BÀI THUYẾT TRÌNH
HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP
DẠY -HỌC VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Các cách thức

biện pháp thường dùng
trong dạy học Văn
Sinh viên thực hiện:
Phạm Nguyễn Kim Ngân
Trần Thị Diễm My



Các phương pháp dạy học văn học.
-Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức làm việc thống nhất của thầy và trò , trong đó thầy đóng vai trò chủ đạo , trò đóng vai trò tích cực , chủ động nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học đã đề ra.
-Phương pháp dạy học Văn học ở trường THPT là cách thức giáo viên tổ chức , hướng dẫn học sinh thưởng thức và khám phá tác phẩm văn học nhằm thực hiện các mục đích dạy học Văn.
* Khái niệm:
Các cách thức
và biện pháp thường dùng
trong dạy học văn
Phương pháp đọc sáng tạo
Phương pháp gợi tìm
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tái hiện tri thức (PP tái tạo)
Phương pháp dạy học nêu vấn đề
Phương pháp giảng bình
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp so sánh
trong phân tích văn học
I. Phương pháp đọc sáng tạo:
1. Khái niệm:
-Phương pháp đọc sáng tạo là phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn chương một cách sáng tạo , chủ yếu bằng sự cảm thụ trực tiếp tác phẩm.
-Phương pháp đọc sáng tạo bao gồm một hệ thống biện pháp cách thức tổ chức hướng dẫn giảng dạy của giáo viên và những hình thức, những kiểu hoạt động khám phá và giải mã tác phẩm.
2. Cách thức tiến hành:
-Con đường đi vào tác phẩm nhất thiết phải từ đọc , gắn liền với việc đọc. Đọc phải là một hình thức hoạt động có tính chất đặc thù của nhận thức về văn học.
-Đọc sẽ làm âm vang lên những tín hiệu của cuộc sống mà nhà văn định gửi gắm . Âm vang của lời đọc kích thích quá trình tri giác , tưởng tượng và tái hiện hình ảnh.
-Sẽ sai lầm nếu coi đọc chỉ là một việc rèn luyện kĩ năng, chỉ là một việc tách khỏi quá trình đưa tác phẩm vào thế giới tâm hồn học sinh. Do hiểu đúng tác phẩm mà đọc đúng nhưng mặt khác cũng nhờ đọc đúng mà hiểu tác phẩm hơn.
-Con đường đi vào tác phẩm nhất thiết phải từ đọc , gắn liền với việc đọc. Đọc phải là một hình thức hoạt động có tính chất đặc thù của nhận thức về văn học.
-Đọc sẽ làm âm vang lên những tín hiệu của cuộc sống mà nhà văn định gửi gắm . Âm vang của lời đọc kích thích quá trình tri giác , tưởng tượng và tái hiện hình ảnh.
-Sẽ sai lầm nếu coi đọc chỉ là một việc rèn luyện kĩ năng, chỉ là một việc tách khỏi quá trình đưa tác phẩm vào thế giới tâm hồn học sinh. Do hiểu đúng tác phẩm mà đọc đúng nhưng mặt khác cũng nhờ đọc đúng mà hiểu tác phẩm hơn.
-Đi giữa tình và ý , gắn hòa tiếng nói nhà văn với tiếng nói nhà giáo, duy trì được không khí tươi mát trong quá trình phân tích bài văn , đó là kinh nghiệm quý báu của các giáo viên có kinh nghiệm biết sử dụng đọc diễn cảm như một phương pháp trong giờ giảng văn.
-Việc đọc văn học có dựa vào quy luật phát âm nhưng về cơ bản khác với việc đọc các tác phẩm khoa học khác.
a- Các biện pháp và hình thức đọc sáng tạo:
-Đọc văn đòi hỏi người đọc truyền cảm xúc đến cho học sinh. Giọng đọc là thước đo tần số rung động , rung cảm của người đọc đối với tác phẩm và tác giả. Trong quá trình đọc , người giáo viên cố gắng xác lập được không khí giao hòa , giao cảm giữa học sinh và tác giả.
