KÍNH CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM


Mã lớp học phần: 2019 - GE 4045
Giảng viên: Nguyễn Thị Xuân Đài
Năm học: 2019-2020
Bộ môn: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

1. Trần Quỳnh Như
2. Đào Thị Mỹ Thanh
3. Đào Thị Phương Thảo
4. Huỳnh Thị Thanh Thúy
5. Nguyễn Phương Hồng Hân
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
1
2
3
4
1.1 Giáo dục và nhân cách
1.2 Hoạt động và nhân cách
1.3 Giao tiếp và nhân cách
1.4 Tập thể và nhân cách
1.Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách
1.Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách

1.1 Giáo dục và nhân cách
* Khái niệm giáo dục: là hoạt động đặc trưng của xã hội, là quá trình tác động tự giác, chủ động đến con người nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo yêu cầu của xã hội.
* Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường và xã hội đến thế hệ trẻ nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách toàn diện.
* Vai trò: giáo dục nắm vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
1.Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách

1.1 Giáo dục và nhân cách
* Ý nghĩa của giáo dục:
- Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Với mục tiêu là hình thành những mẫu người cụ thể, mô hình nhân cách phát triển đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống và xã hội.
- Giáo dục tác động đến con người một cách có hiệu quả nhất. Tạo điều kiện để mỗi cá nhân lĩnh hội được nền văn hóa xã hội,lịch sử đã được tinh lọc và hệ thống hóa để tạo nên nhân cách của mình một cách một cách nhanh chóng.
- Giáo dục phát huy những mặt mạnh của các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Giáo dục uốn nắn những sai lệch nhân cách, làm cho nó phát triển theo đúng mong muốn của xã hội.
1.Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách
1.2 Hoạt động và nhân cách
* Khái niệm hoạt động: là phương thức tồn tại của con người; dù có ở thời kì nào, lứa tuổi nào thì con người cũng hoạt động.
* Hoạt động có 2 quá trình xuất tâm và nhập tâm :
- Quá trình đối tượng hóa “xuất tâm” : chủ thể chuyển năng lượng của mình thành sản phẩm hoạt động. Tâm lý con người được bộc lộ được khách quan hóa trong quá trình làm ra sản phẩm.
- Quá trình chủ thể hóa “nhập tâm” chủ thể chuyển nội dung khách thể vào bản thân mình tạo nên tâm lý, ý thức nhân cách của bản thân. Là quá trình con người lĩnh hội thế giới.
Vì vậy, thông qua hoạt động con người một mặt lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người, một mặt xuất tâm những sức mạnh thể chất và tinh thần của mình vào xã hội .
1.Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách

1.3 Giao tiếp và nhân cách
* Khái niệm giao tiếp: giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã hội loài người,không có giao tiếp thì không có xã hội. Giao tiếp còn là điều kiện tồn tại và phát triển tâm lý, nhân cách của mỗi cá nhân.
* Vai trò:
- Giao tiếp là điều kiện cho sự phát triển tâm lý, là con đường hình thành nhân cách.
- Giao tiếp giúp con người gia nhập vào quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, các chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Thông qua giao tiếp, con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại.
- Trong giao tiếp, con người nhận thức được chính bản thân mình thông qua sự so sánh, đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân để hình thành thái độ cảm xúc với bản thân, năng lực tự ý thức.
Giao tiếp là hình thức đặc trưng trong quan hệ người với người, là yếu tố cơ bản của sự hình thành và phát triển tâm lý ý thức nhân cách.
1.Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách

1.4 Tập thể và nhân cách
* Nhân cách của con người được hình thành trong môi trường xã hội: gia đình, làng xóm, tập thể,... trong đó gia đình là một dạng nhóm là chiếc nôi nuôi dưỡng đầu tiên của nhân cách con người, tiếp đó con người có thể là thành viên của nhiều nhóm xã hội khác:
- Nhóm chính thức (tập thể)
- Nhóm không chính thức
- Nhóm chuẩn mực
- Nhóm quy chiếu
1.Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách

