SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRONG GIÁO DỤC MẦM NON
Theo công văn số: 1587/SGD&ĐT-KHCN V/v hướng dẫn công tác
Nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012 của SGD và ĐTKH ngày 20/12/2011
A. QUAN NiỆM VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỀ SKKN TRONG GIÁO DỤC
Quan niệm:
+ Sáng kiến : là ý tưởng, là việc suy nghĩ ra cái mới
+ Kinh nghiệm: Là những gì con người tích lũy được trong hoạt động thực tiễn

+ Sáng kiến kinh nghiệm: SKKN là những ý kiến mới, những giải pháp mới về một đối tượng, một hoạt động nào đó đã được trải nghiệm trong thực tế.

Người viết SKKN nên chọn đề tài ở lĩnh vực mà mình đã trải qua công tác, ở những công việc mà mình đang đảm nhiệm và thực hiện đạt hiệu quả cao để viết SKKN. Người viết không nên chọn và viết theo sở thích của mình , lại càng không nên tưởng tượng để viết thành 1 SKKN
2. Một số định hướng về các loại sáng kiến kinh nghiệm trong GDMN
+ SKKN trong lĩnh vực nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non
+ SKKN về công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động trong nhà trường.
+ SKKN về hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên ở đơn vị
+ SKKN về việc ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, chăm sóc giáo dục trẻ.
+ SKKN trong lĩnh vực tự học, tự bồi dưỡng
Ví dụ 1 số tên đề tài
Đặc điểm của SKKN:
+ Có nét mới
+ Đã được áp dụng trong thực tế
+ Do chính người viết thực hiện
YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA SKKN
Tính sáng tạo hoặc tính mới: Có giải pháp mới và sáng tạo để nâng cao hiệu quả công việc.
Tính hiệu quả: Có bằng chứng, có số liệu cho thấy việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã cho kết quả tốt hơn so với cách làm cũ.
Tính phổ biến, áp dụng: Có thể áp dụng rộng rãi được trong thực tế. Có thể phổ biến cho nhiều người, áp dụng ở nhiều đơn vị.
Tính khoa học và sư phạm: Lựa chọn và sử dụng hợp lý, hiệu quả các phương pháp nghiên cứu; tổ chức tốt các bước áp dụng vào thực tiễn. Đề ra cách làm mới phù hợp với các nguyên lý giáo dục và các nguyên tắc sư phạm, đảm bảo yêu cầu về hình thức văn bản của SKKN.
- Trình bày với văn phong nghiên cứu khoa học: chứng minh chặt chẽ, từ ngữ rõ ràng, chuẩn xác, nếu cần định nghĩa các khái niệm được dùng; nếu trích câu nói của ai phải dẫn rõ nguồn từ tác giả nào? sách nào? nhà xuất bản nào? năm nào? trang nào? … ; nếu chứng minh cũng phải có sức thuyết phục (nên có thí nghiệm kiểm chứng, thực nghiệm, có số liệu so sánh, đối chiếu với cách làm cũ trước đây, …).
Nếu là sáng kiến (có tìm tòi, phát minh) thì phải chứng minh được là trước đó chưa ai tìm ra như của tác giả.
Nếu là kinh nghiệm (đúc kết từ thực tiễn) thì cũng tổng kết thành bài học, nếu được, đưa ra quy trình để thực hiện. Tất cả phải khả thi và mang tính phổ biến (nhiều người học được, và khi họ làm đúng quy trình và đều cho ra kết quả như đã tổng kết. Cuối tập sáng kiến, kinh nghiệm thường có phụ lục (hình ảnh, số liệu, sản phẩm, biểu mẫu, văn bản đính kèm, …), và mục lục tài liệu tham khảo đã dùng cho việc viết SK, KN
Nói chung, phải biết sắp xếp các ý cho sự diễn đạt mạch lạc, thu hút, lôi cuốn, đặt biệt là thuyết phục người đọc bằng khả năng trình bày kết quả của mình. Sáng kiến, kinh nghiệm tốt cùng với phương pháp diễn đạt tốt sẽ giúp tác giả thành công khi nghiệm thu, đánh giá.
Qui định về cách trình bày SKKN
SKKN được đánh máy, in, đóng quyển theo đúng qui định: soạn thảo trên khổ giấy A4 bằng MS Word; font chữ Times New Roman; bảng mã Unicode; cỡ chữ:14; dãn dòng đơn, lề trái: 3cm; lề phải: 2 cm; lề trên: 2 cm; lề dưới: 2 cm
Các minh chứng của SKKN là phụ lục đính kèm phía sau kết luận của SKKN hoặc đóng thành quyển phụ lục riêng
Ngoài trang bìa và áp bìa, chủ đề tài không ghi tên người và tên đề tài vào bất kỳ trang nào khác.
Không xếp loại đối với những SKKN không xuất phát từ thực tế dạy và học của đơn vị, ngành, những SKKN không có minh chứng, những SKKN sao chép của nhau, sao chép trên mạng, trên tạp chí…
B. Mẫu viết SKKN
ĐẶT VẤN ĐỀ (hay Lí do chọn đề tài)
- Nêu rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu: Lý do về mặt lý luận, về thực tiễn, về tính cấp thiết, về năng lực nghiên cứu của tác giả (Những mâu thuẫn giữa thực trạng: bất hợp lí, cần cải tiến…/ yêu cầu mới, từ đó tác giả khẳng định cần có biện pháp thay thế, đó cũng là lí do chọn đề tài)
- Xác định mục đích nghiên cứu của SKKN. Bản chất cần được làm rõ của sự vật là gì? Đối tượng nghiên cứu là gì? Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.
- Chọn phương pháp nghiên cứu nào? Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu ( thời gian nghiên cứu bao lâu? Khi nào bắt đầu và kết thúc?)
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận: yêu cầu trình bày lí luận, lí thuyết đã được tổng kết (tóm tắt) bao gồm: khái niệm, khái quát kiến thức về vấn đề được chọn để viết SKKN. Cũng chính là cơ sở lí luận có tác dụng định hướng nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp khắc phục hạn chế của vấn đề đã nêu trong đặt vấn đề.
2. Thực trạng: Trình bày, miêu tả, làm rõ những khó khăn, hạn chế của vấn đề đã chọn (kèm minh chứng).
3. Các biện pháp tiến hành (Trọng tâm)
Trình bày trình tự biện pháp, phân tích và nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của biện pháp thực hiện
(Phần thực trạng và mô tả giải pháp có thể trình bày kết hợp; khi trình bày giải pháp mới có thể liên hệ với giải pháp cũ đã thực hiện hoặc những thử nghiệm nhưng chưa thành công nhằm nêu bật được sáng tạo của giải pháp mới)
4. Hiệu quả: Đã áp dụng ở đâu? Kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN (Thể hiện bằng bảng tổng hợp kết quả, số liệu minh hoạ, đối chiếu, so sánh…).
III. KẾT LUẬN
- Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về SKKN (nội dung, ý nghĩa, hiệu quả, Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân...)
- Những nhận định chung của tác giả v/v áp dụng và khả năng phát triển của đề tài.
- Ý kiến đề xuất / Bộ, Trường, Sở để phát huy hiệu quả đề tài (tùy mức độ đề tài để kiến nghị, nếu có).
Lưu ý: Phụ lục của đề tài bao gồm Phiếu điều tra, khảo sát, số liệu, bảng biểu thống kê, tranh ảnh, bài làm học sinh...

