CÁC THIẾT BỊ X-QUANG CHẨN ĐOÁN HÌNH
ẢNH VÀ ĐIỀU TRỊ TRONG Y TẾ

SOLUTIONS FOR MEASUREMENT AND MEDICAL FIELDS


CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP
ĐO LƯỜNG VÀ CNC MICO HITECH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 01
KS NGUYỄN VĂN ĐỊNH
CÔNG TY MICO HITECH
NỘI DUNG
Tổng quan về TB X - Quang
1
Thu và tạo ảnh trong các TB X - Quang
2
TB X – Quang chẩn đoán
3
4
Các hãng Sản xuất & Cung cấp TB
5
TB X – Quang điều trị
Hai loại X- Quang chính trong y tế
1.1
Ứng dụng chủ yếu của TB X-Quang
1.2
Tổng quan về TB X - Quang
1
Hai loại X- Quang chính trong y tế
1.1
Trong lĩnh vực y tế, máy X–quang giữ vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị
Máy X-quang giúp cho y bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách dễ dàng, chính xác và nhanh chóng. Nó được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên khắp cả nước, bất cứ bệnh viện lớn hay nhỏ, từ trung ương đến địa phương.
Việc phân chia máy X-Quang dựa trên nhiều yếu tố khác nhau và tùy theo các ứng dụng.
Ứng dụng chủ yếu của TB X-Quang
1.2
Chẩn đoán X- Quang: thông qua các hình ảnh thu được bằng phương pháp chiếu, chụp X- Quang, các y bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh của bệnh nhân dựa vào các hình ảnh này.
Điều trị X- Quang: X quang can thiệp hay X quang điều trị cho phép xác định chính xác vị trí chọc dò sinh thiết, dẫn lưu các nang, ổ áp xe, tụ dịch, nong mở các động mạch, đặt các Stent, bịt tắc các nhánh mạch máu đang chảy hoặc mạch nuôi cấp máu cho u...
Hình ảnh “hồ chứa thuốc cản quang” trong khối tụ máu gan phải (hình trên). X -quang chọn lọc động mạch gan phải (đầu mủi tên) ghi nhận có hình ảnh thuốc cản quang thoát mạch ở các nhánh trên (hình dưới).
Xẹp phổi thùy trên bên (P)
Các bộ phận trong máy X - Quang
2.1
Thu và tạo ảnh trong TB X-Quang
2.2
Thu và tạo ảnh trong các TB X - Quang
2
Các bộ phận trong máy X - Quang
2.1
Máy X – Quang có 04 bộ phận sau:
Bóng X – Quang
Bảng điều khiển
Bộ phận biến thế
Bộ phận giữ phim
Hình 01 : Bóng X - Quang
Các bộ phận trong máy X - Quang
2.1
Máy X – Quang có 04 bộ phận sau:
Bóng X – Quang
Hình 01 : Bóng X - Quang
Các bộ phận trong máy X - Quang
2.1
Máy X – Quang có 04 bộ phận sau:
Bảng điều khiển
Hình 02 : Bảng điều khiển
Các bộ phận trong máy X - Quang
2.1
Máy X – Quang có 04 bộ phận sau:
Bộ phận biến thế
Hình 03 : Bộ phận biến thế
Các bộ phận trong máy X - Quang
2.1
Máy X – Quang có 04 bộ phận sau:
Bộ phận biến thế
Hình 04 :Biến thế trong máy X-Quang
Các bộ phận trong máy X - Quang
2.1
Máy X – Quang có 04 bộ phận sau:
Bộ phận giữ phim
Hình 05 : Bộ phận giữ phim
Thu và tạo ảnh trong TB X-Quang
2.2
Hệ thống tạo ảnh X- Quang bao gồm:

Màn huỳnh quang tăng sáng hay bìa tăng sáng (X- Quang tăng sáng truyền hình)
Phim X- Quang
X – Quang vi tính hóa (CR – Computed Radiography)
X – Quang kỹ thuật số trực tiếp (DR – Direct (Digital) Radiography).
Hình 06 : Film và ảnh hiển thị kỹ thuật số
Thu và tạo ảnh trong TB X-Quang
2.2
Hệ thống tạo ảnh X- Quang bao gồm:

Màn huỳnh quang tăng sáng hay bìa tăng sáng (X- Quang tăng sáng truyền hình):
Gồm 2 tấm bìa cứng có phủ một lớp tinh thể huỳnh quang được đặt trong cassette đựng phim. Khi tia X đi qua hai bìa này sáng lên như một màn hình huỳnh quang nhỏ, và hình ảnh ghi lại trên phim phần lớn là do ánh sáng của bìa phát ra hơn là do tia X tác dụng trực tiếp lên.
Bìa tăng sáng gồm có 03 loại:
Loại LS (low speed)
Loại MS (medium speed)
Loại HS (high speed)
Thu và tạo ảnh trong TB X-Quang
2.2
So sánh hiệu quả của dộ den trên phim X quang giữa dùng tia X trực tiếp và dùng bìa tăng sáng:
- Liều chiếu trong sử dụng bìa tăng sáng thấp hơn nhiều so với sử dụng film và cho kết quả ảnh như như nhau.
Hình 07 : So sánh X – Quang film và X – Quang dùng bìa tăng sáng
Thu và tạo ảnh trong TB X-Quang
2.2
Hệ thống tạo ảnh X- Quang bao gồm:

Phim X- Quang:
Nền phim (base): thuờng làm bằng polyester, có dộ dày khoảng 150µm
Lớp keo dính (adhesive)
-Lớp nhu tuong (emulsion): có dộ dày khoảng 150-300 µm. Gồm có: 40%bromua bạc (AgBr) và 60% gelatin. Ðây là phần co bản ghi lại hình ảnh trên
phim.
