TẬP HUẤN GIÁO VIÊN SỬ DỤNG
SÁCH GIÁO KHOA LỚP 1 - MÔN ĐẠO ĐỨC
BỘ SÁCH “CÁNH DIỀU”
NAM ĐỊNH - 2020
B
MỤC TIÊU LỚP TẬP HUẤN
MỤC TIÊU
Sau khoá tập huấn, HV có khả năng:
- Trình bày được:
+ Mục tiêu, yêu cầu cần đạt của môn Đạo đức lớp 1.
+ Kế hoạch giáo dục môn Đạo đức lớp 1.
+ Quan điểm biên soạn sách giáo khoa môn Đạo đức lớp 1.
+ Một số điểm mới của sách giáo khoa môn Đạo đức lớp 1.
+ Phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 1.
+ Đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức lớp 1.
- Thiết kế được kế hoạch bài học môn Đạo đức lớp 1 nhằm phát triển năng lực HS.
- Tự tin trong dạy học môn Đạo đức lớp 1 theo bộ SGK Cánh Diều.
NỘI DUNG CHÍNH
1. TRIẾT LÍ CỦA BỘ SÁCH
2. MỤC TIÊU CỦA MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1
3. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1
4. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1
5. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1
6. SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
7. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1
8. NHỮNG LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO SGK MỚI
MÔN ĐẠO ĐỨC
9. THỰC HÀNH
10. THU HOẠCH

1. TRIẾT LÝ CỦA BỘ SÁCH
2. MỤC TIÊU GIÁO DỤC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1
2. MỤC TIÊU GIÁO DỤC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1
2. MỤC TIÊU CỦA MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1
MỤC TIÊU LỚP TẬP HUẤN
NỘI DUNG CHÍNH
MỤC TIÊU, YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1
QUAN ĐIỂM BIÊN SOẠN SGK ĐẠO ĐỨC 1 “CÁNH DIỀU”
CẤU TRÚC CÁC CHỦ ĐỀ/BÀI VÀ CÁCH THIẾT KẾ NỘI DUNG TỪNG BÀI
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN ĐẠO ĐỨC 1
CÁCH THỨC DẠY HỌC
VẤN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN ĐẠO ĐỨC 1
CÁC HỌC LIỆU KHÁC ĐI CÙNG SGK
THIẾT KẾ KHBH MÔN ĐẠO ĐỨC 1
THỰC HÀNH


07/17/20
10
Yêu nước
Nhân ái
Chăm chỉ
2. MỤC TIÊU CỦA MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1
- Giúp HS lớp 1 học tập, rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức xã hội và kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi;
- Góp phần phát triển ở HS những phẩm chất và năng lực theo quy định của Chương trình GDPT 2018.
Mang cuộc sống vào bài học - Đưa bài học vào cuộc sống
YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ NL & PC CỦA MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1
Mang cuộc sống vào bài học - Đưa bài học vào cuộc sống

3. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1

3.1 MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA SGK ĐẠO ĐỨC 1
HÌNH THỨC
Bắt mắt, nhiều hình ảnh sinh động, gần gũi.
Câu từ ngắn gọn, dễ hiểu.
NỘI DUNG

