CHUYÊN ĐỀ 3

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TỔ CHỨC - BỘ MÁY VÀ CÁN BỘ THỂ DỤC THỂ THAO

I. Khái niệm chung về tổ chức - bộ máy và cán bộ.
1.Tổ chức.
2.Cơ cấu tổ chức.
3.Cán bộ
II. Pháp lệnh TDTT và nội dung quản lý về tổ chức - bộ máy TDTT.
I. Khái niệm chung về tổ chức - bộ máy và cán bộ.
1.Tổ chức:
Dưới góc độ lý luận thì tổ chức là một đơn vị xã hội được liên kết, phối hợp một cách có ý thức, có ranh giới hoạt động tương đối xác định, hoạt động tương đối thường xuyên nhằm đạt được một mục tiêu hoặc một số mục tiêu đã định
Tính chất:
- Tính khách quan.
- Tính đồng bộ, hệ thống.
- Tính hiện thực.
- Tính lịch sử, kế thừa.
- Tính hợp lý không gian và thời gian.
2.Cơ cấu tổ chức
- Phản ánh sự phân công lao động trong một tổ chức. Có thể phân biệt được nhiệm vụ chủ yếu giữa các tổ chức.
- Phản ánh mối quan hệ công tác giữa các bộ phận cấu thành.
- Phản ánh cơ chế phối hợp hoạt động của tổ chức.
3.Cán bộ:
a. Công tác cán bộ phải gắn với đường lối chính trị của Đảng.
- Đường lối quyết định cán bộ.
- Cán bộ quyết định đường lối.
b. Công tác cán bộ phải gắn với tổ chức:
- Tổ chức quyết định cán bộ.
- Cán bộ quyết định tổ chức.
c. Công tác cán bộ phải gắn với phong trào cách mạng quần chúng.
d. Phải chú ý đường lô�i giai cấp trong công tác cán bộ.
II. Pháp lệnh TDTT và nội dung quản lý về tổ chức - bộ máy TDTT
1. Pháp lệ�nh TDTT và Nghị định 111/2002/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh TDTT.
2. Hệ thống tổ chức TDTT nhà nước.
PHÁP LỆNH THỂ DỤC THỂ THAO
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1:
Pháp lệnh này điều chỉnh các hoạt động thể dục, thể thao; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
Điều 2:
Nhà nước và xã hội phát triển nền thể dục, thể thao; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển thể dục, thể thao; đầu tư thoả đáng cho thể dục thể thao; quy hoạch sử dụng đât đai làm sân bãi, cơ sở vật chất thể dục thể thao, công trình thể thao công cộng
Điều 3:
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để mọi người tham gia hoạt động thể dục, thể thao và hưởng thụ giá trị thể dục thể thao; phát triển thể thao thành tích cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; gữ gìn và phát triển thể thao dân tộc kết hợp với phát triển thể thao hiện đại phù hợp với bản sắc văn hoá Việt Nam.
Điều 4:
Nhà nước khuyến khích tổ chức, các nhân tham gia phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao; thực hiện đa dạng hoá các cơ sở thể dục thể thao và các hình thức hoạt động thể dục, thể thao; huy động mọi nguồn lực để xây dựng vầphts triển thể dục, thể thao.
Điều 5:
1. Nhà nước có chính sách và biện pháp đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao, cán bộ, giảng viên chuyên ngành thể dục thể thao đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao.
2. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích nghiên cứu khoa học, tổ chức triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong hoạt động thể dục, thể thao.
Điều 6:
Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong hoạt động thể dục, thể thao; lợi dụng hoạt động thể dục, thể thao để xâm phạm an ninh quốc gia, gây rối trật tự công cộng, làm ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục.
CHƯƠNG II: THỂ DỤC , THỂ THAO QUẦN CHÚNG
Điều 7:
Thể dục, thể thao quần chúng là hoạt động tập luyện, biểu diễn và thi đấu thể dục thể thao mang tính tự nguyện của đông đảo nhân dân.
Nhà nước phát triển thể dục, thể thao quần chúng nhằm tăng cường sức khoẻ, phát triển hài hoà các yếu tố về thể chất và tinh thần của con người.
