Trưng bày và Thuyết trình
hiệu quả tại Intel ISEF
Trường THPT Chu Văn An
15/1/2013
Intel ISEF 2012
Highlights video

Trưng bày tại Intel ISEF
Trưng bày tại Intel ISEF là gì?
Có nhiều cách nói khác nhau như: Trưng bày tại Intel ISEF, Poster (Intel ISEF Display, Science Display, Display, Poster, Exhibit, and Poster Presentation) đều đến cùng một thứ. Nó:

Là “phông nền” cho phần thuyết trình của bạn
Hỗ trợ cho nội dung nghiên cứu
“Thuyết trình” cho đề tài của bạn khi bạn không có mặt
Lôi cuốn sự quan tâm của các đối tượng “khán giả”
Poster cần:
Cung cấp cho giám khảo và người xem cái nhìn tổng quan về dự án của bạn khi bạn không có mặt ở đó để trình bày
Mô tả nổi bật và súc tích phạm vi, bản chất nghiên cứu và kết quả dự án
Thể hiện khả năng của bạn với tư cách 1 nhà nghiên cứu thực thụ thông qua sự chính xác và rõ ràng của các thông tin được trình bày.
TẠI SAO VAI TRÒ CỦA POSTER TẠI INTEL ISEF LÀ RẤT QUAN TRỌNG?
Lý do #1:
Ai sẽ trình bày dự án của bạn khi bạn không có mặt ở đó?
Khi bạn không có mặt ở đó …….
Trong thời gian ban giám khảo chấm điểm tại Intel ISEF, có những khoản thời gian bạn sẽ không có mặt tại gian hàng

Khi bạn không có mặt, poster là phương tiện liên lạc duy nhất của bạn với ban giám khảo.
Hầu hết giám khảo sẽ không có thời gian đọc toàn bộ báo cáo nghiên cứu của bạn.
Bạn phải tìm cách thu hút được sự quan tâm của ban giám khảo.
Khi bạn không có mặt ở đó …….
Giám khảo sẽ bị thu hút với các dự án có tính chất:
Thú vị
Thách thức
Mới mẻ
Tính cách mạng
Độc đáo

Bạn cần “tóm tắt” dự án của mình sao cho người xem có thể “nắm bắt” được những thông tin quan trọng một cách dễ dàng và nhanh chóng
Lý do #2:
Khi bạn có mặt ở đó……
Poster sẽ hỗ trợ khi bạn thuyết trình về dự án.
Bạn có cơ hội liên hệ với các thông tin trên poster như
dữ liệu mẫu
hình ảnh nghiên cứu
một số khái niệm quan trọng
các mô tả trọng tâm
những dẫn giải giá trị và
tóm lược các kết luận của dự án.
Khi được hỏi, bạn có thể dùng thông tin trên poster để hỗ trợ cho câu trả lời của mình.
Có câu nói rằng “Trăm nghe không bằng mắt thấy”.
CÁC YÊU CẦU VỀ TRƯNG BÀY
Các lưu ý Trưng bày
Trưng bày phải tuân thủ Quy chế Intel ISEF/ Phụ lục 2 Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT ngày 2/11/2012 của Bộ GD

Hình thức Trưng bày:
Đặt trên bàn (Lưu ý: Nếu sử dụng bàn trong trưng bày, thì chiều cao, rộng, dài của bàn phải được tính vào không gian sử dụng của dự án)
Giá trưng bày
Ví dụ Minh họa
Kích thước Trưng bày tối đa
Rộng (từ trước ra sau) = 76 cm
Dài (khoảng cách 2 cạnh) = 122 cm
Cao (tính từ sàn nhà) = 274 cm

Không gian tối đa của dự án bao gồm mọi vật liệu, chi tiết hỗ trợ của dự án đó. Nếu bạn sử dụng bàn, thì bàn được tính là 1 phần trong dự án.

Poster dạng bảng gấp chữ U không được mở rộng vượt quá chiều dài của bàn sử dụng.
Vị trí Trưng bày
Bàn/Giá trưng bày phải được đặt song song và sát với màn vách sau của gian trưng bày

Mọi trưng bày phải được gói gọn trong phần khoảng không của dự án
Các giấy tờ/tài liệu cần phải có tại gian trưng bày

Các giấy tờ theo quy định của Ban tổ chức
Các báo cáo, nhật kí thực nghiệm… nên có sẵn để hỗ trợ thuyết trình
Không cho phép trưng bày trên poster và tại gian hàng
Bao gồm:
Sinh vật sống, kể cả thực vật
Thực phẩm cho người hay động vật
Các vật sắc nhọn (ống tiêm, kim, ống hút…)
Các chất dễ cháy
Hóa chất
Bình ắc quy có phần trên mở
Bằng khen, huy chương, danh thiếp

Và mọi danh mục được liệt kê trong Quy chế Intel ISEF

Thông tin ĐẦY ĐỦ về các mục không được phép trưng bày có tại http://www.societyforscience.org/isef

Poster nên có những nội dung
Bố cục Poster
Điều gì thu hút bạn khi bạn thấy 1 poster thú vị?
Tại sao bạn tiếp tục đọc 1 số poster và không quan tâm đến các poster khác?

