KÍNH CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH HÔM NAY
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA GIÁO DỤC
LỚP: ĐHGDTH19A


TÂM LÝ HỌC TIỂU HỌC

Mã lớp học phần: GE 4071N
Giảng viên: Nguyễn Thị Xuân Đài
Năm học: 2019-2020
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

1. Trần Quỳnh Như
2. Đào Thị Mỹ Thanh
3. Đào Thị Phương Thảo
4. Huỳnh Thị Thanh Thúy
5. Nguyễn Phương Hồng Hân
Chương 5: TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH NGƯỜI GIÁO VIÊN



GIAO TIẾP SƯ PHẠM CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Khái niệm giao tiếp sư phạm
Giao tiếp là gì ?
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.
Giao tiếp sư phạm là một thành phần căn bản của năng lực sư phạm
Cốt lõi hoạt động giáo dục nằm trong việc tổ chức sự phát triển nhân cách trẻ em. Trong hoạt động của mình, giáo viên luôn đối diện với những chủ thể sống động, nhạy cảm. Những hình thức tổ chức giáo dục cơ bản ở trường học (bài học, tham quan, lao động,...) đều diễn ra trong điều kiện tiếp xúc thường xuyên giữa giáo viên và học sinh. Vì vậy, có thể thấy năng lực giao tiếp sư phạm có vai trò to lớn như thế nào trong cấu trúc năng lực sư phạm.

Giao tiếp sư phạm là gì?
Giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính nghề nghiệp giữa giáo viên và học sinh trong quá trình giáo dục, có chức năng sư phạm nhất định, tạo ra các tiếp xúc tâm lí, xây dựng bầu không khí tâm lí thuận lợi cùng các quá trình tâm lí khác (chú ý, tư duy...) tạo ra kết quả tối ưu của quan hệ thầy trò trong hoạt động dạy và hoạt động học cũng như trong nội bộ tập thể học sinh.
(Một số hình ảnh về giao tiếp sư phạm)
Đặc trưng giao tiếp sư phạm
GTSP mang tính chuẩn mực
GV chủ yếu tác động đến HS bằng tình cảm
GV tác động đến HS bằng nhân cách của mình
GTSP là GTXH, được XH thừa nhận tôn trọng
Đặc trưng giao tiếp sư phạm
Giao tiếp sư phạm mang tính chuẩn mực (mẫu mực).
Tính chuẩn mực là một tất yếu trong giao tiếp sư phạm. Khi giảng bài, đánh giá học sinh và gặp gỡ trò chuyện với học sinh, giáo viên phải luôn có sự mẫu mực, thống nhất giữa lời nói với việc làm...phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên chủ yếu tác động đến học sinh bằng tình cảm.

+ Giáo viên tác động bằng tình cảm của mình.
+ Giáo viên tác động tới mặt tình cảm của học sinh.
Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên tác động đến học sinh bằng nhân cách của mình.
+ Giáo viên dùng nhân cách của mình làm công cụ tác động. Hiệu quả tác động bằng lời nói hay hành động tới học sinh do nhân cách của giáo viên quy định.
+ Giáo viên không thể giáo dục một phẩm chất nào đó cho học sinh mà bản thân họ chưa có.
Giao tiếp sư phạm là giao tiếp xã hội, được xã hội thừa nhận và tôn trọng.
+ Giao tiếp sư phạm diễn ra trong môi trường sư phạm - an toàn, lành mạnh.
+ Nhà nước và xã hội đều tôn trọng người thầy giáo.
Nguyên tắc giao tiếp sư phạm
Nguyên tắc giao tiếp sư phạm: là hệ thống những quan điểm, nhận thức chỉ đạo định hướng hệ thống thái độ, hành vi ứng xử của nhà giáo dục đối với các chủ thể khác trong quá trình giao tiếp sư phạm.
Những nguyên tắc chung
Tính
khoa
học
Tính
đạo
đức
Tính
dân
tộc
Tính
thẩm

Tính khoa học: nội dung, hình thức, phương pháp phải phù hợp với mục đích, tính chất quá trình giao tiếp
Tính đạo đức: quý trọng, tin tưởng, chia sẻ, tự trọng, khiêm tốn,...
Tính dân tộc: thể hiện tâm lí dân tộc, bản sắc, tính cách dân tộc
Tính thẩm mĩ: đẹp, duyên,...
Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp
Nhân cách mẫu mực trong giao tiếp sư phạm
Có thiện chí trong giao tiếp
Đồng cảm trong giao tiếp
Những nguyên tắc cụ thể
- Trong giao tiếp, coi học sinh là một cá nhân, một con người và đầy đủ các quyền được vui chơi, học tập, lao động, nhận thức,... bình đẳng trong các mối quan hệ xã hội.

Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp
- Tôn trọng nhân cách học sinh, có thể quan sát các biểu hiện:
+ Biết lắng nghe học sinh trình bày ý muốn, nguyện vọng của mình, không nên ngắt lời học sinh.
+ Biết thể hiện các phản ứng biểu cảm của mình một cách chân thành với học sinh.
Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp
+ Không dùng từ ngữ, câu xúc phạm đến nhân cách học sinh.
+ Tránh những hành vi bộc phát, ngẫu nhiên khi tiếp xúc với học sinh.

Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp
+ Trang phục gọn gàng, sạch sẽ, không lôi thôi, luộm thuộm.
+ Tôn trọng nhân cách học sinh chính là tôn trọng nhân cách giáo viên.
Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp
- Giáo viên hàng ngày giao tiếp với học sinh. Mọi hành vi, cử chỉ, cách nói năng của thầy cô đều trực tiếp tác động vào học sinh.
- Nhân cách mẫu mực thường xuyên rèn luyện.
- Nhân cách mẫu mực tạo ra uy tín đảm bảo thành công trong giao tiếp sư phạm.
- Nhà trường là trung tâm văn hóa của địa phương. Do vậy nhân cách của giáo viên phải là nhân cách mẫu mực cho học sinh noi theo.
Nhân cách mẫu mực trong giao tiếp sư phạm
- Biểu hiện của nhân cách mẫu mực:
+ Sự mẫu mực về trang phục, hành vi cử chỉ, hành vi ngôn ngữ nói phải thống nhất.
+ Thái độ phù hợp với các phản ứng hành vi.
+ Sử dụng hành vi ngôn ngữ phong phú, phù hợp với tình huống, nội dung và đối tượng giao tiếp.

Nhân cách mẫu mực trong giao tiếp sư phạm
- Nhiệm vụ của giáo viên là truyền đạt tri thức cho học sinh, với thiện chí của mình giáo viên đem hết tài năng, trí lực ra hướng dẫn học sinh.

Có thiện chí trong giao tiếp
- Giúp học sinh nhận thức rằng khi giáo viên trách phạt, phê bình, phạt lao động… đều xuất phát từ thiện ý tốt của thầy cô vì sự trưởng thành nhân cách học sinh.

Có thiện chí trong giao tiếp
- Thiện ý của giáo viên rõ nét nhất trong đánh giá, nhận xét học sinh khi làm bài. Trong trường hợp đặc biệt, giáo viên “tạm ứng niềm tin” để học sinh phấu đấu vươn lên.
- Thiện ý còn thể hiện trong việc giao công việc lớp cho học sinh.
- Đôi lúc giáo viên còn phải làm “trọng tài” phân xử việc mất sách giáo khoa, mất tiền,…những trường hợp này đòi hỏi giáo viên phải có hành vi ứng xử “hướng thiện và hành thiện”
Có thiện chí trong giao tiếp
- Nguyên tắc này được hiểu là giáo viên biết đặt vị trí mình vào vị trí học sinh trong quá trình giao tiếp sư phạm. Nhờ có sự đồng cảm, giáo viên mới có biện pháp giảng dạy, giáo dục có hiệu quả.
- Đồng cảm là cơ sở hình thành mọi hành vi ứng xử nhân hậu, độ lượng, khoan dung đối với học sinh.
- Ngược với sự đồng cảm là cách giải quyết cứng nhắc, theo nội quy mà áp dụng.
Đồng cảm trong giao tiếp
- Để thực hiện hành vi ứng xử với học sinh theo nguyên tắc này giáo viên phải quan tâm, tìm hiểu, nắm vững hoàn cảnh gia đình các em.


