TẬP HUẤN
KĨ THUẬT BIÊN SOẠN MA TRẬN, ĐỀ KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
MÔN NGỮ VĂN THCS


1
Khi biên soạn đề kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực
1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
a.Kiến thức
b. Kỹ năng
c. Thái độ
 Từ đó định hướng hình thành một số năng lực cho học sinh


6




B. KĨ THUẬT BIÊN SOẠN CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TIẾP NHẬN VĂN BẢN (ĐỌC HIỂU) CỦA HỌC SINH.



I. NHỮNG LƯU Ý KHI THIẾT KẾ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỌC – HIỂU
1. Năng lực đọc hiểu trong môn Ngữ văn
Đọc là một năng lực tiếp nhận văn bản, thông qua hoạt động của con người đọc chữ, xem các kí hiệu bảng biểu, hình ảnh trong nhiều loại văn bản khác nhau, nhằm xử lí thông tin trong văn bản để phục vụ những mục đích cụ thể trong học tập hoặc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn của cuộc sống.
9
2. Ngữ liệu đọc hiểu
- Bao gồm văn bản văn học (hư cấu), văn bản thông tin (phi hư cấu) và văn bản nghị luận,
- Định dạng văn bản: văn bản liên tục, văn bản không liên tục,
10
4. Các mức độ đánh giá trong đọc hiểu
* Mức 1: Nhận biết
- Về tác giả: nhận biết những đặc điểm của thời đại, sự nghiệp, phong cách…
- Về văn bản: nhận biết hoàn cảnh ra đời, đề tài, thể loại, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, các biện pháp tu từ, chi tiết, hình ảnh, sự kiện, thông tin... được đề cập trong đoạn trích/văn bản.
12
4. Các mức độ đánh giá trong đọc hiểu
* Mức 2: Thông hiểu
- Về tác giả: Lí giải được mối quan hệ/ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác với sự ra đời của VB/của nhân vật/của tư tưởng tác giả...
- Về văn bản:
+ Diễn đạt/mô tả lại nội dung của VB bằng ngôn ngữ của mình.
+ Khái quát chủ đề hoặc nội dung chính của đoạn trích/VB.
+ Kết nối các thông tin từ những từ ngữ, bối cảnh trong VB để xác định được các ý tưởng, nội dung quan trọng của đoạn trích/VB
+ Sắp xếp, phân loại được thông tin trong đoạn trích/VB.
+ Đối chiếu, phân tích mối quan hệ giữa các thông tin để lí giải nội dung, ý nghĩa, thông điệp của đoạn trích/VB.
+ Chỉ ra giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ, chi tiết, sự kiện, thông tin… có trong đoạn trích/VB.
13
MỘT SỐ LƯU Ý CỦA SỞ GD&ĐT
VỀ ĐỌC HIỂU

ĐỌC HIỂU (2,0 điểm).
- Ngữ liệu: + Ngoài SGK hiện hành (THCS, THPT)
+ Thể loại: Văn bản nghệ thuật, văn bản thông tin hoặc văn bản nghị luận…
+ Dung lượng: 50 - 400 chữ.
+ Đoạn trích có nội dung lành mạnh, có tính tư tưởng và tính nghệ thuật cao.
+ Đoạn trích có xuất xứ chính xác: Tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản, năm, trang…) Nếu trích trên mạng phải có đường link.
+ Phần trích dẫn in nghiêng trong đề kiểm tra/đề thi.
17
MỘT SỐ LƯU Ý CỦA SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
VỀ ĐỌC HIỂU
- Số điểm (2,0 điểm).
- Câu hỏi:
+ Mức độ: Có 02 mức độ nhận biết và thông hiểu
+ Số lượng câu hỏi: 4 câu (nên chia đều điểm cho các mức độ).
+ Một câu nên chỉ có một thông tin, nếu câu hỏi có hai thông tin thì thông tin thứ hai là cốt lõi.
+ Yêu cầu: Câu hỏi ngắn, tường minh, có một nghĩa.
+ Nội dung hỏi: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời. (Những kiến thức chưa học không đưa vào câu hỏi).
+ Yêu cầu học sinh trả lời ngắn