Điều 8:
Cơ quan quản lý nhà nước và thể dục thể thao các cấp phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân đân để đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn phương pháp tập luyện thể dục, thể thao; hình thành thói quen rèn luyện thân thể hàng ngày cho mọi người; xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên thể dục thể thao quần chúng.
Điều 9:
Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân và các tổ chức khác có trách nhiệm động viên, giúp đỡ thành viên tham gia hoạt động thể dục, thể thao, xây dựng gia đình thể thao; xây dựng chương trình hoạt động thể dục, thể thao, tổ chức các hoạt động tập luyện, biễu diễn và thi đấu thể dục thể thao quần chúng của tổ chức mình.
Điều 10:
Bộ quốc phòng, Bộ công an phối hợp với Ủy ban thể dục thể thao quy định chế độ rèn luyện thể lực Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
Các đơn vị vũ trang nhân dân tạo điều kiện để cán bộ, chiến sĩ tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
Điều 11:
Nhà nước và xã hội tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ người cao tuổi, người tàn tật, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có cơ hội tham gia hoạt động thể dục, thể thao; trợ giúp phương tiện, điều kiện tập luyện và thi đấu những môn thể thao dành riêng cho người cao tuổi, người tàn tật.
Điều 12:
Ủy ban Thể dục Thể thao phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, các ngành, các địa phương để khai thác và phát triển thể thao dân tộc, chú trọng cácloại hình thể thao của các dân tộc thiểu số. Trong các lễ hội, hội thi thể thao - văn hoá phải coi trọng các môn thể thao dân tộc.
Điều 13:
Nhà nước khuyến khích các hình thức tổ chức thi đấu thể dục thể thao quần chúng.
Nội dung, hình thức và các quy định về thi đấu thể dục thể thao quần chúng phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương, đơn vị; thuận tiện cho quần chúng tham gia.
Các giảit hi đấu thể dục thể thao quần chúng của ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên phải tuân theo điều lệ giải được cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao có thẩm quyền phê duyệt.
Vận động viên thi đấu thể dục thể thao quần chúng đạt thành tích cao được xét phong cấp vận động viên và công nhận kỷ lục thể thao quốc gia.
CHƯƠNG III: THỂ DỤC, THỂ THAO TRƯỜNG HỌC
Điều 14:
Thể dục, thể thao trường học bao gồm giáo dục thể chất và hoạt động thể dục, thể thao ngoại khoá cho người học.
Giáo dục thể chất trong trường học là chế độ giáo dục nhằm tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học.
Nhà nước khuyến khích hoạt động thể dục, thể thao ngoại khoá trong nhà trường.
Điều 15:
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy Ban Thể dục Thể thao trong việc thực hiện các nhiệm vụ :
Xây dựng, chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình giáo dục thể chất;
Quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và đánh giá kết quả rèn luyện thân thể của người học
Đào tạo, bồi dưỡng và bảo đảm đủ giáo viên, giảng viên thể dục thể thao;
Quy định hệ thống thi đấu thể dục thể thao trường học.
Điều 16:
Nhà trường có trách nhiệm:
Thực hiện chương trình giáo dục thể chất cho người học;
Tổ chức hoạt động thể dục, thể thao ngoại khoá;
Xây dựng cơ sở vật chất cần thiết đáp ứng việc giảng dạy và hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường.
Điều 17:
Giáo viên, giảng viên thể dục thể thao trong trường học có nhiệm vụ giảng dạy đầy đủ, có chất lượng theo chương trình giáo dục thể chất; tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao ngoại khoá; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao.
Giáo viên, giảng viên thể dục thể thao được hưởng phục cấp nghề nghiệp về thể dục thể thao theo quy định của Chính phủ.
Điều 18:
Người học có nhiệm vụ học tập theo chương trình giáo dục thể chất; được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia hoạt động thể dục, thể thao; được bồi dưỡng phát triển năng khiếu thể thao.
Điều 19:
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, Hội cha mẹ học sinh trong trường học có trách nhiệm động viên, giúp đỡ người học tham gia hoạt động thể dục thể thao.
CHƯƠNG IV: THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO
Điều 20:
Thể thao thành tích cao là hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao của vận động viên, trong đó thành tích cao, kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hoá, là sức mạnh và năng lực sáng tạo của con người.