Sách chia thành các phần: Hướng dẫn sử dụng sách; Nội dung các chủ đề và bài học; Giải thích thuật ngữ; Mục lục.
Sách gồm 2 kiểu bài chính: GD Đạo đức và GD
Kĩ năng sống. Mỗi bài học gồm 4 HĐ: Khởi động - Khám phá - Luyện tập - Vận dụng.
Lời khuyên cuối mỗi bài học đa dạng, thậm chí
theo sự sáng tạo của giáo viên
PHƯƠNG PHÁP
Cách tiếp cận hiện đại, giúp GV và HS thực hiện những hoạt động phức hợp, đầy tính động.
3.2 CẤU TRÚC SGK ĐẠO ĐỨC 1
3.3. CẤU TRÚC BÀI HỌC
Mỗi bài học trong SGK đều được thiết kế theo một cấu trúc thống nhất, gồm bốn phần:
(1) Khởi động: Nhằm khai thác những kiến thức, kinh nghiệm đã có của HS về bài Đạo đức sắp học và tạo tâm thế tích cực, không khí thoải mái cho các em chuẩn bị tiếp thu bài mới.
(2) Khám phá: Nhằm giúp HS khám phá các chuẩn mực đạo đức và kĩ năng sống, thông qua các hoạt động trải nghiệm: quan sát tranh ảnh, kể chuyện theo tranh, thảo luận phân tích truyện, tình huống, trường hợp điển hình, chơi trò chơi,…
3.3. CẤU TRÚC BÀI HỌC
(3) Luyện tập: Nhằm giúp HS luyện tập để phát triển năng lực theo các chuẩn mực đạo đức, kĩ năng sống vừa học, thông qua các hoạt động hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi như: chơi trò chơi, xử lí tình huống, đóng vai, nhận xét hành vi, bày tỏ thái độ, liên hệ, thực hành theo mẫu…
3.3. CẤU TRÚC BÀI HỌC
(4) Vận dụng: Nhằm hướng dẫn HS thực hiện chuẩn mực đạo đức, kĩ năng sống đã học trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày

Cuối mỗi bài học là Lời khuyên dưới dạng văn xuôi hoặc văn vần, nhằm giúp HS dễ nhớ và dễ thực hiện bài học.
3.3. CẤU TRÚC BÀI HỌC
  4. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN ĐẠO ĐỨC
- Thời lượng môn Đạo đức: 1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết
- Giáo dục đạo đức: 60%; giáo dục kĩ năng sống: 30%
- 10% thời lượng còn lại dành cho các hoạt động đánh giá định kì.
- Tổ/nhóm chuyên môn có thể thống nhất xây dựng kế hoạch và đề xuất với Hiệu trưởng quyết định về số tiết cho mỗi bài cụ thể, sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường
Gợi ý thời lượng dành cho mỗi bài:
  4. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN ĐẠO ĐỨC

Các kiểu bài học môn Đạo đức lớp 1
 4. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN ĐẠO ĐỨC
Có nhiều phương pháp dạy học được áp dụng trong dạy học.
Khi thực hiện các phương pháp dạy học tích cực để dạy các bài học trong SGK Đạo đức 1, GV cần bám theo các nguyên tắc dạy học.
5. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
NGUYÊN TẮC DẠY HỌC ĐẠO ĐỨC 1

- HS là trung tâm của hoạt động dạy học.
- Kiến thức, kĩ năng được hình thành cho HS theo quy trình đi từ cụ thể đến tổng quát, đi từ cuộc sống vào bài học và từ bài học lại liên hệ, vận dụng vào cuộc sống.
- Kiến thức do HS kiến tạo thông qua việc huy động các kiến thức, kinh nghiệm sẵn có và thông qua các hoạt động trao đổi, thảo luận, thực hành, vận dụng.
NGUYÊN TẮC DẠY HỌC ĐẠO ĐỨC 1