18
ĐỀ MINH HOẠ DẠNG CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc Ấn Độ, người đi đường thường giữ ấm bằng một chiếc nồi đất nhỏ, cho than hồng vào và đậy nắp cho kín. Sau đó họ lấy dây ràng kĩ quanh nồi rồi dùng khăn vải bọc lại. Khi đi ra ngoài, họ cắp nước lồng ấp trên vào người cho ấm.
Ba người đàn ông nọ cùng đi đến đền thờ. Đường thì xa nên cứ đi một lúc họ lại nghỉ chân rồi mới đi tiếp. Ở một chặng nghỉ, một người trong họ trông thấy có vài người bộ hành ngồi co rúm lại vì lạnh. Anh ta vội mở chiếc lồng ấp của mình ra lấy lửa mồi cho những chiếc lồng ấp của họ để tất cả mọi người đều được sưởi ấm. Lần đó, anh ta cứu được mấy mạng người suýt bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc Ấn.
Thế rồi, cả nhóm người lại lên đường. Đêm đã khuya. Đường đi tối mịt không có lấy một ánh sao.Người bộ hành thứ hai mở chiếc lồng sưởi của mình để mồi lửa vào ngọn đuốc mà anh ta đã mang theo. Ánh sáng từ ngọn đuốc đã giúp cho cả đoàn người có thể lên đường an toàn.
Người thứ ba cười nhạo hai người bạn đồng hành của mình: “Các anh là một lũ điên. Có hoạ là điên mới đem phí phạm ngọn lửa của mình như thế.”Nghe thế, họ bảo anh ta: “Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn”.Anh này mở chiếc lồng sưởi ấm của mình ra thì hỡi ôi, lửa đã tắt ngúm từ bao giờ, chỉ còn lại tro và vài mẩu than leo lét sắp tàn.
Với ngọn lửa của mình, một người đã cho đi hơi ấm, người kia cho đi ánh sáng. Duy có người thứ ba đã muốn giữ lấy ngọn lửa cho mình thì lửa tàn lụi mà anh ta lại chẳng được gì và cũng chẳng có ích cho ai.
(Trích Ngọn lửa, Trái tim có điều kì diệu, NXB Trẻ, 2013, tr 86-87)
Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? (0.5 điểm)
Câu 2. Xét về cấu tạo, câu văn: “Ở một chặng nghỉ, một người trong họ trông thấy có vài người bộ hành ngồi co rúm lại vì lạnh.” thuộc kiểu câu gì? (0.5 điểm)
Câu 3. Để khắc phục khí hậu lạnh lẽo ở miền Bắc Ấn Độ, người đi đường đã giữ ấm bằng cách nào? (0.5 điểm)
Câu 4. Thông điệp cuộc sống mà em nhận được qua câu chuyện là gì? (0,5 điểm)
31
HƯỚNG DẪN CHẤM
32
43
44
* Nhận biết:
- Nhận biết những nét chính về tác giả
- Xác định được vấn đề nghị luận, phạm vi dẫn chứng, thao tác lập luận chính
* Thông hiểu:
- Hiểu được đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng, chi tiết, hình ảnh
- Lý giải được vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của tác phẩm theo đặc trưng thể loại, mối quan hệ giữa văn học và đời sống, phong cách nghệ thuật của tác giả.
45
* Vận dụng thấp:
- Vận dụng kiến thức văn học và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận văn học(NLVH) về một đoạn trích, một tác phẩm, một vấn đề văn học.
- Bày tỏ cảm nhận, suy nghĩ, quan điển cá nhân về vấn đề nghị luận.
* Vận dụng cao:
- Liên hệ vấn đề nghị luận với cuộc sống hoặc vận dụng kiến thức đã học để cắt nghĩa lý giải về một vấn đề đặt ra trong cuộc sống có liên quan
46
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TẠO LẬP VB
1) Tổ chức kết cấu văn bản (bố cục, hệ thống ý)
2) Nội dung trọng tâm của văn bản
3) Đặc trưng: Phương thức biểu đạt
4) Trình bày:diễn đạt, dùng từ, viết chữ trong văn bản
5) Sáng tạo (phong cách viết, các phép tu từ,…)
6) Quan điểm, tư tưởng thể hiện trong văn bản
7) Nỗ lực hoàn thành văn bản (sử dụng các nguồn lực: thời gian, phương tiện hỗ trợ, khả năng)
49
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN
Khi thực hiện nhiệm vụ viết, HS cần lưu ý tới các phương diện:
1) Nội dung bài viết: Vấn đề trọng tâm và mục đích viết cần được trình bày rõ, có sức thuyết phục. Hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng cần được triển khai logic, hợp lí làm nổi bật chủ đề, đảm bảo tính chính xác của thông tin/kiến thức.
2) Kĩ năng viết: Tổ chức kết cấu đoạn văn/bài văn đảm bảo yêu cầu, bố cục hợp lí; phương thức biểu đạt được sử dụng phù hợp linh hoạt; sử dụng từ ngữ đúng, diễn đạt sáng rõ và lập luận chặt chẽ; hình thức trình bày đúng quy chuẩn.
3) Tính sáng tạo: Thể hiện sự sáng tạo trong nội dung bài viết (ví dụ đưa ra được ý tưởng/quan điểm mới, có sức thuyết phục) hoặc kĩ năng viết (ví dụ sử dụng từ ngữ hay/chọn lọc, hình ảnh có sức gợi tả, gợi cảm; sử dụng được một số phép tu từ có hiệu quả).
50
SỞ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018- 2019
NGHỆ AN
Môn thi : NGỮ VĂN