-Bằng ngữ điệu của mình, giáo viên làm nổi bật được tiếng nói và nhất là ngụ ý của nhà văn trong từng câu thơ, đoạn văn qua việc nhấn mạnh trọng âm logic, trọng âm tâm lí và ngữ pháp.
VD: Đọc 4 câu thơ “Ba mươi năm ấy/ chân không mỏi/ Mà đến bây giờ / mới tới nơi/
Nếu nắm được dụng ý của tác giả , chắc chắn giáo viên sẽ vận dụng một ngữ điệu thích hợp nói lên được cái dài dằng dặc của thời gian và không gian , sự chờ đợi ước mong dai dẳng của bao nhiêu năm tháng kiên trì đấu tranh cách mạng.
-Đọc văn chính là đọc cho sáng rõ từng ý nghĩa, tình cảm, thái độ, tâm trạng mà nhà văn định gửi gắm cho người đọc, người nghe.
-Cụ thể là những biện pháp và hình thức liên quan đến hoạt động đọc như : đọc thành lời, đọc thầm, đọc trên lớp, đọc ở nhà…
*Yêu cầu quan trọng của việc đọc là : đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm văn bản tác phẩm…
+ Đọc đúng là trung thành với nội dung ý nghĩ của văn bản .
+ Đọc hay là biết phối hợp phát huy ưu thế về chất giọng, khắc phục nhược điểm về cách phát âm , biết làm chủ giọng đọc và kỹ thuật đọc để điều chỉnh độ cao thấp , sự âm vang của ngôn từ, sự ngừng nghỉ trong ngắt nhịp sao cho phù hợp với giọng điệu cảm xúc của tác giả và nội dung của tác phẩm .
+ Đọc diễn cảm là thể hiện mối xúc cảm và sự hiểu biết sâu sắc của độc giả với tác phẩm. Nghệ thuật đọc diễn cảm chính là nghệ thuật xử lí một cách hợp lí mối quan hệ giữa khách quan phản ánh và chủ quan biểu hiện của tác giả , quan hệ giữa chủ quan người giáo viên và chủ quan tác giả để truyền đạt được tiếng nói tình cảm của tác giả đến học sinh.


b- Hình thức kể tóm tắt văn bản tác phẩm:
+ Kể trung thành cốt truyện: có thể là do một hoặc nhiều học sinh kể nối tiếp nhau , cũng có khi do chính giáo viên kể.
+ Kể sáng tạo: có thể nhập vai một nhân vật để kể một cách trung thành cốt truyện hay cũng có thể sáng tạo thêm cuộc sống tương lai mà các nhân vật trong tác phẩm sẽ gặp trong cuộc đời.


c- Hình thức câu hỏi và bài tập chuyển thể:
-Đây là biện pháp giúp hs tái tạo các phương tiện yếu tố nghệ thuật của tác phẩm theo cách diễn đạt của cá nhân từ đó nâng cao cảm thụ văn chương như: diễn ý thơ thành văn xuôi nghệ thuật; tưởng tượng để diễn tả bằng nói hoặc viết những hình ảnh , cảnh vật, sự việc, tâm trạng, cảm xúc được biểu hiện trong tác phẩm…
-Tùy yêu cầu , giáo viên có thể đọc dưới những hình thức và với những mức độ khác nhau. Đọc cả bài , đọc từng đoạn, đọc để gây không khí , đọc để sáng tỏ lời bình, đọc để minh chứng cho lời giảng, đọc đầu giờ và đọc ở phần kết thúc bài giảng. Đọc để gây một ấn tượng hoàn chỉnh về tác phẩm sau khi đã phân tích ; đọc để gợi cảm xúc, đọc cũng có thể củng cố một nhận định. Đọc cũng có thể là bước tiến hành song song với quá trình bình giảng. Đọc để kích thích trí tưởng tượng , để tái hiện hình ảnh hay duy trì cảm xúc tươi mát khi phân tích.
