TẬP HUẤN
SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA LỚP 1
MÔN: TIẾNG VIỆT

Báo cáo viên: Ngô Mai Oanh
Hà Thị Chung
MỤC TIÊU
Sau khi tham gia lớp tập huấn, giáo viên:
Có hiểu biết cơ bản về SGK, SGV môn tiếng Việt lớp 1 thuộc bộ sách Cánh diều.
Biết sử dụng SGK, SGV môn tiếng Việt lớp 1 thuộc bộ sách Cánh diều để dạy học hiệu quả.
Nắm được những điểm mới của môn tiếng Việt lớp 1 thuộc bộ sách Cánh diều.
NỘI DUNG TẬP HUẤN

Những vấn đề chung về chương trình, SGK TV1 bộ Cánh diều.
Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển NL, PC học sinh.
Xem VIDEO bài dạy minh họa.
Chia nhóm, phân công bài soạn.
Thuyết trình giáo án.
Hướng dẫn làm bài thu hoạch.
Giải đáp băn khoăn, thắc mắc.
Tại sao lại chọn tên Cánh diều?
Cánh diều gắn liền với tuổi học trò.
Cánh diều mang ước mơ của các em bay cao trên bầu trời.
Mọi bài học đều gắn liền với thực tiễn cũng giống như cánh diều được kết nối với mặt đất bằng 1 sợi dây.
Phương châm:
“Mang cuộc sống vào bài học
Đưa bài học vào cuộc sống”
Nội dung học tập xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, để phục vụ đời sống.
Cấu trúc của mỗi bài học và toàn bộ quyển sách phù hợp với quy luật nhận thức – hoạt động của con người: từ thực tế khái quát thành tri thức, rồi từ tri thức đã khái quát, vận dụng vào đời sống.

Từ đó, GV lấy ngữ liệu cần lưu ý gần gũi, gắn với cuộc sống xung quanh học sinh.
MỤC TIÊU CỦA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Góp phần thực hiện mục tiêu chung của môn Ngữ văn. Hình thành phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học cho HS (cụ thể là hình thành và phát triển cho HS các KN: đọc, viết, nghe và nói; kĩ năng cảm thụ tác phẩm và cảm xúc thẩm mĩ qua các bài tập đọc, KC)
Góp phần phát triển các năng lực chung (Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo)
Góp phần hình thành và phát triển cho HS những PC chủ yếu (Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm)
QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN CỦA SGK TIẾNG VIỆT 1

1. Tiếp cận mục tiêu
1.1. Lấy việc rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ làm trục phát triển của cuốn sách, để phục vụ mục tiêu phát triển NL đặc thù.
1.2. Thống nhất nội dung rèn luyện các KN ngôn ngữ trong mỗi bài học theo chủ đề, chủ điểm để phục vụ mục tiêu bồi dưỡng KT, KN sống và các phẩm chất chủ yếu.
1.3. Tích cực hóa hoạt động học tập của HS để phát triển toàn diện, vững chắc phẩm chất và NL (NL đặc thù, NL chung)



QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN CỦA SGK TIẾNG VIỆT 1

2. Tiếp cận đối tượng
2.1. Nhiệm vụ trọng tâm của môn TV lớp 1 là dạy chữ để HS biết đọc, biết viết, đồng thời dạy phát triển các kĩ năng nghe và nói ở mức độ cao hơn.
2.2. Cần chú ý đến tính vừa sức và tâm lí lứa tuổi.
2.3. Thiết kế nội dung mở để thực hiện giáo dục
phân hóa.



NỘI DUNG CỤ THỂ VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT MÔN TIẾNG VIỆT 1

ĐỌC:
Đúng âm, vần, tiếng, từ, câu. Tốc độ đọc đạt khoảng 40-60 tiếng/1 phút.
Ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu, chỗ kết thúc dòng thơ.
Bước đầu biết đọc thầm
Hỏi và TLCH những câu hỏi đơn giản
Nhận biết được hình dáng, hành động của nhân vật qua 1 số TN trong câu chuyện.
Nêu được nhân vật yêu thích, giải thích vì sao?



