Bài 1: Lịch sử là gì
Bài 2: Thời gian trong Lịch sử
CHƯƠNG I: TẠI SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ
Bài 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ
( Tiết 1,2 – Tuần 1,2)
I. Lịch sử và môn lịch sử
II. Vì sao phải học lịch sử
III. Khám phá quá khứ và các nguồn sử liệu
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học sinh
- Nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.
- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lí giải được vì sao cần học lịch sử.
- Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản và giá trị của các nguồn sử liệu.
- Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
I. Lịch sử và môn lịch sử
- Em hãy quan sát và cho biết nội dung bức hình ?
- Em sẽ đặt những câu hỏi nào để tìm hiểu về bức hình này ?
Một số câu hỏi tìm hiểu về hình ảnh này
Rồng đá này có từ khi nào? Ở đâu? Liên quan đến Triều đại nào? Tại sao lại có công trình này? Ai đã tạo nên? Điều đó có ý nghĩa gì? Có giá trị như thế nào đối với ngày nay?...
Với những câu hỏi mà các em vừa đặt ra, có nghĩa là các em đang muốn biết về quá khứ ( những gì đã diễn ra mà các em chưa được biết và bây giờ mình muốn biết.)
Tìm hiểu về quá khứ chính là tìm hiểu về lịch sử, vậy em hiểu lịch sử là gì? Nêu một vài ví dụ cụ thể?
I. Lịch sử và môn lịch sử
- Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.

- Môn lịch sử là môn khoa học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
II. Vì sao phải học Lịch sử
? Có ý kiến cho rằng “Lịch sử là những cái đã qua, không thể thay đổi được nên không cần thiết phải học môn Lịch sử”, em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?


- Không đồng ý với ý kiến trên.
- Vì học lịch sử là cách để chúng ta biết và nhớ về quê hương, cội nguồn, hiểu được ông cha ta đã lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay đồng thời đúc rút được những kinh nghiệm quý báu của ông cha.
II. Vì sao phải học Lịch sử
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
(Lịch sử nước ta, Hồ Chí Minh)


? Em hiểu thế nào về 2 từ “ sử ta” và “gốc tích” trong câu nói của Hồ Chủ Tịch? Nêu ý nghĩa câu thơ đó? ( Bác Hồ muốn nhắc nhở chúng ta điều gì)

- Sử ta: là lịch sử đất nước Việt Nam ta
- Gốc tích: lịch sử hình thành buổi đầu của đất nước Việt Nam, là một phần của lịch sử nước ta, là cội nguồn, quê hương.
Ý nghĩa câu thơ
Bác muốn thế hệ tương lai cần phải học, phải biết , phải hiểu cho tường tận, cụ thể gốc tích lịch sử nước nhà Việt Nam. “Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của những người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau.
Em hiểu gì về về bức hình và câu ca dao?
- Diễn ra ở đền Hùng (Phú Thọ).
- Vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hằng năm
- Toàn thể người dân đều được tham dự.
- Ý nghĩa: nhớ về cội nguồn tưởng nhớ công ơn (vua Hùng dựng nước)...
Ngày giỗ của vua tổ cũng chính là ngày lên ngôi của vua đầu tiên, ngày khởi đầu của vương triều thứ nhất, ngày bắt đầu của Lịch sử đất nước Việt Nam ta.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba
( Ca dao)
Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
( Hồ Chí Minh)
Ngày 6/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể.
II. Vì sao phải học lịch sử?
Học lịch sử để
biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước
hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay.
để đúc kết những bài học kinh nghiêm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội (2-9-1945), thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40
III. Khám phá quá khứ từ những nguồn sử liệu
Dựa vào những nguồn tư liệu nào
để biết và dựng lại lịch sử?
ý nghĩa của những nguồn sử liệu này?
Tư liệu hiện vật
Tư liệu chữ viết
Tư liệu gốc
Có 4 nguồn tư liệu
Tư liệu truyền miệng
- Là tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử, ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện, phản ánh sự kiện lịch sử.
 
* Tư liệu gốc
Sơn Tinh – Thủy Tinh
* Tư liệu truyền miệng
- Tư liệu truyền miệng: gồm truyền thuyết, dân ca, thần thoại…được truyền qua nhiều đời.
 Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám
( Hà Nội )
 * Tư liệu chữ viết
- Tư liệu chữ viết: bao gồm các bản chép tay hay in trên giấy, viết trên mai rùa hay vỏ cây…khắc hoạ tương đối đầy đủ về mọi mặt của sự kiện lịch sử đã xảy ra.
Trống đồng Đông Sơn
Rìu gót vuông
 * Tư liệu hiện vật
Di tích lịch sử
- Tư liệu hiện vật: là những dấu tích của người xưa còn giữ được trong lòng đất như công trình kiến trúc, đồ gốm, tác phẩm nghệ thuật…
-Tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết có ý nghĩa và giá trị gì?
-Tại sao tư liệu gốc lại có giá trị lịch sử xác thực nhất? Hãy lấy một ví dụ chứng minh cho ý kiến của em từ một nguồn sử liệu cụ thể có trong bài?


-Tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết có ý nghĩa và giá trị là những nguồn tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.
- Tư liệu gốc lại có giá trị lịch sử xác thực nhất vì đây là loại tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện, phản ảnh sự kiện ấy một cách tin cậy
Ví dụ: Bản thảo lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HCM ngày 19-12-1946 là minh chứng cho sự kiện lịch sử Bác Hồ kêu gọi Toàn quốc đứng lên kháng chiến trong lịch sử.
Cùng nhau suy nghĩ
Câu 1: Học lịch sử để làm gì?
A. Biết cho vui, có thêm hiểu biết về quá khứ để dự đoán những điều trong tương lai.
B. Tô điểm cho cuộc sống, có thêm kinh nghiệm nếu có chiến tranh xảy ra.
C .Hiểu cội nguồn của tổ tiên, cha ông, biết ơn những người có công với đất nước, có trách nhiệm với bản thân và đất nước.
D. Biết về đất nước mình trong tương lai sẽ như thế nào.
C
Luyện tập củng cố
Câu 2: Bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám thuộc loại tư liệu
A. truyền miệng. B. hiện vật. C . chữ viết. D. gốc.
C

VẬN DỤNG
1. Em hãy kể tên những di tích lịch sử ở huyện Đầm Dơi mà em biết? Hãy kể cho cả lớp nghe về sự kiện lịch sử liên quan đến một trong những di tích đó?
2. Hãy viết một đoạn văn ngắn về lịch sử ngôi trường em đang học (trường được thành lập khi nào? Nó thay đổi như thế nào theo thời gian?...)
3. Cửa Bắc, một kiến trúc cổ, nằm trên phố Phan Đình Phùng, Hà Nội ngày nay. Trên tường vẫn còn nguyên dấu vết đạn pháo của thực dân Pháp khi đánh chiếm thành Hà Nội năm 1882. Có ý kiến cho rằng nên trùng tu lại mặt thành, xóa đi những vết đạn pháo đó, em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
Không nên xóa đi những vết đạn pháo trên mặt thành vì đó là dấu tích của lịch sử , là minh chứng cho tội ác của giặc Pháp để thế hệ sau biết được sự tàn khốc của chiến tranh từ đó luôn đấu tranh để bảo vệ hòa bình. . .
nguon VI OLET