SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT SÀO NAM
BÀI DƯ THI:
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
BÀI 14: ĐỊA LÍ 12: "SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN”
Giáo viên: Nguyễn Thị Vân
Điện thoại: 01288532908
Gmail: vannguyensn@gmail.com
CẤU TRÚC BÀI HỌC:
I/ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
II/ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN ĐẤT
III/ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ CÁC TÀI NGUYÊN KHÁC

I. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT:
1/Sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng:
Hoạt động 1:
Tìm hiểu về vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng:
Hình thức: Cá nhân, lớp
Quan sát bảng số liệu về sự biến động diện tích rừng qua các năm:
Hãy nhận xét và phân tích về tình hình biến động diện tích rừng của nước ta từ 1943-2005
Thực trạng:
- 1943-1983: Diện tích rừng suy giảm nhanh, đặc biệt là rừng tự nhiên dẫn đến độ che phủ rừng và chất lượng rừng giảm.
- 1983-2005: Mặc dù diện tích rừng có tăng nhưng không bằng so với 1943 đặc biệt chất lượng rừng vẫn còn suy thoái( 70% rừng nghèo và mới phục hồi)
- Bình quân diện tích rừng đầu người thấp: 0.14 ha ( Thế giới : 1.6 ha )
Vì sao rừng ở nước ta có sự biến động mạnh như vậy? Hậu quả của rừng thu hẹp.
Sinh học lớp 10 Bài17: Vấn đề quang hợp: Mục I: Cơ chế quang hợp và phần phụ lục:
+ Cơ chế quang hợp:
CO2 + H2O + năng lượng ánh sáng ( CH2O ) + O2
TÍCH HỢP
+ Phần phụ lục: Mỗi giây trôi qua, trái đất tiêu tốn 10.000 02 với tốc độ này, tất cả 02 của khí quyển sẽ bị sử dụng hết trong vòng 3000 năm, nhưng thật may cho trái đất, là lượng 02 đó được bù lại nhờ quá trình quang hợp của cây xanh. Đặc biệt hơn hàm lượng khí CO2 trong khí quyển ngày càng nhiều cũng nhờ quang hợp mà tiêu hao bớt. Tuy nhiên diện tích rừng của trái đất cũng như ở Việt Nam ta thu hẹp điều đó làm hàm lượng khí 02 và khí CO2 trong khí quyển mất sự cân bằng, quan trọng hơn là khí CO2 đã tăng lên 27% và gây nên hiệu ứng nhà kính.
Chúng ta có các biện pháp nào để bảo vệ rừng ?
TÍCH HỢP
+GDCD lớp 12: Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước: Ban hành luật bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng: Xác định rõ trách nhiệm của nhà nước, của các tổ chức và mọi công dân trong bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời trừng trị nghiêm khắc các hành vi phá hoại rừng ( GDCD12 trang 101 SGK )
b. Biện pháp :
-Trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc
-Tăng cường sự quản lí của nhà nước về qui hoạch, bảo vệ và phát triển cả 3 loại rừng: Phòng hộ, đặc dụng, sản xuất.
-Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng
- Giáo dục ý thức bảo vệ và phát triển rừng cho mọi tầng lớp nhân dân.
Liên hệ đến địa phương:
Hãy đánh giá diện tích rừng ngập mặn ở các xã Duy Vinh, Duy Hải, Duy Nghĩa hiện nay.
Một số hình ảnh về tài nguyên rừng để chúng ta suy ngẫm
Theo em, xã nào của Huyện ta có diện tích rừng
Qua Atlat, hãy nhận xét độ che phủ rừng của một số tỉnh ở nước ta.
Hàng ngàn ha rừng phòng hộ thuộc Khu bảo tồn Kẻ Gỗ , tại địa bàn xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang có nguy cơ bị xóa sổ do người dân địa phương lấn chiếm, chặt phá rừng để làm nương rẫy.
Ngày 14/6/2013: Nghệ An - Hỗn loạn cả ngàn người tràn vào rừng đầu nguồn tàn phá
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh hoá học từ năm 1961 đến năm 1972 với quy mô lớn nhất trong mọi thời đại của lịch sử chiến tranh: quân đội Mỹ đã rải khoảng hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống một diện tích khoảng 24,67% tổng diện tích lãnh thổ Nam Việt Nam, trong đó phần lớn là chất độc da cam, là chất có chứa tạp chất độc điôxin.
