QUÃNG
Mục tiêu:
Kiến thức: HS phân tích được khái niệm về quãng. Giải thích được cấu tạo, tính chất của các loại quãng.
Kỹ năng: vận dụng vào thực hành thành lập quãng
Thái độ: Tích cực trong giao tiếp sư phạm

Hoạt động 1: Tìm hiểu quãng là gì?
HS quan sát ví dụ, GV đồng thời đánh trên đàn, HS thảo luận nhóm về các vấn đề sau:



Có bao nhiêu âm vừa phát?Âm thanh của các lần phát như thế nào?
2) Quãng là gì?


Khái niệm về quãng
Quãng là khoảng cách của hai cao độ trong âm nhạc. Quãng do 2 cao độ lần lượt vang lên gọi là quãng giai điệu; Quãng do 2 cao độ cùng vang lên một lúc gọi là quãng hòa thanh (Hòa âm).
Hoạt động 2: tìm hiểu quãng cơ bản
Cung và nửa cung cơ bản (Diatonic) là gì?
HS quan sát ví dụ sau:
C – D E – F F – G G – A A – H H – C E – F# G# - A
&r=s!t=u!u=v!v=w!w==x!x=y!t=Õu!Öv=w.

Cung và nửa cung cơ bản: Là những cung và nửa cung có cấu tạo từ 2 bậc âm(2 nốt nhạc)
Quãng cơ bản(Diatonic)
Là những quãng được cấu tạo từ những cung và nửa cung cơ bản (Diatonic)
Hoạt động 3: tìm hiểu các yếu tố của quãng
Quan sát và cho biết cấu tạo của các quãng sau gồm mấy bậc? ( tính từ gốc đến ngọn)
E - G E -- A E - C# Gb - C
&=t======v==!=t========w!==t=======Ùy!===æv======y==.
3 bậc 4 bậc 6 bậc 4 bậc

Yếu tố số lượng: Là số lượng các bậc hợp thành quãng. (tính từ gốc đến ngọn)
Ví dụ: -Từ Đồ đến Fa có 4 bậc gọi là quãng 4
-Từ Đồ đến La# có 6 bậc gọi là quãng 6
Quan sát và cho biết cấu tạo về
cung của các quãng sau
E Gb E G E G#
&=t======æv!=t=========v!===t======Öv===.
Q3 = 1C Q.3 = 1.1/2C Q.3 = 2 C
Yếu tố chất lượng: Là số lượng cung hợp thành quãng.Các quãng có yếu tố số lượng giống nhau nhưng khác nhau về số cung thì âm thanh vang lên khác nhau.
Ví dụ: - Quãng Rề- Fa là quãng 3 có 1.1/2 cung
- Quãng Rề- Fa# là quãng 3 có 2 cung
Từ đồ đến đố( C1 – C2)
có các quãng cơ bản sau:
Quãng 1Đ = 0 cung
Quãng 2t = ½ cung
Quãng 2T = 1 cung
Quãng 3t = 1.1/2 cung
Quãng 3T = 2 cung
Quãng 4Đ = 2.1/2 cung
Quãng 4 tăng = 3cung
Quãng 5 giảm = 3 cung
Quãng 5 Đ = 3.1/2 cung
Quãng 6t = 4 cung
Quãng 6T = 4.1/2 cung
Quãng 7t = 5 cung
Quãng 7T = 5.1/2 cung
Quãng 8 Đ = 6 cung
Hoạt động 4:tìm hiểu quãng đơn, quãng ghép
Quãng đơn: tự tìm hiểu
Quãng ghép: quan sát các ví dụ sau:





Cấu tạo của quãng ghép là gì?

Khái niệm về quãng đơn – quãng ghép
Quãng đơn: Là các quãng có cấu tạo trong phạm vi một quãng 8.
Quãng ghép: Là các quãng có cấu tạo rộng hơn một quãng 8.

