Chương i. Những vấn đề chung của tâm lý học TDTT
I.Tâm lý học tdtt là một lĩnh vực chuyên nghành của khoa học tâm lý.

1. Tâm lý học thể dục thể thao là gì? tượng, nhiệm vụ của Tâm lý học thể dục thể thao?
1/ Tâm lý học thể dục thể thao: Là một lĩnh vực chuyên nghiên cứu tâm lý của con người trong hoạt động thể dục thể thao.
2/ Đối tượng của tâm lý học thể dục thể thao: Là tất cả các hiện tượng tâm lý của con người (bao gồm các quá trình trạng thái tâm lý và thuộc tính tâm lý) nảy sinh trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau của hoạt động thể thao.
3/ Nhiệm vụ của tâm lý học thể dục thể thao:
a/ Nhiệm vụ cơ bản của tâm lý học thể dục thể thao là nghiên cứu để xác định đặc điểm và quy luật nảy sinh phát triển của các hiện tượng tâm lý trong hoạt động thể thao.
b/ Nhiệm vụ cụ thể:
- Nghiên cứu những vấn đề tâm lý của việc học tập các hành vi vận động nói chung. Đặc biệt là những vấn đề tâm lý của việc tiếp thu và hoàn thiện kỹ, chiến thuật thể thao chuyên môn. Nhằm đcơ sở tâm lý để nâng cao hiệu quả học tập động tác thể thể thao và hoàn thiện kỹ, chiến thuật động tác trong các môn chuyên sâu.
- Nghiên cứu những vấn đề tâm lý nảy sinh trong tập luyện và thi đấu thể thao ( ví dụ các trạng thái trong và sau thi đấuNhằm đạt cơ sở tâm lý cần thiết đảm bảo cho vận động viên đạt thành tích cao tới mức giới hạn.
- Nghiên cứu các vấn đề tâm lý của tập thể thao để đạt cơ sở tâm lý cho việc tổ chức và lãnh đạo tập thể thể thao.
- Xây dựng hoặc cải biện các phương pháp nghiên cứu tâm lý để nghiên cứu khách quan tâm lý của vận động viên thể thao.
- Nghiên cứu mô hình tâm lý của vận đọng viên ở các môn chuyên sâu và đẳng cấp khác nhau để đạt cơ sở tâm lý cho việc huấn luyện và tuyển trọn vận động viên.
- Nghiên cứu những vấn đề tâm lý của thể thao nghỉ ngơi, thể thao trong thời gian rỗi và hồi phục sức khoẻ để đạt cơ sở tâm lý cho việc phát triển thái độ và thói quen tập luyện thể thao thường xuyên ở mọi người, nhằm mục đích tăng cường và nâng cao sức khoẻ.



2. Tâm lý học TDTT là một lĩnh vực chuyên nghành của khoa học tâm lý.
Lý thuyết hoạt động trong tâm lý học hiện đại cũng cho rằng: hoạt động thể lực và hoạt động tâm lý luôn thống nhất, chúng là yếu tố nội hàm trong cấu trúc hoạt động của con người. Hoạt động TDTT tuy có tính chất đặc trưng là hoạt động thể lực nhưng không thể tách rời dược hoạt động tâm lý hoặc coi nhẹ vai trò của nó trong tổ chức hoạt động, cũng như trong giảng dạy giáo dục, huấn luyện. Hoạt động TDTT của con người bắt nguồn từ nhu cầu tất yếu khách quan: tích cực vận động sống của cơ thể người, tích cực tồn tại và sáng tạo của nhân cách con người trong xã hội. Đó
nguon VI OLET