NỘI DUNG CỤ THỂ VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT MÔN TIẾNG VIỆT 1

VIẾT:
Ngồi viết đúng tư thế.
Viết đúng chữ viết thường, chữ số (từ 0 đến 9)
Biết viết chữ hoa, đặt dấu thanh đúng vị trí
Tốc độ viết: 30-35 chữ/15 phút
Bước đầu TLCH: Viết về ai? Về cái gì? Về việc gì?
Điền được phần thông tin còn trống,…
Viết câu trả lời dựa trên gợi ý




NỘI DUNG CỤ THỂ VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT MÔN TIẾNG VIỆT 1

NGHE:
Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói (nhìn vào người nói)
Đặt câu hỏi để hỏi những điều chưa rõ
Nghe hiểu các thông báo, hướng dẫn yêu cầu, nội quy trong lớp học
Nghe một câu chuyện và TLCH: Ai, cái gì, khi nào, ở đâu?




NỘI DUNG CỤ THỂ VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT MÔN TIẾNG VIỆT 1

NÓI:
Nói rõ ràng, thành câu
Biết nhìn vào người nghe khi nói
Đặt được câu hỏi và trả lời đúng vào nội dung câu hỏi
Nói và đáp lời chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi,…
Biết giới thiệu ngắn về bản thân, gia đình, đồ vật,..
Kể lại 1 đoạn hoặc cả câu chuyện đã học
Biết đưa tay xin phát biểu
Biết trao đổi trong nhóm,…




XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO MÔN HỌC

Phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của lớp (có sự thống nhất trong tổ, khối)
Tham khảo sách giáo viên





DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH

Các NL chủ yếu:
3 NL chung: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo (bắt buộc có ở tất cả các môn học và HĐGD)
7 NL đặc thù. Môn TV lớp 1 quan tâm đến NL: ngôn ngữ và văn học
2. Các PC chủ yếu:
5PC: Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm





DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HS

3. Giải pháp để DH theo hướng PT NL, PC HS:
DH phân hóa:
+ Lựa chọn ND DH phù hợp với HS
+ Lựa chọn hình thức DH phù hợp với HS
+ Giao nhiệm vụ học tập phù hợp với HS (quan tâm đến vừa sức)
DH tích hợp (nội môn, liên môn)




DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HS

DH tích cực (quan trọng). GV phải làm được ít nhất 3 việc sau:
+ V1: Giao việc cho HS
+ V2:Tổ chức cho HS làm việc
. Sử dụng hệ thống câu hỏi, BT vừa sức, đa dạng
. Khai thác triệt để kênh hình, kênh chữ, sử dụng
ĐDDH
. Việc học của HS không dừng lại khi giờ học kết thúc mà tiếp nối để vận dụng những điều đã học vào thực tiễn.
+ V3: Tổ chức cho HS báo cáo và đánh giá kết quả làm việc.




KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Đánh giá theo TT22, TT30/BGD.
QUAN ĐIỂM:
Chú trọng đánh giá quá trình (QT làm ra sản phẩm, QT học tập trên lớp)
Đánh giá theo sự tiến bộ của HS, không so sánh HS này với HS khác, không tạo áp lực cho HS và PH



SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
YÊU CẦU:
100% các lớp phải có máy chiếu.
Khai thác triệt để học liệu điện tử.
- Sách bổ trợ (nên có)
+ Sách giáo viên
+ Vở bài tập
+ Vở luyện viết
- Sách tham khảo (tùy chọn)
+ Truyện đọc lớp 1
+ Bộ phiếu luyện tập cuối tuần
+ Vở thực hành
+ Em luyện viết đúng viết đẹp – lớp 1
- Đồ dùng khác
+ Bộ thẻ chữ Quốc ngữ
+ Tranh ảnh