Lớp bảo vệ (supercoat): ở ngoài cùng có nhiệm vụ chống do, trày xuớc phim.
Hình 08 : Cấu trúc và HA X – Quang film
Thu và tạo ảnh trong TB X-Quang
2.2
Hệ thống tạo ảnh X- Quang bao gồm:
- X – Quang vi tính hóa (CR – Computed Radiography)
Hình 9: Thu ảnh X – Quang vi tính hóa
Thu và tạo ảnh trong TB X-Quang
2.2
Hệ thống tạo ảnh X- Quang bao gồm:

X – Quang kỹ thuật số trực tiếp (DR – Direct (Digital) Radiography).
Ảnh được tạo ra trực tiếp không qua thiết bị đọc ảnh như CR
Điều này được thực hiện là do cấu tạo đặc biệt của đầu dò:
Gồm những ô đơn vị được cấu tạo bằng các Transistor, hoặc các diode làm từ vật liệu bán dẫn.
Thu và tạo ảnh trong TB X-Quang
2.2
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ảnh X- Quang:
Yếu tố kỹ thuật:
kV (hiệu điện thế)
MAS (Miliampere x Second)
Khoảng cách tiêu diểm phim (Focal film distance)
Thời gian chụp phim (S)
Thu và tạo ảnh trong TB X-Quang
2.2
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ảnh X- Quang:
Phóng xạ khuếch tán:
Ðể giảm thiểu PXKT ta dùng:
Mành =Luới lọc tia (Grid)
Thiết bị hạn chế chùm tia X.
Thu và tạo ảnh trong TB X-Quang
2.2
Thu và tạo ảnh trong TB X-Quang
2.2
Thu và tạo ảnh trong TB X-Quang
2.2
Thu và tạo ảnh trong TB X-Quang
2.2
Thu và tạo ảnh trong TB X-Quang
2.2
X – Quang chẩn đoán
3.1
Các TB X – Quang chẩn đoán
3.2
TB X – Quang chẩn đoán
3
Chẩn đoán hình ảnh (imaging diagnosis) hay hình ảnh học y khoa (imagerie médicale) là ngành ứng dụng các kỹ thuật khoa học công nghệ vào chẩn đoán y học nhằm khám phá các cấu trúc của cơ thể con nguời, được thể hiện bằng những hình ảnh theo qui ước. Cho đến nay, ngành chẩn đoán hình ảnh bao gồm những kỹ thuật chính: X-Quang, Siêu âm, X-Quang cắt lớp điện toán (CT scanner – computed tomography scanner), Cộng hưởng từ (MRI – magnetic resonance imaging) và Y học hạt nhân.
X - Quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đầu tiên được ứng dụng từ những năm đầu của thế kỷ XX, ứng dụng tia X do nhà vật lý học Roentgen khám phá vào năm 1895. Kỹ thuật này từ khi ra đời, đã thống trị ngành chẩn đoán hình ảnh trong một thời gian dài hơn nửa thế kỷ và vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán cho đến ngày nay. Vì vậy mà trước đây, ngành chẩn đoán hình ảnh có tên gọi là ngành X - quang.
X – Quang chẩn đoán
3.1
Bao gồm các thiết bị X- Quang sau đây:
Thiết bị chụp X- quang thông thường (X- Quang tổng hợp)
Thiết bị chụp X – quang tăng sáng truyền hình
Hệ thống chụp cắt lớp điện toán (CT Scanner)
Thiết bị chụp X – quang nhũ ảnh
Thiết bị tán sỏi và chụp X – quang niệu
Thiết bị can thiệp và chụp X – quang mạch máu
Các TB X – Quang chẩn đoán
3.2
Tổng quan X – Quang điều trị
4.1
Hệ thống CT Scanner
4.2
TB X – Quang điều trị
4
Hệ thống chụp và can thiệp mạch
4.3
Bao gồm các thiết bị X- Quang sau đây:
Hệ thống chụp cắt lớp điện toán (CT Scanner)
Thiết bị tán sỏi và chụp X – quang niệu
Thiết bị can thiệp và chụp X – quang mạch máu
Thiết bị chụp X – Quang kết hợp PET, SPECT,…như PET/CT, SPECT/CT,…trong chẩn đoán và điều trị ung thư

X – Quang điều trị
4.1
4. 2 Máy CT (Computed Tomography)

Lịch sử các thế hệ máy chụp cắt lớp vi tính trên thế giới:
- Năm 1972, G.N Hounsfield giới thiệu máy chụp cắt lớp vi tính (CLVT) đầu tiên ở Anh. Chụp 1 quang ảnh mất 72 giờ.
- Năm 1987, thế hệ máy chụp CLVT xoắn ốc đầu tiên (spiral CT scanner) ra đời giúp tái tạo hình ảnh trên các lớp cắt đứng dọc và ngang, thay vì chỉ ở các lớp cắt ngang. Chụp khoảng 1 giây/ 1 lớp cắt.
- Năm 2003, ra đời máy chụp CLVT 64 dãy đầu tiên, giúp tái tạo hình ảnh dưới 1mm.
- Năm 2005, máy chụp CLVT 2 nguồn đầu tiên được sản xuất.
- Năm 2008, ra đời máy chụp CLVT 2 nguồn thế hệ thứ hai (defenition flash).
