TẬP HUẤN SỬ DỤNG TÀI
LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
Quảng Trạch, ngày 15 tháng 9 năm 2012
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRẠCH
I. MỤC TIÊU
Sau đợt tập huấn, học viên:
Hiểu rõ mục tiêu tài liệu giáo dục địa phương dành cho học sinh và giáo viên tỉnh Quảng Bình.
Nắm được quan điểm biên soạn, nội dung, cấu trúc bộ tài liệu.
Thực hành lập kế hoạch và tổ chức dạy học và hoạt động một số nội dung; vận dụng phương pháp dạy học tích cực
Xây dựng kế hoạch dạy học Tài liệu tại địa phương.
Có kĩ năng tập huấn lại cho giáo viên ở địa phương
II. CÁC CĂN CỨ BIÊN SOẠN TÀI LIỆU
Công văn số 5982/BGDĐT-GDTH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nội dung Giáo dục địa phương ở cấp tiểu học từ năm học 2008-2009
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng BGD&ĐT.
Căn cứ công văn số 90 CV/TG ngày 31/5/2012 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình về việc biên soạn Tài liệu GDĐP.
Căn cứ nhu cầu cần thiết để dạy học các tiết GDĐP trong PPCT của Bộ GD&ĐT đối với các nhà trường tiểu học.
Căn cứ tình hình thực tiễn GDTH tỉnh ta trong giai đoạn hiện nay.
III. MỤC TIÊU BIÊN SOẠN TÀI LIỆU
Góp phần thực hiện Mục tiêu giáo dục tiểu học; Thực hiện các Công văn chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về giáo dục tiểu học nói chung và về nội dung giáo dục địa phương nói riêng.

Thống nhất việc chỉ đạo từ cấp Sở đến Phòng GD&ĐT và các trường tiểu học về việc dạy và học nội dung giáo dục địa phương trong phân phối chương trình các môn học ở tiểu học trong toàn tỉnh.

Giúp CBQL, giáo viên có định hướng về nội dung, chương trình và phương pháp để thực hiện nội dung giáo dục địa phương tại đơn vị.
IV. GIỚI THIỆU BỘ TÀI LIỆU
Bộ tài liệu gồm 4 cuốn:
1.Tài liệu giáo dục địa phương môn Lịch sử, Địa lí (dùng cho học sinh tiểu học)
Gồm: 4 bài Lịch sử:
Bài 1: Quảng Bình thời nguyên thủy
Bài 2: Quảng Bình thời phong kiến
Bài 3: Quảng Bình thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược
Bài 4: Quảng Bình từ sau thống nhất đất nước đến nay.
và 4 bài Địa lí:
Bài 1: Vị trí địa lý, địa hình
Bài 2: Khí hậu, sông ngòi
Bài 3: Tài nguyên đất, tài nguyên biển và ven biển
Bài 4: Tài nguyên khoáng sản
Phần tham khảo (được đưa vào sách học sinh để các em có thể tự đọc, tìm hiểu thêm, ngoài những bài học trên lớp)
IV. GIỚI THIỆU BỘ TÀI LIỆU

2. Tài liệu giáo dục địa phương môn Lịch sử, Địa lí (dành cho giáo viên tiểu học)
Gồm: 4 bài Lịch sử và 4 bài Địa lí.
Cấu trúc mỗi bài như sau:
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Các hoạt động dạy học.
Một số bài có thêm phần tham khảo cho giáo viên
IV. GIỚI THIỆU BỘ TÀI LIỆU
3. Tài liệu giáo dục địa phương môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Đạo đức, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (dùng cho học sinh TH)
Môn Âm nhạc: 9 bài hát ( có kèm theo khuông nhạc)
Tranh ảnh minh họa là hình ảnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ của học sinh trong tỉnh
Môn Mĩ thuật: có 5 bài
Môn Đạo đức: có 6 bài
Hoạt động ngoài giờ lên lớp: có 2 chủ điểm: Em yêu trường em và Em yêu quê hương với 5 hoạt động lớn.
Trong tài liệu còn có phần tham khảo và phụ lục để học sinh tự đọc, tự tìm hiểu.

IV. GIỚI THIỆU BỘ TÀI LIỆU
4. Tài liệu giáo dục địa phương môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Đạo đức, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (dùng cho giáo viên tiểu học)
Cấu trúc mỗi bài như sau:
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Các hoạt động dạy học.
Đối với hoạt động GDNGLL, Các hoạt động dạy học được thay bằng Tiến hành hoạt động.
Một số bài có phần tham khảo cho giáo viên
.

V. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:
Về nội dung:

Trong chương trình Tiểu học, học sinh đã được học tập nhiều nội dung kiến thức gắn với nhiều chủ đề, chủ điểm khác nhau về tự nhiên xã hội, về gia đình, nhà trường; được rèn luyện nhiều kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Tuy nhiên để có thêm những bài học cụ thể, gần gũi, mang nét riêng biệt của mỗi vùng đất, miền quê nơi các em đang sinh sống và học tập, Bộ GD&ĐT đã dành một số tiết trong phân phối chương trình các môn học cho nội dung giáo dục địa phương.

V. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:



- Tài liệu dành cho học sinh tiểu học tỉnh Quảng Bình cung cấp những kiến thức cơ bản, cần thiết, gần gũi giúp học sinh tìm hiểu những nét tiêu biểu về lịch sử xã hội, địa lí tự nhiên, về đời sống văn hóa nghệ thuật, về mỗi vùng đất, con người, quê hương Quảng Bình;
- Tài liệu cũng đồng thời mang đến cho các em những bài học về kĩ năng sống, giúp các em thích ứng với môi trường xung quanh, chủ động xử lí các tình huống trong cuộc sống hàng ngày một cách tích cực; giúp các em biết yêu thương, chia sẻ, hợp tác, biết sống khỏe mạnh, an toàn.
V. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:
Về phương pháp dạy học:

1- Quan điểm chỉ đạo: Việc dạy học nội dung giáo dục địa phương gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống của các em học sinh. Vì vậy, những hoạt động dạy học hướng dẫn trong tài liệu chỉ mang tính chất định hướng, gợi ý, tham khảo. Giáo viên cần căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường, nhu cầu, trình độ của học sinh để linh hoạt, chủ động lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức dạy học, bố trí thời gian dạy học và hoạt động giáo dục phù hợp, ưu tiên dạy học trên thực địa, tăng thực hành, tích hợp giáo dục kĩ năng sống để đạt được mục tiêu bài học.

V. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:


Ngoài những nội dung trong Tài liệu, giáo viên cần sử dụng thêm các thông tin, sự kiện, tình huống, điển hình ở trường, lớp, địa phương, đặc biệt là sự trải nghiệm của học sinh; hướng dẫn các em sưu tầm tài liệu, tìm hiểu thêm những nội dung liên quan làm cho bài học trở nên gần gũi, thiết thực phong phú, sống động và lôi cuốn.
2- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học : Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, khả năng tự học, đảm bảo tính phù hợp đối tượng và đặc điểm vùng miền
3- Chú trọng tính tích hợp trong dạy học, tránh quá tải, nặng nề.
Môn Lịch sử - Địa lí (lớp 4 -5)
Theo chương trình, mỗi phần có 02 tiết dành cho địa phương/năm học (1 tiết/học kì).
Tài liệu địa phương biên soạn có 04 tiết Lịch sử (02 tiết cho lớp 4 và 02 tiết cho lớp 5) 04 tiết Địa lí (02 tiết cho lớp 4 và 02 tiết cho lớp 5)
Giáo viên cần chọn thời điểm thích hợp để dạy các tiết này sao cho nội dung lịch sử (địa lí) Quảng Bình có sự liên kết, gắn bó với lịch sử (địa lí) Việt Nam hoặc khi dạy lịch sử (địa lí) Việt Nam cần có sự liên hệ với lịch sử (địa lí) Quảng Bình. Tránh tình trạng dạy học máy móc, làm cho các nội dung rời rạc, không mang tính hệ thống và không có ý nghĩa giáo dục.
VI. ĐỐI VỚI TỪNG MÔN
Môn Âm nhạc:

Theo chương trình, có 02 tiết Âm nhạc dành cho địa phương/năm học. Tuy nhiên phân phối chương trình của các lớp không giống nhau.

Vì vậy, các địa phương, trực tiếp là giáo viên giảng dạy phải có kế hoạch, lựa chọn đưa bài nào vào lớp nào, tuần nào để dạy cho phù hợp.

Môn Mĩ thuật:
Theo phân phối chương trình không có tiết nào dành cho địa phương.
Tuy nhiên trong chương trình Mĩ thuật của tất cả các lớp đều có các tiết vẽ tự do, vẽ theo đề tài, vẽ tranh phong cảnh…các tiết ôn luyện buổi thứ 2 trong ngày, giáo viên vận dụng sắp xếp để dạy các bài hoặc sử dụng phù hợp các nội dung trong tài liệu Giáo dục địa phương để dạy học.

Môn Đạo đức:
Theo chương trình, mỗi lớp có 03 tiết dành cho địa phương.
Tài liệu đã biên soạn có 06 bài.
Về nội dung và mức độ đã được xếp thứ tự từ dễ đến khó. Tuy nhiên trong quá trình dạy học có thể chọn bài để dạy các lớp cho phù hợp với tình hình học sinh tại địa phương. Mỗi khối lớp có thể dạy nhiều bài hoặc 1 bài có thể dạy ở nhiều khối lớp (nếu thấy nội dung đó cần thiết cho học sinh ở lớp mình, trường mình)
Hoạt động GDNGLL:
Tài liệu biên soạn nội dung này dưới hình thức các hoạt động theo các Chủ điểm
Giáo viên có thể sử dụng các nội dung được biên soạn để tổ chức các hoạt động trên lớp vào tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội, sao hoặc tổ chức thành các hoạt động lớn quy mô khối lớp, toàn trường trong các dịp lễ, hội…
- Tài liệu lần đầu tiên được biên soạn, do vậy, còn nhiều hạn chế và thiếu sót, mong sự góp ý tích cực của CBQL và GV.
- Nội dung và phương pháp Tài liệu đưa ra chỉ là những định hướng cơ bản. Ý nghĩa, hiệu quả của nó hoàn toàn phụ thuộc vào sự linh hoạt, tâm huyết của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các nhà trường. Đặc biệt các bài soạn không phải là phương án duy nhất, mẫu mực, mà chỉ mang tính tham khảo. Trong thực tiễn chắc chắn có nhiều cách thức tổ chức sinh động hơn, điều đó trông cậy vào sự sáng tạo, tìm tòi của các thầy cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu.
Trân trọng cảm ơn !
Kết luận
nguon VI OLET