Lớp 11A2 Trường THPT Nguyễn ThịMinh Khai

Tập tính động vật là chuỗi những phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trường (bên trong cũng như bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển.


Ví dụ:
Phản ứng trà lời kích thích bên ngoài: động vật ăn cỏ thường sống và đi kiếm ăn theo bầy đàn. Đó cũng là một cách thức tự vệ trước những động vật ăn thịt như hổ, báo…
Phản ứng trả lời kích thích bên trong: tập tính ăn Tập tính được gây ra do sự kết hợp kích thích ngoài và kích thích trong: tập tính xã hội (lối cư xử) của loài vật là do bản năng tự nhiên của chúng và do sự di truyền
Dựa vào các đặc điểm của tập tính động vật, có thể phân biệt thành 2 nhóm tập tính chính là :
tập tính bẩm sinh
tập tính thứ sinh (tËp tÝnh häc ®­îc)
là những hoạt động cơ bản của cơ thể động vật mà ngay từ khi sinh ra đã có, không cần qua học hỏi, rèn luyện, mang tính bản năng, được di truyền từ bố mẹ, không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống, chúng được quyết định bởi yếu tố di truyền.
Ví dụ: tập tính sinh sản

là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống do học tập hoặc do có sự bàn giao gữa các cá thể cùng loài.
Ví dụ: Tập tính chống lại những động vật định ăn trộm thức ăn của nó.


Ở những nhóm động vật càng cao, càng tiến hóa, loại tập tính đó học được càng nhiều, do đó chúng càng dễ thích nghi với điều kiện và hoàn cảnh sống.
Ngoài ra, có thể kể loại tập tính thứ ba là tập tính hỗn hợp (bao gồm cả tập tính bẩm sinh lẫn tập tính thứ sinh.

1/ Tập tính cư trú:
Mỗi loài có tập tính cư trú khác nhau. Tập tính cư trú ở động vật được hình thành do nhiều yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, độ pH, nguồn thức ăn…
Ví dụ: Đối với những sinh vật sống dưới nước: có loài sống ở đáy , có lòai sống ở vùng giữa, có loài sống ở gần mặt nước; có loài sống ở nước ngọt, loài sống ở nước lợ, loài sống ở nước mặn, cũng có loài thích ứng rộng với độ mặn, sống được ở cả nước ngọt, nước lợ, nước mặn như cá chình
Ví dụ:
Loài ong vò vẽ là một loài ong sống hoàn toàn đơn độc. Trong tập tính hôn phối, sau khi giao phối, con cái bắt đầu xây dựng tổ. Trong tổ con cái sẽ đẻ một quả trứng. Một vài con sâu sau khi đã bị làm tê liệt, được mang đến tổ làm thức ăn cho ong con đang phát triển. Cuối cùng, tổ được gắn lại và con cái bay đi để xây dựng tổ mới. Trong trình tự giao phối, làm tổ, đẻ trứng, săn mồi mang về tổ được thực hiện mà không cần phải dạy hay học từ trước, đó là tập tính bẩm sinh; còn tìm đưa sâu... đưa vào tổ là tập tính thứ sinh (ong vò vẽ học được rằng sâu bị tê liệt có thể làm thức ăn cho ong con).



2/ Tập tính kiếm ăn + săn mồi:

Phần lớn các tập tính kiếm ăn, săn mồi là các tập tính thứ sinh, hình thành trong quá trình sống, qua học tập ở bố mẹ hoặc đồng loại hoặc qua trải nghiệm của bản thân.
Ví dụ: hổ mẹ dạy hổ con săn mồi.


Đàn chó sói đuổi theo con linh dương châu Phi đang cố chạy dù chân sau của nó đã bị xé nát. Chó sói là những sát thủ đáng sợ,
có thể giết chết và ăn thịt con mồi trong thời gian rất ngắn. Sói luôn duy trì tôn ti trật tự trong đàn. Chúng mang mồi về cho con non sau những chuyến đi săn, chăm sóc những con già, ốm hoặc bị thương.
Cảm nhận xung điện sinh học ở cá mập
đ?ng bao gi? choi trũ tr?n tỡm v?i cỏ m?p vỡ ch?c ch?n b?n s? thua. Cỏ m?p cú nh?ng t? b�o d?c bi?t trong nóo, cho phộp chỳng nh?n bi?t tru?ng di?n t? phỏt di t? d?ng v?t khỏc. ? m?t s? lo�i cỏ m?p, kh? nang n�y ho�n h?o d?n
nỗi chúng có thể phát hiện ra những con mồi ẩn nấp dưới cát thông qua những tín hiệu điện yếu sinh ra từ hoạt động co giật cơ của con mồi.

Và bây giờ chúng ta hãy cùng xem thêm một vài hình ảnh về tập tính kiếm ăn - săn mồi của động vật:
Từ những con hổ hung dữ lao theo mồi đến con côn trùng nhỏ xíu rình bắt "miếng ngon", thế giới thiên nhiên hoang dã là một chuỗi thức ăn tuân theo quy luật "cá lớn nuốt cá bé".

2/ Tập tính kết đôi, hôn phối
3/ Tập tính kết đôi, hôn phối
Tập tính kết đôi, hôn phối thường diễn ra vào mùa sinh sản. Đây luôn là một vấn đề hết sức thú vị của thế giới động vật.