- Hiện nay đã ra đời các máy 128 dãy, 256 và 320 dãy (ra đời tháng 7-2011, bệnh viện 108 lắp đặt tháng 2-2012)
Nguyên lý máy CT
Thành phần chính của máy CT là một bóng phát tia X và bộ phận thu nhận tín hiệu (detectors), được đặt trong một khoang máy hình tròn (gantry) ở vị trí đối diện nhau và có thể quay quanh cơ thể bệnh nhân. Bóng phát tia X được coi là “trái tim” của máy. Một chùm tia X rất hẹp phát ra từ bóng, xuyên qua một phần cơ thể và được bộ phận thu nhận tín hiệu tiếp nhận. Bộ phận tiếp nhận này bao gồm một hay nhiều dãy đầu thu, được cấu tạo bằng các tinh thể nhấp nháy hay các buồng ion hóa, cho phép lượng hóa sự suy giảm của tia X sau khi đi qua cơ thể. Độ nhạy của các đầu thu cao hơn rất nhiều so với phim X-quang. Hệ thống máy tính sẽ biến đổi các thông tin lượng hóa này thành hình ảnh. Cơ quan hay tổ chức nào của cơ thể có mức độ cản tia nhiều (xương, răng, sỏi, vôi hóa, máu xuất huyết...) sẽ màu tối (mỡ, dịch, phổi, khí...).
Hình 1:Nguyên lý của máy CT có
64 dãy đầu thu, bề rộng của một
dãy đầu thu là 0,5 mm, chiều dài
của toàn bộ detectors là 32 mm.
https://www.youtube.com/watch?v=4YxlC1jk2P0
Máy CT Scanner Siemens và Philips
CT xoắn ốc
Thuật ngữ “CT xoắn ốc” (helical hay spiral CT) được dùng để chỉ các máy CT có thể chụp theo chế độ xoắn. Cho đến thời điểm hiện nay, tất cả các máy CT đều có thể đồng thời chụp theo hai chế độ: Cắt trục (axial) và cắt xoắn ốc. Cắt trục là khi bóng quay, bàn di chuyển từng nấc và bóng sẽ phát tia khi bàn dừng chuyển động. Chế độ cắt trục thường phục vụ cho các kỹ thuật xạ trị, GammaKnife và CyberKnife với mục đích là hình ảnh sau chụp có độ chính xác cao, không chịu ảnh hưởng của chuyển động bệnh nhân.
Hình: Chụp CT xoắn ốc
CT xoắn ốc
Nhược điểm của chế độ này là chụp chậm, theo từng nấc chuyển động của bàn, bắt đầu từ đỉnh cho tới đáy của cơ quan thăm khám, bờ ngoài của hình ảnh dựng 2D hay 3D có dạng bậc thang (hình 3). Cắt xoắn ốc là khi bóng quay và phát tia, bàn di chuyển liên tục, quỹ đạo của bóng so với cơ thể bệnh nhân là một đường xoắn ốc, tương tự như việc gọt vỏ một quả bưởi (hình 2). Ưu điểm của cắt xoắn ốc là tốc độ chụp nhanh hơn, khắc phục được nhiễu ảnh do cử động (hô hấp, nhu động...), đường ranh giới của hình ảnh dựng liên tục, không bị mấp mô.
Hình: Chụp CT xoắn ốc
CT đa dãy đầu dò
Hiện nay trên thế giới, các hãng sản xuất máy CT đã ngừng chế tạo loại máy CT một lát cắt (single-slice CT) hay một dãy đầu thu. Máy có cấu hình thấp nhất hiện nay là CT hai dãy đầu thu (dual-slice CT) và trong tương lai gần sẽ chỉ sản xuất CT 4 dãy đầu thu trở lên. Công nghệ chế tạo CT phát triển theo hai hướng: (1) Tăng số lượng dãy đầu thu để tăng tốc độ chụp, ví dụ như các hãng Philips, Siemens, GE đã cho ra đời máy CT 128 dãy đầu thu, Toshiba có CT 320 dãy. Máy CT chụp nhanh nhất hiện nay cho phép chụp tim và mạch vành trong một nhịp đập, chụp toàn bộ não và tưới máu não trong một vòng quay của bóng (0,35 giây), (2) Tăng số lượng nguồn phát tia (từ một nguồn trở thành hai nguồn), loại máy này cho phép chụp với hai mức năng lượng khác nhau, cho ra hai loại ảnh và sau đó có thể chồng hình lên nhau.

Nếu căn cứ vào số lượng dãy đầu thu mà phân loại máy CT thì sẽ có rất nhiều loại. Tuy nhiên, theo Fergus V.Coakly và Bonnie N. Joe, Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Đại học Tổng hợp San Francisco, California, Hoa Kỳ thì máy CT được chia thành 3 nhóm chính sau đây, dựa vào ứng dụng lâm sàng:
CT đa dãy đầu dò
CT 4 dãy đầu thu (bao gồm cả 6, 8 dãy): Dùng để chụp cho tất cả các bệnh lý thông thường ở vùng đầu, mặt, cổ, ngực, bụng và tứ chi. CT 4 dãy vẫn dùng để chụp mạch nhưng chất lượng hình ảnh không cao như CT 16 hay 64 dãy.

CT 16 dãy đầu thu: Dùng để chụp cho tất cả các bệnh lý thông thường, ngoài ra ưu thế chụp cho các mạch máu ngoài tim.

CT ≥64 dãy đầu thu: Được dùng cho mọi ứng dụng của CT nhờ tốc độ chụp cao, đặc biệt ưu thế trong chẩn đoán bệnh lý tim và mạch vành, chụp các cơ quan chuyển động như phổi, đường ống tiêu hóa, chụp tưới máu (não, gan, thận)... hoặc bệnh nhân đa chấn thương (cần phải chụp nhanh, nhiều cơ quan một lúc và bệnh nhân giãy giụa). Để chụp được tim và mạch vành, máy cần phải chọn hai thời điểm trùng nhau để chụp: (1) Thời điểm tim ngừng đập (giai đoạn tâm trương), (2) Thời điểm thuốc cản quang ngấm tối đa vào tim và mạch vành.
