TIẾT 32+ 33:
THỰC HÀNH VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM SỰ VẬT, CON NGƯỜI
Đề bài: Biểu cảm về dòng sông quê em
TIẾT 32+ 33:
THỰC HÀNH VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM SỰ VẬT, CON NGƯỜI
? Lập dàn ý cho đề bài trên.
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc/ nước gương trong soi tóc những hàng tre”. Mỗi lần nghe ai đó ngân nga bài câu thơ là lòng tôi lại miên man nhớ đến dòng sông quê ngoại. Tôi đã gắn bó với dòng sông những năm còn học tiểu học nên dòng sông ấy chính là quê hương của tôi…
1. Mở bài: 
- Giới thiệu về con sông
- Lí do mình biểu cảm.
? Viết hoàn thiện mở bài.
2.Thân bài:
a. Khái quát dòng sông và hoàn cảnh gắn bó của em với sông
Dòng sông quê em ở đâu, nó có tên hay không, tên là gì
Dòng sông bắt nguồn từ đâu, chảy qua những nơi nào, là sông nước mặn hay nước ngọt.
Ngôi nhà em ở vị trí nào của sông (ven sông quay mặt ra sông..)
Em sinh ra và lớn lên gắn bó với sông hay chỉ những kì nghĩ mới về thăm ngoại, thăm sông hoặc nơi em đã từng gắn bó…
b.Biểu cảm chi tiết về dòng sông
Biểu cảm con sông từ cái nhìn ở xa và cao. Ví dụ: nhìn từ xa, con sông dài ngoằn ngoèo như một con trăn dài mà đầu và mình lấp lánh những vảy sóng màu bạc.
Biểu cảm con sông khi đến gần
+ Biểu cảm về chiều rộng, dài, độ sâu, màu nước, vị nước theo màu và theo thời gian sáng trưa, chiều, tối (lưu ý: nên đan xen giữa tả và cảm bằng những biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, ẩn dụ.
+ Biểu cảm về phong cảnh xung quanh như hàng cây dừa, cây tre ven sông kết hợp những nếp nhà, ruộng rẫy, triền đê, bãi sông….
c. Biểu cảm về vai trò, ý nghĩa của sông đối với đời sống quê em
Ngày chưa có đường lớn và xe cộ nhiều, sông là phương tiện đi lại, buôn bán…
Sông là người mẹ mang phù sa, nước mát đến cho vùng đất quê em được trù phú.
Sông nhiều tôm cá là nguồn thực phẩm chính của người dân và gắn với cuộc mưu sinh của bao người.
d. Biểu cảm về những kỉ niệm tuổi thơ mà em gắn bó
Lần đầu tiên tập bơi trên sông
Những buổi cùng bạn bè thả thuyền, hái lục bình, câu cá…
Những lần bị đánh đòn, vui buồn ra bờ sông thút thít, sông vỗ sóng an ủi.
3. Kết bài:
Dòng sông hôm nay có thay đổi gì và những thay đổi ấy khiến em vui hay buồn. Em mơ ước và mong muốn điều gì cho dòng sông quê mình.
? Viết hoàn thiện phần khái quát dòng sông và hoàn cảnh gắn bó của em với sông
TIẾT 32+ 33:
THỰC HÀNH VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM SỰ VẬT, CON NGƯỜI
Con sông chảy qua quê hương tôi như một dải lụa đào vắt ngang qua tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ
Những buổi sáng mùa hè đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao. Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò tiếng hét vang lên. Hai bên bờ, trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương như những hạt ngọc nhỏ xíu long lanh. Con sông đi hiền hòa như để người ta có đủ thời gian ngắm nhìn nó. Nó phản chiếu bụi râu,từng bụi cây và cả những chú chim non đang cất tiếng hót trên bầu trời mùa hè trong xanh và sâu thẳm. Mặt trời đã nhô lên cao như trao lại sức sống cho muôn loài. Chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt sông khiến cho nó lung linh như dát vàng. Vào mỗi buổi trưa, chúng em lại í ới gọi nhau đi tắm sông. Từng đứa nhảy xuống