Hoạt động 5: tìm hiểu
yếu tố số lượng, chất lượng quãng ghép
Quan sát các ví dụ sau:
Tính quãng E1- F2; E1 – A3 có mấy bậc?
E1 E2 F2 E1 E2 A3
&==t=====»======|=!==t========º=======~==.
số lượng: 8 + 2 - 1= 9 8 + 4 = 12 – 1 = 11

Chất lượng: Q. E2 - F2 = 2t Q. E2 - A3= 4Đ
→ Q E1 – F2 = 9t Q.E1 - A3 = 11Đ
Hoạt động 5:tìm hiểu quãng tăng,giảm(cromatic)
Quan sát và so sánh yếu tố số lượng và chất lượng của các quãng sau:
F - A F - A# E - A Eb - A
&==u====w=!==u====×w=!===t=====w!==ät====w===.
Q.3 = 2C Q.3 = 2.1/2C Q.4 =2.1/2C Q.4= 3C
E - G E - Gb D - A D# - A
&=t======v!===t=====æv!===s======w!==Ós=====w.
Q.3 = 1.1/2C Q.3 = 1C Q.5 = 3.1/2C Q.5 = 3C
Khái niêm về quãng tăng, giảm(cromatic)
Quãng tăng: Từ các quãng trưởng, quãng đúng nếu cộng thêm ½ cung ( thăng âm ngọn hoặc giáng âm gốc) ta được các quãng tăng.
Quãng giảm: Từ các quãng thứ, quãng đúng nếu bớt đi ½ cung ( thăng âm gốc hoặc giáng âm ngọn) ta được các quãng giảm. Riêng quãng 1Đ là trường hợp ngoại lệ không thể giảm được.
Các quãng tăng, giảm gọi chung là quãng comatic.
Hoạt động 6: tìm hiểu quãng thuận, nghịch
HS lắng nghe và cho biết tính chất âm thanh của các quãng do GV đánh trên đàn như thế nào?






QUÃNG THUẬN, QUÃNG NGHỊCH:
Khái niệm: Quãng hòa âm trong âm nhạc chia làm 2 loại: Quãng thuận và quãng nghịch.
-Quãng thuận: Âm thanh vang lên nghe hòa hợp, êm tai.
-Quãng nghịch: Âm thanh vang lên nghe gay gắt, chói tai.

Hoạt động 7: tìm hiểu quãng trùng
HS quan sát, thảo luận nhóm, đưa ra nhận xét so sánh cấu tạo và âm thanh các quãng sau khi nghe âm thanh chúng vang lên

4tăng = 5giảm 3T = 4 giảm 5 Đ = 5 Đ
Hoạt động 8: Tìm hiểu đảo quãng là gì?
HS quan sát, tìm hiểu thảo luận nhóm về các vấn đề sau:
1)Sự thay đổi vị trí các âm của quãng như thế nào?
2) có các cách làm thay đổi vị trí âm của quãng như thế nào?



* Vậy đảo quãng là gì?
Hoạt động 9: tìm hiểu tính chất đảo quãng
Quan sát, nhận xét các ví dụ sau về yếu tố số lượng và yếu tố chất lượng




3T - 6t 3t – 6T 4Đ – 5Đ 6tg – 3 gi 6 gi – 3.tg


Tính chất của đảo quãng là gì?
Tính chất của đảo quãng:

-Yếu tố số lượng: Tổng số bậc của quãng gốc và quãng đảo luôn bằng 9 bậc.
- Yếu tố chất lượng:
+ Quãng Trưởng đảo thành quãng thứ và ngược lại
+ Quãng tăng đảo thành quãng giảm và ngược lại
+ Quãng đúng đảo thành quãng đúng.
Bài tập
Dùng âm Mi (E1) làm âm gốc hãy thành lập các quãng sau: 2T, 3t, 3 tăng, 4Đ, 4.tăng, 5Đ, 5.tăng; 6T , 6.tăng, 7T.
Đảo các quãng vừa thành lập được.
Chúc các em vui vẻ.
Đạt kết quả tốt trong học tập và rèn luyện
nguon VI OLET