Xem VIDEO hướng dẫn sử dụng học liệu điện tử
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SGK MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
1. Thời lượng học:
Tổng thời lượng: 420 tiết/năm học
(12 tiết/tuần x 35 tuần)
Tổng số tiết Tiếng Việt ở tiểu học không thay đổi (43 tiết/tuần)
Tăng số tiết học ở lớp 1, lớp 2 để HS đọc, viết tốt, đủ điều kiện học các môn học; giảm áp lực học tập
2. Cấu trúc sách
2.1. Học vần (26 tuần = 312 tiết)
– Chuẩn bị : 4 tiết (CNGD: 10 tiết –Tuần 0)
– Âm và chữ cái : 72 tiết
– Vần : 236 tiết
2.2. Luyện tập tổng hợp (9 tuần = 108 tiết, = CNGD)

3. Dạy phần học vần
3.1. Dạy chữ cái nào đầu tiên?
a) Về nguyên tắc, dạy chữ nào trước cũng được. Nhưng cần bảo đảm tính sư phạm:
- Dạy chữ đơn giản trước, phức tạp sau
- Dạy chữ tạo ra nhiều tiếng có nghĩa trước
b) Các SGK chọn chữ nào?
- Học vần Bình dân học vụ (xóa mù chữ):
i, t
+ Ưu điểm: Chữ nét thẳng, dễ viết. Người lớn tay cứng, viết bằng que, than củi
+ Hạn chế: Ít tạo ra tiếng có nghĩa, nghĩa hay.
- Một số SGK tiếng Anh, tiếng Đức chọn chữ m
+ Ưu điểm: Chữ nét móc, dễ viết. Có thể ghép với a ở bài tiếp theo thành từ mama (mẹ).
+ Hạn chế: Dạy phụ âm trước, khó, không tạo ra tiếng có nghĩa ngay.
Chương trình CNGD: a, b
Chương trình hiện hành: e, b
c) TV1 Cánh Diều chọn chữ nào?
- Chọn 2 chữ c, a
- Ưu điểm:
+ Cùng nhóm nét cong (cong hở, cong kín)
+ Ghép với nhau thành nhiều tiếng có nghĩa

3.2. Dạy chữ cái theo thứ tự nào?
– Chủ yếu theo nhóm nét chữ để tạo thuận lợi cho học sinh học viết. VD: a, c, o, ô, ơ, d, đ, e, ê (chữ có nét cong); l, b, g, h (chữ có nét khuyết),...
– Kết hợp cách sắp xếp khác:
+ Theo thứ tự trong bảng chữ cái: d, đ, e, ê,…
+ Đối chiếu những chữ dễ lẫn: s/x, ch/tr
+ Gắn với quy tắc chính tả: g, h, i, ia, gh,…
3.3. Dạy vần nào đầu tiên?
a) Về nguyên tắc, dạy vần nào trước cũng được. Nhưng cần bảo đảm tính sư phạm:
- Dạy vần đơn giản trước, phức tạp sau
- Dạy vần tạo ra nhiều tiếng có nghĩa trước
b) SGK Tiếng Việt 1 - 2002 chọn vần nào?
Chọn oi, ai
+ Vần có bán âm cuối (eo, ao, ưu, ươu,…) khó.
+ Khi vần có âm đệm càng khó: oeo, uêu, oao.
c) CNGD chọn vần nào?
Chọn oa, oe, uê, uy
+ Khó khi yêu cầu HS đánh vần
c) TV1 Cánh Diều chọn vần nào?
- Chọn am - ap
- Ưu điểm:
+ Dễ phát âm, dễ đọc hơn
+ Khả năng sản sinh mạnh
* HS đã học hết chữ cái, tự các em có thể suy ra em – ep, êm – êp, im – ip,…
* Số lượng vần có PÂ cuối nhiều hơn vần có BÂ cuối, học mẫu am – ap, an – at,… nhanh biết đọc hơn.
3.4. Dạy vần theo thứ tự nào?
a) Dạy theo mô hình cấu tạo vần
- Âm chính + Phụ âm cuối (tương ứng M3)
- Âm chính + Bán âm cuối
- Âm đệm + Âm chính (tương ứng M2)
- Âm đệm + Âm chính + Phụ âm cuối (tương ứng M4)
- Âm đệm + Âm chính + Bán âm cuối