CHỈ ĐỊNH CT 64 DÃY
1. Chỉ định CLVT lồng ngực
- Phình động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ
- Nhồi máu phổi
- Bóc tách động mạch chủ
- Triple rule out protocol: chỉ chụp một chương trình giúp chẩn đoán loại trừ nhồi máu phổi, tắc nghẽn động mạch vành và bóc tách động mạch chủ ngực
- Các bệnh lý khác của phổi, trung thất, thành ngực,… (như CLVT thông thường)
2. Chỉ định trong tổn thương não
- Thiếu máu não giai đoạn sớm
- Tưới máu của các khối u não
- Các dị dạng mạch máu…
- Các bệnh lý sọ não khác như CLVT thông thường: xuất huyết, viêm, u,… đặc biệt có thể tính được thể tích khối máu tụ trong nhu mô não.
CHỈ ĐỊNH CT 64 DÃY
3. Trong đánh giá các bệnh lý về mạch máu:phát hiện các bất thường và các tổn thương mạch máu toàn cơ thể từ sọ não tới các mạch máu chi trên và dưới hai bên
· Dị dạng mạch máu
· Phình động mạch
· Hẹp hay tắc động mạch → Đặc biệt đối với các tổn thương hẹp động mạch có thể tính toán tới mức độ hẹp bằng chương trình tính tự động “circulation” và phần mềm xử lý chuyên dụng syngovia.
4. Chỉ định chụp CT 64 dãy mạch vành
* Người lớn:có thể tiến hành chụp mạch vành ở mọi trường hợp nhịp tim khác nhau trừ trường hợp loạn nhịp hoàn toàn, rung nhĩ, rung thắt,…
Nghi ngờ hội chứng ĐM vành (nguy cơ trung bình và thấp)
Đánh giá tình trạng mạch vành ở những BN sợ chụp mạch theo phương pháp truyền thống
CHỈ ĐỊNH CT 64 DÃY
4. Chỉ định chụp CT 64 dãy mạch vành
- Sau test gắng sức (stress test) mà kết quả lâm sàng không tương xứng
- Sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành đánh giá cầu nối (bypass graft)
- Sau nong hay đặt stent mạch vành
- Theo dõi những tổn thương trên BN đã được chụp mạch vành trước đó
- Theo dõi thường niên những BN sau ghép tim
- Đánh giá những bất thường mạch vành bẩm sinh
* Trẻ em: Nghi ngờ các bệnh lý tim bẩm sinh, các bất thường mạch vành như dò vành, các bất thường xuất phát, bệnh Kawasaki,…
5. Chỉ định chụp CT 64 dãy trong bệnh lý tim bẩm sinh: tim bẩm sinh phức tạp như tứ chứng Fallot, thất phải hai đường ra, tuần hoàn bàng hệ chủ-phổi phức tạp, bất sản động mạch phổi, thất trái độc nhất, hẹp eo động mạch chủ, đứt đoạn động mạch chủ, phình động mạch vành, còn ống động mạch
CHỈ ĐỊNH CT 64 DÃY
6. Các chỉ định khác như CLVT thông thường
Ưu điểm chung: thời gian khảo sát rất nhanh
· Sọ não: chấn thương, viêm, u,…
· Lồng ngực: các khối ở phổi, trung thất, xơ phổi, giãn PQ…
· Ổ bụng: bệnh lý gan mật (u, chấn thương, vàng da tắc mật,…) tụy, lách, hai thận, bàng quang…; bệnh lý ống tiêu hóa (viêm, u…), các khối u trong ổ bụng
· Tiểu khung: các u buồng trứng, tử cung,…
· CLVT trong ORL: viêm xoang, u vùng hàm mặt, k vòm…, CLVT xương đá: chấn thương, viêm, xốp xơ,…
· CLVT mắt: các u hốc mắt - hậu nhãn cầu, FCC, lồi mắt CRNN…
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Chống chỉ định chung liên quan tới thuốc cản quang.
+ Bệnh nhân suy thận mãn (không thể tiến hành chạy thận sau chụp), suy chức năng gan nặng.
+ Dị ứng nặng thuốc cản quang
+ Sốt cao mất nước nặng.
- Bệnh nhân có thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu (trong giai đoạn phôi các tế bào non, đang phân chia rất nhạy cảm với tia X, nếu chụp X-quang hay CT trong giai đoạn này có thể làm xuất hiện các dị tật của thai nhi.)
- Bệnh nhân có nguy cơ cao phải hành thông tim ngay sau chụp mạch
- Vôi hóa mạch vành diện rất rộng (tổng điểm vôi hóa >1000 điểm) do nhiễu ảnh của vôi
- Loạn nhịp tim hoàn toàn.
HẠN CHẾ CT
Do khả năng đâm xuyên mạnh của tia X nên CT khó phát hiện các tổn thương phần mềm hơn là MRI.
CT khó phát hiện được các tổn thương sụn khớp (ở khớp háng, gối, cổ bàn chân, vai, khuỷu, cổ bàn tay...) và dây chằng. CT có giá trị thấp trong chẩn đoán tổn thương tủy sống.
