - tôi
( Quân xử thần tử)
* Quan hệ cha - con
(Phụ xử tử vong)
* Quan hệ thầy trò
(Nhất tự vi sư)
Bổ sung thêm quan hệ anh - em và quan hệ bạn bè làm nên thuyết ngũ luân
Tư tưởng quản lý theo đức trị của Khổng Tử được lưu truyền lại cho thế hệ sau và có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và phương cách quản lý hiện đại, nhất là ở phương Đông.
TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ
(Thời chiến quốc 403 - 221 TCN)
Theo Hàn Phi Tử, đại đa số con người vốn có tính ác:
- Tranh nhau vì lợi;
- Sẵn sàng giết nhau vì miếng ăn hay chức vụ;
- Làm biếng, khi có dư ăn rồi thì không muốn làm gì nữa`
- Chỉ phục tùng quyền lực;
Hai ngàn năm sau ? cơ sở triết học của học thuyết quản lý khoa học của Taylor và thuyêt X của Mc.Gregor
Các khái niệm cơ bản trong quản lý, cai trị của Hàn Phi Tử
"Thế" (quyền lực)
- Không cần "hiền" mà cần "thế"
- "Thế" không liên quan đến đạo đức và tài trí
- Đặt quyền thế lên trên tài, đức; chỉ cần tài, đức trung bình, nhưng có quyền thế là trị được nước
2. "Pháp" (luật pháp)
- Pháp luật làm tiêu chuẩn để phân biệt đúng - sai; phải trái
- Lấy luật pháp để cai trị
- Luật pháp là phép công để điều khiển hành vi của con người
"Thuật" (Phương pháp quản lý
* Có 2 nghĩa:
- Kỹ thuật: cách thức, biện pháp
- Tâm thuật: mưu mô để chế ngự
Thuyết hình danh
Muốn đánh giá con người phải xét cái sự thực đã làm (hình)
Xét tên gọi của công việc (danh) có phù hợp không
PHÁP - THẾ - THUẬT ? Kiềng 3 chân
CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ
THỜI KỲ XÃ HỘI CÔNG NGHIỆP
I. TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN VỀ QUẢN LÝ:
Lý thuyết quản lý theo khoa học ở Mỹ của F.Taylor
Lý thuyết vì quản lý hành chính tổ chức của Henry Faylor (Pháp), Max.Weber
Thuyết quản lý theo khoa học Taylor - (1856 - 1915)
"Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.
1. Cải tổ các quan hệ quản lý:
- Bố trí lao động khoa học
- Lựa chọn công nhân khoa học
- Gắn công nhân với văn nghệ
- Phân công đều công việc giữa người quản lý và công nhân
2. Tiêu chuẩn hoá công việc:
- Định mức cụ thể
- Định hướng tối ưu
- Công đoạn hợp lý
- Định chuẩn đánh giá kết quả lao động
3. Chuyên môn hoá lao động:
- Thành thục trong thao tác? "tốt nhất"
- Không có động tác thừa
- Chi phí đào tạo thấp "rẻ nhất"
LÝ THUYẾT QUẢN LÝ
HÀNH CHÍNH - TỔ CHỨC
Lý thuyết quản lý của Hery Fayol (Pháp 1841 - 1935 : "là một Taylor của Châu A�u" "là người cha thật sự của lý thuyết quản lý hiện đai.
Yếu tố của quá trình quản lý: 5 chức năng
- Dự đoán - lập kế hoạch
- Tổ chức
- Điều khiển
- Phối hợp
- Kiểm tra
14 nguyên tắc quản lý hành chính chung
Quan điểm của Max Weber (1864 - 1920)
- Phân công lao động hợp lý và rõ ràng; chuyên môn hoá cao, tinh thông nghề nghiệp
- Sắp xếp các vị trí theo hệ thống thứ bậc về quyền lực
- Có một hệ thống nội quy, thủ tục được viết bằng văn bản.