- Thái độ, cảm xúc, giá trị riêng… của HS được coi trọng và sử dụng để tích cực hóa hoạt động học tập và sự tham gia của HS.
- GV là người tổ chức hoạt động, dẫn dắt, đặt câu hỏi cho HS trả lời, giám sát HS làm việc, đánh giá và hướng dẫn HS đánh giá.
- HS là chủ thể tích cực của các hoạt động học tập, được khuyến khích đưa ra các ý kiến cá nhân, thậm chí đối lập, đưa ra các câu hỏi, lời nhận xét, đánh giá…, bằng cách đó các em được gián tiếp phát triển tư duy phản biện, tư duy độc lập và tư duy sáng tạo.
Cách dạy kiểu bài học môn Đạo đức lớp 1
Cách dạy học các bài giáo dục đạo đức
Với những kiểu bài giáo dục đạo đức, các phẩm chất đạo đức như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm là những giá trị cốt lõi để các tác giả xây dựng các hoạt động học.
Để việc dạy học các bài học này được hiệu quả, GV chú trọng việc khai thác các câu chuyện, tình huống thực tiễn gần gũi với HS tiểu học, tiêu biểu, điển hình để giáo dục cho HS các giá trị đạo đức của bài học thông qua các hoạt động tương tác, giao tiếp đa chiều.
SGK đã cung cấp khá phong phú các tình huống điển hình để giúp GV dạy cho HS các giá trị đạo đức. Trong quá trình khai thác tình huống, GV nên đi theo một quy trình của quá trình nhận thức: từ những trường hợp cụ thể (riêng) để đến những giá trị tổng thể (chung); từ tình huống, câu chuyện trong SGK để đến với đời sống thực tế của HS qua các hoạt động liên hệ. Bằng cách đó, GV giúp HS có thể kết nối cuộc sống với bài học, đưa bài học vào cuộc sống môt cách thật tự nhiên.
Cách dạy học
Cách dạy học các bài giáo dục đạo đức
Với những kiểu bài giáo dục đạo đức, các phẩm chất đạo đức như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm là những giá trị cốt lõi để các tác giả xây dựng lên các hoạt động học.
Để việc dạy học các bài học này được hiệu quả, GV chú trọng việc khai thác các câu chuyện, tình huống thực tiễn gần gũi với HS tiểu học, tiêu biểu, điển hình để giáo dục cho HS các giá trị đạo đức của bài học thông qua các hoạt động tương tác, giao tiếp đa chiều.
LƯU Ý


Cần tránh sa đà vào truyền thụ, áp đặt một chiều
Cần quan tâm việc phát triển thái độ, cảm xúc và hành vi cho HS gắn liền với giá trị đạo đức nào đó.
Cách dạy học các bài giáo dục kĩ năng sống
Khác với kiểu bài học giáo dục đạo đức vốn tập trung vào việc phát triển các chuẩn mực đạo đức và thái độ sống phù hợp với HS, bài học giáo dục kĩ năng sống lại thiên về tính thực hành, trải nghiệm - một đặc trưng của các bài học giáo dục kĩ năng sống. Khi dạy các bài học kiểu này, GV cần thiết kế, tổ chức nhiều hoạt động thực hành gần gũi với các việc làm của HS khi ở nhà, ở trường để các em có cơ hội được rèn luyện và phát triển, từ đó dần dần tạo nên những kĩ năng và thói quen sống tích cực.
Ví dụ: Bài 4 (SGK/tr 19)
Những lưu ý cần thiết khi khai thác nội dung
SGK Đạo đức 1 trong dạy học
- Luôn lấy yêu cầu cần đạt làm cơ sở cho việc tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
- GV được quyền sáng tạo và linh hoạt trong việc sử dụng SGK, thay đổi dữ liệu, chất liệu, thay đổi tình huống, câu chuyện, cách tiếp cận vấn đề…


1) Sách giáo khoa Đạo đức 1
2) Bộ sách giáo viên Đạo đức 1
3) Vở bài tập Đạo đức 1
4) Thực hành Đạo đức 1
5) Truyện đọc Đạo đức 1
6) Học liệu điện tử
7) Thiết bị và đồ dùng học tập
 6. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH GIÁO VIÊN, CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO BỔ TRỢ VÀ HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ, THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1
Học liệu điện tử
Học liệu điện tử môn Đạo đức lớp 1 gồm SGK phiên bản điện tử và SGK điện tử Cánh Diều.
Phiên bản điện tử mẫu của bộ SGK lớp 1 Cánh Diều đã được đăng tải trên website sachcanhdieu.com và sachcanhdieu.vn từ tháng 1/2020.
Hoặc truy cập cloudbook tương tự như môn TNXH 1
Thiết bị và đồ dùng dạy học
Thiết bị, đồ dùng dạy học môn Đạo đức lớp 1 được xây dựng phù hợp theo Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra, có bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của SGK Đạo đức 1 “Cánh Diều”.
7. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1
- Tinh thần đổi mới, hướng tới mục đích chủ yếu là đánh giá những năng lực và phẩm chất mà môn học có nhiệm vụ phát triển cho HS sau mỗi giai đoạn học tập.
- GV cần nhận ra được khả năng tiềm ẩn của HS, không chỉ đánh giá cái mà HS “biết” mà cần đánh giá những gì HS “làm”;
- Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, lấy kết quả đầu ra và các phương diện biểu hiện năng lực của HS làm căn cứ, chú ý đến các nội dung đánh giá mang tính tổng hợp, gắn với việc giải quyết các tình huống thực tiễn.
Mục tiêu đánh giá
Đánh giá mức độ phát triển năng lực của HS dựa theo chuẩn đầu ra
- Báo cáo cho cha mẹ và các bên liên quan ở các cấp về thành tích, sự tiến bộ về khả năng của HS
Cung cấp thông tin cho việc đánh giá, xem xét lại sự phù hợp của chuẩn đầu ra của Chương trình môn Đạo đức cũng như chất lượng của nội dung, phương pháp giảng dạy môn Đạo đức được sử dụng trong lớp học.
Định hướng đánh giá