Do hoạt động trên nguyên lý đo tỷ trọng nên những cơ quan có cùng mật độ và nằm cạnh nhau sẽ khó phân biệt ranh giới trên hình ảnh CT, ví dụ như hạch di căn ung thư nằm lẫn trong tổ chức phần mềm hay các tổn thương đặc ở vùng cổ nằm lẫn trong cơ.
Độ phân giải hình ảnh của CT không cao như MRI, đặc biệt đối với tổ chức phần mềm, do đó CT khó chẩn đoán các tổn thương có kích thước nhỏ, ví dụ tổn thương xơ hóa rải rác trong não, nhồi máu thân não, tổn thương não trong bệnh đái tháo đường... Tổn thương não ở vùng nền sọ cũng khó chẩn đoán do nhiễu ảnh (artifact).
HẠN CHẾ CT
Bệnh nhân phải chịu nhiễm xạ với tia X. Khi chụp MSCT sử dụng các kỹ thuật này cao hơn nhiều so với chụp X-quang thường quy. Ví dụ nhiễm xạ khi chụp 1 phim X-quang thường quy lồng ngực, bệnh nhân chịu một liều tia là 0,1 mSv, trong khi đó chụp một lần CT ≥ 64 dãy, liều tia có thể lên đến 5 mSv, tức là gấp 50 lần so với chụp X-quang thông thường. Hiện nay có những thông báo, phụ nữ trước đây đã chụp mạch vành bằng máy CT 64 dãy có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn nhóm người bình thường.
Theo ước tính của Trường Cao đẳng Hoàng gia Đào tạo Chuyên gia Chẩn đoán Hình ảnh Úc và New Zealand tỷ lệ ung thư tăng lên 0,04% đối với bệnh nhân được chụp CT 64 lát cắt 1 lần/1 năm.
MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA CT TRONG CẮT LỚP TIM VÀ MẠCH VÀNH
Do thời gian quay của bóng dài (330 mili giây), độ phân giải thời gian dài (165-200 mili giây) vì vậy thời gian khảo sát dài: từ 8-10 chuyển đạo của tim (khoảng R-R) với thời gian nhịn thở từ 8-12 giây.
Để thu được hình ảnh mạch vành tốt, nhịp tim trung bình <65 lần/phút, do đó phải dùng thuốc hạ nhịp tim → không thể chụp được với các trường hợp chống chỉ định thuốc hạ nhịp beta blocker, các trường hợp nhịp cao sau khi đã sử dụng thuốc hạ nhịp tim.
Nhiễu ảnh do chuyển động của tim, của hô hấp.
Liều chiếu xạ cao: từ 8-25 mSv.
Sử dụng nhiều thuốc cản quang: để tăng độ tập trung thuốc, hạn chế đánh giá các mạch nhỏ (đặc biệt các nhánh ĐM vành ở xa đk <1.5 mm).
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MSCT
U đại tràng sigma di căn hạch trên MSCT 64 slice
MSCT động mạch chi dưới
Chụp CT để làm gì
Nguyên văn tiếng Anh kỹ thuật chụp này là CT Scanner, có nghĩa là kỹ thuật chụp quét định khu vi tính hoá. Nói một cách dễ hiểu hơn, đây là kỹ thuật dùng nhiều tia X quang quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để được một hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều bộ phận cần chụp.
So với kỹ thuật chụp X quang trước đây, CT Scanner là một thành tựu vượt bậc trong chẩn đoán hình ảnh giúp ích đắc lực cho thầy thuốc trong chẩn đoán, tiên lượng bệnh và do đó mang lại lợi ích không cần bàn cãi cho người bệnh. Ngành y tế nước ta đã mau chóng đầu tư trang bị máy và đào tạo nhân lực đủ trình độ để đáp ứng đòi hỏi nâng cao chất lượng chẩn đoán.
CT Scanner có những ứng dụng tiện ích sau: phát hiện khối u, dị dạng mạch máu não, khối máu tụ giập não, chảy máu, thiếu máu, phù não... trong chuyên khoa thần kinh sọ não. Cũng có thể phát hiện khối u, dị dạng, phồng lóc động mạch trong lồng ngực. Tương tự như vậy, chụp cắt lớp vùng bụng dễ dàng phát hiện những khối u, ổ ápxe, những hình ảnh bệnh lý khác trong ổ bụng hay trong khung chậu.
Chụp CT để làm gì
Để làm rõ hơn hình ảnh của một khối bất thường, có thể dùng phối hợp thuốc cản quang theo đường tiêu hoá hay đường tĩnh mạch. Hiện nay, khó có thể hình dung, những bệnh nhân bị u não, bị chấn thương sọ não hay bị ung thư phổi mà lại thiếu phim CT Scanner để chẩn đoán và duyệt mổ.
Từ vị trí chỉ là một chuyên khoa cận lâm sang tiến lên vai trò chẩn đoán hình ảnh, các kỹ thuật điện quang đã góp phần quan trọng giúp thầy thuốc không chỉ đoán bệnh chính xác mà còn đánh giá được mức độ nặng nhẹ, tiến triển của bệnh để chủ động tìm ra cách chữa tốt nhất.
Nhưng kỹ thuật này cũng có những hạn chế mà ta cần biết để lựa chọn giải pháp thích hợp. Trước hết, nó chỉ cho ta hình ảnh theo những lát cắt ngang song song với nhau nên khi có những tổn thương nằm lọt giữa hai lát cắt sẽ không nhìn thấy.
Hoặc những lúc cần nhìn theo chiều dọc của cơ thể, ví dụ như hình ảnh cơ, xương, khớp, đường đi của mạch máu thần kinh hay ảnh dọc của sọ não... thì CT Scanner không làm được (lúc này phải cần đến một kỹ thuật khác là chụp cộng hưởng từ MRI).
