GIỚI THIỆU
CHƯƠNG TRÌNH SGK
MÔN ÂM NHẠC LỚP 1
PHÒNG GD- ĐT THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.Triết lý của bộ sách
2.Mục tiêu môn âm nhạc lớp 1
3.Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt chương trình âm nhạc lớp 1
4.Xây dựng kế hoạch dạy học môn âm nhạc 1
5.Dạy học môn âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
6.Kiểm tra đánh giá theo hướng PTNL.
7.Sử dụng đồ dùng và phương tiện dạy học.
8.Những điểm mới của sgk môn âm nhạc lớp 1.
9.Những lưu ý khi tổ chức dạy học theo SGK mới môn âm
nhạc lớp 1.








PHẦN II: THỰC HÀNH DẠY HỌC THEO HƯỚNG PTNN
PHẦN III.ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN HOÀN THÀNH BỒI DƯỠNG MÔN HỌC
1Triết lý của bộ sách
Triết lý của “Cùng học để phát triển năng lực” chính là: Lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, học tích cực, học hợp tác, học để áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
 
Được xây dựng để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một bộ sách giáo khoa mới, và hơn thế nữa, “Cùng học để phát triển năng lực” còn sở hữu những nét riêng biệt khiến cho bộ sách trở nên nổi bật và tạo được ấn tượng với phụ huynh, học sinh, giáo viên và các nhà quản lý giáo dục. Một trong những điểm độc đáo của bộ sách chính là việc tập trung phát triển tối đa năng lực của học sinh dựa trên ưu điểm và tính cách của từng em.
 

Biết hát đúng âm điệu những bài hát phù hợp với lứa tuổi, tạo kĩ năng hát tập thể, hát đồng đều và hòa giọng;
Hình thành năng lực cảm thụ AN qua các hoạt động: Hát; nghe nhạc; chơi nhạc cụ gõ, luyện tiết tấu; đọc cao độ các nốt nhạc; trò chơi âm nhạc… ;
GD những tình cảm đạo đức trong sáng, những phẩm chất tốt đẹp và phát triển trí tuệ cho học sinh.
2.Mục tiêu môn âm nhạc lớp 1
3.Nội dung môn âm nhạc lớp 1
1. Hát: 8 chủ đề: đi học; cây xanh; thầy cô và mái trường; Em yêu quê hương; Mùa Xuân: Gia đình: Những con vật quanh em, Em yêu Tổ Quốc Việt Nam.
2. Nghe nhạc: bài hát, bản nhạc tương ứng các chủ đề.
3. Đọc nhạc: Luyện đọc cao độ 5 nốt nhạc theo kí hiệu bàn tay; làm quen với việc đọc một số bài có cao độ và trường độ đơn giản
4. Nhạc cụ: nhạc cụ gõ hoặc các động tác vận động cơ thể thể hiện các hình thức tiết tấu mẫu và gõ đệm….
5. Thường thức âm nhạc: nghe kể câu chuyện AN phù hợp với lứa tuổi;
Giới thiệu một số nhạc cụ Việt Nam và nước ngoài.
3.1 Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt chương trình âm nhạc lớp 1

