Triệu Thuận, ngày 12 tháng 10 năm 2021
TẬP HUẤN
HỌC THÔNG QUA CHƠI
NĂM HỌC: 2021 – 2022
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRIỆU PHONG
TRƯỜNG TH&THCS TRẦN HỮU DỰC
ĐẶC ĐIỂM HTQC
LỢI ÍCH HTQC
CÁC LOẠI HÌNH HTQC
Hoàn thành sơ đồ K- W-L-H
5 khối hoàn thành 2 cột đầu
1. Học thông qua chơi là gì?
Dự án “Lồng ghép Học thông qua Chơi vào giáo dục tiểu học” (iPLAY Việt Nam) chính thức khởi động từ tháng 12 năm 2019 với sự hợp tác của tổ chức VVOB tại Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự án hướng tới nâng cao năng lực giáo viên thực hiện lồng ghép Học thông qua Chơi vào các hoạt động học tập trên lớp nhằm nâng cao các kỹ năng phát triển toàn diện cho học sinh tiểu học Việt Nam và góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018.


Học thông qua chơi là gì?
Học thông qua Chơi được hiểu theo nghĩa rộng là hướng tiếp cận giáo dục, ở đó học sinh được tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết
vấn đề trong môi trường học tập vui vẻ. Giáo viên kết nối mục tiêu học
tập với hoạt động chơi nhằm thúc đẩy sự tham gia và tự chủ của học
sinh, từ đó góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của người học..
“Học không chỉ đơn thuần là việc ghi nhớ các nội dung kiến thức. Khi trẻ
có nhiều cơ hội chia sẻ ý kiến, thực hành và được lựa chọn học gì và học
như thế nào thì các em sẽ học sâu hơn và có được các kĩ năng phục vụ
cho cuộc sống.
.Chơi không chỉ là chơi các trò chơi hay các hoạt động vận động. Có rất
nhiều loại hoạt động và trải nghiệm mà trẻ được tự do khám phá, tìm tòi
cũng được hiểu là Chơi. Và các hoạt động đó thường có cấu trúc và có
định hướng của giáo viên. Giáo viên cần tin tưởng vào khả năng của học
sinh và nên tạo cơ hội để các em phát huy khả năng tư duy và chủ động
trong hoạt động của mình thay vì giáo viên hướng dẫn chi tiết, dẫn dắt
cụ thể và giải thích mọi điều.”


Thầy, cô có suy nghĩ gì về hình ảnh con bướm và câu nói dưới đây.

2.Đặc điểm của HTQC

Vui vẻ
Tham gia tích cực
Đặc điểm của HTQC
1. Vui vẻ: đây là đặc trưng điển hình của Chơi – HS hứng thú được tham gia chơi, được trải nghiệm những khoảnh khắc hồi hộp, ngạc nhiên, phấn khích hay vui sướng khi mình vượt qua các thử thách. Ví dụ như HS có thể rất vui khi nối đúng từ với tranh phù hợp khi các em học về nghĩa của từ (Tiếng Việt - Lớp 1).
2.Tham gia tích cực: HTQC luôn đòi hỏi HS phải được tham gia vào quá trình hoạt động. Tính tích cực được thể hiện khi các em say sưa và tập trung cao độ vào hoạt động học tập. Ví dụ, HS cùng bạn say mê làm một chiếc đồng hồ từ các nguyên vật liệu tái chế như giấy, bìa các-tông, chai nhựa, que khi các học về các đơn vị thời gian: giờ-phút để đo thời gian (Toán - Lớp 3)… mà quên cả giờ ra chơi.
3.Có ý nghĩa: trong quá trình học, HS có cơ hội liên hệ những điều em đã biết, đã trải quavới những gì em đang học. Thông qua trải nghiệm, thực hành HS có cơ hội thể hiện và mở rộng hiểu biết của mình qua nhiều hình thức như thuyết trình, vẽ tranh, kể chuyện, xếp hình… Ví dụ, HS ở vùng nông thôn sẽ rất tự hào chia sẻ những điều các em biết về cây cọ khi học bài Tập đọc về “Mặt trời xanh của tôi” (Tiếng Việt - Lớp 3).