b) Dạy các vần cùng mô hình theo cặp âm cuối
- Dạy theo cặp phụ âm cuối:
+ m – p: am – ap, ăm – ăp, âm – âp,…
+ n – t : an – at, ăn – ăt, ân – ât,…
+ ng – c: ang – ac, ăng – ăc, âng –âc,…
+ nh – ch: anh – ach, ênh – êch, inh – ich.
- Dạy theo cặp bán âm cuối:
+ ai – ay, oi – ây, ôi – ơi, ui – ưi, uôi - ươi
+ ao – eo
+ au – âu, êu – iu, iêu – yêu, ưu – ươu
Học xong vần dạng này mới học dạng phần khác.
4. Một số giải pháp sư phạm
4.1. Đánh vần
4.1.1. Khái niệm
Đánh vần là phát âm và ghép các âm thành vần, thành tiếng:
+ bờ – a – ba
+ bờ – a – ba – huyền – bà

4.1.2. Một số trường hợp đặc biệt
– Có một số trường hợp một âm được ghi bằng nhiều chữ cái
– Để HS viết đúng chính tả, cần kết hợp đánh vần bằng âm và chữ cái
a) Âm /k/ và các chữ c, k, q
– Chữ k được đọc là ca:
VD: Tiếng “kí” đánh vần: ca – i – ki – sắc – kí
– Chữ qu được coi là 1 chữ, phát âm là quờ :
+ quê = quờ - ê - quê
+ quang = quờ - ang - quang
+ Ngoại lệ: quốc = quờ - uôc - quôc - sắc - quốc (không phải = quờ - ôc - quôc - sắc - quốc). Khi viết, theo nguyên tắc tiết kiệm, chữ u trong uô được ghép với chữ u trong quờ. Giống đánh vần và viết tiếng giếng: gi – iêng – giêng – sắc – giếng.
b) Âm /z/ và các chữ ghi âm /z/
– Phân biệt /j/ và /z/: gia đình, da dẻ.
– Đọc gi là gi, đọc d là dờ.
4.2. Nguyên âm đôi
– Coi ia, ua, ưa là những chữ ghép (như ch, kh, tr,…) ghi âm ia, ua, ưa
– Dạy ia sau i; dạy ua sau u; dạy ưa sau ư
– Dạy iê, yê, ya, uô, ươ ở vần có âm cuối / âm đệm
4.3. Chữ hoa
– SGK dạy HS chữ nào thì giới thiệu chữ in hoa tương ứng ở chân trang. VD: dạy chữ a, chữ c thì chân trang thứ 1 giới thiệu chữ in thường, chân trang thứ 2 giới thiệu chữ A, chữ C in hoa.
– Vở tập viết in sẵn chữ viết hoa ở đầu câu.
– Không có vở tập viết, HS có thể viết chữ in hoa.
– HS tập tô chữ viết hoa từ phần Luyện tập TH.
4.4. Ngữ liệu
– Để giúp HS phát triển kĩ năng đọc, ngay từ những bài học đầu tiên, SGK đã tận dụng những chữ mà HS biết, tạo ra các bài đọc dưới nhiều hình thức (truyện tranh, truyện kể).
– Độ dài bài đọc tăng dần từ 6, 7, 10 tiếng đến trên 20, cuối phần Học chữ khoảng 30 tiếng, cuối phần Học vần khoảng 70 tiếng. (Từ bài 1 – bài 18: bài đọc được chia thành các câu ngắn, mỗi câu được minh họa bằng 1 tranh làm cho bài học nhẹ nhàng)
– Để HS tập trung vào việc đọc, SGK chuyển nội dung tập viết (vào vở) sang 2 tiết riêng trong tuần. Trong giờ học chữ, học vần, HS chỉ viết bảng con.
– Nội dung bài đọc: truyện kể, thơ, văn miêu tả; chủ đề: thiên nhiên, gia đình, trường học, bạn bè,…
Bài 11, tuần 3 (21 chữ)
Trang để trình
Bài 31, tuần 6 (39 chữ)
5. Các kiểu bài
- Bài Học chữ: 2 tiết/bài x 4 bài/tuần
- Bài Học vần: 2 tiết/bài x 4 bài/tuần
- Bài Tập viết: 1 tiết/bài x 2 bài/tuần
- Bài Kể chuyện: 1 tiết/bài/tuần
- Bài Ôn tập cuối tuần: 1 tiết/bài/tuần
- Bài Ôn tập, đánh giá giữa/cuối HK: 6 – 12 tiết
Trang để trình bày nội dung bài giới thiệu – font Arial – size 24
6. Dạy kiểu bài Học chữ
 Từ khoá
Phân tích
Đánh vần
Củng cố kiến thức, mở rộng vốn từ
Giới thiệu chữ
Đọc, viết bảng con
7. Dạy kiểu bài Học vần
Điểm giống kiểu bài Học chữ
- Bài học được trình bày trên 2 trang SGK, dạy 2 tiết
- Cấu trúc bài tương tự bài Học chữ:
+ Tên bài, VD: am ap
+ Từ khóa, VD: quả cam, xe đạp
+ Đánh vần, VD: a – mờ – am, a – pờ – áp
+ Củng cố kiến thức, mở rộng vốn từ
+ Tập đọc
+ Tập viết bảng con


