TẬP HUẤN
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG TRONG CÁC CƠ SỞ MẦM NON

NỘI DUNG
Khái niệm.
Quy trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Những lưu ý khi áp dụng quy trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường trong thực tế.
THẢO LUẬN
Bạn hiểu thế nào là:
Chương trình giáo dục ?
Chương trình giáo dục mầm non ?
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ?
Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.
(Điều 8 – Luật Giáo dục 2019)
Chương trình giáo dục mầm non ?
Là văn bản chính thức quy định:
Mục tiêu giáo dục
Nội dung và kết quả mong đợi
Các hoạt động GD, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GD
Cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em.
Được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xây dựng và ban hành trên cơ sở kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non cấp quốc gia
Đảo đảm thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục mầm non.
THẢO LUẬN
Bạn hiểu thế nào là:
Chương trình giáo dục nhà trường ?
Chương trình giáo dục nhà trường
Là văn bản quy định với đầy đủ 4 thành tố của CT.
Được cụ thể hóa từ chương trình giáo dục quốc gia cho phù hợp với thực tiễn nhà trường.
Là chương trình giáo dục được hiệu trưởng nhà trường tổ chức biên soạn và thẩm định với sự tham gia của cán bộ quản lí, giáo viên nhà trường và các chuyên gia (nếu có). CT GDNT do hiệu trưởng phê duyệt.
Được thực hiện trong phạm vi của nhà trường
Chương trình giáo dục nhà trường
Chương trình giáo dục nhà trường cần đảm bảo:
Đáp ứng yêu cầu chung của chương trình quốc gia
Phù hợp với truyền thống, thế mạnh của nhà trường
Nhu cầu, hứng thú, cách học khác nhau của trẻ;
Phù hợp với những yêu cầu và kì vọng của cha mẹ và cộng đồng
Đáp ứng điều kiện thực tế về kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương
Tính đến nhu cầu, ưu tiên và các nguồn lực của địa phương;
Đảm bảo sự mềm dẻo, linh hoạt
Phát triển chương trình giáo dục là gì?
Phát triển chương trình giáo dục là gì?
Là quá trình cơ sở giáo dục cụ thể hoá chương trình giáo dục quốc gia.
Làm cho chương trình giáo dục quốc gia phù hợp ở mức cao nhất với thực tiễn của cơ sở giáo dục.
Phát triển chương trình GDNT trong CSGDMN?
Phát triển chương trình giáo dục nhà trường trong cơ sở giáo dục mầm non là quá trình nhà trường/cơ sở giáo dục mầm non cụ thể hoá chương trình giáo dục mầm non cấp quốc gia, làm cho chương trình giáo dục mầm non cấp quốc gia phù hợp ở mức cao nhất với thực tiễn của nhà trường/cơ sở giáo dục mầm non.
Tại sao phải phát triển chương trình giáo dục nhà trường trong các cơ sở giáo dục ?


Phù hợp với văn hóa địa phương
Điều kiện của địa phương
Điều kiện của nhà trường
Khả năng và nhu cầu của trẻ.

QUY TRÌNH
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON
QUY TRÌNH
Bước 1: PHÂN TÍCH BỐI CẢNH
Bước 1: PHÂN TÍCH BỐI CẢNH
Bước 1: PHÂN TÍCH BỐI CẢNH
Phân tích chương trình giáo dục:
Phân tích chương trình GDMN cấp quốc gia: mục tiêu, nội dung, KQMĐ, phương pháp, hình thức, cách thức tổ chức các hoạt động GD, đánh giá…
Phân tích chương trình giáo dục nhà trường (nếu có)
Phân tích bối cảnh để làm gì?
Phân tích bối cảnh để làm gì?
Hiểu về điều kiện thực tế.
Làm căn cứ xác định mục tiêu chăm sóc giáo dục phù hợp
Giúp cho việc xây dựng, phát triển chương trình và thực hiện chương trình sát thực và phù hợp nhất.
Bước 2: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
Mục tiêu chương trình giáo dục nhà trường là sự diễn đạt cụ thể những gì mà trẻ có thể/ có khả năng thực hiện được sau khi hoàn thành chương trình giáo dục nhà trường sao cho phù hợp với mục tiêu chung của chương trình quốc gia, điều kiện thực tế vừa thể hiện tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi, mong đợi riêng của cơ sở giáo dục (nếu có).
Bước 2: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
Mục tiêu chung của Chương trình giáo dục mầm non cấp quốc gia.
Tầm nhìn - Sứ mạng - Giá trị cốt lõi của nhà trường
Đặc điểm của trẻ trong trường.
Đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội của địa bàn trường đóng.
Căn cứ xác định mục tiêu:
Nhu cầu thực tế từ phía cha mẹ trẻ, từ cộng đồng.
Nhu cầu của cán bộ, giáo viên nhà trường.
Mô hình tham gia của các đối tác trong phát triển chương trình (giáo viên, chuyên gia, cha mẹ trẻ, trẻ, chính quyền địa phương…).
Xác định các nguồn lực có thể huy động phát triển chương trình.
Bước 2: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
Ban giám hiệu, tập thể chuyên gia thiết kế chương trình xác định mục tiêu phát triển chung của nhà trường.
Mục tiêu này trên cơ sở mục tiêu trong Chương trình quốc gia đồng thời bổ sung hoặc nâng cao, nhấn mạnh đến yếu tố chuyên sâu của cơ sở giáo dục sao cho phù hợp, duy trì và phát triển thương hiệu của cơ sở giáo dục.