Lửa thiêu rụi 12 ha rừng huyện Duy Xuyên (Quảng Nam)
Một vụ cháy rừng lớn vừa xảy ra vào trưa qua (30/5/2015) tại khu vực giáp ranh giữa 2 xã Duy Châu và Duy Trinh của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam khiến 12 ha rừng bị thiêu rụi.
Khu vực xảy ra cháy ở địa bàn giáp ranh với các xã phía Tây, nơi có hàng ngàn ha rừng trồng và rừng nguyên sinh, nằm trong khu vực cảnh báo nguy cơ cháy rừng trong mùa khô của địa phương.
Huyện Duy Xuyên đã huy động hơn 150 người thuộc các lực lượng xung kích, nhân dân của 4 xã Duy Châu, Duy Trinh, Duy Trung và thị trấn Nam Phước cùng lực lượng vũ trang trên địa bàn khoanh vùng, dập tắt lửa.
2/ Đa dạng sinh học:
Hoạt động 2:
Tìm hiểu về sự suy giảm đa dạng sinh học, biện pháp bảo vệ.
Hình thức: Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm
Nhiệm vụ các nhóm: Thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập
Chia lớp làm 4 nhóm, các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí
Phiếu học tập: Tên nhóm ( Đặt theo tên loài sinh vật mình yêu thích), tên nhóm trưởng: tên thư kí:
TÍCH HỢP
SINH VẬT 12 BÀI 4:Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống nên tận dụng lợi thế này để đưa ra giải pháp cho việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật tuy nhiên đột biến gen cũng gây hại cho các loài sinh vật nếu ở trong một môi trường không thích hợp.
SINH VẬT 12 Bài 5: Mục II:Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: Tác nhân gây nên là tia phóng xạ, các chất độc hại gây nên đảo đoạn, chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm giảm khả năng sinh sản.
SINH VẬT 12 Bài 46:Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên:Mục III: Sử dụng tài nguyên sinh vật.
Tác động đến sinh vật
Biện pháp bảo vệ
Một số hình ảnh minh họa về tài nguyên sinh vật
Tại VQG Tràm Chim có 32 loài chim quý hiếm của thế giới có giá trị bảo tồn như: Ngan cánh trắng, Cú lợn lưng nâu, Đại bàng đen, Chích chòe lửa, Ô tác, Cò thìa, Cò quắm, Công đất, Gà đãi, Giang sen, Diệc, Trích, Rồng rộc vàng. Riêng loài Sếu (Hồng Hạc) đầu đỏ, cổ trụi - một loài chim quý hiếm đang được thế giới bảo vệ. Bên cạnh đó, VQG Tràm Chim còn lưu giữ và bảo tồn gần 3.000ha tràm và gần 1.000ha lúa trời, sen, súng, cỏ, năn... Đây là điều kiện thuận lợi cho các loài chim và nhiều động vật khác đến trú ngụ, sinh sống. Tại VQG Tràm Chim Đồng Tháp có 250 loài chim nước, trên 100 loài cá nước ngọt và nhiều loài chim, sinh vật quý hiếm khác
Khu vực sinh cảnh duy nhất ở nước ta có 11 loài động thực vật mới nhất trên thế giới.Đó là khu vực sinh cảnh rừng nối hai vùng sinh thái Vườn quốc gia Bạch Mã với Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền. Nơi đây đa dạng sinh học có giá trị toàn cầu về các giống loài động thực vật trong hệ sinh thái Trường Sơn.
Qua bản đồ tự nhiên Việt Nam, hãy nêu các loài sinh vật phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long
Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về đa dạng tài nguyên sinh vật và là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới.
Tuy nhiên, sự đa dạng trên đang bị đe dọa nghiêm trọng do việc khai thác bừa bãi thiếu ý thức, thiên tai, thói quen canh tác lạc hậu, gia tăng dân số, đô thị hóa và biến đổi khí hậu… Bởi vậy, việc bảo tồn và sử dụng nguồn gen hiệu quả là một trong những mục tiêu quan trọng. Đây cũng là nội dung chính được tập trung thảo luận tại Hội nghị toàn quốc về Quỹ gen 2001-2013 vừa diễn ra sáng 3/12/2013 tại Hà Nội.

Việc đánh bắt cá, các sinh vật khác của địa phương em như thế nào
Nếu người thân của em vi phạm luật đánh bắt thì em sẽ làm gì?