● Đánh giá cả về nhận thức và hành vi của HS
● Đánh giá bằng hình thức nhận xét
● Kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì
●Việc đánh giá thường xuyên cần được thực hiện thông qua: hoạt động học tập, sản phẩm học tập, hoạt động tập thể và trong sinh hoạt.



Một số phương pháp đánh giá


- Phương pháp đánh giá bằng quan sát.
- Phương pháp đánh giá bằng hồ sơ học tập.
- Phương pháp tự đánh giá.
.

QUY TRÌNH THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Bước 1: Xác định mục tiêu/yêu cầu cần đạt
Bước 2: Xác định nội dung, phương pháp và phương tiện, học liệu cần thiết để dạy học
Bước 3: Thiết kế các hoạt động dạy học
Để đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực, GV cần thiết kế các hoạt động học tập theo trình tự:
Khởi động – Khám phá – Luyện tập – Vận dụng
Bước 4: Thiết kế công cụ/bài tập đánh giá sau bài học
THỐNG NHẤT CẤU TRÚC THIẾT KẾ BÀI HỌC
(GIÁO ÁN)
I. MỤC TIÊU
- Chờ thống nhất của PGD
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên:
- Học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
(có thể trình bày hàng ngang hoặc cột dọc)
A. Khởi động
- Trò chơi, hát, múa, vận động….
Kiểm tra bài cũ (nếu có)
B. Hình thành kiến thức
HĐ 1:….
HĐ 2:…

C. Luyện tập
D. Vận dụng
E. Tổng kết bài học
IV. DẶN DÒ
VỚI KIỂU BÀI GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC KNS
(13 BÀI)
THỐNG NHẤT CẤU TRÚC THIẾT KẾ BÀI HỌC
(GIÁO ÁN)
I. MỤC TIÊU
- Chờ thống nhất của PGD
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
Học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
(có thể trình bày hàng ngang hoặc cột dọc)
Khởi động
Trò chơi, hát, múa, vận động….
B. Luyện tập
Thường tổ chức các trò chơi trí tuệ: Rung chuông vàng; Phóng viên…
C. Tổng kết bài học
IV. DẶN DÒ
VỚI KIỂU BÀI ÔN TẬP CUỐI KÌ
(2 BÀI)
Khung phân tích tiết dạy minh họa
Xem video tiết dạy minh họa