Đặc điểm của HTQC

4. Có nhiều cơ hội thử nghiệm (có cơ hội được lặp đi lặp lại): có nghĩa là HS có thể thử nghiệm nhiều khả năng khác nhau để trả lời câu hỏi mà em đang tìm hiểu và đưa ra các giả thuyết, tiếp tục đặt câu hỏi tiếp theo. Cách học này sẽ giúp các em tìm ra nhiều phương án giải quyết cho một vấn đề, từ đó hình thành tư duy đa chiều. Ví dụ, HS có giả thuyết, tiếp tục đặt câu hỏi tiếp theo. Cách học này sẽ giúp các em tìm ra nhiều phương án giải quyết cho một vấn đề, từ đó hình thành tư duy đa chiều. Ví dụ, HS có nhiều cơ hội để gấp một chiếc máy bay với các kích cỡ và loại giấy khác nhau. Sau cùng HS sẽ tìm ra được kiểu, loại máy bay nào sẽ có thể bay cao và bay xa nhất (Hoạt độngtrải nghiệm)
.
5. Tương tác xã hội: đây là một công cụ hữu ích cho cả học và chơi. Thông qua thể hiện suy nghĩ mình, qua tương tác trực tiếp, HS sẽ được chia sẻ và hiểu ý tưởng của bạn bè, thầy cô. Từ đó, các em không chỉ cảm thấy thoải mái mà còn cảm thấy gắn kết và tạo mối quan hệ thân thiết với các bạn trong lớp. Ví dụ, hai HS sẽ có nhiều cơ hội trao đổi.


Nối các đặc điểm tương ứng với hình vẽ
Mời quý thầy cô xem một video và phân tích tiết học này có áp dụng HTQC không?
- Nếu có thì tại sao? Thầy cô thấy đặc điểm của HTQC trong video?
3. Lợi ích của Học thông qua chơi
Lợi ích của Học thông qua chơi

1.Học thông qua Chơi giúp học sinh phát triển
THỂ CHẤT

2. Học thông qua Chơi góp giúp học sinh phát
triển NHẬN THỨC

3. Học thông qua Chơi giúp học sinh phát triển
kĩ năng SÁNG TẠO

4. Học thông qua Chơi giúp học sinh phát triển kĩ năng CẢM XÚC

5.Học thông qua Chơi giúp học sinh phát triển kĩ năng XÃ HỘI


Tham gia các hoạt động: sắm vai, vẽ tranh, đóng kịch, kể chuyện, trò chơi; chơi và thử nghiệm hoạt động sáng tạo sẽ giúp cho học sinh có không gian rộng mở để phát triển trí tưởng tượng và hình thành ý tưởng mới.
Học thông qua Chơi giúp học sinh phát triển kĩ năng SÁNG TẠO

Học thông qua Chơi hỗ trợ cho sự phát triển thể chất của học sinh - nền tảng cho học tập.Chơi giúp học sinh phát triển khả năng kiểm soát cơ vận động, khả năng phối hợp, phản xạ và biết được khả năng và giới hạn của cơ thể mình; thử nghiệm để đạt đích cao hơn.
Học thông qua Chơi giúp học sinh phát triển THỂ CHẤT

Học thông qua chơi sẽ giúp học sinh hình thành nhận thức, kỹ năng tìm hiểu kiến thức và tư duy sáng tạo. Khi chơi học sinh có nhiều cơ hội hình thành và củng cố các kĩ năng phục vụ cho việc học.
Học thông qua Chơi góp giúp học sinh phát triển NHẬN THỨC

HTQC sẽ giúp học sinh có động lực, biết tuân thủ các quy định và tập trung hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chơi giúp học sinh biết cách tự chịu trách nhiệm, xác định thời gian, đưa ra cách chơi, luật chơi; tự khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh. Chơi giúp học sinh tăng khả năng tự điều chỉnh và tự chủ.
Học thông qua Chơi giúp học sinh phát triển kĩ năng CẢM XÚC

HTQC tạo cho các em có nhiều cơ hội giao tiếp với các bạn bè cùng trang lứa hiệu quả hơn. HTQC khuyến khích học sinh cùng chơi cùng học với bạn, học cách hiểu bạn mình qua quan sát, lắng nghe và tìm hiểu quan điểm của bạn. Học thông qua chơi giúp học sinh biết cách chia sẻ ý tưởng, thể hiện bản thân, thương lượng và thỏa hiệp khi chơi với bạn, ứng xử hợp lý với nhóm bạn chơi cùng.
Học thông qua Chơi giúp học sinh phát triển kĩ năng XÃ HỘI



4.Các loại hình HTQC








*HTQC tự do hoàn toàn do HS khởi xướng, tổ chức và điều khiển, không có sự tham gia của GV. Với chơi tự do, HS sẽ tự tìm hiểu, chơi và khám phá với ít ràng buộc và giới hạn. Ví dụ các hoạt động của HS trong giờ ra chơi.
*HTQC có định hướng do HS chủ động thực hiện, GV chỉ hỗ trợ, hướng dẫn. GV sẽ hướng dẫn và hỗ trợ HS thực hiện hoạt động và giúp các em kiểm soát quá trình học của mình. GV có thể hỗ trợ bằng cách thiết lập môi trường chơi, tham gia chơi cùng HS, đặt các câu hỏi, gợi ý, đưa ra các ví dụ… Với chơi có định hướng, GV có thể giúp HS có nhiều trải nghiệm học tập với mục tiêu học tập cụ thể.