Bước 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Bước 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Bước 4: THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
Bước 4: THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
Các loại kế hoạch
(1). Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình
Bước 4: THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
Các loại kế hoạch
(1). Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình
Bước 4: THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
(1). Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình
Các bước xây dựng kế hoạch
Bước 1- Xác định mục tiêu chăm sóc giáo dục theo độ tuổi của trẻ ở nhóm lớp.
Bước 2 - Lựa chọn nội dung: Căn cứ vào mục tiêu đã xác định, giáo viên lưạ chọn nội dung chăm sóc giáo dục sao cho phù hợp với mục tiêu. Tuỳ thuộc vào loại kế hoạch, căn cứ vào nội dung chăm sóc giáo dục đã có, giáo viên lựa chọn các hoạt động tương ứng để thực hiện nội dung.
Bước 3: Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch.
Các bước này áp dụng cho tất cả các loại kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày, kế hoạch hoạt động

Bước 4: THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
Triển khai theo chế độ sinh hoạt một ngày.
Các hoạt động trong CĐSH bảo đảm thực hiện các yêu cầu sao cho đạt được mục tiêu Chương trình đặt ra.
Tuỳ theo điều kiện thực tế có thể điều chỉnh thời gian biểu cho phù hợp.
(2). Thực hiện kế hoạch trong nhóm lớp
Bước 4: THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
 Kết quả thực hiện Chương trình nhà trường được thể hiện thông qua các hoạt động của giáo viên và được thể hiện trên sự phát triển của trẻ.
Đánh giá được thực hiện cuối mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi giai đoạn.
Căn cứ vào kết quả đánh giá, xem xét lại việc thực hiện kế hoạch đã xây dựng  có những điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp, đạt được mục tiêu giáo dục.
(3). Đánh giá việc thực hiện và điều chỉnh kế hoạch
Bước 5: ĐÁNH GIÁ, ĐIỀU CHỈNH
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
Bước 5: ĐÁNH GIÁ, ĐIỀU CHỈNH
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
Đánh giá thẩm định được thực hiện ngay sau khi chương trình xây dựng xong, trước khi phê duyệt chính thức để đưa vào sử dụng.
Đánh giá quá trình: được thực hiện ngay trong khi thực hiện chương trình.
Đánh giá hiệu quả: nhằm xác định hiệu quả của chương trình khi đã được triển khai thực hiện sau một thời gian nhất định.
Bước 5: ĐÁNH GIÁ, ĐIỀU CHỈNH
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ
Bước 1: Lập kế hoạch đánh giá chương trình giáo dục.
Bước 2: Xây dựng quy trình đánh giá một cách bài bản, có hệ thống.
Bước 3: Xác định các tiêu chí đánh giá chương trình giáo dục tại CSGDMN rõ ràng, chi tiết.
Bước 4: Lựa chọn phương pháp đánh giá chương trình giáo dục tại CSGDMN phù hợp
Bước 5: Tiến hành tổ chức đánh giá chương trình giáo dục tại CSGDMN.
Bước 6: Xem xét và rút ra kết luận từ việc đánh giá chương trình giáo dục tại CSGDMN.
LƯU Ý KHI PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG TRONG CÁC CSGD MẦM NON
Đảm bảo đúng quy trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường
Khảo sát, đánh giá thực chất về nhu cầu, điều kiện thực tế liên quan đến việc có cần thiết phải phát triển chương trình giáo dục nhà trường hay không? Phát triển chương trình nhà trường theo hướng nào? Áp dụng phương pháp nào là phù hợp?
Người đứng đầu nhà trường - hiệu trưởng, tổ chức quán triệt chủ trương định hướng phát triển chương trình của nhà trường tới toàn thể, cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên.
Thống nhất phân công thực hiện nhiệm vụ xây dựng phát triển Chương trình và tổ chức thực hiện sao cho phù hợp
Người quản lí phân công trách nhiệm, thực hiện lồng ghép trong phân công nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường, quy định rõ nhiệm vụ đối với cán bộ quản lí trong ban giám hiệu, tổ chuyên môn và cụ thể đối giáo viên trong từng nhóm, lớp.
Chương trình nhà trường cần được tổ chức đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm và điều chỉnh.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
nguon VI OLET