1.4 Tập thể và nhân cách
* Vai trò của tập thể:
- Có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Giúp con người tìm thấy chỗ đứng của mình và thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, hoạt động.
- Tác động đến nhân cách và giúp đỡ nhân cách qua hoạt động cùng nhau, qua dư luận tập thể, truyền thống tập thể.
- Là điều kiện và phương tiện thể hiện và hình thành những năng khiếu năng lực và phẩm cách của nhân cách.
Sự hình thành và phát triển nhân cách phụ thuộc vào nhiều yếu tố, các yếu tố tác động đan xen vào nhau, bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau thúc đẩy sự hình thành và phát triển nhân cách.
2. Sự hoàn thiện nhân cách
- Nhân cách được hoàn thiện khi nó đáp ứng yêu cầu xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định. Khi xã hội luôn phát triển, con người phải tự điều chỉnh nhân cách của mình theo yêu cầu mới của xã hội.
- Sự hoàn thiện nhân cách thông qua việc cá nhân tự ý thức, rèn luyện, giáo dục, tự học, bồi dưỡng... để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống.
1
2
3.1 Chuẩn mực của hành vi
3.2 Phân loại các hành vi sai lệch và cách khắc phục
1.4 Tập thể và nhân cách
3. Những sai lệch trong sự phát triển nhân cách
3. Những sai lệch trong sự phát triển nhân cách
3.1 Chuẩn mực của hành vi
a.Các góc độ xem xét chuẩn mực hành vi
- Chuẩn mực xét về mặt thống kê: đại đa số các thành viên trong cộng đồng có hành vi tương tự nhau trong các hoàn cảnh xác định nào đó được xem là chuẩn mực, ngược lại gọi là lệch chuẩn.
- Chuẩn mực quy định (quy ước): do cộng đồng, xã hội đặt ra. Được đưa ra trên cơ sở những yêu cầu chung của cộng đồng đối với từng thành viên (pháp luật, đạo đức, truyền thống,...); hành vi ngược lại gọi là hành vi lệch chuẩn.
- Chuẩn mực chức năng: được xác định ở mỗi cá nhân, cá nhân đặt ra mục đích cho hành động của mình. Hành vi được xem là hợp chuẩn khi hành vi phù hợp với mục đích đặt ra; ngược lại gọi là hành vi lệch chuẩn.
 Sự hợp chuẩn hay lệch chuẩn của một hành vi không phải do cá nhân phán xét mà hãy phán xét hành vi đó có được môi trường chấp nhận hay không.
3. Những sai lệch trong sự phát triển nhân cách
3.1 Chuẩn mực của hành vi
b.Các mức độ sai lệch hành vi
- Sai lệch ở mức độ nhẹ và chỉ ở một số hành vi: cá nhân có những hành vi không bình thường nhưng không ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động chung của cộng đồng, gia đình, cá nhân. Mức độ này không trầm trọng, mọi người xung quanh có thể chấp nhận tuy họ không hoàn toàn thoải mái.
- Sai lệch ở mức độ nặng và ở hầu hết các hành vi của cá nhân: từ hành vi sinh hoạt cá nhân đến hành vi trong công việc chung với nhiều người. Mức độ này ảnh hưởng đến đời sống cá nhân và hoạt động chung của cộng đồng.
3. Những sai lệch trong sự phát triển nhân cách
3.2 Phân loại các hành vi sai lệch và cách khắc phục
Sai lệch thụ động: cá nhân không nhận thức đầy đủ hoặc nhận thức sai các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Nguyên nhân: do cá nhân có quan điểm riêng quá khác biệt với mọi người nên không chấp nhận các chuẩn mực chung.
Cách khắc phục:
+ Cung cấp thêm kiến thức cho họ về chuẩn mực đạo đức.
+ Thuyết phục từ từ để họ hiểu đúng chuẩn mực và tự điều chỉnh hành vi của họ.
3. Những sai lệch trong sự phát triển nhân cách
3.2 Phân loại các hành vi sai lệch và cách khắc phục
Sai lệch chủ động: cá nhân cố ý làm khác đi so với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Nguyên nhân
+ Do không kiềm chế nổi nhu cầu của bản thân.
+ Do ý thức tuân theo chuẩn mực còn yếu.
+ Do chuẩn mực của xã hội chưa nghiêm.
Cách khắc phục:
+ Cần có sự giáo dục thường xuyên của cộng đồng.
+ Tạo môi trường cộng đồng đoàn kết, trong sạch,không có cơ hội cho hành vi sai lệch xuất hiện.
BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
Thank You
nguon VI OLET