Hầu hết mọi người khi nhìn poster đều muốn thấy 1 trình tự:
Mắt người xem đều muốn xem lướt toàn bộ nghiên cứu theo trình tự liên tục, có tổ chức và hấp dẫn
Người xem nếu không thấy được trình tự liên tục này hầu hết sẽ chuyển sang poster khác
Bố cục Poster

Bố cục Poster
Đảm bảo phần trưng bày được tổ chức tốt!

Đảm bảo nghiên cứu hoàn thiện TRƯỚC khi làm poster

Phần Giới thiệu phải ở trước phần Quy trình; Kết luận phải đặt sau phần Kết quả - vì vậy trưng bày cũng phải theo thứ tự này

Hình ảnh, bảng biểu và dữ liệu giúp người xem thấy không bị nhàm chán
Đặt chúng ở giữa các phần và ở gần phần phù hợp nhất có thể
Ví dụ: Ảnh chụp bạn đang tiến hành thực nghiệm tốt nhất nên được đặt gần phần quy trình.

Màu sắc
Quá nhiều màu sắc hoặc kết hợp màu không phù hợp cũng tệ như có quá nhiều thông tin trên poster.


Cần quan tâm xem các màu sắc nào có thể và không thể kết hợp. Không nên dùng quá 2-3 màu sắc trên poster. Nên chọn màu sắc phù hợp với dự án của mình.

Các màu tương phản (complementary colors) mang tính ổn định về mặt thẩm mỹ cao, có thể sử dụng khi trình bày poster.


Tương phản Phù hợp và Không phù hợp

Bạn có thể đọc dòng chữ này nhưng khá khó khăn. Các giám khảo nếu nhìn poster của bạn từ xa chắc sẽ chẳng nhìn thấy gì.
Dòng chữ này đã dễ đọc hơn và dễ đọc hơn nữa khi có màu tối hơn.
Đảm bảo rằng chữ đủ lớn để người xem đọc được!
Đôi khi, thiết kế đen trắng là tối ưu
Quyết định 1 màu bạn muốn dùng làm nền hay phông chữ

Tìm màu đó trên bảng màu.

Màu ở vị trí đối diện với màu đó chính là màu tương phản của nó

Ví dụ: Màu cam









Màu tương phản: Xanh dương




Phông chữ
Lựa chọn phông chữ phù hợp không khó hay tốn thời gian

Hãy thật đơn giản và chọn phông chữ sao cho người xem dễ đọc toàn bộ câu chữ trên poster.

Arial, Times Roman, và Verdana là các phông chữ phổ biến toàn cầu.

Ví dụ về các phông không phù hợp:
Monotype Corsiva : không phải là 1 lựa chọn tốt
Impact :có thể chỉ phù hợp cho tiêu đề
Comic Sans MS: có vẻ trẻ con
Cỡ chữ
Bạn muốn người xem có thể nhìn thấy Tiêu đề Poster từ xa – thì tối thiểu nó phải đọc được từ khoảng cách 2m
Về tiêu đề: cần cố gắng đặt tiêu đề hấp dẫn người đọc, nhưng
phải thể hiện súc tích nghiên cứu của bạn.

Cỡ chữ của phần tiêu đề cần phải lớn hơn để tách biệt với phần nội dung

Nếu bạn muốn chữ trên poster dễ đọc thì các phần nội dung phải có cùng cỡ chữ và phải đủ lớn để có thể đọc được ở khoảng cách tối thiểu 1m.
Dành thời gian nghiên cứu thêm về Poster
Tham khảo các poster khác sẽ giúp bạn có ý tưởng về cái nào sẽ hiệu quả và cái nào không
Hãy tìm kiếm, và xác định cái tốt, cái chưa tốt từ rất nhiều các ví dụ mẫu
Các trang web tham khảo: :
http://www.sciencebuddies.org/science-fair-projects/project_display_board.shtml
http://www.cpet.ufl.edu/sciproj/sci500.htm
http://www.sciencebuddies.org/science-fair-projects/project_display_board_advanced_design.shtml
http://www.scifair.org/articles/display.shtml
http://www.vinehill.santacruz.k12.ca.us/PDFs/ScienceFairTips.pdf
Hãy mang theo khi dự Intel ISEF
Các đồ dùng hữu ích để hoàn thiện gian trưng bày của bạn:
băng dính
kéo
hồ dán

Các tình huống: Bạn có thể phải sửa chữa một phần poster bị bong ra hoặc làm cho poster đứng vững bằng cách dán nó lên trên bàn.