b) Điểm khác kiểu bài Học chữ
- Bài đọc dài hơn (tăng dần: 10, 20, 30, 40 tiếng,…, không tăng đột ngột)
- Quy trình dạy có điểm khác bài Học chữ:
+ Trong phần Chia sẻ (mở đầu), HS tự đọc các âm/chữ trong vần được học (vì HS đã biết gần như toàn bộ các chữ cái, trừ 2 chữ ă, â)
+ HS tập viết vần mới học vào bảng con ở cuối tiết 1 (để dành toàn bộ tiết 2 tập đọc)


Bài 66, tuần 13
Bài 103, tuần 20
Phát triển kĩ năng nghe, nói.
Yêu cầu:
+ Trả lời được câu hỏi dưới tranh (Học kì I)
+ Kể được một đoạn truyện theo tranh (Học kì II)
SGK chỉ có tranh.
Văn bản truyện trong SGV (ngắn gọn: 80 – 300 tiếng).
Clip kể chuyện có sẵn trên trang http://sachcanhdieu.com/
8. Dạy kiểu bài Kể chuyện
8. Dạy kiểu bài Kể chuyện
a) Hoạt động Chia sẻ
HS quan sát tranh và dựa vào kinh nghiệm để nói (đoán) tên các nhân vật, hoạt động trong tranh.
b) Hoạt động Khám phá và luyện tập
- GV kể (3 lần) cho HS nghe câu chuyện (in trong SGV):
+ Lần 1: Kể một mạch câu chuyện
+ Lần 2: Chỉ vào từng tranh, kể đoạn tương ứng
+ Lần 3: Như kể lần 2
- GV có thể thay lời kể bằng video trong SGK điện tử


GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi dưới từng tranh
+ Lần 1: Trả lời câu hỏi dưới 1 tranh
+ Lần 2: Trả lời câu hỏi dưới 2 tranh liên tiếp
+ Lần 3: Trả lời câu hỏi dưới tranh bất kì
HS khá giỏi có thể nhìn tranh, kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện
GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
d) Hoạt động Ứng dụng
Khuyến khích HS về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện mới học.



