SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH

TẬP HUẤN
GIÁO DỤC, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO Ở CẤP TIỂU HỌC



Quảng Trung, ngày 12/11/2013

2
Giới thiệu làm quen theo nhóm ĐP
1. Giới thiệu các thành viên trong nhóm:
- Tên
- Nơi công tác
- Sở thích/ khả năng của bản thân
2. Giới thiệu địa phương chú ý gắn kết với tài nguyên môi trường biển, hải đảo
3. Nêu nhu cầu, mong đợi của nhóm với lớp tập huấn
Xây dựng nội quy
Cùng nhau thực hiện
Bầu lớp trưởng, lớp phó:
Quy định thời gian làm việc hàng ngày
Phân công trực nhật
Nhiệm vụ của các nhóm trực nhật:
Điểm danh hàng ngày
Quản lí và phân chia VPP
Kê dọn bàn ghế và vệ sinh phòng học.
Khởi động đầu giờ
Sau tập huấn, HV có khả năng:
- Trình bày những nét khái quát về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo (TNMTBĐ) Việt Nam.
- Phân tích nội dung chương trình, sách giáo khoa của một số môn học (5 môn học), từ đó xác định được các bài học có khả năng tích hợp nội dung giáo dục TNMTBĐ.
Thiết kế KHBH(soạn bài) và dạy học theo hướng tích hợp giáo dục TNMTBĐ.
- Liệt kê được các hình thức tổ chức (HTTC) các hoạt động GDNGLL có nội dung giáo dục TNMTBĐ Việt Nam.
- Tổ chức được các HĐGDNGLL có nội dung giáo dục TNMTBĐ Việt Nam phù hợp với đặc điểm của địa phương.
NỘI DUNG CHÍNH
Biển, hải đảo Việt Nam
Giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong một số môn học










- PP nghiên cứu tài liệu
- PP thảo luận nhóm / cả lớp
- PP Thực hành

PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT TẬP HUẤN
Nội dung 1:
BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM


1. Nêu quan niệm về:
Biển
Đảo
Quần đảo
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
Biển
Biển là một loại hình thủy vực nước mặn của đại dương thế giới, nằm sát các đại lục và ngăn cách với đại dương ở phía ngoài bởi hệ thống đảo và bán đảo, và ở phía trong bởi bờ đại lục (còn gọi là bờ biển).
(Thủy vực là một vùng trũng bất kỳ trên bề mặt Trái Đất có chứa nước thường xuyên, bất kể nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, với hình thái với quy mô khác nhau.
Đại dương thế giới là toàn bộ các thủy vực có chứa nước mặn của Trái Đất và không phân biệt ranh giới. Như vậy, trên hành tinh của chúng ta chỉ tồn tại duy nhất một đại dương thế giới)
Đại dương thế giới chiếm 70,8% diện tích bề mặt Trái Đất
Đại dương thế giới có 4 đại dương, nối thông với nhau
180 triệu km2
93 triệu km2
76 triệu km2
13 triệu km2
Biển
Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, một nước ven biển có 5 vùng biển: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định công bố.

Sơ đồ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở. Theo điều 3 của Công ước Luật Biển năm 1982 thì chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12 hải lý.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải. Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải cũng không quá 12 hải lý.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (vì lãnh hải 12 hải lý, nên thực chất vùng đặc quyền kinh tế có 188 hải lý).
Hình 1.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa. Nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lí thì thềm lục địa ở nơi ấy được tính đến 200 hải lí. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.
Như vậy theo quan điểm mới về chủ quyền quốc gia thì Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên 1 triệu km2 tại Biển Đông.
Đảo và quần đảo
- Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
Về nguồn gốc hình thành, đảo có thể là một bộ phận của đất liền bị tách ra do hiện tượng sụt lún của lục địa (ví dụ đảo Grơnlen của Đan Mạch...), hoặc núi lửa phun ở đáy biển, đại dường (Haoai...), cũng có thể do san hô...

Đảo và quần đảo

- Quần đảo gồm nhiều đảo lớn, nhỏ nằm gần nhau, có quan hệ với nhau về mặt phát sinh và cùng mang một tên chung (ví dụ: quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Philipin...).

