TRƯỜNG THPT THỦ THIÊM
CHÀO MỪNG QUÍ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP
GV: TRẦN QUANG HUY
QUANG DŨNG
I. KHÁI QUÁT :
1. TIỂU SỬ :
Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm (1921-1988) quê ở Hà Tây .

Quang Dũng là một nghệ sĩ nhiều tài năng : làm thơ , viết văn , vẽ tranh , sáng tác nhạc .

Vừa là nhà thơ , vừa là người lính nên thơ của Quang Dũng phóng khoáng , lãng mạn , tài hoa .

Tác phẩm tiêu biểu :
+Mây đầu ô
+Mùa hoa gạo
+Rừng về xuôi . . .

QUANG DŨNG
2. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC:
+Tây Tiến là đơn vị bộ đội được thành lập vào mùa xuân 1947 , có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao sinh lực địch ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ VN .
+Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội , trong đó có nhiều học sinh , trí thức. Chiến đấu trong hoàn cảnh thiếu thốn , gian khổ nhưng họ vẫn phơi phới lạc quan , lãng mạn và dũng cảm .
+Quang Dũng là đại đội trưởng của đơn vị Tây Tiến , đến 1948 thì chuyển sang đơn vị khác .
+Tại Phù Lưu Chanh , nhớ đơn vị cũ , Quang Dũng đã sáng tác bài thơ này (cuối 1948) .
+Bài thơ lúc đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến” , sau đổi thành “Tây Tiến” , in trong tập “Mây đầu ô” .
3. BỐ CỤC :
Bốn phần :

Khổ 1 : Nhớ Tây Tiến , nỗi nhớ được bắt nguồn từ cuộc hành trình đầy gian khổ .

Khổ 2: Nhớ những niệm vui của đời lính .

Khổ 3 : Nhớ chân dung người lính Tây Tiến .

Khổ 4 : Nhớ lời thề của người chiến sĩ Tây Tiến .
II. PHÂN TÍCH :
1. KHỔ MỘT: Nhớ con đường hành quân gian khổ nhưng rất đỗi tự hào của binh đoàn Tây Tiến:
Nhớ Tây Tiến , một nỗi nhớ “chơi vơi”
Quang Dũng nhớ nhất là dòng sông Mã.
Nhớ những địa danh đã đi qua : Sài Khao , Mường Lát , Pha Luông , Mường Hịch , . . .
Nhớ thiên nhiên Tây Bắc :
→Sử dụng nhiều thanh trắc, hệ thống từ láy gợi hình biểu cảm cao , cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ , hoang sơ , bí hiểm . . .
Cách gieo vần “ơi”+nhiều thanh bằng →nỗi nhớ da diết , không gian âm u.
Hiện về thật đẹp trong nỗi nhớ QD là chân dung người lính TTiến
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
QD nhớ về những đồng đội đã hi sinh.
Nhớ về những nét bình yên đầm ấm tình người nơi biên giới.

Nhịp thơ biến đổi linh hoạt lúc gập ghềnh trúc trắc , lúc lại dàn trải , êm đềm ngân nga, đoạn thơ tái hiện rõ nét vẻ đẹp của thiên nhiên TB: hùng vĩ , hoang sơ ,dữ dằn , bí hiểm…Qua đó cũng tái hiện được vẻ đẹp của người lính Tây Tiến trong nỗi nhớ của QD:vừa hào hùng dữ dội (không chùn bước trước khó khăn gian khổ , thậm chí hi sinh); vừa hào hoa lãng mạn (cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng TB)
2.KHỔ HAI : Nhớ những kỉ niệm vui đời lính:

Nhớ một đêm liên hoan .


Nhớ một lần vượt thác .


→Vẻ đẹp vừa hào hùng dữ dội vừa hào hoa lãng mạn .
3. KHỔ BA: Chân dung người chiến sĩ TTiến:
Vẻ đẹp hào hùng dữ dội :
+Ngoại hình bi thương (sốt rét rừng) nhưng rất hào hùng (ngụy trang chiến đấu).
+Hào hùng nhất là vẻ đẹp tinh thần : mạnh như hổ báo , yêu nước nồng nàn .
Vẻ đẹp hào hoa lãng mạn :
“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
→Vẻ đẹp của người lính cụ Hồ : chiến sĩ mà thi sĩ .
Hiện thực khắc nghiệt càng làm đẹp hơn lí tưởng của người lính .
QD nhớ về những đồng đội đã hi sinh :
“Áo bào thay chiếu anh về đất”
→Từ Hán Việt , nghệ thuật nói giảm , nhịp thơ thật chậm , thật trang trọng vừa thể hiện sự ra đi thanh thản vừa thấy được tình cảm thương kính của QD .
Cái chết hóa thành bất tử “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”


Cảm hứng bi tráng , bên cạnh cái bi thương là cái hào hùng , lí tưởng của những chàng trai Tây Tiến cũng là lí tưởng sống của cả một thế hệ thanh niên yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp . Và lí tưởng đó mãi mãi là tinh thần bất diệt cho thế hệ hôm nay và mai sau .
4.KHỔ BỐN: Nhớ lời thề của các chiến sĩ vệ quốc: “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”.
III. CHỦ ĐỀ:
Bài thơ “Tây Tiến” là cảm hứng của Quang Dũng được bắt nguồn từ một kỉ niệm về một đoạn đời chiến đấu , về một miền đất dữ dội , về những đồng đội sống chết có nhau . Qua đó thể hiện hình ảnh của một thế hệ chiến sĩ anh hùng , nồng nàn yêu nước , tự nguyện hi sinh với tất cả nhiệt tình , với ý thức công dân cao cả pha chút phong cách nghệ sĩ hào hoa lãng mạn .
nguon VI OLET