Chụp CT để làm gì
Một điều rất đáng quan tâm là khi chụp cắt lớp, người bệnh phải chịu một lượng tia X quang nhiều gấp hàng chục lần chụp thông thường, rất có hại đến sức khoẻ, đặc biệt là đối với sản phụ và trẻ em. Vì vậy, cũng như mọi phương tiện khác chụp CT Scanner không phải cây đũa thần cho tất cả các bệnh, nó chỉ thực sự cần thiết khi bệnh nhân biết sử dụng đúng dịch vụ y tế và khi thầy thuốc chỉ định đúng.
Có thể nói không quá là hiện nay, không ít thầy thuốc đã quá rộng rãi khi chỉ định chụp cắt lớp nếu không muốn nói là lạm dụng kỹ thuật này; làm dễ cho mình nhưng lại làm khó cho bệnh nhân tạo nên thói quen ỷ lại kỹ thuật cao đắt tiền mà lười hỏi bệnh, thăm khám người bệnh ân cần và cẩn thận.
Nhưng cũng cần nói cho công bằng, ngay người bệnh bây giờ lại có tâm lý sính kỹ thuật cao siêu, nghe nói xiti thì đi khám bệnh cũng đòi được CT, cứ nghĩ rằng CT Scanner là kính chiếu yêu thấy được tất cả lục phủ ngũ tạng phát hiện tất cả các thứ bệnh; bác sĩ không cho chụp thì không an tâm, hay là có tiêu cực, hay là trình độ kém...
Ta đã biết một ít về CT Scanner, hãy hỏi thêm thầy thuốc để được tư vấn sao cho có lựa chọn thích hợp nhất khi đi khám chữa bệnh.
Hệ thống PET/CT: (PET – Positron Emission Therapy)
Thế hệ mới nhất trong việc phát hiện ung thư sớm ngay sau khi cơ thể chỉ mới có sự thay đổi bệnh lý, về chuyển hóa mà chưa hình thành tổn thương về mặt cấu trúc. Tác dụng trong lĩnh vực chẩn đoán và theo dõi nhiều loại bệnh như thần kinh, tim mạch, đánh giá được khả năng sống còn của cơ tim, có thể phát hiện các ổ động kinh trong não giúp xác định bệnh Alzheimer

Hệ thống PET/CT Scanner
4.2.1
Hệ thống PET/CT:
HỆ THỐNG CHẨN ĐOÁN HIỆN ĐẠI NHẤT
Máy ghi hình PET/CT (Positron Emission Tomography and Computed Tomography) là hệ thống chuẩn đoán kỹ thuật cao đầy tiềm năng, nhiều lợi điểm trong chẩn đoán, theo dõi điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. PET/CT cung cấp nhiều thông tin chi tiết về quá trình chuyển hóa và giải phẫu của những thương tổn trong cùng một lần ghi hình.
Ở Việt Nam, PET/CT đã được cài đặt tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện 108, bệnh viện Chợ Rẫy…và cho thấy lợi ích rất lớn từ việc chẩn đoán các loại bệnh từ giai đoạn đầu.

Hệ thống PET/CT Scanner
4.2.1
Hệ thống PET/CT:
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG:
Ban đầu, bệnh nhân sẽ được tiêm một lượng nhỏ một loại thuốc tương tự Glucose gọi là 18F-FDG. Sau đó, máy PET sẽ ghi hình sự phân bố của thuốc 18F-FDG trong cơ thể. Trước khi máy PET ghi nhận tín hiệu, bệnh nhân cũng được chụp CT để cung cấp hình ảnh giải phẫu cơ thể.
Hệ thống vi tính sẽ kết hợp hình ảnh chuyển hóa của PET với hình ảnh giải phẫu của CT, xác định chính xác vị trí các thương tổn cũng như so sánh mức độ thương tổn về mặt chuyển hóa và giải phẫu.
Tim và não là hai cơ quan thường được sử dụng Glucose làm năng lượng nhiều hơn các cơ quan khác. PET/CT sẽ xác định nhu cầu sử dụng Glucose, từ đó có thể đánh giá vùng cơ tim còn sống hay không và vùng não chuyển hóa Glucose bất thường gây động kinh hoặc gây sa sút trí tuệ.

Hệ thống PET/CT Scanner
4.2.1
Hệ thống SPECT/CT:
Máy xạ hình SPECT (Single Photon Emission Computed Tomography) là hệ thống chụp cắt lớp bằng bức xạ Photon, hiển thị hình ảnh không gian 3 chiều giúp đánh giá chức năng các bộ phận trong cơ thể, chuyển hóa tế bào, phát hiện các thay đổi về bệnh học ở mức độ phân tử.
SPECT là một thiết bị được sử dụng như một công cụ để chẩn đoán chức năng của cơ thể. SPECT được sử dụng ở hầu hết các khoa y học hạt nhân của các bệnh viện tuyến trung ương và rất nhiều bệnh viện tuyến tỉnh của cả nước.
Ưu điểm của SPECT chính là khả năng phát hiện sớm và chính xác các bệnh mà các phương pháp chụp ảnh thông thường không phát hiện được.
Thiết bị SPECT rẻ tiền hơn và dễ chế tạo hơn so với thiết bị có độ phân giải cao như PET.
Hệ thống SPECT/CT Scanner
4.2.2
Hệ thống SPECT/CT:
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
Trước khi được máy SPECT chụp, người bệnh được tiêm vào một chất hóa học mà nó có thể bức xạ được nghĩa là phát ra tia gamma mà SPECT có thể phát hiện được. Để nhìn thấy được những gì trong cơ thể chúng ta, SPECT sử dụng hai kỹ thuật:
- kỹ thuật tái tạo hình ảnh ba chiều từ các lớp cắt giống như CT
- kỹ thuật đánh dấu đồng vị phóng xạ.
