QUY TRÌNH
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI









TS. Phạm Ngọc Trúc
Học viện Quản lý giáo dục
QUY ĐỊNH CHUNG
- Quy trình giải quyết khiếu nại được quy định tại Luật khiếu nại 2011, Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ và quy định cụ thể tại Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 16/12/2013)
Giải quyết khiếu nại phải theo đúng thẩm quyền, đúng nội dung, đúng quy trình pháp luật quy định
TRƯỚC KHI THỰC HIỆN QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI




Phân loại đơn
- Theo nội dung khiếu nại;
- Theo điều kiện thụ lý;
- Theo thẩm quyền giải quyết;
- Theo số người khiếu nại…
NỘI DUNG KHIẾU NẠI
Nội dung khiếu nại thường tập trung vào một số lĩnh vực:
- Về thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên (chế độ lương và phụ cấp, hưu trí và thôi việc, miễm giảm học phí…);
- Việc quản lý, điều hành của Thủ trưởng (đề bạt, điều động, thuyên chuyển, sử dụng cán bộ…);
- Về công tác chuyên môn thi cử, tuyển sinh;
- Kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, kỷ luật học sinh.
THỤ LÝ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, nếu khiếu nại đủ điều kiện thụ lý (không vi phạm Điều 11, Luật khiếu nại) thì phải thụ lý giải quyết và thông báo việc thụ lý theo mẫu 01-KN. Nếu không đủ điều kiện thụ lý hoặc đủ điều kiện nhưng không thuộc thẩm quyền thì thông báo theo mẫu 02-KN.
KIỂM TRA LẠI QUYẾT ĐỊNH
HOẶC HÀNH VI BỊ KHIẾU NẠI
Nội dung kiểm tra gồm:
Căn cứ pháp lý ban hành quyết định hoặc thực hiện hành vi hành chính
Thẩm quyền ban hành quyết định hoặc thực hiện hành vi hành chính
Nội dung của quyết định hoặc việc thực hiện hành vi hành chính
Trình tự, thủ tục ban hành, thể thức và kỹ thuật trình bày quyết định …
XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM TRA
1. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy khiếu nại là đúng:
Người có thẩm quyền giải quyết KN ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay hoặc yêu cầu Hội đồng kỷ luật xem xét để đề nghị người có thẩm quyền giải quyết.
2. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy chưa có cơ sở để kết luận nội dung khiếu nại: thì tự tiến hành xác minh nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý tiến hành xác minh nội dung khiếu nại (theo mẫu số 03-KN) hoặc thành lập đoàn (tổ) xác minh nội dung khiếu nại (theo mẫu số 04-KN).