*Học thông qua trò chơi được thiết kế sẵn với các quy tắc và luật chơi nhưng HS vẫn cảm thấy vui vẻ khi chơi. Ví dụ là các trò chơi xếp hình Tangrams, Sudoku, Uno, cờ vua, chơi bài, trò chơi được lập trình mang tính giáo dục (như Scratch) và các ứng dụng giáo dục (như Kahoot) v.v…
*Học thông qua hướng dẫn chi tiết, cụ thể và kiểm soát của GV, do GV thiết kế với cấu trúc nhất định. GV đặt mục tiêu học tập, đưa ra khuôn khổ, hướng dẫn rõ ràng, chi tiết để HS thực
hiện theo. HS chủ yếu làm theo sự hướng dẫn, kiểm soát trực tiếp mà không có nhiều cơ hội
đưa ra các ý tưởng, quan điểm của cá nhân mình.
Điều khác biệt giữa chơi tự do và chơi có định hướng là gì?

Hãy tưởng tượng một nhóm trẻ đang xây dựng một ngôi nhà khi học về bài “Ngôi nhà của em” _ Lớp 1 _Môn tự nhiên - xã hội. Khi chơi tự do, các em chỉ sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có như lá, vải, giấy, que nhỏ, bìa cát tông, sỏi, đá, khối gỗ nhỏ… để xây căn nhà theo cách các em muốn, không có bất kỳ sự can thiệp nào của GV. Nhưng khi chơi có định hướng, GV sẽ cùng tham gia với em, có thể đặt những câu hỏi mở vào những thời điểm quan trọng (ví dụ: “Em nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu em thử đặt khối gỗ này làm mái nhà?”, hoặc “Tại sao em lại chọn nguyên vật liệu này?"), hoặc đưa ra các dạng nguyên vật liệu làm mái nhà, khung nhà để các em so sánh xem loại nào sẽ chắc hơn, dùng được lâu dài hơn?


5. Các nguyên tắc vận dụng HTQC

1. Kết nối hoạt động HTQC với mục tiêu học tập
2. Khuyến khích sự tự chủ của HS
3. Quản lý lớp học hiệu quả
(GV có thể huy động HS cùng tham gia một số hoạt động quản lý lớp học. Làm như vậy, ngoài việc chia sẻ công việc với GV sẽ giúp tăng tính tự chủ và hợp tác của HS với GV, HS với HS. Từ đó, lớp học được quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn.)
4. Sắp xếp không gian học tập tích cực, cởi mở


Tìm hiểu 4 nguyên tắc thực hiện hiệu quả HTQC
1. Kết nối hoạt động HTQC với mục tiêu học tập
Khi áp dụng HTQC, các hoạt động chơi cần phải gắn với
mục tiêu của bài học/chủ đề để trở thành hoạt động học
tập, giúp học sinh có cơ hội để thực hành và trải nghiệm
các kĩ năng, năng lực.
2. Khuyến khích sự tự chủ của học sinh
Để tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm vui vẻ, có ý nghĩa, tương tác xã hội, tham gia tích cực và có cơ hội thử nghiệm nhiều lần (lặp đi lặp lại), giáo viên cần khuyến kích sự tự chủ của học sinh để các em cảm nhận được mình đang làm chủ quá trình học tập, sẽ có trách nhiệm hơn trong việc học, tự tìm ra những cách mới khám phá thế giới xung quanh và các giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn.








3. Quản lí lớp học hiệu quả
Khi áp dụng HTQC giáo viên cần biết cách quản lý lớp học
để có thể tạo ra một văn hóa lớp học hiệu quả trên cơ sở tôn
trọng, vui vẻ, tích cực và năng động của mọi thành viên.
Như vậy sẽ đáp ứng tốt mọi nhu cầu của học sinh và mục
tiêu của bải học.
4. Sắp xếp không gian học tập tích cực, cởi mở
Nếu bố trí lớp học được thực hiện tốt, lớp học sẽ trở thành một
“giáo viên” – người tổ chức, định hướng và khuyến khích học sinh tham gia. Khi đó không gian lớp học với sự sắp xếp có chủ đích mọi vật dụng, thiết bị sẽ trở thành một yếu tố kích thích sự tò mò của học sinh, khuyến khích học sinh tham gia học tập, đồng thời chính không gian đó sẽ gợi ý cho học sinh cách chơi, cách học.


THẾ NÀO LÀ MỘT GV VẬN DỤNG
HTQC HIỆU QUẢ?

Hãy nhớ rằng: luôn áp dụng 5 đặc điểm và 4 nguyên tắc của HTQC khi bạn chuẩn bị bài dạy:

*Vui vẻ, có ý nghĩa, tham gia tích cực, nhiều cơ
hội thử nghiệm, tương tác xã hội.

*Kết nối hoạt động HTQC với mục tiêu học tập,
khuyến khích sự tự chủ của HS, quản lý lớphọc hiệu
quả và sắp xếp không gian lớp học tích cực, cởi mở.