Quá trình kết đôi được bắt đầu bằng các tín hiệu như âm thanh, màu sắc, mùi…

Ở côn trùng, ếch và chim thì các tín hiệu âm thanh đóng vai trò quan trọng trong tập tính kết đôi. Con cái chỉ trả lời lại âm thanh do con đực cùng loài phát ra.
Tiếng hót rất quan trọng đối với chim đực khi chúng cần tìm bạn tình và răn đe những kẻ định xâm phạm lãnh thổ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy tiếng ồn ảnh hưởng tới đời sống tình dục của chim.
Trong mùa sinh sản, các loài chim thường bay lượn trên không trung để khoe phần lông sặc sỡ dưới cánh và làm các động tác ve vãn hấp dẫn con cái
Ở một số loài động vật như chồn hôi, chồn sóc, cáo lông đỏ, mùi hôi không những có tác dụng tự vệ hiệu quả, mà còn là một biểu hiện cá tính. Tính chất khác nhau của mùi hôi có thể là yếu tố quyết định để tìm kiếm bạn đời.
ếch ,nhái kêu để gọi bạn tình
ếch ,nhái phát ra tiếng kêu để gọi bạn tình, công đực thì xoè bộ lông đuôi sặc sỡ để thu hút con cái
Sự gặp gỡ của chuồn chuồn đực và chuồn chuồn cái trong mùa sinh sản.
Ngửi mùi "tình yêu" của bướm đêm
Với loài bướm, cụm từ "tình yêu nằm trong không khí" là một thuật ngữ được hiểu theo nghĩa đen. Loài côn trùng này thường phát tán một số hóa chất đặc biệt, được gọi là pheromone, khi cần tìm bạn tình. Bướm đực có thể ngửi được pheromone của một con bướm cái cách nó tới 10 km. Một số nghiên cứu cho thấy con người cũng có khả năng phát hiện ra pheromone bằng khứu giác.
Được coi là diva của thế giới chim muông, những con chim này có bộ lông dài thướt tha, sặc sỡ, dùng để trưng diện trong những màn tán tỉnh tinh tế.
Một số hình ảnh về chim thiên đường
Còn đây là một con chim thiên đường màu xanh biếc, với phần đầu màu đen.
Bạn có thể nhìn thấy đuôi của con chim thiên đường này đang uốn cong lại, với màu sắc được sắp xếp hết sức tinh vi và thẩm mỹ con chim này thật sự rất thu hút bạn tình cho dù nó đang tập trung để kiếm thức ăn.
Để gây ấn tượng với các cô nàng chim mái hay kén chọn, những con chim trống cố gắng hết mình trong việc trình diễn lấy lòng...người đẹp
Các động tác, xòe cánh, nhảy múa, vẫy đuôi, được chim trống thể hiện một cách say xưa, với bộ lông quyến rũ
4/ Tập tính sinh sản + chăm sóc con:
Phần lớn các tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng. Thường khởi đầu là do một kích thích của môi trường ngoài như thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm..), ánh sáng, âm thanh… tác động vào các giác quan hay do kích thích của môi trường bên trong do tác động của hoocmon sinh dục gây nên hiện tượng chín sinh dục và chuẩn bị cho sự sinh sản, được thể hiện bằng các hành động ve vãn, khoe mẽ, tỏ tình, xây tổ, ấp trứng, chăm sóc, bảo vệ con non ….
* Có một số loài chim không tự ấp trứng mà luôn có tập tính đẻ trứng “trộm” vào ổ các chim khác để nhờ ấp hộ. Các chim được “gửi trứng ấp” cũng không hề hay biết
* Chim chích có thể ấp nhầm trứng tu hú to hơn trứng của nó và khi trứng tu hú nở nó vẫn mớm mồi cho chim tu hú non, mặc dù con này đẩy cả trứng của chim chích ra ngoài tổ, tập tính này gọi là “Tập tính nhầm”.
* Ở một số loài côn trùng như kiến và ong, hầu hết các cá thể đều không sinh sản mà dành toàn bộ sức lực để nuôi nấng bảo vệ thế hệ con của những cá thể khác. * Đối với bọ xít, được mệnh danh là "Hoàng hậu hôi", miệng tuyến hôi của nó nằm ở bụng, bình thường dùng để phòng chống kẻ địch. Khi chúng sinh con thì mùi hôi này có thể hình thành một "vòng hôi" xung quanh ấu trùng, như một bức tường bảo vệ con cái khỏi sự xâm hại của kẻ thù.
* Chim chào mào (chim đầu rìu) cũng có khả năng tiết ra mùi hôi. Khả năng này bình thường được giữ kín, nhưng đến lúc sinh đẻ, nhằm giúp cho con cái ra đời bình an, chim mẹ đã thông qua tuyến hôi ở đuôi tiết ra một dịch lỏng màu nâu đen có mùi khó ngửi. Trong một khoảng thời gian, tổ chim có mùi khó thở. Dù rằng có một số động vật chuyên ăn trộm trứng chim, nhưng khi đối mặt với hoàn cảnh tồi tệ như vậy cũng phải rút lui.
Chúng ta hãy cùng xem một số hình ảnh về tập tính chăm sóc con, xây tổ, bảo vệ con của một số loài động vật

"- Mẹ ơi, Cho con đựợc ra hồ
bắt cá nhé"!

Con yêu , mẹ đang ở bên cạnh con ,chúng ta cùng xuống nước nhé !
"- Vòng tay của mẹ ấm quá"! (^ _ ^)
"- Mẹ ơi, con yêu mẹ"!
"- Mẹ ơi, con sợ lắm"
"- Cho mẹ được hôn con một cái"
"- Mẹ, mẹ, Mẹ đã về"
"- Hôn tạm biệt mẹ nào con yêu, ngoan và đợi mẹ đi kiếm thức ăn cho con"!
nguon VI OLET