Trình bày:
I. Khái quát về biển, hải đảo Việt Nam
1. Vùng biển nước ta.
- Việt Nam có đường bờ biển dài 3260km và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2.
- Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông, bao gồm vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Cả nước có 28 tỉnh/thành phố có biển

Lược đồ 28 tỉnh, thành phố có biển
2. Hệ thống đảo Việt Nam
Vùng biển nước ta có khoảng 4000 đảo lớn, nhỏ được chia thành các đảo ven bờ và xa bờ

- Hệ thống đảo ven bờ chiếm hơn ½ tổng số đảo, phân bố suốt từ biên giới cực Bắc của vùng biển Tổ quốc tại tỉnh Quảng Ninh cho đến sát biên giới phía Tây tỉnh Kiên Giang.

Một số đảo có diện tích khá lớn và dân số khá đông: Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, Phú Quý, Lý Sơn, Côn Đảo.
Còn lại, phần lớn là các đảo nhỏ hoặc rất nhỏ.

- Các đảo xa bờ gồm Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và hai quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng), Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp (tiếp)


2. Nêu khái niệm về:
Môi trường biển.
Tài nguyên biển
Ô nhiễm biển
Khái niệm môi trường biển
Môi trường biển bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của con người và các sinh vật sống trong biển, bao gồm ánh sáng, không khí trên biển, nước biển, đất tại đáy biển và các cơ thể sống trong biển
Khái niệm tài nguyên biển
Những nguồn lợi biển mang lại cho cuộc sống con người. Tài nguyên biển rất đa dạng, được chia ra thành các loại: nguồn lợi hóa chất và khoáng chất chứa trong khối nước và đáy biển, nguồn lợi nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là dầu và khí tự nhiên, nguồn năng lượng sạch khai thác từ gió, nhiệt độ nước biển, các dòng hải lưu và thủy triều; sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất của con người
Khái niệm ô nhiễm biển
Hiện tượng làm biến đổi, xáo trộn các thành 
phần hoá học của nước biển gây ra do các hoạt động trên biển như vận tải (dầu lan vào nước biển), khai thác dầu lửa hoặc do chất thải từ đất liền (các chất thải độc hại...) ảnh hưởng tới đời sống của các loài sinh vật dưới biển và tác động xấu đến sự tăng trưởng, phát triển của chúng.
Ô nhiễm không khí
Vận chuyển hàng hóa trên biển
Thải các chất độc hại ra biển
Thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm
lụcđịa và đáy đại dương
Các hoạt động trên đất liền
5 nguồn gây ô nhiễm biển
(theo công ước Luật biển năm 1982)
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Đọc tài liệu và trình bày:
Nhóm 1+ 2 : Tài nguyên biểnViệt Nam.
Nhóm 3+4 : Tài nguyên hải đảo Việt Nam
Nhóm 5+6: Một số vấn đề về môi trường biển, hải đảo Việt Nam và chủ trương của Đảng, Nhà nước ta đối với vấn đề chủ quyền biển, hải đảo.
(- Viết cô đọng kết quả thảo luận vào giấy A0)

II. Tài nguyên biển, hải đảoViệt Nam
1. Tài nguyên biển: biển nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế
Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên phi sinh vật
*Tài nguyên sinh vật
Việt Nam với hơn 1 triệu ha vùng triều, hơn 50 vạn ha eo vịnh, đầm phá và hơn 110 ngàn ha đất cát ven biển
Tiềm năng nuôi trồng hải sản biển

Nuôi trồng thủy sản
*Tài nguyên phi sinh vật
Dầu mỏ và khí đốt tự nhiên
Tiềm năng du lịch biển
Tiềm năng phát triển hàng hải Việt Nam
Tài nguyên
phi sinh vật
Dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn, khai thác dầu khí bắt đầu từ năm 1986, sản lượng dầu liên tục tăng qua các năm



*Dầu mỏ và khí đốt tự nhiên

- Nước ta có tài nguyên du lịch biển phong phú, dọc bờ biển có trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng.
- Hoạt động du lịch: chủ yếu tập trung khai thác hoạt động tắm biển.
Bãi biển Non nước- Đà nẵng
*Tiềm năng du lịch biển Việt Nam