Nhà nước phát triển thể thao thành tích cao nhằm phát huy tối đa khả năng về thể lực, ý chí và trình độ
Điều 21:
Nội dung đào tạo, huấn luyện thể thao phải đảm bảo tính toàn diện, khoa học, kết hợp việc đào tạo chuyên môn nhằm nâng cao thành tích thể thao với việc giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ văn hoá cho vận động viên.
Phương pháp đào tạo, huấn luyện thể thao phải phát huy tối đa năng lực, tính tích cực, tự giác, tính tập thể, ý chí trong tập luyện và thi đấu, đề cao trách nhiệm công dân của vận động viên.
Nội dung, phương pháp đào tạo, huấn luyện thể thao phải được thể hiện thành chương trình đào tạo, huấn luyện thể thao phù hợp với mục tiên đào tạo, huấn luyện thể thao.
Điều 22:
Nhà nước có chính sách và biện pháp phát triển thể thao thành tích cao; xây dựng lực lượng thể thao chuyên nghiệp; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo và bồi dưỡng tài năng thể thao; tạo điều kiện cho vận động viên học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, lập thành tích xuất sắc trong thi đấu thể thao.
Điều 23:
1. Vận động viên được tuyển chọn vào đội tuyển thể thao quốc gia phải có đủ điều kiện:
a. Là công dân Việt Nam
b. Có năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp với tiêu chuẩn tuyển chọn của từng môn thể thao;
c. Có phẩm chất đạo đức tốt.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này được tuyển chọn vào đội tuyển thể thao quốc gia để thi đấu quốc tế phù hợp với pháp luật Việt Nam và quy định của giải thi đấu quốc tế.
3. Ngành, địa phương, cơ sở có vận động viên được tuyển chọn vào đội tuyển thể thao quốc gia có trách nhiệm tạo điều kiện cho vận động viên hoàn thành nhiệm vụ tập huấn và thi đấu thể thao quốc tế.
U�y ban TDTT quy định cụ thể việc tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao quốc gia.
Điều 24:
1. Vận động viên được tuyển chọn vào đội tuyển thể thao để thi đấu tại các giải thể phải có đủ điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 23 của Pháp lện này.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này được tham gia thi đấu giải thể thao trong nước theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
Cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao có thẩm quyền quy định cụ thể việc tuyển chọn vận động viên vào các đội tuyển thể thao.
Điều 25:
U�y ban TDTT quy định tiêu chuẩn phong cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao; quyết định phong cấp thể thao cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao; công nhận việc phong cấp của các tổ chức thể thao quốc tế đối với vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao Việt Nam.
Điều 26:
Nhà nước từng bước xây dựng và phát triển thể thao chuyên nghiệp đối với những môn thể thao có đủ điều kiện.
Chính phủ quy định cụ thể về thể thao chuyên nghiệp.
Điều 27:
1. Hình thức thi đấu thể thao thành tích cao được tổ chức tại Việt Nam bao gồm:
a. Đại hội thể thao, giải thi đấu thể thao khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam;
b. Đại hội thể dục thể thao toàn quốc;
c. Giải thi đấu quốc gia hàng năm từng môn thể thao;
d. Đại hội thể dục thể thao, giải thi đấu các môn thể thao của ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức các giải thi đấu thể thao quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch U�y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép tổ chức các giải thi đấu thể thao quy định tại điểm điểm khoản 1 Điều này.
Điều 28:
1. Điều kiện để tổ chức giải thi đấu thể thao thành tích cao bao gồm:
a. Có điều lệ giải thi đấu thể thao được cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao có thẩm quyền chấp thuận;
b. Có ban tổ chức giải thi đấu thể thao do cơ quan, tổ chức đăng cai tổ chức giải thành lập;
c. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tổ chức giải thi đấu thể thao và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Người tổ chức giải thi đấu thể thao, huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên tham gia thi đấu phải trung thực, thể hiện đạo đức thể thao; không được sử dụng dược hiệu và phương pháp bị cấm trong thi đấu thể thao.