Căn cứ vào chương trình môn Âm nhạc, sách giáo khoa Âm nhạc 1 được xây dựng theo các chủ đề, mỗi chủ đề có 1 bài hát và 1 bài nghe tương ứng. Ngoài ra, còn một số nội dung khác như: Kể chuyện âm nhạc; Làm quen với cao độ, trường độ âm thanh; Luyện tập tiết tấu; Trò chơi âm nhạc… Sách giáo khoa Âm nhạc 1 có 8 chủ đề sau:
1. Chủ đề Đi học (4 tiết)
2. Chủ đề Cây xanh (4 tiết)
3. Chủ đề Thầy cô và mái trường (4 tiết)
4. Chủ đề Em yêu quê hương (4 tiết)
5. Chủ đề Mùa xuân (4 tiết)
6. Chủ đề Gia đình (4 tiết)
7. Chủ đề Những con vật quanh em (4 tiết)
8. Chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam (3 tiết)
Mỗi chủ đề trong SGK không thể hiện số tiết và thường dạy trong 4 tiết (số tiết của mỗi chủ đề sẽ được phân chia cụ thể ở SGV). Như vậy, 8 chủ đề được dạy trong 31 tiết (trong đó 7 chủ đề dạy trong 28 tiết, 1 chủ đề dạy 3 tiết) và sau 2 chủ đề sẽ có 1 tiết ôn tập (có 4 tiết ôn tập). Một năm học có 35 tuần, mỗi tuần có 1 tiết Âm nhạc, trong đó có 31 tiết học và 4 tiết ôn tập, kiểm tra. Tóm lại: Cấu trúc sách giáo khoa đã có đủ các thành phần cơ bản như: phần chủ đề; bài học; giải thích thuật ngữ; mục lục. Cấu trúc bài học trong sách giáo khoa bao gồm các mục cơ bản sau: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng
4.Xây dựng kế hoạch dạy học môn âm nhạc 1
5.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1
Dạy học môn âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh
YÊU CẦU CẦN ĐẠT MÔN ÂM NHẠC LỚP 1
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất: (5 phẩm chất)
Tình yêu: thiên nhiên, quê hương, đất nước. Trách nhiệm, yêu thương, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình. Tôn trọng bạn bè, thầy cô và những người khác.
Có cảm xúc thẩm mĩ, ý thức trân trọng, giữ gìn, bảo vệ cái đẹp, rung động trước cái đẹp trong AN và cuộc sống.
Có lòng tự trọng, sự tử tế. Có ý thức học hỏi các nền văn hoá, biết tôn trọng sự khác biệt của mọi người.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung
Tự chủ và tự học
Giao tiếp và hợp tác
Giải quyết vấn đề và sáng tạo

2.1 YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
GIẢI PHÁP
DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC Ở LỚP 1
Luyện tập một số hoạt động trong SGK
1. Chủ đề Đi học: Học sinh lớp 1 vui ca
2. Chủ đề Cây xanh
3. Chủ đề Thầy cô và mái trường: Mái trường em yêu
4. Chủ đề Em yêu quê hương
5. Chủ đề Mùa xuân: Khúc nhạc mùa xuân
6. Chủ đề Gia đình
7. Chủ đề Những con vật quanh em: Chúc mừng bạn voi.
8. Chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam: Tổ Quốc ta

Đọc một số bài TĐN trong SGK hiện hành kết hợp sử dụng kí hiệu bàn tay

Thực hành mẫu âm trang 46, 52, 58/ SGK ÂM nhạc 1.
Luyện cao độ
Đô

Mi
Hát và vỗ tay ở những từ in đậm theo hình tiết tấu 1.
6.Kiểm tra đánh giá theo hướng PTNL
1. Nguyên tắc: Phù hợp với mục tiêu GD và yêu cầu cần đạt đối với mỗi nhóm lớp; đặc trưng môn học; Đánh giá sản phẩm kết hợp đánh giá quá trình, coi trọng sự tiến bộ của HS về năng lực âm nhạc và ý thức học tập; Đánh giá bảo đảm toàn diện, khách quan, chính xác, phân hoá.
2. Hình thức:
Đánh giá chẩn đoán
Đánh giá thường xuyên (quá trình):
+ Đánh giá chính thức
+ Đánh giá không chính thức
- Đánh giá định kì (tổng kết): cuối học kỳ I và cuối năm học.
- Đánh giá định tính: được sử dụng chủ yếu ở cấp tiểu học.