- Điều kiện thuận lợi:
+ Nước ta nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.
+ Ven biển có nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng cảng nước sâu, một số cửa sông cũng thuận lợi cho xây dựng cảng.
- Phát triển giao thông vận tải biển:
+ Hiện nước ta có hơn 90 cảng biển. Cảng có công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn.
*Tiềm năng phát triển hàng hải Việt Nam
II. Tài nguyên biển, hải đảo Việt Nam
2. Tài nguyên đảo: tài nguyên vị thế vô cùng to lớn và quan trọng của hệ thống đảo ven bờ
Tài nguyên sinh vật với nhiều
vườn quốc gia và khu bảo tồn
Tài nguyên du lịch phong phú
và đa dạng
*Tài nguyên sinh vật

Hệ thực vật trên hệ thống đảo ven bờ có trên 1000 loài
Lớp phủ thảm thực vật là lá chắn bảo vệ các đảo
Vườn quốc gia Bái Tử Long
* Tài nguyên sinh vật

Tài nguyên sinh vật bãi triều và biển nông ven đảo phong phú, là các khu bảo tồn biển quý giá
Ngư trường ở đảo Phú Quốc
*Tài nguyên du lịch
Hệ thống đảo ven bờ có ưu thế về:
Cảnh quan đa dạng
Khí hậu trong lành.
Thế giới động thực vật phong phú.
Nhiều bãi tắm đẹp, cảnh quan kì thú cùng các di tích lịch sử- văn hóa, khảo cố.
-Nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc
Di tích lịch sử nhà tù Côn đảo
III.Một số vấn đề về môi trường biển, hải đảo Việt Nam

1. Nguồn lợi hải sản giảm đáng kể.
Nổ mìn đánh cá
Khai thác rong mơ
Khai thác san hô
III.Một số vấn đề về môi trường biển, hải đảo Việt Nam
2. Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rệt.
Nguyên nhân: do khai thác và vận chuyển khoáng sản, phát triển du lịch biển ồ ạt, chất thải ô nhiễm...
Ống nước thải đổ thẳng ra biển
Bãi biển Long Hải (Vũng Tàu) tràn ngập rác thải của du khách
(Ảnh: Nguyễn Đức, Theo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu)
Nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đổ trược tiếp ra biển khiến một số nguyên tố vi lượng và hàm lượng các chất hữu cơ trong nước biến đột ngột tăng cao. Đây là nguồn thức ăn phong phú cho một số loài tảo biển. Chúng sẽ phát triển và sinh sản theo cấp số nhân. Hiện tượng sinh sản đột phá như vậy khiến một số sinh vật “thuỷ triều đỏ” chết hàng loạt. Xác của các sinh vật này nhuộm đỏ nước biển tạo ra cảnh tượng thuỷ triều đỏ.
Thủy triều đỏ
HẬU QUẢ
Thủy triều đen – sau tràn dầu
Tôm chết, cá chết
Rừng ngập mặn đang chết dần

=> Môi trường biển Việt Nam đang phải chịu các áp lực từ:
Gia tăng dân số
Đô thị hoá nhanh……..
Nông nghiệp
Khai khoáng
Hàng hải
Thủy sản
Năng lượng
Phát triển công nghiệp
Lâm nghiệp
Du lịch
ĐÔ THỊ HOÁ NHANH
NÔNG NGHIỆP
HÀNG HẢI
THUỶ SẢN
NĂNG LƯỢNG
DU LỊCH
LÂM NGHIỆP
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
KHAI KHOÁNG
GIA TĂNG DÂN SỐ
IV. Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta đối với vấn đề chủ quyền biển, hải đảo
- Phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 và ban hành các văn bản pháp lí về phạm vi và chế độ pháp lí về vùng biển và thềm lục địa.
- Tích cực hợp tác và đấu tranh để thực hiện các cam kết quốc tế về biển. Đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo gắn với phát triển kinh tế biển.
- Mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi khoa học kĩ thuật, hiện đại hóa trang bị cho quốc phòng- an ninh
Luật Biển Việt Nam
năm 2012
Nội dung 2:
GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO TRONG MỘT SỐ MÔN HỌC
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp
Dựa vào kinh nghiệm dạy học, đ/c hãy cho biết:
Thế nào là tích hợp? Thế nào là tích hợp nội dung giáo dục TNMTBĐ vào môn học?
Nêu các nguyên tắc tích hợp.
Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục TNMTBĐ vào môn học.
1. Khái niệm tích hợp
Tích hợp là sự kết hợp những phần/ bộ phận trong một tổng thể. Những phần/ bộ phận có thể khác nhau nhưng chúng thích ứng với nhau.
Tích hợp giáo dục TNMT BĐ vào môn học, là sự hoà trộn nội dung giáo dục TNMT BĐ vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
2. Nguyên tắc tích hợp
Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không
làm thay đổi đặc trưng của môn học.
Nguyên tắc 2 : Khai thác nội dung giáo dục
TNMTBĐ có chọn lọc, có tính tập trung vào
bài nhất định, không tràn lan tuỳ tiện
Nguyên tắc 3 : Phát huy cao độ các hoạt động
tích cực nhận thức của học sinh và kinh
nghiệm thực tế của các em.
Nguyên tắc
tích hợp.
3. Mức độ tích hợp
Mức độ toàn phần
Mục tiêu và nội dung của bài trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục TNMT BĐ
Chỉ có một phần bài học có nội dung giáo dục TNMT BĐ, được thể hiện bằng mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học.
Các kiến thức giáo dục TNMT BĐ không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức giáo dục TNMT BĐ
Mức độ bộ phận
Mức độ liên hệ
* Mục tiêu giáo dục tích hợp tài nguyên MTBĐ trong một số môn học:
*Môn đạo đức:
1) Mục tiêu: Giáo dục tài nguyên MTBĐ trong môn Đạo đức hầm giúp học sinh:
- Bước đầu nhận thức được vai trò ý nghĩa to lớn của tài nguyên MTBĐ đối với công cuộc phát triển quê hương, đất nước và cuộc sống con người
- Hình thành và phát triển ở các em thái độ, hành vi và tình yêu biến đảo.
- Biết quan tâm đến môi trường xung quanh, sống hoà hợp thân thiện với thiên nhiên nói chung, biển đảo nói riêng.
- Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên MTBĐ ở lớp, trường, địa phương phù hợp với lúa tuổi.