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA
TÊN ĐƠN VỊ………………..

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHA TRANG
TRƯỜNG MẦM NON………………………………





SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
( độ dài không quá 30 từ)


Tên tác giả:……………………………………………
GV môn……. hoặc chức vụ………………………..


Kèm theo (nếu có):
Ví dụ: đĩa CD, mô hình, sản phẩm, phụ lục…


NĂM HỌC ………….
MẪU TRANG BÌA SKKN
Trang 1
Mục lục

Đặt vấn đề ………………………………………… Trang 2
Giải quyết vấn đề……………………………… .... 3
Cơ sở lý luận……………………………………….. 4
Thực trạng………………………………………...... 5
Biện pháp tiến hành……………………………….. 8
Hiệu quả …………………………………………. 13
Kết luận và kiến nghị……………………………… 15
Tài liệu tham khảo………………………………… 16
Phụ lục……………………………………………. 18
Các trang tiếp theo
Đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu của SKKN
3. Phương pháp nghiên cứu- Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
II. Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng
3. Các biện pháp tiến hành ( trọng tâm)
4. Hiệu quả
III. Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
QUI ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN
Cách đánh giá, xếp loại kết quả:
Tốt .... .(86 – 100 điểm); Khá...... (70 – 85 điểm);
Đạt......( 50 – 69 điểm); Không đạt.....( < 50 điểm).
Nếu có điểm liệt (0 điểm) thì sau khi cộng hạ một mức.
Cảm ơn sự theo dõi
của các bạn!
Chúc các bạn thành công.



nguon VI OLET