9. THỰC HÀNH
THUYẾT TRÌNH KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐẠO ĐỨC 1
TẬP HUẤN GIÁO VIÊN SỬ DỤNG
SÁCH GIÁO KHOA LỚP 1 - MÔN ĐẠO ĐỨC
BỘ SÁCH “CÁNH DIỀU”
THUYẾT TRÌNH THIẾT KẾ BÀI DẠY
ĐIỂM LẠI NỘI DUNG CỦA BUỔI TẬP HUẤN
Ngôn ngữ kể chuyện
Cấu trúc bài học: khởi động, khám phá, luyện tập, vận dụng
Kiểu bài Giáo dục đạo đức: sử dụng nhiều pp (kể chuyện, đóng vai)
Giáo dục đạo đức và giáo dục KNS
Triết lý Mang bài học vào cuộc sống…
Lưu ý: từ những hành vi của HS rút ra bài học đạo đức
8 chủ đề, 15 bài, 1 tiết/ tuần, 35 tiết/năm
Nguyên tắc dạy học
ĐIỂM LẠI NỘI DUNG CỦA BUỔI TẬP HUẤN
8. Nguyên tắc
HS là trung tâm
Mang CS vào bài học và đưa bài học vào CS
9. Đánh giá HS:
Đánh giá theo thông tư 22
Đánh giá vì sự tiến bộ của HS
Có nhiều phương pháp đánh giá
10. Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức để HS học tập và noi theo
8. NHỮNG LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO SGK MỚI MÔN ĐẠO ĐỨC 1
8.1. Khung chương trình :
A, Kì I: 18 tiết
- Từ bài 1 đến bài 7 : 16 tiết
- Ôn tập cuối kì : 2 tiết
- Bài 6 : 3 tiết , linh hoạt chia tiết
B, Kì II: 17 tiết
- Từ bài 8 đến bài 15 : 16 tiết
- Ôn tập cuối kì : 1 tiết
C, Các bài 2 tiết thường là :
T1: Khởi động + Khám phá
T2: Luyện tập + Vận dụng
8.2. Học liệu :
2.1. SGK:
- GV dựa vào nội dung SGK để thiết kế bài học.
- GV linh hoạt điều chỉnh nội dung trong SGK để phù hợp với thực tế HS
2.2. Vở Bài tập, Thực hành đạo đức
- Lựa chọn sử dụng: Tùy lãnh đạo mỗi đơn vị
- Cách sử dụng VBT: Sử dụng như một hình thức đánh giá HS.
Thời điểm: làm tại nhà dưới sự trợ giúp của PHHS; có sự kiểm tra của GV.
Hiện nay chưa được cấp đồ dùng, thiết bị dạy học môn Đạo đức 1
8. NHỮNG LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO SGK MỚI MÔN ĐẠO ĐỨC
8.3. Giáo án :
- Có thể dọc hay ngang song lãnh đạo trường nên thống nhất trong trường mình, trong khối.
Giáo án của tiết 2, tiết 3:
+ Mục tiêu của tiết 2, tiết 3 giống với mục tiêu của tiết 1. Nếu khác thì khác ở phần chuẩn bị đồ dùng vì liên quan đến hoạt động.
+ Bổ sung hoạt động Khởi động => Luyện tập => Vận dụng.
8. NHỮNG LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO SGK MỚI MÔN ĐẠO ĐỨC
8.4. Lưu ý khác:
- Lời khuyên SGK đưa ra vào lúc nào ?
 Thường là sau T1, cũng có khi ở T2 -> Linh hoạt
- Sau mỗi trò chơi, cô vẫn phải chốt 1-2 câu kiến thức
- Đánh giá: Với đối tượng HS lớp 1 và đặc biệt với môn Đạo đức thì GV phải nhận xét, đánh giá hành vi của HS ngay tại thời điểm xảy ra.
- Khuyến khích HS nói ra quan điểm của mình. GV cần tinh tế, tôn trọng ý kiến cá nhân của HS
- GV cần chú ý các phương pháp giáo dục, trong đó có phương pháp kể chuyện. Ở các bài học đạo đức thường có kể chuyện theo tranh. Ngoài ra, GV có thể kể những câu chuyện thực, gần gũi với HS.
- Ngôn ngữ kể phù hợp, dễ hiểu với HS lớp 1, tránh câu phức, nhiều biện pháp tu từ, …
8. NHỮNG LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO SGK MỚI MÔN ĐẠO ĐỨC
10. THU HOẠCH


Trình bày một số điểm mới trong sách giáo khoa Đạo đức 1 “Cánh Diều”.



Chúc các thầy cô mạnh khoẻ!
Chúc năm học 2020 – 2021 thành công!

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
nguon VI OLET