Đồng cảm trong giao tiếp
Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm phân tích trên bao giờ cũng thống nhất, tác động qua lại biện chứng nhau. Những nguyên tắc này nhằm hoàn thiện nhân cách giáo viên góp phần xây dựng, phát triển nhân cách học sinh. Để giao tiếp với học sinh thành công, mỗi giáo viên phải luôn thực hiện triệt để các nguyên tắc này.
Kĩ năng giao tiếp sư phạm
Kĩ năng giao tiếp sư phạm: là hệ thống những thao tác, cử chỉ, điệu bộ hành vi (kể cả hành vi ngôn ngữ) phối hợp hài hòa, hợp lí của giáo viên, nhằm đảm bảo cho sự tiếp xúc với học sinh đạt kết quả cao trong dạy học và giáo dục, với sự tiêu hao năng lượng tinh thần và cơ bắp ít nhất trong những điều kiện thay đổi.
Các kĩ năng giao tiếp sư phạm
Kĩ năng định hướng giao tiếp
Kĩ năng định vị
Kĩ năng điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp
Kĩ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp
Kĩ năng điều khiển bản thân
Kĩ năng xử lí tình huống sư phạm
- Kĩ năng định hướng giao tiếp được biểu hiện ở khả năng dựa vào sự biểu lộ bên ngoài như sắc thái biểu cảm ngữ điệu, thanh điệu của nội dung, cử chỉ, điệu bộ, động tác,... mà phán đoán chính xác những trạng thái tâm lí bên trong của đối tượng giao tiếp.
Kĩ năng định hướng giao tiếp
- Kĩ năng định hướng giao tiếp bao gồm:
+ Kĩ năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói.
+ Kĩ năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào nhận biết bên trong của nhân cách.
- Kĩ năng định hướng giao tiếp có thể chia nhỏ hơn:
+ Định hướng trước khi giao tiếp.
+ Định hướng trong quá trình tiếp xúc với học sinh, tập thể học sinh hoặc phụ huynh học sinh.
Kĩ năng định hướng giao tiếp
 Ý nghĩa:
- Quyết định thái độ và hành vi giáo viên tiếp xúc với học sinh.
- Giúp giáo viên xây dựng được:
+ “Mô hình nhân cách học sinh giả định”.
(Định hướng trước khi giao tiếp)
+ “Mô hình nhân cách học sinh thực”.
(Định hướng bắt đầu tiếp xúc)
+ “Mô hình nhân cách học sinh đúng, chính xác”.
(Định hướng suốt cả quá trình tiếp xúc)
Kĩ năng định hướng giao tiếp
- Là khả năng xây dựng mô hình tâm lý, phác thảo chân dung nhân cách học sinh đạt mức tương đối chính xác, đồng thời xác định được vị thế của giáo viên và học sinh trong quá trình giao tiếp.

Kĩ năng định vị
- Kĩ năng định vị của giáo viên còn thể hiện ở chỗ:
+ Biết xác định đúng không gian và thời gian giao tiếp.
+ Giáo viên có hành vi ứng xử phù hợp.
+ Giáo viên biết xác định được vị trí của mình trong quá trình giao tiếp.
+ Giáo viên biết đóng vai trò như thế nào trong quá trình giao tiếp.
Kĩ năng định vị
 Ý nghĩa:
Là kĩ năng biết xác định vị trí trong giao tiếp, biết đặt vị trí của đối tượng để có thể “thương người như thể thương thân” và biết tạo ra điều kiện để đối tượng chủ động giao tiếp với mình.
Kĩ năng định vị
- Là khả năng thu hút đối tượng, đề tài giao tiếp, duy trì nó và xác định được nguyện vọng, hứng thú của đối tượng giao tiếp, biết làm chủ trạng thái xúc cảm của bản thân, biết sử dụng các phương tiện giao tiếp.
- Điều khiển quá trình giao tiếp rất phức tạp, vì nó gồm nhiều thành phần tâm lí tham gia. Trước hết là nhận thức, cùng với nhận thức là hệ thống thái độ và sự biểu lộ nhận thức, thái độ của hành vi, hành động ứng xử. Sự phối hợp nhận thức, thái độ và hành động không phải lúc nào cũng đồng nhất.
Kĩ năng điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp
- Kĩ năng điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp gồm các thành phần sau:
+ Biết phát hiện (bằng quan sát) những thay đổi trên nét mặt, cử chỉ, điệu bộ..., sự vận động toàn cơ thể của đối tượng giao tiếp.
+ Biết lắng nghe - nghĩa là biết tập trung chú ý, hướng hoạt động ý thức của chủ thể giao tiếp để lắng nghe đối tượng giao tiếp nói, phát âm, để hiểu nội dung ngôn ngữ nói.
Kĩ năng điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp
+ Biết xử lí thông tin - thông thường ngay trong khi nhìn, nghe, tiếp nhận các thông tin từ học sinh, ở giáo viên luôn có quá trình sàng lọc, thu nhận, đối chiếu, so sánh với các thông tin vốn có trong kinh nghiệm của mình.
+ Biết điều khiển - nghĩa là giáo viên có hành vi ứng xử phù hợp, khoa học, đúng, chính xác với nhu cầu, mong muốn của học sinh.
Kĩ năng điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp
- Phương tiện giao tiếp đặc trưng của con người là lời nói (ngôn ngữ).
- Nếu nội dung của lời nói tác động vào ý thức thì ngữ điệu của nó tác động mạnh mẽ đến tình cảm con người.
- Việc lựa chọn các từ ngữ một cách có văn hóa, có giáo dục và phải biết dùng nó khi nào trong giao tiếp là điều rất quan trọng.