khiến nước bắn tung tóe. Chúng tôi té nước vào nhau rồi cười ầm lên phá vỡ khoảng không gian yên tĩnh của trưa mùa hè nóng bức và oi ả, dòng sông vỗ những cơn sóng vào chúng tôi như muốn cùng chơi đùa,nó hiền hòa ôm ấp chúng tôi vào lòng như 1 người mẹ ôm đứa con mình vào lòng vậy. Vào những buổi tối sáng trăng chúng tôi thường mang xuồng ra đây để câu cá. Câu cá chán chúng tôi nằm lăn ra hát và ngâm thơ cho nhau nghe sóng vỗ vào cạnh xuồng như hát cho chúng tôi nghe ru cho chúng tôi ngủ. Cuối cùng cả bọn ngủ đi lúc nào không biết
Đoạn mẫu 2
Từ khi sinh ra, em đã được ru bởi tiếng sóng vỗ của sông Vàm Cỏ Đông, vì nhà em nằm bên bờ sông quê. Ngày ngày, từ cái sân nhỏ trước ngôi nhà thân thương, em thường nhìn thấy những con thuyền xuôi ngược trên sông, và màu nước thay đổi theo mùa. Sông quê em vốn là dòng sông lớn, bắt nguồn từ núi non của đất nước Cam-pu-chia, rồi đi vào Việt Nam, chảy suốt từ Tây Ninh qua Long An với chiều dài lên tới 86 cây số. Đối với em, sông Vàm Cỏ Đông lúc nào cũng đẹp. Mỗi buổi sáng sớm, em thấy mặt sông xanh biếc, sóng lăn tăn nhẹ như một bài thơ. Những mảng lục bình trôi lờ lững như khoan thai ngắm cảnh quê nhà. Còn khi chiều xuống, nhất là những buổi chiều thu, mặt nước lãng đãng trong một màn hơi nước mờ mờ, thì con sông trở nên đẹp huyền ảo. Hai bên bờ sông là những xóm làng trù phú, thanh bình với những con người chân chất, mộc mạc. Ai cũng biết chèo ghe, biết bơi lội trên dòng sông quê yêu dấu.
? Viết hoàn thiện phần biểu cảm về những kỉ niệm tuổi thơ mà em gắn bó
TIẾT 32+ 33:
THỰC HÀNH VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM SỰ VẬT, CON NGƯỜI
Đối với lũ trẻ con chúng em, dòng sông còn là nơi để cả bọn gặp gỡ và chơi đùa thoả thích. Vào những chiều hè, khi ông mặt trời chiếu những tia nắng dìu dịu trên mặt sông cũng là lúc chúng em rủ nhau ra sông chơi. Mùa hè, nước ở gần bờ không sâu lắm, tắm lại mát. Bọn em chỉ cần bơi một lát là đến bãi bồi. Đó là khoảng đất trống rất rộng, tha hồ cho cả bọn chơi đùa. Từng tốp trẻ con nô đùa ầm ĩ, át cả tiếng sóng ì oạp vỗ bờ. Cát dưới chân chúng em mịn màng như nhung. Phía tây mặt trời đỏ rực, chiếu những tia nắng cuối cùng xuống dòng sông như một bức tranh lửa. Gió từ sông thổi lên mát rượi. Lũ trẻ con chúng em mang bóng ra đá, tiếng reo hò náo động cả bãi sông. Chán đá bóng chúng em lại rủ nhau tắm. Tất cả thi nhau lặn ngụp. Dòng sông hiền hòa êm ả trôi như bàn tay mẹ nhẹ nhàng vỗ về.
Đề bài: Biểu cảm về đêm trăng trung thu
? Lập dàn ý cho đề bài trên.
TIẾT 32+ 33:
THỰC HÀNH VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM SỰ VẬT, CON NGƯỜI
Đề bài: Biểu cảm về đêm trăng trung thu
? Viết hoàn thiện phần mở bài
TIẾT 32+ 33:
THỰC HÀNH VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM SỰ VẬT, CON NGƯỜI
Đề bài: Biểu cảm về đêm trăng trung thu
? Viết hoàn thiện phần không khí đêm trung thu.
TIẾT 32+ 33:
THỰC HÀNH VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM SỰ VẬT, CON NGƯỜI
Đề bài: Biểu cảm về đêm trăng trung thu
? Viết hoàn thiện phần kết bài.
TIẾT 32+ 33:
THỰC HÀNH VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM SỰ VẬT, CON NGƯỜI
DẶN DÒ
Chọn 1 đề trong 2 đề trên viết hoàn thiện nộp trên zalo nhóm văn trước hôm diễn ra tiết học tiếp theo.
Chuẩn bị bài “Ôn tập tiếng việt”.
nguon VI OLET