- Lựa chọn người một cách nghiêm ngặt định hướng cho phát triển, đề bạt theo thành tích và thâm niên
TRƯỜNG PHÁI TÂM LÝ - XÃ HỘI TRONG TÂM LÝ
Lý thuyết về mối quan hệ con người: quan tâm đến yếu tố tâm lý con người, tâm lý tập thể
Lý thuyết hành vi: Ra quyết định là nội dùng cốt lỏi của quản lý, sau đó là hành động thực hiện quyết định (Hebber Simon), Doughlas Mc.Gregor đưa ra thuyết hành vi X và Y
- Thuyết X: phải sử dụng quyền lực tuyệt đối đối với cấp dưới; điều khiển, giám sát chặt chẽ; sử dụng lợi ích vật chất và hình phạt
- Thuyết Y: Biện pháp tự chủ; tự giác trách nhiệm; đặt nhu cầu và phấn đấu đạt đến
TRƯỜNG PHÁI ĐỊNH LƯỢNG VỀ QUẢN LÝ
Lý thuyết định lượng về quản lý: Mô hình quản lý được dựa trên phương trình toán học
Lý thuyết hệ thống
Lý thuyết nghiên cứu tác nghiệp hay "vận trù học"
CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ CỦA XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI (1960 - Nay)
Thuyết Z (William Ouchi - Nhật bản)
Z (Nhật) A (phương tây)
- Làm việc suốt đời - Làm việc trong từng thời gian
- Đánh giá và đề bạt chậm - Đánh giá và đề bạt nhanh
- Công nhân đa năng - Công nhân chuyên môn hoá một nghề
- Cơ chế kiểm tra gián tiếp - Cơ chế kiểm tra trực tiếp
- Quyết định tập thể - Quyết định cá nhân
- Trách nhiệm tập thể -Trách nhiệm cá nhân
- Quyền lợi toàn cục - Quyền lợi riêng có giới hạn
2. Lý thuyết Kaizen (Masaakiimai - Nhật)
* Kaizen trong tiếng Nhật nghĩa là cải tiến, cải thiện
* Kaizen hướng về con người và những nỗ lực của con người
- Kỷ luật
- Quản lý thời gian
- Phát triển tay nghề
- Tham gia các hoạt động trong công ty
- Tinh thần lao động
- Sự cảm thông
3. Thuyết quản lý tổng hợp và thuyết minh
Gồm: Các thuyết quản lý thuộc trường phái "hiện đại", mở ra một xã hội hậu "công nghiệp", gọi là "xã hội thông tin"
I. "KHU RỪNG LÝ THUYẾT QUẢN LÝ":
Các cách học phái tìm ra khái niệm, lý thuyết làm cơ sở cho thực hiện quản lý:
- Các cách học pháiđể phân tích quản lý rất phong phú
- Sự hỗn độn của việc nghiên cứu quản lý
- Sự khác nhau về các quan điểm
? "KHU RỪNG LÝ THUYẾT QUẢN LÝ"
Năm 1961, nhà quản lý học người Mỹ Harold Koontz xuất bản cuốn Khu rừng lý luận quản lý.
Gần 20 năm sau, năm 1980 Koontz cho xuất bản cuốn Lại bàn về khu rừng lý luận quản lý, tiến hành khảo sát về khu rừng này:
Qua kết quả sự khảo sát, tôi phát hiện ra hiện nay có khoảng 11 học phái, chứ không chỉ là là 6 học phái như năm 1961 tôi đã nói đến. "Khu rừng" này ngày càng rậm rạp thêm và trở nên khó có thể đi qua được. Thế nhưng, một xu thế phát triển mới cũng đã xuất hiện, có thể dẫn các học phái đến chỗ dung hợp với nhau, hình thành nên sự thống nhất và càng có tác dụng hơn đối với lý luận quản lý."
I. "KHU RỪNG LÝ THUYẾT QUẢN LÝ"

Học phái theo kinh nghiệm hoặc theo trường hợp
Học phái theo hành vi quan hệ cá nhân
Học phái hành vi theo nhóm
Học phái theo hệ thống hợp tác xã hội
Học phái theo các hệ thống kỹ thuật - xã hội
Học phái theo lý thuyết quyết định
Học phái hệ thống
Học phái toán học hoặc "khoa học quản lý"
Học phái theo điều kiện hoặc theo tình huống
Học phái theo vai trò quản lý
Học phái tác nghiệp
II. LỰA CHỌN LÝ THUYẾT HỆ THỐNG LÀM CƠ SỞ CỦA LÝ THUYẾT QUẢN LÝ:
III. ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HỆ THỐNG TRONG KHOA HỌC QUẢN LÝ:
Cách học phái hệ thống đối với quản lý là nhìn nhận một hệ thống quản lý - một tập hợp chính thức, được tổ chức có hệ thống, các tương quan giữa người và người - với tư cách một hệ thống, có những đặc tính tương tự như đặc tính của hệ thống vật lý hay sinh vật.
- Các phần tử trong hệ thống liên kết và tương tác với nhau theo quan hệ nhân quả
- Thêm hoặc bớt một hay một số phần tử mới cũng như thêm hay bớt một hay một số quan hệ giữa các phần tử đã có sẵn cũng đều kéo theo sự thay đổi các quan hệ còn lại giữa các phần tử khác.
- Tính "trồi" của hệ thống. Là một trong những hình thức biểu hiện của phép biện chứng về sự thay đổi lượng thành chất.
Hiện nay, có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý. Có quan niệm cho rằng quản lý là hành chính, là cai trị. Có quan niệm khác lại cho rằng, quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Các cách nói này không có gì khác nhau về nội dung mà chỉ khác ở chổ dùng thuật ngữ.
Quản lý được hiểu theo 2 góc độ: một là góc độ tổng hợp mang tính chính trị, xã hội, góc độ khác mang tính hành động thiết thực. Hai quan niệm này đều có cơ sở khoa học và thực tế. Quản lý hiểu theo góc độ chính trị xã hội rộng lớn là sự kết hợp giữa tri thức và lao động.