I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn THCS, trọng tâm
Ngữ văn lớp 9 với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản
- Tạo lập văn bản (viết bài văn nghị luận xã hội và viết bài văn nghị luận văn học).
3. Thái độ
- Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất.
- Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới.
Phát triển năng lực : năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực cảm thụ thẩm mĩ của học sinh.
II. HÌNH THỨC, THỜI GIAN
1.Hình thức : Tự luận
2. Thời gian : 120 phút
3. Cách tổ chức thi : tập trung theo các hội đồng thi trong toàn tỉnh.
51
SỞ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NGHỆ AN NĂM HỌC 2018- 2019

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài : 120 phút, không kể thời gian phát đề

I.PHẦN ĐỌC- HIỂU (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn
có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ
cười ấm áp.
Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một
người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình,
phải nhận ra những giá trị đó.
(Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn- Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.24)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu : Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với
những giá trị có sẵn.
Câu 3 (0,5 điểm). Nêu tên một biện pháp tu từ có trong những câu in đậm.
Câu 4 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.
Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
52
Câu 2 (5,0 điểm). Thí sinh chỉ chọn một trong hai đề sau:








Đề 1
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thuý Kiều trong đoạn trích sau:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Truyện Kiều- Nguyễn Du,
Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.93- 94)















Đề 2
Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong đoạn trích sau:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.131)







53
A.HƯỚNG DẪN CHUNG
1.Đáp án- thang điểm được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực. Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày
trong bài làm của thí sinh để đánh giá một cách tổng quát và vận dụng linh hoạt. Phát hiện và trân trọng những bài làm
thể hiện tính sáng tạo, có ý kiến và giọng điệu riêng. Nếu học sinh làm theo cách khác (không có trong đáp án) nhưng
đáp ứng yêu cầu cơ bản và có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận.
2. Tổng điểm toàn bài là 10,0 điểm, chiết đến 0,25. Trên cơ sở Đáp án- thang điểm, giám khảo có thể thống nhất định ra
những thang điểm cụ thể hơn.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

SỞ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018- 2019
NGHỆ AN ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn thi : NGỮ VĂN


54
55
56
57
58
SỞ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU
NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi chuyên: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian giao đề )

I.ĐỌC- HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu :
Có hai đứa trẻ có nhiều ước vọng rất đẹp nhưng không biết làm thế nào để thực hiện. Chúng mang băn khoăn đóđến một nhà thông
thái mong nhận được những lời chỉ bảo. Nhà thông thái cho mỗi đứa trẻ một hạt giống và dặn:
- Đây chỉ là hạt giống bình thường. Nhưng ai có thể bảo quản nó tốt thì người đó sẽ tìm ra con đường thực hiện ước vọng.
Ít lâu sau, nhà thông thái trở lại và hỏi về hạt giống. Đứa trẻ thứ nhất mang ra một chiếc hộp được quấn bằng dây lụa và nói:
- Cháu đặt hạt giống trong hộp, suốt ngày giữ nó.
Rồi nó mở chiếc hộp ra, thấy rõ hạt giống vẫn còn nguyên vẹn như trước.
Đứa trẻ thứ hai xuất hiện với bộ dạng lấm lem, mặt mũi xám nắng, hai bàn tay sần sùi. Cậu chỉ ra cánh đồng mênh mông lúa vàng,
phấn khởi nói:
- Cháu gieo hạt giống xuống đất, hàng ngày lo chăm sóc vun xới. Tới nay, nó đã kết hạt mới đầy đồng.
Nhà thông thái nghe xong, mỉm cười và nói:
- ……..
(Trích Hạt giống và ước vọng- Hạt giống tâm hồn: NXB Trẻ , 2014, tr. 123)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Nêu ý nghĩa của hình ảnh hạt giống được nói đến trong văn bản.
Câu 3. Theo em, nhà thông thái sẽ nói điều gì với hai đứa trẻ?
Câu 4. Trình bày ngắn gọn (từ 5- 7 dòng) về vai trò của ước vọng đối với cuộc đời mỗi con người.
II. LÀM VĂN (16,0 điểm)
Câu 1 (6,0 điểm)
Có người nói: Bạn sinh ra là một bản gốc, đừng sống như một bản sao.
Suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2 (10,0 điểm)
Em hãy phân tích những nét đặc sắc ngôn ngữ trong bài thơ Nói với con của Y Phương (Ngữ văn 9, tập hai). Từ đó, nêu nhận
xét khái quát về thế mạnh của ngôn ngữ thơ ca.

59
A.Yêu cầu chung
1.Hướng dẫn chấm được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực. Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày
trong bài làm của thí sinh để đánh giá một cách tổng quát và linh hoạt. Chú ý phát hiện và trân trọng những bài làm có
tính sáng tạo.
2. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ cho điểm từng câu, từng ý trên cơ sở
đó giám khảo có thể thống nhất định ra các thang điểm cụ thể khác.
B. Yêu cầu cụ thể

SỞ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU NĂM HỌC 2018- 2019

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn : NGỮ VĂN


60
61
62
Trân trọng cảm ơn quý thầy, cô!

nguon VI OLET