 Các hoạt động trên cần được tiến hành linh hoạt trong quá trình dạy học .Đặc biệt là vào thời điểm như : ở đầu giờ để tạo không khí, đọc trước khi giảng bình một chi tiết nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
c- Hình thức câu hỏi và bài tập chuyển thể:
-Phát biểu cảm nghĩ là diễn tả bằng lời nói hoặc viết những ấn tượng cảm xúc suy nghĩ thiên về cảm tính của học sinh về một chi tiết nghệ thuật, một đoạn văn hoặc thơ…
-Các hoạt động trên có thể thực hiện ở lớp, ở nhà một cách linh hoạt.
II. Phương pháp gợi tìm
1. Khái niệm:
-Phương pháp gợi tìm trong dạy học Văn là phương pháp dẫn dắt học sinh từng bước tham gia phát hiện phân tích và đánh giá từng bộ phận của tác phẩm.
-Đây là phương pháp bổ trợ cho phương pháp đọc sáng tạo giúp học sinh đào sâu mở rộng hoạt động nhận thức để phân tích , bình giá các hiện tượng văn học.
2. Cách thức tiến hành:
-Biện pháp chủ yếu là đàm thoại theo một hệ thống câu hỏi thích hợp với bài dạy và đối tượng học sinh.
-Hệ thống câu hỏi phải tập trung vào những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm , những vấn đề chủ yếu về tư tưởng đạo đức , thẩm mỹ mà tác phẩm đặt ra.
-Hệ thống câu hỏi cần định hướng, kích thích tư duy và gợi ra các phương hướng , cách thức để hs tự tìm được những kiến thức ấy.
-Câu hỏi có thể dùng ở tất cả các giai đoạn giúp các em chiếm lĩnh tác phẩm.
-Phương pháp gợi mở có những khả năng riêng biệt mà các phương pháp khác khó có được. Bằng con đường đàm thoại , gợi mở , Gv tạo ra cho lớp học một không khí tự do tư tưởng, tự do bộc lộ những nhận thức trực tiếp của mình : mạch kín của giờ dạy được thực hiện dễ dàng. Những tín hiệu phản hồi được báo lại cho Gv kịp thời trong khi lên lớp.
-Giờ dạy văn, học văn có được cái không khí tâm tình , trao đổi thân mật về những vấn đề cuộc sống do nhà văn nêu lên . Mối liên hệ giữa nhà văn , Gv, hs được hình thành ngay trong lớp học , điều mà các giờ dạy theo phương pháp diễn giải khó thực hiện được.
-Và cũng chính đàm thoại, Gv hiểu cụ thể con người hs hơn. Tính cách, phẩm chất trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, phong cách con người hs được bộc lộ rõ rệt ngay trong quá trình đàm thoại. Năng lực độc lập làm việc , óc tìm tòi suy nghĩ , thói quen giao tiếp xã hội của hs được phát huy một cách tích cực. Không khí thụ động của giờ học giảm bớt rõ rệt.
-Các câu hỏi đàm thoại về một bài văn , một tác phẩm được phân loại theo những hình thức khác nhau. Có thể dựa theo tiến trình lên lớp , theo yêu cầu giáo dục giáo dưỡng , theo nội dung , hay tính chất các câu câu hỏi. Tuy nhiên, các câu hỏi đàm thoại cần bảo đảm được một số tiêu chuẩn khoa học nhất định.
-Các câu hỏi đàm thoại , ngoài tính chất chính xác, rõ ràng, phải có màu sắc văn học, có khả năng khêu gợi tình cảm, xúc động thẩm mĩ cho hs.
-Câu hỏi phải vừa sức với hs, thích hợp với khuôn khổ một giờ học trên lớp, vừa phải có khả năng “gợi vấn đề” suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo cho hs.
-Câu hỏi không tùy tiện, phải được xây dựng thành một hệ thống logic, có tính toán, giúp hs từng bước đi sâu vào tác phẩm như một chỉnh thể.