Kĩ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp
- Có thể nói với giọng nói dịu dàng, nghiêm khắc, mệnh lệnh hay phẫn nộ... nhưng phải phù hợp với những tình huống giao tiếp nhất định.
- Ngoài ngôn ngữ, những phương tiện phi ngôn ngữ như: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười, ánh mắt... có thể bổ sung, hỗ trợ cho việc diễn đạt nội dung và thái độ của người giáo viên trong quan hệ tiếp xúc với học sinh.
Kĩ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp
Là khả năng làm chủ trạng thái xúc cảm của bản thân, biết tự kiềm chế, che giấu được tâm trạng; biết tạo ra hứng thú và cảm xúc tích cực để điều khiển diễn biến tâm trạng của bản thân. Biết dùng các phương pháp, thủ thuật giao tiếp sao cho phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp để đạt được mục đích đã đặt ra.
Kĩ năng điều khiển bản thân
- Là kĩ năng tìm ra những phương thức tác động đến học sinh một cách có hiệu quả nhất, là sự cân nhắc đúng đắn nhiệm vụ sư phạm cụ thể phù hợp với những đặc điểm và khả năng của cá nhân cũng như tập thể học sinh trong từng tình huống sư phạm.

Kĩ năng xử lí tình huống sư phạm
- Nói cách khác, sự khéo léo ứng xử sư phạm là kĩ năng trong bất cứ trường hợp nào cũng tìm ra được những tác động sư phạm đúng đắn nhất như là một nghệ thuật.
- Trong quá trình giáo dục, giáo viên thường đứng trước nhiều tình huống sư phạm khác nhau, đòi hỏi phải giải quyết linh hoạt, đúng đắn và có tính giáo dục cao.
Kĩ năng xử lí tình huống sư phạm
- Kĩ năng này được biểu hiện:
+ Sự nhạy bén về mức độ sử dụng bất cứ một tác động sư phạm nào: khuyến khích, trách phạt,...
+ Nhanh chóng xác định được vấn đề xảy ra và kịp thời áp dụng những biện pháp thích hợp.

Kĩ năng xử lí tình huống sư phạm
+ Quan tâm đầy đủ, chu đáo, có lòng tốt, tế nhị, vị tha, có tính đến đặc điểm cá nhân từng học sinh.
+ Biết phát hiện kịp thời và giải quyết khéo léo những vấn đề xảy ra bất ngờ, không nóng vội, không thô bạo.
+ Biết biến cái bị động thành cái chủ động, giải quyết một cách mau lẹ những vấn đề phức tạp đặt ra trong công tác dạy học và giáo dục.
Kĩ năng xử lí tình huống sư phạm
Ngoài các kĩ năng trên, trong điều kiện hiện nay khi mà công nghệ đang ngày càng phát triển và đang được vận dụng sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực, các loại hình nhà trường. Kĩ năng giao tiếp sư phạm của người giáo viên còn được thể hiện ở việc sử dụng thành thạo phương tiện kĩ thuật (giáo án điện tử, máy chiếu, email, internet,...) trong việc dạy học.
Bài thuyết trình của nhóm đến đây là kết thúc
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe
Mời các nhóm bạn nhận xét và đặt câu hỏi thắc mắc dành cho nhóm mình.
Thank You
nguon VI OLET