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, GV chuẩn kiến thức về nội dung đa dạng sinh học
2/ Đa dạng sinh học:
Thực trạng:
Tài nguyên sinh vật đa dạng về số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái, nguồn gen quí hiểm
- Tài nguyên sinh vật đang giảm sút đặc biệt các loài dưới nước, sinh vật giảm mức độ tập trung
b. Nguyên nhân:
Rừng thu hẹp
Khai thác quá mức
- Môi trường sống bị ô nhiễm, đặc biệt môi trường nước
c.Biện pháp:
Xây dựng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn…
Ban hành sách đỏ
- Sử dụng pháp luật để hạn chế vi phạm
II. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất:
HOẠT ĐỘNG 3:
TÌM HIỂU VỀ VIỆC SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN ĐẤT
Phương pháp, kĩ thuật dạy học:Thuyết trình, sơ đồ hóa, thảo luận nhóm
Hiện trạng sử dụng đất ở nước ta:
- 12.7 triệu ha đất có rừng
- 9.4 triệu ha đất nông nghiệp( bình quân 0.1 ha/người )
- 5.35 triệu ha đất chưa sử dụng ( trong đó 5 triệu ha là đất đồi núi bị thoái hóa nặng)
- 9.3 triệu ha đất bị đe dọa hoang mạc hóa
Hãy trình bày hiện trạng sử dụng đất ở nước ta.
Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy thoái về tài nguyên đất ở nước ta?
Nguyên nhân:Mất rừng, chế độ canh tác chưa hợp lí,đất bị ô nhiễm, đất bị nhiễm phèn mặn,hiện tượng đá ong hóa…
b. Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất:
Nhiệm vụ các nhóm: Thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập( Lớp chia 4 nhóm, có nhóm trưởng, thư kí )
Miền núi, trung du
Đồng bằng
Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất
TÍCH HỢP
Công nghệ lớp 10:Bài 9 :Mục I và mục II: Việc sử dụng và cải tạo đất xám và đất xói mòn:
+ Đất xám:Xây dựng bờ vùng, bờ thửa, thủy lợi, cày sâu, bón phân hữu cơ,phân hóa học NPK hợp lí,bón vôi, luận canh
+ Đất xói mòn:Ruộng bậc thang, thềm cây ăn quả,canh tác đường đồng mức,bảo vệ rừng đầu nguồn, bón phân hữu cơ, phân hóa học NPK…
Sinh vật 12:Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển: Mục II2:Chu trình Nitơ: Lượng muối Nitơ được tổng hợp chủ yếu bằng con đường sinh học thông qua một số vi khuẩn. Đây là một cách làm tăng lượng đạm trong đất nhằm cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng.
Sinh vật 12:Bài 46:Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên:Mục III: Sử dụng bền vững tài nguyên đất gồm nhiều biện pháp như tránh bỏ hoang, lãng phí đất,tránh làm cho đất thoái hóa bạc màu. Cần thực hiện các biện pháp chống xói mòn, khô hạn, ngập úng, chống mặn, đồng thời nâng cao độ màu mỡ cho đất.
Một số hình ảnh về vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
Ruộng bậc thang mù chang chải- Yên Bái
Thềm cây ăn quả
Canh tác theo đường đồng mức
Trồng cây theo băng
Trồng rừng
Các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả ở bảng phụ, GV cho các nhóm nhận xét
III. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác
Liên hệ đến địa phương về vấn đề sử dụng tài nguyên đất ở địa phương hợp lí chưa, nếu chưa thì hướng giải quyết của em?
Hoạt động 4:
Tìm hiểu về sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác:
Hình thức: Thuyết trình, đàm thoại gợi mở,hình ảnh:
-Tài nguyên nước:
Nhận xét thực trạng nguồn tài nguyên nước của nước ta
Vai trò của con người như thế nào trước nguy cơ nguồn nước ô nhiễm nặng
TÍCH HỢP
Hóa học lớp 12: Bài 58: Hóa học và môi trường:Mục I.2, II.1: Tài nguyên nước bị ô nhiễm, cách nhận biết nguồn nước bị ô nhiễm bằng phương pháp hóa học
Nước ô nhiễm thường chứa các chất thải hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh, các hóa chất hữu cơ tổng hợp, các hóa chất vô cơ,các chất phóng xạ…Nguồn nước ô nhiễm phần lớn do con người gây nên
- Cách nhận biết nguồn nước bị ô nhiễm bằng phương pháp hóa học : Quan sát màu sắc, mùi vị,thuốc thử, dụng cụ đo
Liên hệ nguồn nước ở địa phương
Ngày 25/6, ông Trần Thanh Bốn (50 tuổi) tiếp tục dùng ghe vớt xác cá dưới sông Bà Rén đoạn qua xã Duy Thành (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam). Cá chết bốc mùi nồng nặc.