7.SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
a) Thiết bị để dạy học của giáo viên
– Nhạc cụ: đàn phím điện tử hoặc piano kĩ thuật số;
– Tài liệu âm nhạc: tranh ảnh về nhạc cụ, tác giả âm nhạc, nghệ sĩ, nghệ nhân; tranh minh họa câu chuyện âm nhạc; video biểu diễn âm nhạc,...
b) Thiết bị để thực hành của học sinh
- Nhạc cụ tiết tấu:(học sinh tất cả các trường) Trống nhỏ, song loan, thanh Phách, tambourine, triangle, nhạc cụ tiết tấu phổ biến ở địa phương, nhạc cụ gõ tự làm,..
- Nhạc cụ giai điệu: Kèn phím, recorder, Ukulele…
c) Phòng học bộ môn
Ở những nơi có điều kiện thuận lợi, cần bố trí phòng học riêng cho môn Âm nhạc, vị trí cách biệt với các phòng học khác hoặc ở tầng cao nhất để cách âm. Phòng học Âm nhạc cần sử dụng loại bàn ghế dễ di chuyển, dễ xếp gọn, tạo không gian cho học sinh vận động, tham gia các hoạt động âm nhạc hoặc biểu diễn; có tủ, giá để cất giữ các thiết bị dạy học; có bảng viết, các phương tiện nghe nhìn (máy tính, máy chiếu, màn hình,...), thiết bị phòng cháy và chữa cháy; có nội quy phòng học.

Triangle
Tambourine
Sự chuẩn bị của giáo viên
GV tự học các nhạc cụ phổ biến, một số nhạc cụ truyền thống và có tính địa phương;
GV nắm bắt và luyện tập các kĩ thuật dạy học mới: đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay, chơi tiết tấu bằng động tác tay, chân, đọc nhạc theo hệ Đô di động, vận động âm nhạc, dạy học cảm thụ âm nhạc, ứng dụng trò chơi âm nhạc...
9.Những lưu ý khi tổ chức dạy học theo SGK mới môn âm
nhạc lớp 1.

Trong PPDH âm nhạc; trò chơi âm nhạc có thể là HĐ khởi động hoặc thực hiện trong khi tổ chức các nội dung học tập. ( VD:Nghe giai điệu đoán tên bài hát; nghe nhận biết âm thanh, gõ tiết tấu,….
Khi tổ chức các hoạt động: Khởi động; khám phá; luyện tập vận dụng, GV có thể thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo các hình thức để tổ chức sao cho phù hợp với thực tiễn và khả năng của HS
Để hình thành năng lực âm nhạc cho HS,GV cần phải sử dụng các PPDH tích cực như: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm, tương tác giữa HS với GV, giữa HS với HS.
GV tích cực tổ chức cho HS được HĐ trải nghiệm, sáng tạo trong từng tiết học thông qua việc khơi gợi, động viên , khuyến khích,tổ chức trò chơi….
QUY TRÌNH THIẾT KẾ
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Cấu trúc của giáo án
I. Mục tiêu
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
III.Tiến trình dạy học (các hoạt động dạy học chủ yếu):
+ Ổn định tổ chức
+ Kiểm tra bài cũ (có thể đan xen trong giờ học, không nhất thiết vào đầu giờ)
+ Học bài mới
Nếu giờ học chỉ có 1 nội dung thì các hoạt động học tập của HS có thể được tiến hành theo trình tự như sau:
- Hoạt động khởi động: bằng hoạt động trải nghiệm….
- Hoạt động khám phá, hình thành kiến thức mới;
-Hoạt động luyện tập kĩ năng;
- Hoạt động vận dụng và sáng tạo trong giải quyết vấn đề.