Cần có sự kết hợp cân đối giữa loại câu hỏi cụ thể và loại câu hỏi tổng hợp vấn đề. Câu hỏi có khi diễn dịch , có khi quy nạp nhưng đều cung cấp cho hs một hệ thống kiến thức vững chắc.
-Câu hỏi chung phải có căn cứ vào đặc điểm nội dung và nghệ thuật của bài văn nhằm làm cho hs nắm chắc bài văn, tiếng nói của nhà văn. Cũng có thể có những loại câu hỏi nằm ngoài nội dung và nghệ thuật tác phẩm nhưng vẩn nhằm mục đích làm cho hs hiểu tác phẩm. Đó là loại câu hỏi hỗ trợ.
 Sử dụng phương pháp nào là chính trong giờ dạy , người gv bao giờ cũng phải tính toán kĩ lưỡng trên cơ sở nắm chắc đặc điểm lớp học, hs, yêu cầu của chương trình, tính chất của bài văn và cả sở trường của bản thân mình nữa. Mọi phương pháp đều có giá trị tương đối . Phương pháp không quyết định tài năng mà chính là tài năng của người gv quyết định hiệu lực của mọi phương pháp.
II. Phương pháp so sánh trong phân tích văn học
1. Hiệu lực:
-So sánh đã được sử dụng một cách rộng rãi và co hiệu lực thật sự.
-Văn học so sánh ngày nay đã vượt qua giới hạn và tính chất của một phương pháp khoa học để trở thành khoa học để trở thành một khuynh hướng , một trào lưu nghiên cứu văn học ở nhiều nước.
-So sánh trong thực tế nghiên cứu phê bình lí luận cũng như giảng dạy văn học đã trở thành một phương pháp có hiệu lực và khá quen thuộc ở nhiều nhà khoa học có kinh nghiệm.
-So sánh là một trong những phương pháp quen thuộc và hữu hiệu trong phân tích văn học
2. Những nguyên tắc và cách thức thực hiện:
-So sánh trong phân tích văn học thật đa dạng và phong phú. Tuy vậy , khả năng và giới hạn so sánh không phải là chuyện tùy tiện, chủ quan. Việc so sánh luôn luôn được xác định trên cơ sở nguyên tắc chặt chẽ.
+ Nguyên tắc thứ 1: Một nguyên tắc quan trọng hàng đầu so sánh văn học là không được lấy nội dung so sánh thay thế cho việc khám phá phân tích bản thân tác phẩm. So sánh không phải là mục đích, so sánh chỉ là phương tiện , là con đường đi vào tác phẩm.
+Nguyên tắc thứ 2 : là khi so sánh phải tôn trọng tính chỉnh thể của bài văn. Người phân tích không được tách chọn một từ ngữ , một chi tiết , một hình ảnh ra khỏi chỉnh thể để so sánh với những yếu tố ít nhiều có liên quan với tac phẩm rồi bình luận một cách chủ quan, xa rời chủ đề tác phẩm.
a- Những nguyên tắc:
b- Những cách thức:
Cách thức so sánh thứ nhất: So sánh đối tượng phân tích với những tác phẩm cùng đề tài, chủ đề, cùng mô típ nhưng khác nhau về loại hình. Có thể so sánh một tác phẩm trong nhà trường với một sáng tác được chuyển thể.
VD:
-Giáo viên có thể sử dụng rộng rãi và thành công việc so sánh bằng phương tiện màn ảnh , ti vi, những bức tranh minh họa nghệ thuật giá trị. Thế giới thẩm mĩ của học sinh không những được phát triển tự nhiên và phong phú mà bản thân việc phân tích tác phẩm cũng được thuận lợi , sâu sắc hơn.
Cách thức so sánh thứ hai: So sánh đối tượng phân tích với cuộc sống lớn và nhỏ của tác phẩm. Việc so sánh này không những để khám phá vẻ đẹp riêng của tác phẩm mà còn là vấn đề vận dụng cụ thể phương pháp luận Mác xít vào việc nghiên cứu một tác phẩm cụ thể.