Điều 29:
1. Hình thức công nhận thành tích thi đấu thể thao thành tích cao cho vận động viên bao gồm:
a. Công nhận kỷ lục quốc gia các môn thể thao;
b. Tặng huy chương thể thao;
c. Công nhận thành tích thi đấu thể thao trong các giải thi đấu thể thao quốc tế.
2. U�y ban TDTT công nhận kỷ lục quốc gia các môn thể thao, công nhận thành tích thi đấu thể thao trong các giải thể thao quốc tế, tặng huy chương thể thao.
Điều 30:
Tên gọi, huy chương thể thao, huy hiệu, cờ hiệu, biểu tượng của giải thi đấu thể thao thành tích cao và các hoạt động tiếp thị, quảng cáo trong thể thao phải phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc và các quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 31:
1. Vận động viên là người có tài năng thể thao, tập luyện thường xuyên và có hệ thông về một môn hay nhiều môn thể thao để tham gia thi đấu thể thao thành tích cao và được cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao có thẩm quyền công nhận.
Vận động viên có cống hiến lớn cho sự nghiệp thể dục thể thao Việt Nam, có đủ điều kiện về văn hoá được ưu tiên tuyển chọn để đào tạo và tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở thể dục thể thao.
2. Huấn luyện viên là người được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ huấn luyện thể thao, có phẩm chất đạo đức tốt và được cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao có thẩm quyền công nhận.
3. Trọng tài thể thao là người điều khiển và xác định kết quả thi đấu thể thao theo luật thi đấu của từng môn thể thao, được đào tạo chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt và được cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao có thẩm quyền công nhận.
4. Quyền và nghĩa vụ của vận động viên, huấn luyện viên và trọng tài thể thao do Chính phủ quy định.
5. Vận động viên, huấn luyện viên là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng đã ký với tổ chức sử dụng và các quy định của pháp luật có liên quan.
CHƯƠNG V
CƠ SỞ THỂ DỤC THỂ THAO, ỦY BAN OLYMPIC VIỆT NAM, LIÊN ĐOÀN THỂ THAO QUỐC GIA
Mục 1
CƠ SỞ THỂ DỤC THỂ THAO
Điều 32:
1. Cơ sở thể dục thể thao được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch phát triển thể dục, thể thao của Nhf nước, ngành, địa phương; được tổ chức theo loại hình cơ sở thể dục thể thao công lập, cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập.
2. Nhà nước thành lập cơ sở thể dục thể thao công lập để đảm bảo yêu cầu phát triển sự nghiệp thể dục thể thao; khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập để đáp ứng nhu cầu hoạt động thể dục thể thao của xã hội.
Điều 33:
1. Cơ sở thể dục thể thao bao gồm:
a. Trường đại học thể dục thể thao, trường cao đẳng thể dục thể thao được thành lập để đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, giảng viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao; nghiên cứu khoa học thể dục thể thao; tham gia đào tạo tài năng thể thao;
b. Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia được thành lập để thực hiện kế hoạch tập huấn đội tuyển thể thao quốc gia, đội tuyển trẻ quốc gia các môn thể thao;
c. Trung tâm thể dục thể thao được thành lập để huấn luyện, đào tạo, tập huấn các đội tuyển thể thao ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao;
d. Trường nghiệp vụ thể dục thể thao được thành lập để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, hướng dẫn viên thể dục thể thao ở cơ sở;
e. Trường, trung tâm thể thao thanh thiếu niên được thành lập để tổ chức, hướng dẫn tập luyện thể thao cho thanh thiếu niên; phát hiện, bồi dưỡng tài năng thể thao trẻ;
f. Câu lạc bộ thể dục thể thao được thành lập để tổ chức, hướng dẫn các hoạt động thể dục, thể thao cho người tập;
g. Cơ sở dịch vụ hoạt động thể dục thể thao được thành lập để cung cấo dịch vụ về tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục thể thao theo yêu cầu.