Theo một nghĩa nào đó, quản lý là một nghệ thuật điều khiển người khác phải làm việc; nếu diễn đạt ít thô thiển hơn thì "quản lý là đạt được một việc gì đó thông qua một ai đó". Có ý kiến cho quản lý là một quá trình biến đổi thông tin thành hành động, một quá trình tương đương với việc ra quyết định, hoặc quản lý là phân bố hợp lý các nguồn tài nguyên về người và vật chất để đạt tới mục đích.
Có thể xem quản lý là tổ chức hành động để đạt được mục tiêu nhất định. Nghệ thuật quản lý được coi như cách ứng xử riêng của mỗi người lãnh đạo. Cách ứng xử phụ thuộc chặt chẽ vào hoàn cảnh kinh tế và xã hội, vào tính đa dạng của môi trường và nhất là váo tính cách của người chịu trách nhiệm.
Quản lý ( quản lý xã hội) được C. Mác coi là chức năng đặc biệt được sinh ra từ tính chất xã hội hóa lao động. Từ đó, ta có thể hiểu quản lý là "sự tác động chỉ huy, điều khiển các qúa trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý".
Trong công tác quản lý, có rất nhiều yếu tố tác động, nhưng đặc biệt có 5 yếu tố chủ yếu sau đây được nổi lên hàng đầu:
Yếu tố xã hội tức là yếu tố con người,
Yếu tố chính trị
Yếu tố tổ chức
Yếu tố quyền uy
Yếu tố thông tin.
Quản lý
Khoa học
Nghệ thuật
Nghề nghiệp
IV. LÔGIC CỦA KHÁI NIỆM QUẢN LÝ:
Kế hoạch hóa là chức năng cơ bản nhất trong mọi chức năng quản lý. Đó là dự kiến và lên chương trình cho hoạt động tương lai của tổ chức nhằm đạt tới các mục tiêu đã xác định.
Tác dụng của kế hoạch biểu hiện ở những đặc điểm sau đây:
- Thống nhất mục tiêu và hành động.
- Tìm ra sự hợp lý về kinh tế.
- Phát hiện cơ hội, phòng ngừa may rủi.
- Thống nhất tiêu chuẩn ràng buộc.
Tổ chức là phương tiện hay yếu tố làm cho các tài nguyên nhân lực hay vật lực gắn liền với nhau để tạo ra một hệ thống thống nhất, ấn định những hoạt động cần thiết nhằm đạt mục tiêu đã định.
Lý thuyết tổ chức hiện đại là một thành phần của lý thuyết hệ thống; nó chỉ ra: tổ chức là một tổng thể kết hợp có nhiều phân hệ tương tác và truyền tin cho nhau. Trong hệ thống, có cơ cấu tổ chức và trật tự trên dưới của tổ chức, các mối quan hệ chính thức và không chính thức, các qian hệ qua lại của con người đối với cá nhân cũng như đối với các thành viên của nhóm.
Chức năng kế hoạch hóa và tổ chức gắn bó chặt chẽ với nhau. Kế hoạch hóa xác định cần phải làm việc gì, và tổ chức tạo điều kiện để thực hiện kế hoạch.
Lãnh đạo là một trong các chức năng của quản lý, một phương tiện để điều kiển, có nhiệm vụ nối kết các chức năng quản lý với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh các tác động cơ bản trong quàn lý.
Lãnh đạo có tác dụng quan trọng đối với quản lý. Thông qua chức năng lãnh đạo làm cho hành vi của viên chức đi theo mục tiêu đúng đắn, tập hợp và điều hòa lực lượng của các đơn vị và cá nhân phấn đấu cho mục tiêu của tổ chức, động viên và phát huy tiềm năng của viên chức để hiệu suất công tác của họ đạt tới điểm cao, xóa bỏ sự cách biệt về quan niệm và ý kiến giữa trên và dưới, tăng cường lòng tin của cấp dưới, hình thành hạt nhân lãnh đạo của tổ chức, tăng cường sức kết dính của tổ chức.
Chức năng kiểm tra có tầm quan trọng trong chu trình quản lý, bởi lẽ nó là mối nối cuối cùng trong dây chuyền chức năng của các hoạt động quản lý. Chức năng này cho phép các nhà quản lý biết được các mục tiêu của tổ chức có đạt được hay không hoặc đạt được như thế nào, cũng như những nguyên nhân tạo nên tình hình đó.
Trong quá trình quản lý, kế hoạch hóa, tổ chức là giai đoạn chuẩn bị thực hiện quyết định; trong khi đó, kiểm tra là giai đoạn cần thiết để xây dựng lòng tin rằng: quyết định được thực hiện một cách đúng đắn.
QUẢN LÝ và HÀNH CHÍNH
QUẢN LÝ và KINH DOANH
QUẢN LÝ và LÃNH ĐẠO
nguon VI OLET