PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BÀN
Trường Tiểu học
Tiết 4: Nghe - kể:
Dại gì mà đổi
Sách giáo khoa (trang 36)
TẬP LÀM VĂN
MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Học xong bài này, học sinh biết:
- Kể câu chuyện Dại gì mà đổi, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, giọng hồn nhiên.

HƯỚNG DẪN CÁCH HỌC
- Em chú ý theo dõi bài giảng và dừng video khi thực hiện các yêu cầu trong bài.
- Em cần có vở ghi, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 tập một và vở bài tập Tiếng Việt 3 tập một để thực hiện các phần trong bài.
KIỂM TRA BÀI CŨ
Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen.
Nghe và kể lại câu chuyện: Dại gì mà đổi.
Quan sát tranh và nghe kể:
Bài 1(36):
Gợi ý:
1. Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé?
2. Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
3. Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
Quan sát tranh và nghe kể:
Dại gì mà đổi
Có một cậu bé bốn tuổi rất nghịch ngợm. Một hôm, mẹ cậu dọa sẽ đổi cậu để lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi. Cậu bé nói:
- Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu!
Mẹ ngạc nhiên hỏi:
- Vì sao thế?
Cậu bé trả lời:
- Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm đâu, mẹ ạ.
Trao đổi về nội dung câu chuyện
1. Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé?
- Cậu bé rất là nghịch.
Trao đổi về nội dung câu chuyện:
1. Vì sao mẹ dọa đổi cậu?
- Cậu bé rất là nghịch.
2. Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
- Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu.
3. Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
- Cậu cho rằng không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm như cậu.
Trao đổi về nội dung câu chuyện:
- Truyện này buồn cười ở điểm nào?
- Truyện buồn cười vì cậu bé nghịch ngợm mới 4 tuổi cũng biết rằng không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm.
- Sau khi học truyện này, em thấy mình cần phải thế nào để được bố mẹ yêu quý?
- Em nghe lời bố mẹ, phải ngoan ngoãn, không nghịch ngợm, chịu khó học hành.
Những người con ngoan
1. Ghi nhớ các kiến thức của bài học.
2. Chuẩn bị cho tiết học sau (Đọc và tìm hiểu cách tổ chức cuộc họp mà em đã biết).

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
nguon VI OLET