Nếu giờ học có hai, ba nội dung thì các hoạt động học tập của HS có thể được tiến hành
IV. Củng cố: Luyện tập, thực hành hoạt động trọng tâm.
+ Dặn dò: Những nội dung nào đã học? Những nội dung nào yêu thích? Những hoạt động nào cần tiếp tục luyện tập? Những điều gì cần chuẩn bị cho giờ học sau.
Một số lưu ý khi trình bày giáo án
MỤC TIÊU CỦA GIỜ HỌC:
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Cần ghi sự chuẩn bị của giáo viên và HS sao cho khả thi, phù hợp và hiệu quả. Sự chuẩn bị cũng phải thống nhất với các hoạt động dạy học, tránh tình trạng có chuẩn bị nhưng không sử dụng hoặc ngược lại có sử dụng nhưng không thấy ghi. ra.
- Tiến trình dạy học (các hoạt động dạy học chủ yếu): Đây là trọng tâm của giáo án, trình bày các nội dung và hoạt động dạy học của giáo viên và HS theo trình tự thời gian.
Có nhiều hình thức trình bày phần tiến trình dạy học, nhưng thường được chia thành các ô và các cột. Cách chia ô và cột có ưu điểm là: nếu quan sát theo chiều dọc, có thể thấy toàn bộ những vấn đề lớn của tiết học, ví dụ như nội dung dạy học hoặc các hoạt động của giáo viên và học sinh; nếu quan sát theo chiều ngang, có thể dễ dàng đối chiếu được giữa nội dung dạy học và hoạt động tuơng ứng của giáo viên và học sinh trong bất kì thời điểm nào của tiết học.
Dưới đây là ví dụ về một số hình thức trình bày phần tiến trình dạy học, việc lựa chọn hình thức nào thường được quyết định bởi cấp quản lí như Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Hiệu trưởng.

+ Dự tính thời gian cho từng nội dung học tập.
+ Ghi cụ thể các yếu tố như: khởi động giọng dùng mẫu âm nào; vận động theo nhạc bằng những động tác nào; dịch giọng cao thấp bao nhiêu; chọn tốc độ trên đàn phím điện tử là bao nhiêu?. + Nội dung trọng tâm của tiết học phải được soạn dài và kĩ hơn các nội dung khác.
+ Dự kiến chỗ khó trong mỗi nội dung (nếu có) và cách giải quyết, ví dụ: giai điệu nhảy quãng rộng, tiết tấu đảo phách, luyến láy, câu hát dài,...
+ Chú ý đến đặc điểm riêng của tiết học, ví dụ: dạy bài hát quen thuộc sẽ thực hiện thế nào, dạy bài dân ca, bài hát nước ngoài có gì lưu ý...
+ Thể hiện sự sáng tạo ngay trong giáo án của mình.
+ Tạo điều kiện cho HS được hoạt động và nghỉ ngơi đan xen một cách hài hoà, học bằng đa giác quan, đa dạng hình thức học tập (cá nhân, cặp, nhóm, tổ), giúp các em tự khám phá nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, hợp tác nhiều hơn, sáng tạo nhiều hơn.
+ Không nhất thiết phải trình bày phần tiến trình dạy học theo 5 bước lên lớp truyền thống (ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố, dặn dò) mà thay bằng xây dựng các hoạt động học tập để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực tự học của học sinh. Việc kiểm tra bài cũng có thể đan xen trong cả tiết học chứ không nhất thiết tiến hành từ đầu tiết học. ..

Thực hành thiết kế kế hoạch bài học (soạn giáo án):
Nhóm 1: Tiết 1: Học bài hát: Học sinh lớp 1 vui ca.
Nhóm 2: Tiết 11:Luyện tập bài hát: Mái trường em yêu. s
Nghe bài hát: Cô giáo em.
Nhóm 3: Tiết 21: Giới thiệu nhạc cụ gõ: trống nhỏ.
Luyện tập tiết tấu: Kết hợp hình tiết tấu 1 và 2.
Tập đọc cao độ các nốt nhạc: Đô- Rê- Mi.
Nhóm 4: Tiết 29:Luyện tập bài hát: Chúc mừng bạn voi.
Câu chuyện âm nhạc: Âm nhạc với loài vật.

Báo cáo kết quả thực hành
PHẦN II: THỰC HÀNH DẠY HỌC THEO HƯỚNG PTNN
III.ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN HOÀN THÀNH BỒI DƯỠNG MÔN HỌC
Anh/ chị hãy soạn 1 giáo án chi tiết môn âm nhạc lớp 1 của bộ sách cùng học và phát triển năng lực để hoàn thành chương trình tập huấn.

chihuund@gmail.com
nguon VI OLET