Học thông qua Chơi với Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018
* Góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung và yêu cầu cần đạt của Chương trình GDPT 2018

* Đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

*Đáp ứng yêu cầu về đổi mới đánh giá học sinh

- Mỗi nhóm đọc một tài liệu về các phương pháp/ kĩ thuật theo một đặc điểm của HTQC.
- Chọn 1 PP/ KT trong tài liệu để nói giới thiệu rõ?
5 khối thảo luận.
6. Làm thế nào để vận dụng HTQC?
Lựa chọn và vận dụng phương pháp/kĩ thuật tổ chức HTQC.
Việc lựa chọn phương pháp/kĩ thuật dạy học không chỉ dựa vào mục tiêu học tập mà còn phải chú ý đến nội dung dạy học; đặc điểm của HS; điều kiện cơ sở vật chất… của nhà trường, địa phương. Hơn nữa, GV cần chú ý đặc biệt tới 5 đặc điểm cơ bản của HTQC: Đảm bảo tính có ý nghĩa của HTQC: HS có liên hệ được những gì đã biết với nội dung học tập không?
Tạo sự vui vẻ trong học tập: sử dụng đa dạng phương pháp, kĩ thuật dạy học..
• Tăng cường sự tham gia của HS trong các hoạt động.
• Tạo ra môi trường tương tác xã hội tích cực cho HS.
Đảm bảo HS có cơ hội thử nghiệm nhiều lần trong các hoạt động học: Khuyến khích HS liên tục suy nghĩ, thử nghiệm các khả năng, đưa ra nhiều giải pháp khác nhau.


Do đó, khi sử dụng phương pháp/kĩ thuật dạy học áp dụng HTQC, GV nên:

* Sử dụng phương pháp/kĩ thuật dạy học gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống của HS.
*Xây dựng các nhiệm vụ học tập phù hợp với năng lực và sở thích của HS.
* Phương pháp dạy học phải đảm bảo và kích thích tính hợp tác và thi đua của HS
*Sử dụng các dụng cụ, đồ dùng học tập gần gũi với những đồ vật, hình ảnh gần gũi với HS.
* Tạo ra sự cân bằng phù hợp giữa việc tham gia của GV với quá trình học tập, khám phá của HS.
* Tăng cường sự tham gia của HS bằng cách xây dựng mối quan hệ hợp tác nhóm trong học tập.



Làm thế nào để vận dụng HTQC?
1. Thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng HTQC.

a. Xác định mục tiêu dạy học theo hướng tiếp cận HTQC.
b. Lựa chọn nội dung phù hợp với mục tiêu đã xác định
c. Lựa chọn và vận dụng phương pháp/kĩ thuật tổ chức HTQC.




.

2. Tổ chức thực hiện

a. Làm thế nào để hoạt động có ý nghĩa?
Tính có ý nghĩa thể hiện ở việc HS kết nối kiến thức bài học với thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Để làm cho hoạt động dạy học trở nên có ý nghĩa đối với HS, khi thiết kế và tổ chức hoạt
động HTQC, GV có thể:
Tạo cơ hội cho HS được vẽ, viết, phát biểu để bộc lộ những kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân nhằm kết nối với nội dung mới của bài học/chủ đề.
Đặt câu hỏi mở, tình huống có vấn đề.
Khi học về các loại đường giao thông, GV có thể tổ chức cho HS vẽ về một phương tiện giao thông mà em thích nhất, sau đó tổ chức triển lãm, quan sát các tranh vẽ, phân loại các tranh theo nhóm các phương tiện giao thông và giải thích → khái quát về các loại đường giao thông và phương tiện giao thông tương ứng.

Đặt câu hỏi mở, tình huống có vấn đề.
Thiết kế bài học/chủ đề với các nhiệm vụ đòi hỏi HS phải tham gia thông qua những câu hỏi, tình huống có vấn đề nhằm tạo tính hấp dẫn, kích thích HS tìm hiểu, khám phá thêm.
*Xây dựng các thao tác thực hành cụ thể gắn với đồ vật, hình ảnh gần gũi. Nội dung, đối tượng học tập trong bài học/chủ đề cần được “hiện thực hoá”, gắn với những đồ vật, hình ảnh gần gũi với HS để giúp các em dễ hiểu và hiểu sâu sắc bài học.

Đưa ra hệ thống các câu hỏi, bài tập tích hợp giữa nội dung được học với những sự việc, hiện tượng, tình huống xảy ra bên ngoài thực tiễn cuộc sống, từ đó có thể phát triển phẩm chất và tăng cường kĩ năng sống cho HS.
VD: Khi dạy HS thực hành xem lịch để nhận biết thứ, ngày, tháng trên lịch (môn Toán),GV có thể tổ chức cho HS hoạt động thực hành gắn với thực tiễn như sau:
Phát cho mỗi bạn một tờ lịch năm.
Nhớ lại ngày sinh nhật của các thành viên trong gia
đình mình.
Xem tờ lịch và khoanh màu vào những ngày đó.
Chỉ trên tờ lịch và chia sẻ với bạn bên cạnh về ngày
sinh nhật của người thân trong gia đình em.