“Hãy dự phòng cho tình huống xấu nhất”
Tóm lược: Nên tránh
Các tài liệu viết tay
Quá nhiều màu sắc
Quá ít màu sắc (đơn điệu)
Màu sắc không đủ tương phản
Phông chữ quá nhỏ
Quá nhiều chữ
Quá nhiều ảnh chụp
Thiếu phần thông tin

Lưu ý QUAN TRỌNG VỚI ViỆC THUYẾT TRÌNH
(không phải phần Trưng bày Poster)
Tài liệu – có thể được yêu cầu hoặc không
Nhật kí nghiên cứu

Báo cáo nghiên cứu

Phát minh của bạn hoặc mô hình thực nghiệm
Bạn không thể mang chúng theo nhưng nên mang theo ảnh chụp của chúng.

Các mẫu vật được phê duyệt


Trang phục
Với Intel ISEF: Cần trang phục trang trọng – không mặc đồ jeans!
Thuyết trình trước giám khảo
Các lời khuyên khi thuyết trình
- Cần bám sát vào bảng tiêu chí đánh giá của Cuộc thi
Tính mới/Tính sáng tạo: 30 điểm
Tính khoa học: 30 điểm
Tính thấu đáo: 15 điểm
Kỹ năng: 15 điểm
Sự rõ ràng, minh bạch: 10 điểm
- Hãy chuẩn bị trước thật cẩn thận những gì bạn sẽ nói
Tóm lược dự án – ĐỪNG “đọc” bản tóm lược
Ý tưởng dự án đến với bạn như thế nào?
Thể hiện bạn nắm vững phần lý thuyết liên quan của đề tài
Đảm bảo bạn đã nghiên cứu và hiểu rõ nghiên cứu nền của dự án
Trình bày cách thức bạn tiến hành thực nghiệm
Giải thích kết quả và kết luận
Hãy nói tại sao đề tài của bạn lại quan trọng với xã hội ngày nay
Các lời khuyên khi thuyết trình (tiếp)
Luyện tập, luyện tập và luyện tập
Luyện tập trước gương, trước bố mẹ, anh em trong hay và những người khác!
Luyện tập cách thuyết trình trước ban giám khảo, nhưng cần lưu ý sử dụng từ ngữ đơn giản để bất cứ ai cũng hiểu được.
Sẽ có những người đến thăm gian hàng của bạn nhưng KHÔNG phải là chuyên gia trong lĩnh vực bạn nghiên cứu.
Đảm bảo nằm trong thời gian cho phép
Tự quay phim phần thuyết trình của mình – xem – xác định những điều cần cải thiện (bạn có nói quá nhanh không? Có nhìn thẳng vào người nghe không? ...)
Các lời khuyên khi thuyết trình (tiếp)

Đây là công trình của bạn
Tự tin – bạn cần trình bày đề tài của mình một cách thoải mái
Chú ý đến người nghe – họ im lặng vì họ thực sự ấn tượng hay họ không còn quan tâm?
Lên 1 danh sách các câu hỏi mà bạn nghĩ giám khảo sẽ hỏi bạn
Các ví dụ có thể là: “Dữ liệu này cho bạn thấy điều gì?”, “Tại sao nghiên cứu này là quan trọng?”, “Bạn gặp phải những vấn đề gì trong khi tiến hành thực nghiệm?”
Hãy chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi này
Hãy tự tin vào câu trả lời của mình
NHƯNG nếu bạn được hỏi 1 câu hỏi mà bạn không biết câu trả lời, hãy trung thực mà nói “Em không biết”. Điều này là chấp nhận được. Hãy nhớ rằng chính các nhà khoa học cũng không biết tất cả các câu cả lời (nếu không thì đã không có nghiên cứu và dự án )
Các lời khuyên khi thuyết trình (tiếp)


Tận dụng thông tin trên poster
Để hỗ trợ khi bạn thuyết trình
Hãy chỉ vào bảng biểu/đồ thị trên poster khi cần
Duy trì giao tiếp bằng mắt với nhóm người nghe
Giọng nói cần rõ, đủ to
Không nên lắp bắp hoặc có âm “ummm”
Tránh quay lưng lại với người nghe
Đứng thẳng – cần đảm bảo tư thế/dáng đứng tốt
Hãy hỏi xem có ai có câu hỏi gì không
Cảm ơn giảm khảo đã đến phỏng vấn
Thể hiện nhiệt huyết của mình
Hãy mỉm cười!!!

Thể hiện Sự quyết đoán của bạn
Mời mọi người đến gian hàng của mình
Đặt câu hỏi cho giám khảo
Hãy tận hưởng những khoảnh khắc này và chia sẻ những gì bạn biết với mọi người!
Tài nguyên tham khảo
http://www.societyforscience.org/
http://www.sciencebuddies.org/
http://school.discoveryeducation.com/sciencefaircentral/Science-Fair-Presentations/How-to-Create-a-Winning-Science-Fair-Display-Board.html
http://chemistry.about.com/od/sciencefairprojects/a/scienceposter.htm
http://youth.net/nsrc/webs.html
Bài thuyết trình sẽ được chia sẻ tại Box Hội thi Intel ISEF của website: www.dayhocintel.net
Một số website tham khảo:
Chúc các bạn học sinh thành công!
nguon VI OLET