Giáo dục thể chất khối 11
Kỹ thuật chạy tiếp sức 4x100m
Giáo dục thể chất khối 11
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA BÀI HỌC



GiỚI THIỆU KT TRAO NHẬN TÍN GẬY
TẠI CHỖ TRAO NHẬN TÍN GẬY
CHẠY NHẸ NHÀNG TRAO NHẬN TÍN GẬY
XUẤT PHÁT THẤP CÓ GẬY(NGƯỜI SỐ 1)
HOÀN THIỆN KT(4 NGƯỜI)
Chạy tiếp sức là một môn thể thao điền kinh. Tuy phổ biến nhưng yêu cầu người tham gia cần nắm rõ các kỹ thuật chạy tiếp sức để đạt được thành tích tốt. Kỹ thuật chạy tiếp sức được chia thành nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn lại có vai trò khác nhau.
1. Chạy tiếp sức là gì?
Chạy tiếp sức là bộ môn được chia thành các đội, mỗi người trong đội sẽ hỗ trợ tiếp sức cho nhau để hoàn thành cuộc đua. Chạy tiếp sức được xếp vào nhóm các bộ môn điền kinh. Với chạy tiếp sức 4x100 gồm có 4 vận động viên tham gia thi đấu và cầm theo một chiếc gậy.
Những người trong đội sẽ chuyền gậy cho nhau và đến khi tới vạch đích thì dừng lại. Đội nào có thời gian hoàn thành cuộc đua sớm nhất sẽ giành chiến thắng, thời gian thông thường cho mỗi lần chuyền gậy là 2,2 giây.
Người đứng đầu giữ vai trò khởi động cho đội, đây là vị trí quan trọng và 3 người còn lại tiếp tục trao gậy cho nhau. Khoảng cách cho mỗi lần trao gậy là 20m và phải cách khu vực đích đến đúng 10m. Các vận động viên trong quá trình thi đấu cần đảm bảo trao gậy đúng vị trí, đúng cự ly đã được quy định từ trước.
2. Kỹ thuật chạy tiếp sức có mấy giai đoạn?

Để có một kết quả tốt, các vận động viên cần nắm rõ kỹ thuật chạy tiếp sức cơ bản. Chia đường đua thành nhiều giai đoạn là biện pháp tốt nhất giúp người tham gia hỗ trợ nhau tốt hơn cũng như phân bố và kiểm soát thời gian hiệu quả. Vậy trong “kỹ thuật chạy tiếp sức có mấy giai đoạn”, thông thường trong kỹ thuật chạy tiếp sức được chia thành 4 giai đoạn, đó là :
GIAI ĐOẠN VẬN ĐỘNG
Ở giai đoạn này,các Vđv cần khởi động và làm nóng cơ thể,đây được coi là giai đoạn vô cùng quan trong.Khi khởi động sẽ giúp bạn giảm nguy cơ xảy ra hiện tượng căng cơ trong quá trình chạy bộ,không những vậy nó còn hỗ trợ bôi trơn các khớp xương,từ đó tăng tính linh hoạt dẻo dai.

Hãy bắt đầu với những bài tập ép cơ hoặc hoạt động tại chỗ.Điều này giúp bạn chuẩn bị tinh thần sẵn sàng tham gia thi đấu cũng như nắm rõ đc thời gian thi.

Giai đoạn xuất phát

Vị trí đầu tiên là vị trí cần được lưu ý do nắm vai trò khởi động cho cả đội. Khi vận động viên nắm rõ được kỹ thuật xuất phát chạy tiếp sức sẽ giúp cơ thể nhanh chóng thích nghi với cuộc đua, làm nhịp chạy trở nên nhanh chóng hơn.
Video do các thầy cô bộ môn GDTC TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH thực hiện
Giai đoạn tăng tốc


Giai đoạn tăng tốc:
Trong quá trình tăng tốc, bạn cần chú ý đến nhịp tim và nhịp thở của bản thân. Cách tốt nhất là hãy hít thật sâu trong quá trình chạy và thở ra toàn bộ để cung cấp lượng oxy cần thiết cho cơ thể một cách tốt nhất. Người giữ tham gia ở giai đoạn này trong quá trình chạy không nên vung tay quá mạnh để tránh bị mất sức.
Trong giai đoạn “nước rút”, vận động viên cần áp dụng kỹ thuật hít thở sâu thật tốt để quá trình chạy trở nên hiệu quả hơn và giảm tình trạng mệt mỏi.
Giai đoạn về đích:
Khi đã tới đích, vận động viên cần giảm tốc độ một cách từ từ, không nên ngồi xuống luôn mà cần đi lại hít thở đều đặn để tráng tình trạng nhồi máu cơ tim. Trong quá trình nghỉ ngơi, vận động viên nên bù lại năng lượng đã bị mất khi tham gia thi đấu. Có thể sử dụng một số loại nước uống bổ sung điện giải hoặc các thanh năng lượng Energy Bar hay Protein Bar.
Tóm lại, chạy tiếp sức là một môn thể thao điền kinh. Tuy phổ biến nhưng yêu cầu người tham gia cần nắm rõ các kỹ thuật chạy tiếp sức để đạt được thành tích tốt.
Video do các thầy cô bộ môn GDTC TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH thực hiện
Kỹ thuật trao nhận tín gậy –di chuyển
nguon VI OLET