Sử dụng các kĩ thuật Tia chớp, kĩ thuật KWLH… để khơi gợi, huy động và kết nối kiến thức, kinh nghiệm đã có với bài học/chủ đề.
-Kĩ thuật tia chớp: Mở đầu bài học/chủ đề, GV đưa ra một câu hỏi mở (có thể có nhiều câu trả lời khác nhau) để HS nêu ra những quan điểm, ý kiến, kinh nghiệm cá nhân có liên quan đến nội dung bài học mới. HS sẽ lần lượt nêu một đến hai câu trả lời của mình một cách nhanh chóng và ngắn gọn. GV có thể ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng. Sau khi nêu tất cả các câu trả lời của HS, GV cùng HS thảo luận, lựa chọn một số câu trả lời, vấn đề nổi bật để kết nối với bài học/chủ đề sẽ học.
-

Kĩ thuật KWLH:
GV viết một bảng lên bảng hoặc chia thành các nhóm (mỗi nhóm có một bảng) hoặc cá nhân mỗi HS có một mẫu bảng:
K (What we Know)
Những điều em biết
W (What we Want to learn)
Những điều em muốn biết
L (What we Learned)
Những điều emhọc được
H (How can we learn more)
Làm thế nào để em có
thể học được nhiều hơn

b. Làm thế nào để tăng cường sự tham gia của trẻ?
Nhóm chuyên gia:
-Lớp học được chia thành các nhóm, mỗi nhóm đóng vai trò là một nhóm chuyên gia để nghiên cứu, thảo luận về một phần hoặc một chủ đề trong bài học.
-Sau thảo luận, các nhóm chuyên gia sẽ ngồi ở khu vực phía trên lớp, GV yêu cầu nhóm chuyên gia trình bày nội dung, vấn đề đã tìm hiểu, các nhóm còn lại đặt câu hỏi rồi mời nhóm chuyên gia trả lời, giải thích

Khơi dậy trí tò mò:

Đây là cách để thu hút HS tham gia bài học và kích thích sự tò mò của HS. GV tạo cơ hội,
khuyến khích trẻ em tự trải nghiệm thế giới qua các hoạt động mở mà không cần có sự
hướng dẫn của GV. Mục đích là khuyến khích trẻ suy nghĩ độc lập bằng cách dựa trên
những sở thích của trẻ và khám phá những sở thích đó.
+ Một số cách đơn giản để khơi dậy trí tò mò của HS như sau:
Sử dụng một bức tranh, hoặc ảnh hoặc một quyển sách hấp dẫn, có điểm đặc biệt;
Sử dụng một số vật dụng và mẫu vật từ tự nhiên;
Trưng bày các vật liệu cũ theo một cách mới lạ;
Sử dụng đồ dùng theo sở thích của trẻ (ví dụ cọ vẽ hay khủng long đồ chơi);
Đặt các câu hỏi nêu vấn đề; Nói về một sự kiện nổi tiếng/đang diễn ra (ví dụ một buổi thuyết trình hoặc một lễ hội).

Nhìn thấy – Suy nghĩ – Băn khoăn
Thói quen tư duy: Thấy – Suy nghĩ – Băn khoăn bao gồm 3 câu hỏi đơn giản:
GV yêu cầu HS quan sát một đối tượng – có thể là tác phẩm nghệ thuật, hình ảnh, hiện vật hoặc chủ đề – và theo dõi xem HS liên tưởng tới những gì đang xảy ra hoặc quan sát thấy cái gì?
+ Cách tốt nhất là sử dụng. Tiếp theo, GV khuyến khích HS trình bày các suy nghĩ của mình và giải thích vì sao lại có suy nghĩ đó. GV yêu cầu HS suy nghĩ xem mình có băn khoăn gì khi quan sát đồ vật đó hoặc khi nói về chủ đề đó. Để tạo thói quen tốt cho HS, tốt nhất là HS khi trả lời thì sử dụng 3 mẫu câu sau:
+HS có thể viết hoặc vẽ trên giấy câu trả lời, hoặc chia sẻ trước cả lớp. Sau khi HS bày tỏ sự băn khoăn của mình, GV có thể tổ chức cho HS tìm kiếm câu trả lời bằng cách đặt các câu hỏi tiếp theo cho các HS khác và cứ làm như vậy sẽ giúp tư duy của HS liên tục được kích thích và GV chỉ dừng lại khi nào đạt được mục tiêu của hoạt động. Các câu trả lời lần lượt của HS cần được ghi chép lại, giúp mô tả các quan sát, các diễn giải và băn khoăn của lớp. GV sẽ sử dụng những ghi chép này trong suốt quá trình cùng HS nghiên cứu.
Em đã nhìn thấy gì?
Em suy nghĩ gì khi nhìn thấy?
Điều gì làm em ngạc nhiên/băn khoăn?
“Em nhìn thấy…”
“Em nghĩ…”
“Em tự hỏi …”.