Chất đánh dấu này sẽ cho phép người bác sĩ thấy được những dòng máu chảy đến các mô cơ quan như thế nào. Quá trình này khác với thiết bị PET ở chỗ là chất hóa học chỉ hòa tan trong dòng máu chứ không bị hấp thụ bởi các mô xung quanh, vì thế nếu nơi nào có dòng chảy của máu thì chúng ta thu được hình ảnh. Máy tính sẽ thu nhận những thông tin được phát ra bởi tia gamma và chuyển thành hình ảnh theo những mặt cắt ngang hai chiều. Những mặt cắt ngang này sau đó được tập hợp lại để tạo thành hình ảnh ba chiều.
Hệ thống SPECT/CT Scanner
4.2.2
Hệ thống SPECT/CT:
Chỉ định SPECT:
SPECT/CT cho chúng ta thấy dòng chảy của máu đi vào các động mạch và tĩnh mạch trong não. Phương pháp này nhạy bén hơn nhiều so với CT hoặc MRI bởi vì nó có thể phát hiện ra sự thiếu máu ở các vùng bị tổn thương.
SPECT/CT cũng rất hiệu quả trong việc đánh giá trước những ca phẫu thuật vào những vùng không thể kiểm soát được. Do có thể đánh giá được lượng máu đi vào vùng này trước khi phẫu thuật.
SPECT/CT cũng rất quan trọng trong việc chẩn đoán sự rạn nứt cột sống do áp lực, sự thiếu máu trong não mà hậu quả của nó có thể là những cơn đột quỵ hoặc hình thành những khối u.
Hiện nay SPECT/CT được sử dụng để ghi ảnh chức năng ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể như tim, gan, thận, tuyến giáp, khung xương.
Hệ thống SPECT/CT Scanner
4.2.2
DSA là viết tắt của Digital Subtraction Angiography: là phương pháp chụp mạch Angio dựa trên nguyên lý loại trừ ảnh bằng kỹ thuật số. Hình ảnh thu được từ DSA, cung cấp cho các bác sĩ những thông tin chính xác liên quan đến quá trình lưu thông máu khi đi qua các bộ phận của cơ thể.
Hệ thống chụp và can thiệp mạch
4.3
Thiết bị chụp mạch 2 bình diện
(ARTIS ZEE BIPLANE) tại Vinmec
DSA cho ta những thông tin gì
DSA là một dạng đặc biệt của X-quang để kiểm tra dòng chảy của máu ở nội mạch, đặc biệt là quá trình cung cấp máu cho não của động mạch cảnh, cho tim của động mạch vành. Nhờ vào kỹ thuật DSA mà ta có thể sớm phát hiện tình trạng bất thường của mạch máu như mạch bị co hẹp, tắt nghẽn, phình mạch ... và một số các bệnh lý như : nhồi máu cơ tim, đột quy, tai biến mạch máu não ... giúp cho người bác sĩ sớm đưa ra các phác đồ điều trị hiệu quả và kịp thời.
Hệ thống chụp mạch kỹ thuật số xóa nền
(DSA –Digital Subtraction Angiography)
Nguyên lý của kỹ thuật DSA
Phương pháp này dựa chủ yếu trên việc thu nhận hình ảnh chụp mạch trước và sau khi tiêm chất cản quang. Hệ thống ghi nhận hình ảnh bao gồm: x-ray tube, máy tạo x-ray , bộ tăng cường hình ảnh, TV camera.
Trung tâm của hệ thống này là bộ xử lý hình ảnh kỹ thuật số, nó không chỉ cho hình ảnh trên màn ảnh camera ,mà còn cung cấp tín hiệu theo thời gian đến máy tạo X-ray và đến toàn bộ hệ thống thu nhận hình ảnh để điều khiển công suất phát tia, để đảm bảo cho việc giảm liều chiếu mà vẫn giữ được những thông tin cần thiết.
Ảnh chụp xóa nền: mạch máu
và khối u trước khi thực hiện TACE.
Ảnh chụp xóa nền: mạch máu
và khối u sau khi thực hiện TACE.
Nguyên lý của kỹ thuật DSA
Quá trình thu nhận hình ảnh bắt đầu khi những tín hiệu theo thời gian được đưa đến máy tạo tia X dưới sự điều khiển của máy tính. Khi tia X được truyền qua bệnh nhân sẽ được bộ tăng cường hình ảnh thu nhận và khuếch đại. Khe hở giữa bộ tăng cường hình ảnh và camera sẽ điều khiển lượng ánh sáng tới camera. Sau khi nhận hình ảnh thì camera sẽ chuyển nó thành tín hiệu điện để truyền tới bộ xử lý ảnh theo dạng analog. Ở đây, bộ xử lý ảnh sẽ mã hoá hình ảnh, lưu trữ nó trong bộ nhớ và chuyển nó thành dạng kỹ thuật số để loại trừ những hình ảnh nhiễu. Những thuật toán phổ biến sử dụng trong X–ray kỹ thuật số là thuật toán loại trừ theo thời gian thực
Điều trị hẹp động mạch cảnh
bằng can thiệp nội mạch
Ưu và khuyết điểm của kỹ thuật DSA
Ưu điểm của kỹ thuật này là giúp ta phát hiện sớm các tình trạng bất thường của dòng máu, giúp cho người bác sĩ chẩn đoán được chính xác các bệnh lý nghiêm trọng có liên quan đến sự tuần hoàn của máu trong cơ thể, lên kế hoạch giải phẫu, xác định các vị trí tổn thương bên trong cơ thể.
