Tâm lý học đường
LỚP 3
CĂNG THẲNG
HỌC ĐƯỜNG
CHỦ ĐỀ 1
Tiết 1
CĂNG THẲNG
HỌC ĐƯỜNG
CHỦ ĐỀ 1
1.Quan sát
2. Nhận biết
3. Ứng xử
4. Trải nghiệm
QUAN SÁT
Hãy quan sát hình minh họa và mô tả một số biểu hiện của tình trạng căng thẳng học đường mà em biết.
Em không muốn đi học.
Em bỏ bê bài vở.
Em thường xuyên quên lời dặn của thầy cô, cha mẹ.
Em lo lắng, hay khóc thầm.
QUAN SÁT
 Kết luận
Căng thẳng trong học tập là vấn đề mà học sinh thường gặp phải, với nhiều lý do khác nhau khiến học sinh bỏ học.
NHẬN BIẾT
→ Hãy tìm hiểu một số nguyên nhân của tình trạng căng thẳng học đường.
Em bị áp lực vì có nhiều bài tập.
Em chưa thuộc bài.
Nguyên nhân nào dẫn đến căng thẳng?
Em bị cô giáo nhắc nhở vì sao nhãng, mất tập trung.
Em bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt ở trường.
Nguyên nhân nào dẫn đến căng thẳng?
NHẬN BIẾT
 Kết luận
Căng thẳng học đường là do các em chưa thích nghi với môi trường học đường, từ cách ứng xử cho đến việc thực hiện những nội quy, hoạt động học tập.
XEM PHIM
Tiết 2
ỨNG XỬ
a. Ứng xử khi em bị căng thẳng học đường.
Em chia sẻ với người thân và thầy cô về nguyên nhân gây căng thẳng để được giúp đỡ.
Em học kĩ năng phân loại các hoạt động hằng ngày và xây dựng thời gian biểu hợp lí.
Cách ứng xử của em như thế nào?
Em rèn luyện khả năng tập trung và cố gắng hoàn thành bài tập về nhà.
Em tập hít thở sâu và thư giãn mỗi khi gặp căng thẳng.
Cách ứng xử của em như thế nào?
ỨNG XỬ
 Kết luận
Để tránh bị căng thẳng học đường, em nên chia sẻ với thầy cô và cha mẹ về những điều khiến em lo lắng hoặc bực bội.
ỨNG XỬ
b. Đọc truyện.
Vân là học sinh giỏi của Trường Tiểu học Mai Văn. Vì mong Vân luôn giữ được thành tích cao trong học tập, gia đình đã tạo mọi điều kiện cho Vân đi học thêm. Nhìn Vân miệt mài học tập, cha mẹ Vân rất hài lòng.
Tuy nhiên, đến năm lớp Ba, Vân thường lảng tránh khi mọi người nói về việc học tập của mình. Vân dần lơ là, không muốn học nữa. Kết quả học tập của Vân giảm sút.
CHUYỆN BẠN VÂN
Em hãy trao đổi với bạn về tình huống trong câu chuyện này.
Câu hỏi định hướng
Điều gì khiến Vân từ một học sinh giỏi trở nên không muốn học nữa?
Một số phân tích tình huống
- Vân được gia đình kì vọng học thật giỏi. Điều này tạo cho Vân một áp lực rất lớn.
- Để đạt được sự kì vọng của gia đình, Vân phải học thêm nhiều kiến thức nâng cao ở ngoài nhà trường. Thế nên Vân hầu như không có thời gian vui chơi và nghỉ ngơi.
Học sinh trả lời câu hỏi
Đến năm lớp Ba, Vân có biểu hiện gì?
............................................................................
Nguyên nhân của biểu hiện này là gì?
............................................................................
Theo em, Vân nên ứng xử như thế nào trước tình huống này?
............................................................................
ỨNG XỬ
 Kết luận
Chúng ta không nên quá căng thẳng học đường, nên chia sẻ với người thân, thầy cô giáo và bạn bè.
TRẢI NGHIỆM
a. Hoạt động cá nhân
Hãy viết về những tình huống đã khiến em căng thẳng trong việc học và nguyên nhân của sự căng thẳng đó.
Tình huống căng thẳng
Nguyên nhân gây căng thẳng
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TRẢI NGHIỆM
b. Hoạt động nhóm
Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 6 học sinh.
Từng thành viên trong nhóm kể về những điều khiến mình căng thẳng trong học tập và cả nhóm cùng thảo luận cách vượt qua, theo các gợi ý ở phần Ứng xử.
THẢO LUẬN NHÓM
XEM PHIM
CHÚC CÁC EM NGÀY MỚI
VUI VẺ!
Good bye!
nguon VI OLET