Biểu đạt sáng tạo:

Đây là một kĩ thuật có thể giúp HS phát huy năng lực sáng tạo của bản thân và tập thể đối
với nội dung bài học.
Mỗi nhóm HS sẽ chọn một cách sáng tạo riêng của nhóm để trình bày thông tin về một bài học nhất định (kể một câu chuyện, diễn kịch, hát, chơi trò chơi hoặc làm áp phích).
Sau đó, từng nhóm sẽ tự lựa chọn hình thức thể hiện phù hợp (đôi khi GV có thể chỉ định một hình thức nào đó). Các thành viên nhóm chuẩn bị phần trình bày theo cách riêng

của mình.


Tham quan phòng trưng bày:

Sử dụng kĩ thuật Tham quan phòng trưng bày sẽ tạo cơ hội cho HS tham gia tích cực vào
nhiệm vụ học tập. HS đi lần lượt đến từng nhóm để cùng nhau chia sẻ ý tưởng và trả lời
các câu hỏi, tài liệu, hình ảnh, các phương án giải quyết tình huống,…

c. Làm thế nào để tăng cường tương tác xã hội cho HS
Thiết lập và duy trì cách ứng xử dựa trên sự tôn trọng giữa GV với HS, giữa HS với HS trong HTQC.
Mối quan hệ này có thể được thiết lập thông qua những cử chỉ thân thiện, khuyến khích
HS phát biểu ý kiến, sử dụng nhiều lời khen ngợi, không chê bai; tạo tiếng cười trong mỗi tiết dạy.
Thay đổi bối cảnh, hình thức học tập mới mẻ, khác lạ như: học ngoài trời, học qua đi thực tế hoặc hoạt động thử nghiệm... Các hình thức này giúp mở rộng kết nối HS với xã hội và xóa bỏ rào cản giữa các cá nhân và các nhóm. Những cơ hội này thúc đẩy các kĩ năng giao tiếp giữa các cá nhân và kĩ năng xã hội cho HS.

Tổ chức cho HS cùng làm việc theo nhóm:
Việc chia nhóm và yêu cầu HS ngồi theo
nhóm để hợp tác là chưa đủ, GV cần phải tạo ra các quy tắc, điều kiện để các nhóm làm việc hiệu quả và phù hợp. Để tất cả các HS tham gia tích cực và tương tác có chất lượng, GV cần đưa ra các hướng dẫn và kết quả mong muốn cụ thể (mục tiêu và yêu cầu) cho từng hoạt động để HS biết và cùng nhau chia sẻ trách nhiệm thực hiện.

Suy nghĩ - Cặp đôi - Chia sẻ:

+ GV nêu một câu hỏi hoặc bài tập về chủ đề;
+ Mỗi HS tự suy nghĩ về nhiệm vụ trong 2- 5 phút (suy nghĩ);
+ Sau đó HS quay sang bạn bên cạnh để cùng thảo luận (Thảo luận cặp đôi);
+ Hai HS cùng trình bày trước lớp (Chia sẻ).

Tranh luận:

Có thể áp dụng hình thức tranh luận chính thức hoặc không chính thức, cá nhân hoặc theo nhóm, chấm điểm hoặc không chấm điểm. Tranh luận khuyến khích HS nêu quan điểm riêng và thu thập thông tin, lý giải để chứng minh cho quan điểm đó.
+ GV đưa ra một câu hỏi hoặc một chủ đề cụ thể.
+ HS trình bày quan điểm riêng về câu hỏi hoặc chủ đề đó.
+ Tìm các bạn cùng quan điểm tạo thành một nhóm;
+ Nhóm cùng xây dựng lập luận để tranh luận với nhóm có quan điểm đối lập.

Mảnh ghép: Gồm 2 vòng:
Vòng 1 Nhóm chuyên gia: Lớp học chia thành các nhóm với 4-6 HS, mỗi nhóm được giao
1 nhiệm vụ với nội dung học tập cụ thể. Các thành viên nhóm cùng thảo luận để tìm hiểu
và trình bày được nội dung học tập của nhóm.
* Vòng 2 Nhóm mảnh ghép: các thành viên trong nhóm chuyên gia sẽ di chuyển, ghép với
các nhóm khác để tạo thành nhóm mới, trao đổi các nội dung đã thảo luận ở nhóm chuyên
gia với các thành viên nhóm mới, sau đó trình bày trước lớp.