9. DẠY CÁC BÀI LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

1. Sắp xếp bài
– Các bài được sắp xếp theo 3 chủ đề: Gia đình, Trường học, Thiên nhiên.
– Mỗi tuần luân phiên thể hiện một chủ đề.
– Tuần cuối dành để ôn tập, đánh giá kết thúc năm học.
2. Ngữ liệu đọc, viết
– Các sáng tác văn học (đồng dao, vè, ca dao, cổ tích, truyện vui, thơ văn hiện đại Việt Nam và nước ngoài).
– Các bài viết về kiến thức đời sống và kĩ năng sống (giáo dục đạo đức, KN sống, bảo vệ môi trường,…).
9. DẠY CÁC BÀI LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

3. Các kiểu bài
3.1. Tập đọc: 3 bài / tuần (5 tiết); rèn kĩ năng đọc.
3.2. Chính tả: 1 tiết / bài / tuần; rèn kĩ năng viết.
3.3. Tập viết: 1 tiết / bài x 2 bài / tuần; rèn kĩ năng viết (tô) chữ viết hoa.
9. DẠY CÁC BÀI LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

3.4. Góc sáng tạo: 1 tiết / bài / tuần; rèn kĩ năng viết, năng lực sáng tạo.
3.5. Kể chuyện: 1 tiết / bài / tuần; rèn kĩ năng nghe và nói.
3.6. Tự đọc sách báo: 2 tiết / bài / tuần; rèn kĩ năng, thói quen đọc.
3.7. Ôn tập, KT cuối năm: 12 tiết.
9. DẠY CÁC BÀI LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

4. Dạy bài Tập đọc
a) Hoạt động Chia sẻ
- HS dựa vào tranh và kinh nghiệm, nói tên các nhân vật, đoán tình huống trong tranh
- Hoặc tổ chức trò chơi hướng vào bài.
VD: dạy bài Chuột con đáng yêu, GV cho HS chơi trò Mèo vồ chuột và đặt câu hỏi: “Nếu là một con chuột con, em có muốn hoá thành mèo không? Chuột con hoá thành mèo thì có lợi gì, có gặp điều gì phiền phức không? VD: Chuột mẹ có nhận ra nó, có còn yêu nó không?”.
9. DẠY CÁC BÀI LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

b) Hoạt động Khám phá và luyện tập
- GV hướng dẫn HS đọc thành tiếng:
+ Luyện đọc từ ngữ
+ Luyện đọc câu
+ Luyện đọc cả bài
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi đọc hiểu.
c) Hoạt động Ứng dụng
Về nhà đọc / đọc thuộc lòng / kể cho người thân nghe câu chuyện, bài thơ vừa được học.
9. DẠY CÁC BÀI LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

5. Dạy bài Góc sáng tạo
a) Hoạt động Chia sẻ
HS dựa vào tên bài, tranh minh hoạ và kinh nghiệm của các em để nói tên sự vật, đoán xem phải làm gì (VD: làm bưu thiếp, viết lên đó những lời yêu thương).
GV giới thiệu bài.
b) Hoạt động Khám phá
HS quan sát, nêu nhận xét về tranh minh hoạ để hiểu cách làm sản phẩm.



9. DẠY CÁC BÀI LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

GV có thể giới thiệu sản phẩm của HS khóa trước để khích lệ HS làm sản phẩm mới.
c) Hoạt động Luyện tập
Chuẩn bị
Thực hành
Báo cáo kết quả
d) Hoạt động Ứng dụng
Hoàn thiện sản phẩm, chuẩn bị trưng bày
Tặng người thân



Góc sáng tạo
9. DẠY CÁC BÀI LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

6. Dạy bài Tự đọc sách báo
a) Hoạt động Chia sẻ
HS xác định nhiệm vụ học tập.
b) Hoạt động Khám phá và luyện tập
HS giới thiệu sách, báo với bạn bè hoặc tìm hiểu cách mượn sách, trả sách ở thư viện
HS thực hiện hoạt động đọc
HS chia sẻ những điều đã đọc với bạn bè.
c) Hoạt động Ứng dụng: HS chia sẻ với người thân; thực hành đọc sách báo ở nhà.