2) Phương pháp và hình thức tổ chức:
- Dạy tích hợp tài nguyên MTBĐ qua môn đạo đức cần theo hướng tiếp cận quyền tre em và tiếp cận kỹ năng sống.
- Cần phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh qua các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp như trò chơi, thảo luận nhóm, đóng vai, động não….chú trọng tổ chức dạy học gắn với thực tiến cuộc sống hàng ngày của các em.
* Môn TN&XH:
Mục tiêu:
Hiểu một số kiến thức cơ bản ban đàu về:
+ Môi trường,TN biển, hải đảo, bảo vệ TNMT biển, hải đảo.
+ Biết một số tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên biển, hải đảo.
Liệt kê được một số hoạt động của con người làm môi trường biển bị ô nhiễm
- Yêu quý thiên nhiên, mong muốn bảo vệ moi trường nói chung, môi trường biển, đảo nói riêng.
- Hình thành và phát triển một số kỹ năng bảo vệ tài nguyen môi trường biển, hải đảo.
* Môn Lịch sử&địa lí:
1. Mục tiêu:
Hiểu biết ban đầu về biển, hải đảo, TNMT, chủ quyền biển hải đảo và vai trò của biển, hải đảo đối với đời sống sản xuất.
Biết sơ lược về tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguên môi trường biển , hải đảo ở Việt Nam.
Biết được một số biện pháp sử dụng tài nguyên, môi trường biển, hải đảo để phát triển bền vững.
Hình thành và phát triển một số kĩ năng TNMTBĐ trong đời sống hàng ngày.
Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo của Tổ quốc.
Hoạt động 4: Thực hành theo nhóm môn (và theo địa phương)
Đọc nội dung Giáo dục bảo vệ TNMTBĐ trong môn học A.
Thiết kế KHBH(soạn bài) đã được phân công.
Trình bày kế hoạch bài học trước lớp.
Lưu ý: - 6 nhóm: môn học Đạo đức; TNXH; LS và ĐL;
- Đảm bảo có đủ các dạng bài tích hợp.
Nhóm 1+ 2 : Môn Đạo đức lớp 4 (Bài 9: Bảo vệ môi trường) mức độ tích hợp toàn phần .
Nhóm 3+4 : Môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 (Bài 29: Một số loài cây sống dưới nước) mức độ tích hợp liên hệ.
Nhóm 5+6: Môn Lịch sử &địa lí lớp 5 (Bài 1: Địa lí Việt Nam) mức độ tích hợp bộ phận.
(Lưu ý: Viết cô đọng ý tưởng bài giảng vào giấy A0)
71
Chúc các thầy cô nhiều
sức khỏe và thành công
nguon VI OLET