Ổ bi (vòng tròn xoay):
Chia lớp thành 2 nhóm ngồi theo 2 vòng tròn đồng tâm; HS ở hai vòng tròn quay mặt vào nhau để tạo thành các cặp đôi. Một lớp có thể có nhiều cặp ngồi theo 2 vòng tròn đồng tâm khác nhau.
+ GV đặt câu hỏi hoặc nêu một tình huống cụ thể.
Các cặp thảo luận với nhau trong thời gian ngắn, sau đó một trong hai vòng sẽ di chuyển sang trái hoặc phải một hoặc dịch lên/xuống hai vị trí để tạo thành các cặp đôi mới.
+ Tiếp tục như thế cho đến khi GV muốn dừng nội dung thảo luận

d. Làm thế nào để HS có nhiều cơ hội thử nghiệm (lặp đi lặp lại)?
Khi tổ chức các hoạt động HTQC, GV cần tạo cơ hội cho HS khám phá, tìm hiểu các khái niệm mới qua các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu, thử đi thử lại các giả thuyết để tìm ra câu trả lời thỏa đáng, như vậy HS sẽ khám phá và hiểu nội dung bài học sâu hơn.
Khi cho HS học về cách giải quyết vấn đề, GV có thể thực hiện các bước theo qui trình sau: GV nêu vấn đề cần giải quyết → HS làm việc cá nhân hoặc chia sẻ ý tưởng của mình với bạn để đưa ra một số giải pháp → lựa chọn giải pháp khả thi → Phân tích, chọn khả năng thực hiện giải pháp đó → chia sẻ với bạn để bạn góp ý → điều chỉnh theo góp ý của bạn và cân nhắc xem liệu có phương án nào khác nữa không → thử nghiệm giải pháp. Quá trình này khuyến khích sự lặp đi lặp lại trong HTQC, cho phép HS có cơ hội tự khám phá và học sâu hơn do được thử nghiệm thực tế, nếu thất bại sẽ thử đi thử lại cho đến khi tìm ra được kết quả. GV có thể khuyến khích việc lặp lại thông qua hướng dẫn HS bằngcác mục tiêu, câu hỏi, các gợi ý và mô hình.
Thiết kế hoạt động học tập thông qua chuỗi các nhiệm vụ, câu hỏi, tình huống có vấn đề để kích thích các ý kiến trái chiều nhau; đòi hỏi HS phải thử nghiệm; đặt ra nhiều giả thuyết; có nhiều cơ hội thử đi thử lại thực hiện các hoạt động với
kết quả mở.
Khuyến khích HS liên tục suy nghĩ bằng cách luôn đặt ra các câu hỏi sau mỗi hoạt động học tập. Ví dụ: Tại sao em lại trình bày theo cách này? Điều gì khiến em băn khoăn? Em có muốn thử làm theo cách khác không?... trả lời cho 3 câu hỏi: Em nhìn thấy gì? Em có suy nghĩ, nhận xét gì? Điều gì khiến em còn băn khoăn

Chia sẻ cùng bạn
+ Tích cực: Các ý kiến phản hồi cần mang tính xây dựng.
Cụ thể: Các ý kiến phản hồi cần liên quan đến những điều HS nhìn thấy,đọc được, nghe được...
+Có tính hỗ trợ: Các ý kiến phản hồi cần đưa ra các gợi ý về cách thực hiện cải tiến như thế nào, cần những gì để thực hiện và dẫn chứng các ví dụ cụ thể về cách làm.
+ Làm việc theo cách chia sẻ cùng bạn trong lớp (chia sẻ đồng đẳng) là một cách làm hữu hiệu để kích thích sự lặp lại trong lớp học. Cách làm này đều có thế áp dụng trong mọi hoàn cảnh như làm việc nhóm, bài tập viết và bài tập sáng tạo. GV cần hướng dẫn HS cách đưa ra các góp ý, phản hồi hữu ích và mang tính xây dựng bằng cách áp dụng 03 nguyên tắc vàng sau:

e. Làm thế nào để tạo vui vẻ trong hoạt động HTQC?
Nêu các câu hỏi hoặc tình huống có vấn đề chứa yếu tố dự đoán, đố vui, trò chơi mang tính thử thách và gắn với nội dung bài học.
*xây dựng các nhiệm vụ học tập phân hoá để phù hợp với năng lực và sở thích của HS; tạo cơ hội để HS có sự lựa chọn và tham gia các nhiệm vụ học tập phù hợp với bản thân theo các mức độ khác nhau.
Tạo ra sự vui vẻ thông qua những trò chơi vui nhộn có tính thi đua theo đội, nhóm.
Vd:Trò chơi “Tính số người trên xe buýt”
Mục tiêu: Để HS thực hành cộng trừ trong phạm vi 10



Trò chơi “Hạt tiêu”
Cách tiến hành:
Kĩ thuật “Trộn lẫn và kết nối” có thể được thực hiện trong thời gian 10 - 15 phút và có thể được áp dụng cho tất cả các khối lớp và với các môn học. Việc sử dụng kĩ thuật này có thể giúp HS ôn lại các khái niệm đã học hoặc giới thiệu các khái niệm mới bằng cách kết nối với các kiến thức trước đây của mình.
GV chuẩn bị một danh sách các câu hỏi tập trung vào một chủ đề hoặc nội dung đã được học (các câu hỏi ngắn gọn). Ví dụ: Các câu hỏi về các thiên tai và đặc điểm, tác hại của các thiên tai (môn Tự nhiên và Xã hội); Hoặc các câu hỏi về kết quả của các phép tính, bài toán (môn Toán); Hoặc các câu hỏi phát triển, mở rộng vốn từ liên quan đến chủ điểm (môn Tiếng Việt)… GV đọc câu hỏi và chỉ định HS trả lời nhanh.