Cũng giống như các dạng X-Quang, CT ..., kỹ thuật chụp DSA cũng hoạt động dựa trên nguồn bức xạ tia X nên cơ thể chúng ta cũng sẽ hấp thụ một lượng bức xạ. Tia X có khả năng phá huỷ tế bào, và với lượng bức xạ lớn có thể gây ra ung thư cho bệnh nhân.
Ngoài ra, do đây là một kỹ thuật còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên giá cả của mỗi lần chụp DSA còn khá đắt.
Hình chụp Dị dạng động
tĩnh mạch não DSA
Vị trí mạch máu bị rò.
Ảnh chụp mạch máu xóa nền
Xu hướng phát triển của DSA trong tương lai
- Giảm liều chiếu vào bệnh nhân nhưng vẫn giữ được thông tin cần thiết.
- Tăng tốc độ ghi nhận hình ảnh.
- Giảm nhiễu.
- Mở rộng băng thông.
- Tăng bộ nhớ chuyển đổi ADC và tốc độ xử lý tín hiệu.
Chụp và can thiệp mạch máu não bằng phương pháp số hóa xóa nền (dsa) theo nguyên lý seldinger
Các hãng cung cấp thiết bị X – Quang tiên tiến:
1. Siemens: Hãng dẫn đầu thế giới về Siemens:
Driving X-ray from the start
Following the discovery of X-rays by Wilhelm Conrad Röntgen in 1895, the Siemens & Halske company of Berlin was the first to register a patent for an X-ray tube – in 1896. The same year, the Erlangen-based Reiniger, Gebbert & Schall company, the predecessor of Siemens Healthcare, began manufacturing the first industrial X-ray tube.
Thus, the foundation was laid for what became one of the world’s leading X-ray solution pioneers. We build on our strengths – now and in the future.
Hiện doanh số bán hàng của Siemens trong mảng kinh doanh thiết bị chẩn đoán hình ảnh đang chiếm khoảng 35% thị phần Việt Nam.
Các hãng Sản xuất & Cung cấp TB
5
Các hãng cung cấp thiết bị X – Quang tiên tiến:
2. GE Health Care: các thiết bị như X- Quang tổng hợp CT, PET/CT
Các hãng Sản xuất & Cung cấp TB
5
Precision 500D
Precision RXi
PET/CT Scanners
Discovery PET/CT 600
Discovery PET/CT 690
Optima PET/CT 560
Fixed RAD Systems
Discovery* XR656
Brivo* DR-F
Optima XR220amx
Brivo XR115
Các hãng cung cấp thiết bị X – Quang tiên tiến:
3. Philips Health Care: các thiết bị như X- Quang tổng hợp CT, PET/CT
X quang can thiệp
+ Phẫu thuật mạch can thiệp
+ Phẫu thuật tim can thiệp
+ Điện sinh lý học
+ Tim học can thiệp
+ Chụp X quang can thiệp
+ Chụp X quang thần kinh can thiệp
Các hãng Sản xuất & Cung cấp TB
5
Chụp cắt lớp bằng máy tính
+ Máy nội soi cắt lớp
Chụp X quang tuyến vú
+ Chụp X quang tuyến vú bằng analog
+ Chụp X quang tuyến vú kỹ thuật số
+ Chụp X quang tuyến vú bằng máy tính
Hệ thống C-arm di động
+ Hệ thống C-arm với máy dò phẳng
+ Hệ thống C-arm với máy khuyếch đại hình ảnh
Chụp X quang
+ Chụp X quang bằng analog
+ Chụp X quang kỹ thuật số
+ Chụp X quang bằng máy tính
+ Chụp X quang di động
Y học hạt nhân
+ SPECT/CT
+ PET/CT
Các hãng cung cấp thiết bị X – Quang tiên tiến:
4. Ngoài ra còn có TOSHIBA, HITACHI, MINDRAY, LANDWIND, MEDISON, …
Các hãng Sản xuất & Cung cấp TB
5
Giá cả, thị phần và số lượng máy các hãng trên thế giới và tại Việt Nam
Thị trường toàn cầu của thiết bị CT scanner sẽ tăng hàng trăm triệu USD trong năm nay và trong vòng 5 năm tới châu Á sẽ chiếm 43% thị trường toàn cầu là những thông tin chính trong một nghiên cứu thị trường mới của BBC.
Báo cáo dài 176 trang được công bố vào ngày 15/10/2012 cho biết thị trường toàn cầu cho thiết bị CT scanner sẽ đạt 3,7 tỉ USD trong năm nay sau khi đạt mốc 3,4 tỉ USD vào năm ngoái. Báo cáo cũng dự đoán thị trường thiết bị CT scanner sẽ phát triển nhanh và đạt mức 5,1 tỉ USD vào năm 2017, mức tăng trưởng trung bình mỗi năm khoảng 6,7%.
Châu Á sẽ là khu vực tăng trưởng nhanh nhất. Theo dự đoán của báo cáo thì tỉ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm của châu lục này sẽ đạt 9,8% giúp giá trị thị trường tăng từ 1,4 tỉ USD lên 2,2 tỉ USD vào năm 2017. Ngược lại, tỉ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm của châu Âu chỉ đạt 3,7% và giá trị thị trường từ 1,1 tỉ USD vào năm 2012 sẽ tăng lên 1,3 tỉ USD trong 5 năm tới
Các hãng Sản xuất & Cung cấp TB
5
KS Nguyễn Văn Định
Thank You !
MICO HITECH JSC
nguon VI OLET