VD:
-Những mối liên hệ này thật đa dạng vì đó là bản thân cuộc sống sản sinh ra tác phẩm và là nơi tác phẩm đi đến và có cuộc sống đích thực của nó trong lòng công chúng.
VD:
-Có khi so sánh nội dung tác phẩm với những sự kiện hay nhân vật điển hình của thời đại. Việc so sánh như vậy không những giúp cho học sinh hiểu được bản thân tác phẩm mà còn khơi sâu được giá trị khái quát của hình tượng nhân vật hay ý nghĩa tiêu biểu của tư tưởng trong tác phẩm.
VD:
-Cũng có thể phân tích bằng cách so sánh với những tác phẩm cùng chủ đề, cùng đề tài của bản thân tác giả hay của tác giả khác.
VD:
Cách thức so sánh thứ ba: So sánh những yếu tố trong bản thân tác phẩm . Mối liên hệ giữa các yếu tố được phân loại theo nhiều tầng lớp . Có thể so sánh các từ, tập hợp từ, các hình tượng , các chi tiết , các chặng kết cấu khác nhau của tác phẩm. Có khi là sự so sánh giữa các phần trong kết cấu tác phẩm.
VD: Khi phân tích tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, chúng ta thấy tư tưởng chủ đề của tác phẩm được thể hiện rõ nét qua chặng đường phát triển của nhân vật A Phủ và Mỵ. Cuộc đời của họ trải qua những ngày tủi nhục dưới ách của bọn thống lí Pá Tra đến những ngày tự phát đứng lên xây dựng cuộc sống có vợ có chồng ở Hồng Ngài cho đến chặng đường thực sự được giải phóng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
-Có thể hệ thống hóa các nhóm cách thức liên hệ so sánh để phân tích tác phẩm như sau:
+ Cách 1:
*Tác phẩm gần gũi hoặc khác biệt:
(Đề tài)
(Tác giả)
*Cùng hoặc khác thời điểm điểm sáng tác:
Loại hình
Tranh minh họa
Sân khấu
Màn ảnh
Họa
Nhạc…
-Có thể hệ thống hóa các nhóm cách thức liên hệ so sánh để phân tích tác phẩm như sau:
+ Cách 2:
Ngoài tác phẩm
Thời đại (Sự kiện thật)
Cuộc sống (người thật)
(nguyên mẫu)
(điển hình)
Tác giả (tự truyện)
(hoàn cảnh sáng tác)
-Có thể hệ thống hóa các nhóm cách thức liên hệ so sánh để phân tích tác phẩm như sau:
+ Cách 3:
Trong tác phẩm
Quan hệ từ
Quan hệ câu
Quan hệ hình tượng
Quan hệ kết cấu
Quan hệ sự kiện chi tiết.
Quan hệ các tuyến nhân vật
Quan hệ của nhân vật chung quanh
Quan hệ nội tâm và ngoại hình nhân vật
Quan hệ nhân vật với tác giả…
3. Giới hạn:
-Trong thực tế , những hiện tượng lạm dụng so sánh ,làm cho hiệu quả phân tích không được như mong muốn mà còn gây hoài nghi đối với bản thân phương pháp so sánh vốn có. Những khuynh hướng lạm dụng so sánh dẫn tới hiện tượng thoát li sang lĩnh vực xã hội học dung tục. Những khuynh hướng lệch lạc vượt quá giới hạn cho phép bắt đầu từ sự vi phạm những nguyên tắc khách quan đã xác định.
-Dĩ nhiên , giữa phân tích khoa học , xã hội học và văn học có những chỗ khác biệt nhưng trong hoạt động nhận thức, phương pháp so sánh nếu được sử dụng một cách thích hợp với đối tượng phân tích , chắc chắn sẽ đưa đến những hiệu quả tốt đẹp.
nguon VI OLET