Sử dụng kĩ thuật “Trộn lẫn và Kết nối”
+ Chia lớp thành 2 nhóm.
+ GV trộn lẫn các thẻ lại với nhau, sau đó phát cho mỗi HS một thẻ.
+ Khi HS tìm thấy người có thẻ phù hợp với mình thì sẽ đứng cạnh nhau tạo thành một cặp.
HS đi quanh phòng, quan sát/đọc câu hỏi và câu trả lời của nhau và tìm người có thẻ
phù hợp với thẻ của mình

Sử dụng kĩ thuật: “Hoàn tất một nhiệm vụ”
GV đưa ra một câu chuyện/một vấn đề/một bức tranh/một thông điệp… mới được giải quyết một phần và yêu cầu HS/ nhóm HS hoàn tất nốt phần còn lại. Ví dụ: Đưa ra một tình huống mà
HS còn băn khoăn chưa biết cách giải quyết (môn Đạo đức); Đưa ra một câu văn và HS phải phát triển, viết tiếp câu văn đó thành một đoạn văn (môn Tiếng Việt)…
HS/nhóm HS thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ HS/nhóm HS trình bày sản phẩm.
+ GV hướng dẫn cả lớp cùng bình luận, đánh giá.

Đánh giá-phát triển

HS tự đánh giá
b. Đánh giá đồng đẳng giữa các HS
c. GV đánh giá HS
d. GV tự đánh giá để rút kinh nghiệm
( bảng kiểm, phiếu…)

THIẾT KẾ BÀI DẠY
Khởi động/Kết nối → Khám phá → Thực hành → Vận dụng.

Nhận diện – Khám phá → Tìm hiểu – mở rộng → Thực hành - vận dụng → Đánh giá
– phát triển.

* Kết nối → Khám phá→ Giải thích → Xây dựng/Thiết lập → Đánh giá
Tiếng Việt (Tiết 144)
Chủ đề 10: Ôn tập và kể chuyện

KỂ CHUYỆN: SỰ TÍCH ĐÈN TRUNG THU
Các nhóm dựa trên giáo án này bổ sung thêm các trò chơi, kỹ thuật dạy học để đáp ứng được các nguyên tắc của HTQC
* Nguyên tắc và hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về HTQC tại trường tiểu học.
1.1. Nguyên tắc bồi dưỡng chuyên môn về Học thông qua Chơi có hiệu quả
Đáp ứng nhu cầu của giáo viên và nhà trường: BDCM không chỉ cần đáp ứng nhu cầu của cá nhân giáo viên mà còn phải phù hợp với chính sách, chiến lược của ngành giáo dục và nhà trường. Trong đó, HTQC là một cách tiếp cận góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
2.Có mục tiêu rõ ràng: Hoạt động BDCM cho giáo viên cần phải có trọng tâm và mục tiêu rõ ràng. BDCM về HTQC cần tập trung vào nâng cao năng lực thực hiện HTQC cho giáo viên trong trường tiểu học. CBQL và giáo viên cần biết chính xác mình muốn gì, tại sao lại mong muốn điều đó. Mục tiêu này phải gắn với việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.


3.Thực hiện thường xuyên và liên tục: Hoạt động BDCM về HTQC cần được thực hiện thường xuyên và định kì dưới các hình thức khác nhau: tập huấn tập trung, sinh hoạt
chuyên môn, hỗ trợ đồng nghiệp,… Đồng thời, giáo viên cần tích cực áp dụng HTQC trong lớp học của mình.

4.Tích cực suy ngẫm và phản hồi: BDCM về HTQC không chỉ là truyền thụ kiến thức và hướng dẫn kĩ năng cho giáo viên mà còn phải thúc đẩy giáo viên tự suy ngẫm và cởi mở chia sẻ với đồng nghiệp. Trong quá trình thực hiện HTQC, giáo viên suy ngẫm và phản hồi về việc: Chúng ta đang làm gì? Chúng ta tổ chức hoạt động Học thông qua Chơi như thế nào? Những hoạt động đó có mang lại kết quả như mong đợi không? Cần cải thiện điều gì để học sinh học tập tốt hơn? Qua đó giáo viên hiểu sâu sắc và biết cách thực hiện HTQC phù hợp với điều kiện cụ thể.



Các hình thức BDCM cho giáo viên phổ biến hiện nay tại trường tiểu học

Tập huấn tập trung
Hỗ trợ cá nhân
Sinh hoạt chuyên môn
Học từ đồng nghiệp
Mỗi Đ/C giáo viên soạn một giáo án áp dụng HTQC nộp lưu tại chuyên môn.
nguon VI OLET