2. Cơ sở thể dục thể thao phải hoạt động đúng mục đích, theo nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao có thẩm quyền phê duyệt; quản lý, sử dụng cán bộ, nhân viên trong cơ sở, đất đai, công trình, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
Cơ sở thể dục thể thao được tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Điều 34:
Điều kiện thành lập cơ sở thể dục thể thao bao gồm:
1. Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn về thể dục thể thao phù hợp với nội dung hoạt độn;
2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cần thiết;
3. Có phương án hoạt động được cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 35:
1. Thẩm quyền thành lập cơ sở thể dục thể thao được quy định như sau:
a. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trường đại học thể dục thể thao;
b. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trường cao đẳng thể dục thể thao;
c. Bộ trưởng, Chủ nhiệm U�y ban TDTT quyết định thành lập trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia.
d. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập cơ sở thể dục thể thao trực thuộc;
e. Chủ tịch U�y ban nhân dân các cấp quyết định thành lập cơ sở thể dục thể thao do cấp mình quản lý.
Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập cơ sở thể dục thể thao nào thì có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở thể dục thể thao đó.
2. Cơ sở dịch vụ hoạt động thể dục, thể thao do tổ chức, cá nhân thành lập phải đăng ký nội dung hoạt động chuyên môn với cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao có thẩm quyền ở địa phương và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Điều 36:
1. Cơ sở thể dục thể thao được hưởng các ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở thể dục thể thao có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện để trẻ em, người cao tuổi và người tàn tật tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
Điều 37:
Tiêu chuẩn kỹ thuật về cơ sở vật chất, công trình thể thao, trang thiêt bị, điều kiện tập luyện và thi đấu thể thao của cơ sở thể dục thể thao do U�y ban TDTT quy định.
Mục 2
ỦY BAN OLYMPIC VIỆT NAM
Điều 38:
1. U�y ban Olympic Việt Nam là tổ chức xã hội về thể dục thể thao, hoạt động theo nguyên tắc tự quản và theo quy định của pháp luật.
2. U�y ban Olympic Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước về thể dục thể thao của U�y ban TDTT
3. Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập và chuẩn y điều lệ tổ chức và hoạt động của U�y ban Olympic Việt Nam.
Điều 39:
U�y ban Olympic Việt Nam đại diện cho thể thao Việt Nam trong phong trào Olympic quốc tế.
U�y ban Olympic Việt Nam có trách nhiệm tham gia phát triển phong trào thể dục thể thao trong nước, giúp đỡ các Liên đoàn thể thao quốc gia hoạt động; cùng với U�y ban TDTT chuẩn bị cho Đoàn thể thao Việt Nam tham gia các Đại hội thể thao quốc tế.
Điều 40:
U�y ban Olympic Việt Nam được nhận tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài và quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ này theo quy định của pháp luật.

Mục 3
CÁC LIÊN ĐOÀN THỂ THAO QUỐC GIA
Điều 41:
1. Liên đoàn thể thao quốc gia, Hiệp hội thể thao quốc gia (sau đây gọi chung là Liên đoàn thể thao quốc gia) là tổ chức xã hội về một môn thể thao, hoạt động theo nguyên tắc tự quản và theo quy định của pháp luật.
2. Liên đoàn thể thao quốc gia chịu sự quản lý Nhà nước về thể dục thể thao của U�y ban TDTT.
3. Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập và chuẩn y điều lệ tổ chức và hoạt động của Liên đoàn thể thao quốc gia.
Điều 42:
Liên đoàn thể thao quốc gia có trách nhiệm tập hợp, đoàn kết, động viên các thành viên tham gia phát triển môn thể thao ở trong nước, tổ chức các giải thi đấu thể thao theo hệ thống thi đấu thể thao quốc gia; quản lý danh sách vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài môn thể thao; tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc tế tại Việt Nam; cử vận động viên, đội tuyển môn thể thao tham gia thi đấu quốc tế.
Điều 43:
Liên đoàn thể thao quốc gia được nhà nước hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện hoạt động, được nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài và quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ này theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VI
HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ THỂ DỤC THỂ THAO
Điều 44:
Nhà nước có chính sách và biện pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thể dục thể thao trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Điều 45:
Nội dung hợp tác quốc tế về thể dục thể thao bao gồm:
1. Tổ chức và tham gia biểu diễn, thi đấu thể dục thể thao quốc tế;
2. Thực hiện hợp tác đầu tư về thể dục thể thao;
3. Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án về thể dục thể thao;
4. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thể dục thể thao;
5. Đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi chuyên gia, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài thể thao;
6. Trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực thể dục thể thao;
7. Chống tiêu cực trong các hoạt động thể dục, thể thao.
Điều 46:
1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về thể dục thể thao. Chuyên gia thể dục thể thao, huấn luyện viên, vận động viên Việt Nam được làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hợp tác về thể dục thể thao với tổ chức, cá nhân Việt Nam. Chuyên gia thể dục thể thao, huấn luyện viên, vận động viên nước ngoài được làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Điều 47:
Việc thành lập cơ sở thể dục thể thao của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, của tổ chức quốc tế tại Việt Nam do Chính phủ quy định.
CHƯƠNG VII
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỂ DỤC THỂ THAO
Mục 1
NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỂ DỤC THỂ THAO
Điều 48:
Nội dung quản lý Nhà nước về thể dục thể thao bào gồm:
1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển thể dục thể thao;
2. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thể dục thể thao;
3. Quy định về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thể dục thể thao;
4. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên, hướng dẫn viên, trọng tài, cán bộ, giáo viên, giảng viên, nhân viên nghiệp vụ thể dục thể thao; huấn luyện và thi đấu thể thao;
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển thể dục thể thao;
6. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thể dục thể thao;
7. Tổ chức, quản lý hợp tác quốc tế về thể dục thể thao;
8. Tổ chức, chỉ đạo công tác khen thưởng trong hoạt động thể dục, thể thao;
9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thể dục thể thao.
Điều 49:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thể dục thể thao.
2. U�y ban TDTT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thể dục thể thao.
3. Cán bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về thể dục thể thao.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với U�y ban TDTT thực hiện quản lý Nhà nước về thể dục thể thao.
4. U�y ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thể dục thể thao ở địa phương theo quy định của Chính phủ.
Điều 50:
Thanh tra thể dục thể thao là thanh tra chuyên ngành về thể dục thể thao.
Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra chuyên ngành về thể dục thể thao do Chính phủ quy định.
Mục 2
NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO
Điều 51:
Các nguồn lực tài chính đầu tư cho thể dục thể thao bao gồm:
1. Ngân sách Nhà nước đầu tư phát triển thể dục thể thao;
2. Các khoản thu từ hoạt động và dịch vụ thể dục, thể thao; các khoản tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều 52:
1. Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình thể dục thể thao chủ yếu; đào tạo nhân lực và bồi dưỡng tài năng thể thao; hổ trợ phát triển thể dục, thể thao tại đại bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Các nguồn tài chính đầu tư phát triển thể dục, thể thao phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả theo quy định của pháp luật.
Điều 53:
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tài trợ để phát triển sự nghiệp thể dục thể thao. Khoản đóng góp, tài trợ của doanh nghiệp cho thể dục thể thao được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp và khoản đóng góp của doanh nghiệp, cá nhân không tính vào thu nhập chịu thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình thể dục thể thao công cộng, ủng hộ tiền hoặc tài sản khác để phát triển thể dục thể thao được xem xét ghi nhận bằng hình thức hợp lý.
Điều 54:
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai dành cho các công trình thể dục thể thao.
2. Khi quy hoạch xây dựng trường học, khu dân cư, doanh trại đưon vị vũ trang nhân dân phải đặt công trình thể dục thể thao vào quy hoạch xây dựng chung.
3. Công trình thể dục thể thao phải được bố trí ở những nơi thuận tiện để mọi người có điều kiện tham gia hoạt động.
4. Cơ quan tổ chức, cá nhân phải sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả công trình thể dục thể thao, đất đai dành cho công trình thể dục thể thao.
CHƯƠNG VIII
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 55:
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong xây dựng và phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao, trong hoạt động thể dục thể thao được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 56:
Chế độ thưởng vật chất cho vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích xuất sắc tại các giải thi đấu thể thao trong nước và quốc tế do chính phủ quy định.
Điều 57:
1. Người có hành vi vi phạm điều lệ giải, luật thi đấu thể thao; gian dối trong thi đấu thể thao; sử dụng dược liệu và phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao thì bị xử phạt theo quyết định của Liên đoàn thể thao quốc gia.
2. Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến các vị phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
3. Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
a. Lợi dụng thi đấu thể thao để đánh bạc, cá độ bất hợp pháp;
b. Xâm phạm, sử dụng sai mục đích nguồn tài chính, đất đai, cơ sở vật chất dành cho thể dục thể thao;
c. Gây rối trật tự công cộng tại nơi đang tiến hành tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao;
d. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về thể dục thể thao.
BCH Đoàn TNCS HCM
BCH Công đoàn
Đảng uỷ
Ban cán sự Đảng
Thanh tra
Vụ kế hoạch tài chính
Văn phòng
Vụ tổ chức CB - đào tạo
Vụ hợp tác quốc tế
Trung tâm huấn luyện TTQG I
Trung tâm huấn luyện TTQG II
Trung tâm huấn luyện TTQG III
CLB TDTT Ba Đình
Công ty TTVN
Báo TTVN
Viện khoa học TDTT
Vụ TT thành tích cao I
Vụ TDTT QC
Trường ĐH TDTT II
Trường CĐ Đà Nẵng TDTT
Nhà xuất bản TDTT
Trường ĐH TDTT I
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY ỦY BAN TDTT
Quan hệ giữa các đơn vị với nhau
Quan hệ giữa lãnh đạo TC và các đơn vị
Đơn vị hành chính
Đơn vị sự nghiệp
Đơn vị sản xuất - kinh doanh
Vụ TT thành tích cao II
Khu LH TDTT QG Mỹ Đình
Vụ Pháp chế
Biểu tượng Olympic gồm có 5 vòng tròn Olympic bằng một hay nhiều màu.
Năm màu của các vòng tròn bắt buộc phải là xanh lơ, vàng đen, xanh lá cây và đỏ. Các vòng tròn đan vào nhau từ trái sang phải. Các vòng xanh lơ, đen và đỏ ở trên, các vòng vàng và xanh lá cây ở dưới. Toàn bộ gần như là một hình thang cân mà đáy nhỏ là đáy dưới, theo hình mẫu chính thức được đặt ở trụ sở UBOQT.
Biểu tượng Olympic miêu tả sự đoàn kết 5 châu và sự gặp mặt vận động viên toàn thế giới.
Bài ca chính thức của đại hội Olympic
Ôi lý tưởng bất diệt của cổ xưa
Cha của chân thực, thiện lương và hoàn mỹ.

Tỏa sáng trong ta
Như ánh dương rạng chiếu đất trời này.
Khắc sâu muôn đời
Niềm vinh hạnh mê say.

Hãy ban sức sống và lòng nhiệt thành
Cho những ngày hội thi cao cả
Hãy ban những vòng hoa tười thắm mãi.
Cho những người chiến thắng vinh quang.
Trong đua tranh và trong sự đối đầu
Rèn đúc trong lòng ngực ta một trái tim bằng thép.

Ánh sáng của người
Nhuộm hồng hoan đồng quê, sông núi, biển khơi
Đắp xây nên hùng vĩ một đền đài.
Để cả thế gian này cùng chiêm ngưỡng

Ôi lý tưởng bất diệt của cổ xưa.
Bài ca chính thức của đại hội Olympic được IOC chấp nhận năm 1958. Nó dựa trên cơ sở một bản Cantát của Costis Palamas do Spiron Samara phổ nhạc vào năm 1896, có nội dung:
NHIỆM VỤ CỦA UỶ BAN OLYMPIC QUỐC TẾ
Khuyến khích và phát triển những yếu tố thể chất và tinh thần là những nền tảng của thể thao
Truyền bá lý tưởng Olympic và phong trào Olympic trên toàn thế giới
Tổ chức đại hội Olympic mùa hè và mùa đông
Động viên sự phát triển của thể thao
Giúp đỡ các ủy ban Olympic quốc gia và các liên đoàn thể thao quốc tế.
NHIỆM VỤ VÀ VAI TRÒ CỦA ỦY BAN OLYMPIC QUỐC GIA (UBOQG)
Nhiệm vụ các UBOQG là phát triển và bảo vệ phong trào Olympic trong từng nước của mình theo đúng hiến chương Olympic
Các UBQG:
- Phổ biến các nguyên tắc cơ bản của tư tưởng Olympic ở phạm vi quốc gia trong khuôn khổ hoạt động thể thao và những công việc khác nhau đóng góp vào việc phổ biến tư tưởng Olympic trong chương trình giảng dạy giáo dục thể chất và thể thao tại các cưo sở trường phổ thông và đại học.
