QUY ĐỊNH
Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường
phổ thông có nhiều cấp học
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT
Ngày22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều 2. Mục đích ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng

1. Để hiệu trưởng tự đánh giá, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường;

2. Làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với hiệu trưởng;
3. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của hiệu trưởng.
Điều 3. Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chuẩn hiệu trưởng là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với hiệu trưởng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường.

2. Tiêu chuẩn là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của chuẩn.

3. Tiêu chí là yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.

Chuẩn HT gồm 3 tiêu chuẩn với 23 tiêu chí.
4. Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức đạt được của tiêu chí.
Điều 4. Tiêu chuẩn 1:
Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp

Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị
2. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp
3. Tiêu chí 3. Lối sống
4. Tiêu chí 4. Tác phong làm việc
5. Tiêu chí 5. Giao tiếp, ứng xử
Điều 5. Tiêu chuẩn 2:
Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

1. Tiêu chí 6. Hiểu biết chương trình giáo dục PT
2. Tiêu chí 7. Trình độ chuyên môn
3. Tiêu chí 8. Nghiệp vụ sư phạm
4. Tiêu chí 9. Tự học và sáng tạo
5. Tiêu chí 10. Năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin
Điều 6. Tiêu chuẩn 3:
Năng lực quản lí nhà trường

1. Tiêu chí 11. Phân tích và dự báo
2. Tiêu chí 12. Tầm nhìn chiến lược
3. Tiêu chí 13. Thiết kế và định hướng triển khai
4. Tiêu chí 14. Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới
5. Tiêu chí 15. Lập kế hoạch hoạt động
6. Tiêu chí 16. Tổ chức bộ máy và PT đội ngũ
7. Tiêu chí 17. Quản lý hoạt động dạy học
8. Tiêu chí 18. Quản lý tài chính và tài sản NT
9. Tiêu chí 19. Phát triển môi trường giáo dục
10. Tiêu chí 20. Quản lý hành chính
11. Tiêu chí 21. Quản lý công tác thi đua, KT
12. Tiêu chí 22. Xây dựng hệ thống thông tin
13. Tiêu chí 23. Kiểm tra đánh giá
Điều 7. Yêu cầu đánh giá, xếp loại hiệu trưởng

1. Việc đánh giá, xếp loại HT phải đảm bảo:
- Khách quan, toàn diện, khoa học, công bằng và dân chủ;
- phản ánh đúng phẩm chất, năng lực, hiệu quả công tác,
- phải đặt trong phạm vi công tác và điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương.
2. Việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phải căn cứ vào các kết quả được minh chứng phù hợp với các tiêu chí, tiêu chuẩn của chuẩn được quy định tại chương II của văn bản này.
Điều 8. Phương pháp đánh giá, xếp loại HT
Tổng điểm tối đa là 230
a) Đạt chuẩn:
- Loại xuất sắc: Tổng số điểm từ 207 đến 230
và các tiêu chí phải từ 8 điểm trở lên;

- Loại khá: Tổng số điểm từ 161 điểm trở lên
và các tiêu chí phải từ 6 điểm trở lên
- Loại TB: Tổng số điểm từ 115 trở lên,
các tiêu chí của tiêu chuẩn 1và 3 phải từ 5 điểm
( Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị, Tiêu chí 3. Lối sống )
không có tiêu chí 0 điểm
b) Chưa đạt chuẩn - loại kém: Tổng điểm dưới 115
hoặc thuộc một trong hai trường hợp sau:
- Có tiêu chí 0 điểm;
- Có tiêu chí trong các tiêu chuẩn 1 và 3 dưới 5 điểm.
Điều 9. Lực lượng và quy trình đánh giá, xếp loại HT
1.Lực lượng đánh giá, xếp loại HT gồm:

- Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng,
- Cấp ủy Đảng, BCH CĐ, Đoàn TNCS HCM
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu
- Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp HT
2. Quy trình đánh giá, xếp loại hiệu trưởng:
Đại diện của cấp ủy Đảng hoặc BCH CĐ chủ trì thực hiện các bước sau:

Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại và báo cáo kết quả trước tập thể CB,GV,NV(theo mẫu trong Phụ lục1).

- CB,GV,NV đóng góp ý kiến và tham gia đánh giá hiệu trưởng (theo mẫu phiếu trong Phụ lục 2).
Các phó HT, cấp ủy Đảng, BCH CĐ, Đoàn TNCS HCM với sự chứng kiến của HT:
Tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá HT của CB,GV,NV của nhà trường;
Phân tích các ý kiến đánh giá đó và có nhận xét, góp ý cho HT (theo mẫu phiếu trong Phụ lục 3).
b) Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp HT chủ trì thực hiện các bước sau đây:

Tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của HT,
kết quả đánh giá của tập thể CB,GV,NV
và các nguồn thông tin xác thực khác,
chính thức đánh giá, xếp loại HT
- Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới HT, tới tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường và lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ.
Điều 10. Thực hiện đánh giá, xếp loại hiệu trưởng

1. Đánh giá, xếp loại hiệu trưởng được thực hiện hằng năm vào cuối năm học.

2. Đối với hiệu trưởng trường công lập, ngoài việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn còn phải thực hiện đánh giá, xếp loại công chức theo quy định hiện hành
nguon VI OLET