LẬP KẾ HOẠCH XÁC MINH
Căn cứ pháp lý để tiến hành xác minh
Mục đích, yêu cầu của việc xác minh
Nội dung xác minh
Các cơ quan, đơn vị, cá nhân cần phải làm việc
Điều kiện, phương tiện phục vụ việc xác minh
Dự kiến thời gian thực hiện từng công việc
CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH XÁC MINH
NỘI DUNG KHIẾU NẠI
Thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, người bị khiếu nại và các cá nhân, đơn vị liên quan biết thời gian, địa điểm công bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại
Việc công bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại được lập thành biên bản có chữ ký của người khiếu nại, người bị khiếu nại và người có trách nhiệm xác minh
LÀM VIỆC TRỰC TIẾP
VỚI NGƯỜI KHIẾU NẠI
Người khiếu nại cung cấp thông tin về họ tên, địa chỉ người khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại.
Nội dung làm việc được lập thành biên bản, có chữ ký của các bên (mẫu 05-KN).
Nếu vì lý do khách quan không thể làm việc trực tiếp, người có trách nhiệm xác minh phải có văn bản yêu cầu người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng…
LÀM VIỆC TRỰC TIẾP
VỚI NGƯỜI BỊ KHIẾU NẠI
Người bị khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung bị khiếu nại; giải trình về quyết địnhhành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại. Nội dung làm việc được lập thành biên bản (mẫu 05-KN).
YÊU CẦU TỔ CHỨC, CƠ QUAN, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN CUNG CẤP THÔNG TIN, TÀI LIỆU
Gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu (theo mẫu 06-KN)
Làm việc trực tiếp để thu thập thông tin, tài liệu, bằng chứng. Trước khi làm việc phải thông báo thời gian, địa điểm, nội dung làm việc. Nội dung làm việc phải lập thành biên bản (theo mẫu 05-KN).
TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN,
TÀI LIỆU, BẰNG CHỨNG
Khi tiếp nhận thông tin, tài liệu phải lập giấy biên nhận (theo mẫu 07-KN)
Các tài liệu, thông tin được thu thập phải thể hiện rõ nguồn gốc (có xác nhận của cơ quan, đơn vị, cá nhân cung cấp); phải được đối chiếu với bản chính (nếu có)
Căn cứ các quy định pháp luật để đánh giá, nhận định về những thông tin, tài liệu, bằng chứng thu thập được; sử dụng những thông tin, tài liệu đó để kết luận nội dung khiếu nại.
XÁC MINH THỰC TẾ
Trong trường hợp cần thiết, có thể xác minh thực tế để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại
Việc xác minh thực tế phải lập thành biên bản ( mẫu 05-KN).
TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH,
THAM KHẢO Ý KIẾN TƯ VẤN
Khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn hoặc kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung khiếu nại thì trưng cầu giám định (theo mẫu 08-KN)
Khi cần thiết có thể tham khảo ý kiến tư vấn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc tham khảo có thể thực hiện bằng văn bản hoặc tổ chức hội nghị.
BÁO CÁO KẾT QUẢ XÁC MINH
NỘI DUNG KHIẾU NẠI
Người có trách nhiệm xác minh phải báo cáo kết quả xác
minh nội dung khiếu nại bằng văn bản (theo mẫu 11-KN) với các nội dung được quy định tại Khoản 4, Điều 29 Luật khiếu nại (Đối tượng xác minh; thời gian tiến hành xác minh; người tiến hành xác minh; nội dung xác minh; kết quả xác minh; kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại).

TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI

Trong trường hợp yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì phải tổ chức đối thoại với thành phần gồm: người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, người khiếu nại, người bị khiếu nại và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan. Việc đối thoại phải lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham gia; nội dung, ý kiến của những người tham gia; nội dung đã thống nhất, vấn đề còn có ý kiến khác nhau…(mẫu 14-KN)


BAN HÀNH, GỬI, CÔNG KHAI QUYẾT ĐỊNH
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Khiếu nại phải được giải quyết bằng quyết định (không dùng công văn thay thế). Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo mẫu 15-KN; lần 2 theo mẫu 16-KN
Quyết định giải quyết khiếu nại phải được gửi cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của của người giải quyết khiếu nại, cơ quan thanh tra cùng cấp …và người giải quyết khiếu nại lần 1 (nếu là quyết định giải quyết khiếu nại lần 2)
Người giải quyết khiếu nại lần 2 chọn hình thức công khai quyết định giải quyết khiếu nại: công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác; niêm yết tại trụ sở cơ quan giải quyết khiếu nại ; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng

LẬP, QUẢN LÝ HỒ SƠ
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Người có trách nhiệm xác minh lập hồ sơ giải quyết khiếu nại theo trình tự:
Mở hồ sơ giải quyết khiếu nại (tính từ ngày thụ lý giải quyết khiếu nại);
Thu thập, phân loại tài liệu (lập mục lục để quản lý);
Đóng hồ sơ giải quyết khiếu nại (tính từ ngày gửi quyết định giải quyết khiếu nại và công khai quyết định giải quyết khiếu nại );
Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm các tài liệu được quy định tại Khoản 1, Điều 34 Luật khiếu nại; được bàn giao cho bộ phận lưu trữ của cơ quan được giao xác minh hoặc cơ quan khác theo chỉ đạo của người giải quyết khiếu nại
TÓM TẮT QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
nguon VI OLET