Lưu ý:
- HS có thể đổi sách cho nhau
- HS quên sách sẽ đọc bài trong SGK
25/05/2020
60
25/05/2020
61
25/05/2020
62
25/05/2020
63
25/05/2020
64
CẤU TRÚC GIÁO ÁN CHUNG
Bài:……( Thời lượng)
Mục tiêu
Góp phần phát triển năng lực đặc thù…
Góp phần phát triển các NL chung, phẩm chất
II. Chuẩn bị
Giáo viên
Học sinh
III. Các HĐDH
IV. Dặn dò
CẤU TRÚC GIÁO ÁN ( Tập đọc)
Bài:……( Thời lượng)
Mục tiêu
Góp phần phát triển năng lực đặc thù…
Góp phần phát triển các NL chung, phẩm chất
II. Chuẩn bị
Giáo viên
Học sinh
III. Các HĐDH
Khởi động
B. Chia sẻ và khám phá
C. Luyện tập
D. Vận dụng
IV. Dặn dò
25/05/2020
67
CẤU TRÚC GIÁO ÁN
(Tiết ôn tập, tập viết, chính tả)
Bài:……( Thời lượng)
Mục tiêu
Góp phần phát triển năng lực đặc thù…
Góp phần phát triển các NL chung, phẩm chất
II. Chuẩn bị
Giáo viên
Học sinh
III. Các HĐDH
Khởi động
B. Luyện tập
C. Vận dụng
IV. Dặn dò
CẤU TRÚC GIÁO ÁN (Kể chuyện)
Bài:……( Thời lượng)
Mục tiêu
Góp phần phát triển năng lực đặc thù…
Góp phần phát triển các NL chung, phẩm chất
II. Chuẩn bị
Giáo viên
Học sinh
III. Các HĐDH
Khởi động
B. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện
C. Khám phá và luyện tập
D. Vận dụng
IV. Dặn dò
CẤU TRÚC GIÁO ÁN (Góc sáng tạo tiết 1)
Bài:……( Thời lượng)
Mục tiêu
Góp phần phát triển năng lực đặc thù…
Góp phần phát triển các NL chung, phẩm chất
II. Chuẩn bị
Giáo viên
Học sinh
III. Các HĐDH
Khởi động
B. Chia sẻ và giới thiệu bài
C. Khám phá
D. Luyện tập
E. Vận dụng
IV. Dặn dò
CẤU TRÚC GIÁO ÁN (Góc sáng tạo tiết 2)
Bài:……( Thời lượng)
Mục tiêu
Góp phần phát triển năng lực đặc thù…
Góp phần phát triển các NL chung, phẩm chất
II. Chuẩn bị
Giáo viên
Học sinh
III. Các HĐDH
Khởi động
B. Giới thiệu bài
C. Luyện tập
D. Vận dụng
IV. Dặn dò
CẤU TRÚC GIÁO ÁN (Tự đọc sách báo)
Bài:……( Thời lượng)
Mục tiêu
Góp phần phát triển năng lực đặc thù…
Góp phần phát triển các NL chung, phẩm chất
II. Chuẩn bị
Giáo viên
Học sinh
III. Các HĐDH
Khởi động
B. Giới thiệu bài
C. Luyện tập
D. Vận dụng
IV. Dặn dò
THỐNG NHẤT GHI BẢNG
Thứ…ngày…tháng…năm
Tiếng Việt
Bài 1: a – c (chữ in thường)
Nội dung bài:
GV chủ động căn cứ vào đặc điểm của lớp, có thể sử dụng máy chiếu hoặc thẻ từ.
Nếu GV thấy phần nào cần thiết thì ghi bảng cho HS đọc (viết bằng chữ in thường).
XEM VIDEO MINH HỌA
CHIA NHÓM, PHÂN CÔNG BÀI DẠY:
Nghiên cứu SGV và soạn bài
* Trường Trần Quốc Toản + Lê Hồng Sơn soạn bài 66: yên, yết, trang 120,121 – Sách TV tập Một.
* Trường Mĩ Xá + Lộc An + Trần Nhân Tông soạn bài 69: Ôn tập, trang 125 – Sách TV tập Một.
* Trường Hồ Tùng Mậu + Trần Văn Lan soạn bài: Làm quen với việc đọc sách báo, trang 90 – Sách TV tập Hai.
Gửi mail bài soạn vào địa chỉ:
ngomaioanh180@gmail.com
THUYẾT TRÌNH GIÁO ÁN
CÂU HỎI BÀI THU HOẠCH