Bảo đảm sự tuân thủ Hiến chương Olympic trong nước mình
Khuyến khích sự phát triển thể thao trình độ cao cũng như thể thao cho mọi người.
Giúp đỡ việc đào tạo các cán bộ thể thao chủ yếu bằng cách tổ chức các lớp tập huấn và bảo đảm cho các lớp này góp phần truyền bá những nguyên tắc cơ bản của tư tưởng Olympic
Tham gia đấu tranh chống mọi hình thức kỳ thị thô bạo trong thể thao cũng như mọi việc sử dụng các chất và phương cách mà UBOQG hay các liên đoàn quốc tế đã cấm.
Các UBOQG có quyền đại diện nước mình ở TVH và các cuộc thi đấu thể thao ở khu vực, châu lục hay thế giới do UBOQG bảo trợ
Các UBOQG có quyền chỉ định thành phố nộp đơn ứng cử xin được tổ chức TVH ở nước đó
Các UBOQG phải bảo toàn quyền tự chủ của mình và chống lại mọi áp lực, kể cả những mệnh lệnh chính trị tôn giáo hoặc kinh tế có thể ngăn cản họ tuân thủ theo Hiến chương Olympic
Các UBOQG có quyền
Đề bạt những kiến nghị với UBOQG những vấn đề có liên quan đến Hiến chương Olympic và phong trào Olympic nói chung, kể cả việc tổ chức và tiến hành TVH.
Cho các ý kiến về những vấn đề xin ứng cử tổ chức TVH
Công tác chuẩn bị các đại hội đại biểu Olimpic
UBOQT hổ trợ cho UBOQG hoàn thành nhiệm vụ bằng các công việc của mình và bằng Quỹ Đoàn kết Olympic
Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, các UBOQG có thể hợp tác với các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ. Tuy nhiên họ không bao gi�o được liên kết với một hoạt động nào đó có thể mâu thuẫn với Hiến chương Olympic
Ngoài các biện pháp và kỷ luật đã dự kiến trong trường hợp vi phạm Hiến chương olympic, sau khi xem xét, UBOQT có thể tạm đình chỉ hoặc xoá bỏ việc công nhận một UBOQG
Nếu hoạt động của UBOQG này đã bị cản trở vì tác động của các qui định có tính pháp lý hay nguyên tắc hiện hành ở nước đó hoặc vị những hành động của cá thực thể khác trong thể thao hay ngoài thể thao tại nước này.
Nếu sự thành lập hay sự biểu thị ý chí của các liên đoàn quốc gia hay của các thực thể khác là thành viên của UBOQG này hay đại diện khác của UBOQG này bị cản trở vì tác động của các qui định có tính pháp lý hay nguyên tắc hiện hành ở nước đó hoặc vị những hành động của cá thực thể khác trong thể thao hay ngoài thể thao tại nước này.
3. Nội dung quản lý công tác cán bộ TDTT
Là khâu quyết định về bố trí - sắp xếp đội ngũ cán bộ.
3.1 Xây dựng được hệ thống tổ chức Nhà nước và hệ thống tổ chức xã hội hoá.
3.2 Có kế hoạch, chỉ tiêu, hình thức, điều kiện đảm bảo và biện pháp tiến hành đào tạo - bồi dưỡng cán bộ.
b. Các loại hình cán bộ TDTT:
- Hướng dẫn viên.
- Giáo viên TDTT.
- Huấn luyện viên .
- Trọng tài thể thao.
- Chuyên gia y học TDTT.
- Chuyên gia nghiên cứu, ứng dụng KHKT.
- Chuyên gia quan hệ quốc tế TDTT.
- Cán bộ quản lý và phục vụ.
b. Nộ�i dung công tác cán bộ: Gồm các khâu: nhận xét, đánh giá, quy hoạch đào tao, bối dưỡng, bố trí sử dung, lập hồ sơ thống kê, chính sách cán bộ, thực hiện dân chủ hoá.
nguon VI OLET