Việc sử dụng nguồn nước ở địa phương em hợp lí chưa? Nếu chưa, theo em phải làm gì?
Cách nhận biết nguồn nước bị ô nhiễm
Tài nguyên nước:
+ Nguồn nước phân mùa và đang bị ô nhiễm nặng
+Cần sử dụng hiệu quả, tiết kiệm chống ô nhiễm nguồn nước
Tài nguyên khoáng sản: Cần quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản, tránh lãng phí và làm ô nhiễm môi trường khi khai thác và chế biến khoáng sản
Hiện trường mỏ đá khai thác trái phép ngay sát đường vào Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn làm ảnh hưởng đến môi trường
Việc sử dụng nguồn khoáng sản nước ta hiện nay như thế nào?
Vấn đề khai thác khoáng sản ở Duy Xuyên trong thời gian gần đây ra sao?
Hút cát trên khu vực khối phố Bình An (thị trấn Nam Phước)
Khai thác đá ở Duy Sơn
- Tài nguyên du lịch:Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch, bảo vệ cảnh quan du lịch khỏi bị ô nhiễm…
- Các tài nguyên khác: khí hậu, biển… cần sử dụng hợp lí và bền vững
Khu du lịch Mỹ Sơn hiện nay được tôn tạo và bảo vệ ra sao
Thủy điện Duy Sơn II: Khu du lịch sinh thái thuỷ điện Duy Sơn II nằm trên địa bàn xã Duy Sơn,  huyện Duy Xuyên, cách di tích kinh thành Trà Kiệu khoảng 5 km về phía Nam.
Bằng sự cần cù sáng tạo anh hùng lao động Lưu Ban đã phát hiện và khai thác thành công dòng nước nằm trên một ngọn đồi cao. Nước từ Hòn Tàu chảy về Ba Ao sau đó được nén trong bể áp lực rồi xuống hai xưởng phát điện với công suất 800kw và 2100kw. Là một công trình thủy điện nhỏ,  không hùng vỹ nhưng lại mang một giá trị tinh thần vô giá, thể hiện một ước mơ nhiệt huyết, tinh thần đoàn kết của người dân Duy Xuyên. Với diện tích khoảng 700.000m2, những hồ nước xanh biếc nằm ẩn hiện quanh những dòng suối đá và bao phủ lên đó là những cánh rừng phi lao thơ mộng. Nước hồ có màu rất đẹp được tạo ra do đá, rể cây và khi nhìn ở những góc độ khác nhau ta thấy nước lại chuyển màu khác. Không khí nơi đây quang năm trong lành và thoáng đãng
Du lịch sinh thái Duy Sơn
Làng du lịch sinh thái cộng đồng Trà Nhiêu:Thuộc xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên. Nằm cách đô thị cổ Hội An khoảng 03 km theo cầu Trường Giang, du khách có thể đi theo đường bộ từ khu di tích Mỹ Sơn bằng đường bộ đến ngã ba Nam Phước theo trục đường 610 về hướng Đông khoảng 10 km.
Khu du lịch sinh thái Trà Nhiêu
Tài nguyên biển nước ta:Thuộc biển Đông, rộng hơn một triệu km2 , tài nguyên thiên nhiên vùng biển vô cùng phong phú
IV.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
1. Củng cố và kiểm tra đánh giá:
( GV tích hợp bài GDCD lớp 10 bài 15 để một lần nữa khẳng định cần có trách nhiệm cao trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên vì đây chính là nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống vừa phục vụ cho sản xuất)
Câu 1. Tỉnh có tỉ lệ che phủ rừng thấp :
Lai Châu. B.Quảng Bình C Tuyên Quang D.Lâm Đồng

Câu 2.Con vật nào ở Tây Nguyên gắn liền với hình ảnh Bà Triệu ra trận:
a. Con Trâu b. Con Hổ c. Con Voi d.Con Trăn

Câu 3: Loại đất nào khi cải tạo cần bón vôi:
Đất bazan b. Đất cát c. Đất mặn d. Đất phèn
2. Chuẩn bị bài mới: Bảo vệ môi trường và phong chống thiên tai

Chuẩn bị bài mới theo nội dung sau
Cảm ơn Thầy Cô, học sinh, hẹn gặp lại
nguon VI OLET