CHUYÊN ĐỀ VII
(Giới thiệu)


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH,
VẬT CHẤT - KỸ THUẬT TDTT
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH,
VẬT CHẤT - KỸ THUẬT TDTT
A. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH TDTT
I. Khái niệm
II. Vị trí, chức năng của công tác tài chính TDTT:
III. Nguồn thu - chi Tài chính TDTT
IV. Nội dung và biện pháp quản lý Nhà nước về tài chính:
B. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT TDTT
I. Khái niệm
II. Vị trí chức năng của công tác xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật:
III. Yêu cầu xây dựng vật chất - kỹ thuật TDTT:IV. Nội dung quản lý Nhà nước về xây dựng công trình TDTT:
A. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH TDTT
I. Khái niệm
Theo nghĩa rộng, thì tài chính là hệ thống quan hệ kinh tế Tài chính phản ánh tổng hợp các quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn lực tài chính thông qua tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích luỹ hay tiêu dùng.
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu - chi của Nhà nước trong dự toán đã được cấp
Tài chính TDTT là một bộ phận của nền tài chính Quốc gia, là hệ thống quan hệ kinh tế biểu hiện trong việc hình thành, phân phối, quản lý và sử dụng quỹ tiền tệ trong hoạt động TDTT.
II. Vị trí, chức năng của công tác tài chính TDTT:
Tài chính TDTT là quỹ tiền tệ của công tác TDTT, là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển sự nghiệp TDTT
Quỹ tiền tệ TDTT được tạo lập theo kế hoạch để phân phối, sử dụng cho các hoạt động TDTT. Quỹ tiền tệ đó được tạo lập từ Ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn khác.
Chức năng cơ bản của công tác Tài chính TDTT là tạo ra quỹ tiền tệ phong phú và đa dạng
III. Nguồn thu - chi Tài chính TDTT
1) Nguồn thu của tài chính TDTT gồm:
- Nguồn Ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch;
- Ngồm nhân dân đóng góp;
- Nguồn tài trợ của các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân;
- Nguồn tự thu như: bán vé các cuộc thi đấu, cho thuê công trình TDTT, quảng cáo.
2)Nguồn chi: Chi TDTT cũng như các ngành khác, gồm có các khoản chi:
- Chi sự nghiệp TDTT (loại 16)
- Chi sự nghiệp đào tạo (loại 14)
- Chi sự nghiệp khoa học (loại 10)
- Chi quản lý hành chính (loại 15);
- Chi xây dựng cơ bản ...
3) Riêng về chi sự nghiệp TDTT gồm các khoản chi chính như:
- Cho các hoạt động TDTT Quần chúng;
- Chi tập huấn, bồi dưỡng VĐV, HLV, Trọng tài (kể cả tập huấn và thi đấu ở nước ngoài);
- Chi mời chuyên gia huấn luyện;
- Chi tổ chức các cuộc thi đấu;
- Chi khen thưởng VĐV, HLV đạt thành tích cao;
- Chi hội thảo, hội nghị chuyên môn;
- Chi mua sắm dụng cụ, thiết bị TDTT;
- Chi bảo dưỡng, sửa chữa các công trình TDTT.
Chi sự nghiệp TDTT đã được Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ghi thành một mục chi riêng trong hệ thống mục chi Ngân sách của Nhà nước
IV. Nội dung và biện pháp quản lý Nhà nước về tài chính
Quản lý Nhà nước về tài chính TDTT là một bộ phận quan trọng của quản lý Nhà nước về TDTT
1) Kế hoạch hóa công tác tài chính TDTT:
- Kế hoạch tài chính dài hạn (5 năm)
- Kế hoạch (dự toán) hàng năm;
- Dự toán thu, chi quý, tháng.
Kế hoạch tài chính TDTT các ngành do các ngành lập và quản lý sử dụng
2. Chấp hành Ngân sách Nhà nước:
Khi nhận được số phân bổ Ngân sách TDTT, các cơ quan TDTT tổ chức giao nhiệm vụ thu - chi cho các đơn vị trực thuộc theo dự toán Ngân sách được duyệt, đồng thời thông báo cho cơ quan tài chính và kho bạc Nhà nước cung cấp để cấp phát, theo dõi và quản lý thực hiện
3. Nghiên cứu xây dựng các chính sách, chế độ và nội quy - quy chế quản lý
Các chính sách, chế độ tài chính TDTT là những quy định về tài chính của Nhà nước đối với Ngành TDTT nhằm mục đích tạo điều kiện và khuyến khích công tác TDTT phát triểnNhà nước đã ban hành Luật Ngân sách Nhà nước, Pháp lệnh Kế toán - Thống kê, đó là những công cụ cơ bản để quản lý tài chính
B. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT TDTT
I. Khái niệm
Vật chất - kỹ thuật TDTT là kết quả của quá trình đầu tư xây dựng, là một bộ phận của tài sản quốc gia mang tính chất tích lũy đặc biệtQuản lý Nhà nước về vật chất - kỹ thuật TDTT là một thể thống nhất về các công trình và tranh thiết bị chuyên ngànhtiền đề quyết định sự phát triển nền kinh tế trong tương lai
II. Vị trí chức năng của công tác xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật
Đầu tư xây dựng là từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành TDTT, thực hiện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tổ chức tập luyện nâng cáo sức khoẻ cho mọi người, nâng cao thành tích thể thao
Vật chất - kỹ thuật là phương tiện không thể thiếu được trong đời sống cho mọi người cũng như công tác giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ, đồng thời là điều kiện nâng cao trình độ thể thao và mở rộng giao lưu với quốc tế
III. Yêu cầu xây dựng vật chất - kỹ thuật TDTT
Việc xây dựng công trình TDTT phải căn cứ vào đường lối và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của Nhà nước; bám sát và phục vụ chiến lược và kế hoạch phát triển TDTT; theo hướng kết hợp dân tộc với hiện đại, theo các tiêu chuẩn Quốc tế và tiêu chuẩn Quốc gia, đồng thời phải phù hợp với tình hình, điều kiện, đặc điểm của mỗi địa phương và đơn vị trên những địa điểm thuận lợi cho việc luyện tập và thi đấu
Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhưng Nhà nước đầu tư chiếm vai trò chủ đạo, ngoài ra tùy yêu cầu và điều kiện có thể liên doanh, liên kết để xây dựng
kết hợp xây dựng mới với việc cải tạo, nâng cấp, kết hợp xây dựng với quản lý, sử dụng có hiệu quả và tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên
Xây dựng công trình TDTT phải chấp hành theo đúng mọi quy định của Nhà nước
IV. Nội dung quản lý Nhà nước về xây dựng công trình TDTT:
Phân cấp quản lý:
- Cơ sở vật chất do Trung ương (Ủy ban TDTT);
- Cơ sở vật chất thuộc các ngành và địa phương quản lý.
* Phân loại đầu tư theo cơ cấu vốn gồm có:
- Đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp TDTT;
- Đầu tư bằng nguồn vốn trụ sở;
- Đầu tư bằng nguồn vốn hạ tầng cơ sở;
- Đầu tư bằng nguồn vốn quy hoạch;
- Đầu tư bằng nguồn vốn chuẩn bị đầu tư.
* Phân loại đầu tư theo tính chất công trình gồm có:
a) Xây dựng mới:
b) Cải tạo, mở rộng và đổi mới
c) Khôi phục, chống xuống cấp
nguon VI OLET