Theo thầy (cô), SGK tiếng Việt 1 (bộ sách Cánh diều) kế thừa và đổi mới ở những điểm nào so với SGK tiếng Việt 1 năm 2002?
Dựa theo hướng dẫn của SGV và của bộ tài liệu bồi dưỡng GV dạy lớp 1 năm học 2020 – 2021, thầy (cô) hãy chọn một bài trong SGK tiếng Việt 1 (bộ sách Cánh diều) và soạn giáo án để dạy bài đó.
SGK tiếng Việt 1 (bộ sách Cánh diều) kế thừa so với SGK tiếng Việt 1 năm 2002?
Về cấu trúc: cũng có 2 phần Học vần và Luyện tập tổng hợp
Về dung lượng: mỗi bài ở phần Học vần chỉ dạy 2 chữ cái hoặc 2 vần
Về quy trình dạy học: gồm 6 bước (Làm quen với từ khóa; Đánh vần; Mở rộng vốn từ; Làm quen với chữ ghi âm, vần mới học; Tập đọc; Tập viết âm, vần mới học.)
2. SGK tiếng Việt 1 (bộ sách Cánh diều) đổi mới so với SGK tiếng Việt 1 năm 2002?
Các bài học chữ, học vần sắp xếp theo nhóm nét chữ. Dưới chân trang mỗi bài, SGK giới thiệu chữ in hoa tương ứng với chữ cái vừa học.
SGK có mô hình đánh vần.
Mỗi bài có BT củng cố âm, vần mới học.
Những tuần đầu, SGK tận dụng những chữ, vần mà HS đã biết để tạo ra những bài tập đọc có nghĩa.
Mỗi tuần 2 tiết riêng viết vào vở.
2. SGK tiếng Việt 1 (bộ sách Cánh diều) đổi mới so với SGK tiếng Việt 1 năm 2002?
Phần LTTH có 2 dạng mới: Tự đọc sách báo; Góc sáng tạo
Giờ Tự đọc sách báo: HS được rèn luyện khả năng tự học, tự đọc
Giờ Góc sáng tạo: HS vận dụng những điều đã học, đã biết để tạo lập các văn bản đa phương thức: làm bưu thiếp, sưu tầm tranh ảnh,…
2. SGK tiếng Việt 1 (bộ sách Cánh diều) đổi mới so với SGK tiếng Việt 1 năm 2002?
Các KN nói và nghe được rèn luyện thông qua các HĐ: TLCH, trao đổi ý kiến, tiết KC,
Ngữ liệu trong SGK Cánh diều hầu hết là văn bản mới, có ND phù hợp.
Hình thức: SGK Cánh diều trình bày đẹp, hơn 1800 tranh ảnh.
Mỗi bài học trình bày trên 2 trang liền kề nhau giúp HS dễ theo dõi.
NHỮNG LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO SGK MỚI MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1

1. Trọng tâm: Đổi mới về PPDH (quan trọng là hiểu đúng và dạy đúng)
2. Nắm được yêu cầu cần đạt ra sao?
3. Nắm chắc 5PC, 3NL chung, 2 NL đặc thù của môn TV (NL ngôn ngữ, NL văn học)
4. Giáo án không nhất thiết phải kẻ 2 cột. Tuy nhiên phải có màu sắc riêng, phù hợp với đặc điểm của lớp.
5. Khai thác triệt để học liệu điện tử.
6. Sử dụng thuật ngữ: tiếng, từ, câu, kể cả khi nói và viết.
7. Bắt đầu từ phần LT tổng hợp, HS mới học tô chữ viết hoa để chuẩn bị học viết chữ hoa ở lớp 2, lớp 3

NHỮNG LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO SGK MỚI MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1

8. Viết chữ nhỏ, bút mực từ HKII.
9. Đọc bài cuối tiết: đọc mục 1( Làm quen), mục 4 (Tập đọc)
10. Soạn giáo án theo bài, không theo tiết,

nguon VI OLET