ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ DÂN GIAN
ĐỐI VỚI TRUYỆN KIỀU
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS.TS LÊ THU YẾN
NHÓM 4- LỚP 19.1
MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC DÂN GIAN
VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI
NHÓM 4
ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ DÂN GIAN
ĐỐI VỚI TRUYỆN KIỀU
PHẦN NỘI DUNG
I. PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ TRONG TRUYỆN CỔ DÂN GIAN VIỆT NAM
1.1. Phương thức tự sự
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Đặc điểm
1.2. Phương thức tự sự trong truyện kể dân gian
1.2.1. Phương thức tự sự trong tác phẩm văn học
1.2.2. Phương thức tự sự trong truyện kể dân gian
ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ DÂN GIAN
ĐỐI VỚI TRUYỆN KIỀU
ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ DÂN GIAN
ĐỐI VỚI TRUYỆN KIỀU
II. ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ DÂN GIAN VIỆT NAM ĐỐI VỚI TRUYỆN KIỀU
2.1. Yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều
2.1.1. Khái niệm tâm linh
2.1.2.Yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều
2.1.2.1.Hồn ma
2.1.2.2.Giấc mộng
2.1.2.3.Linh ứng
2.1.2.4.Báo ứng
2.1.2.5.Điềm báo
ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ DÂN GIAN
ĐỐI VỚI TRUYỆN KIỀU
2.2 Văn hóa ứng xử trong Truyện Kiều
2.2.1 Ứng xử trong quan hệ gia đình theo tư tưởng Nho giáo
2.2.1.1.Tình cảm cha mẹ và con cái (Vương Ông, Vương Bà – Thúy Kiều)
2.2.1.2. Người yêu, vợ chồng (Kim Trọng – Thúy Kiều, Thúy Vân – Kim Trọng, Thúc Sinh – Hoạn Thư, Thúc Sinh – Thúy Kiều, Thúy Kiều – Từ Hải)
2.2.1.3. Anh chị em (Thúy Kiều – Thúy Vân – Vương Quan)
2.2.2 Ứng xử trong quan hệ xã hội
2.2.2.1 Quan hệ giữa người với người
2.2.2.2.Quan hệ giữa quan với dân
1.1. Phương thức tự sự
1.1.1. Khái niệm
Nhân vật
Sự việc
Chủ đề
Lời văn tự sự
Thứ tự kể
Ngôi kể
1.1.2. Đặc điểm
I. PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ TRONG TRUYỆN CỔ DÂN GIAN VIỆT NAM

Theo Arixtot có ba phương thức mô phỏng hiện thực. Đó là kể về một cái gì đó tách biệt với mình; người mô phỏng nói về mình mà không thay đổi ngôi xưng, hoặc là trình bày tất cả các nhân vật trong hành động.
Vậy yếu tố cơ bản trong phương thức tự sự là nhà văn kể lại, tả lại những gì bên ngoài mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực phản ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình đang tự phát triển.
Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc sống con người.
Tự sự bao gồm toàn bộ những tác phẩm biểu hiện đời sống thông qua miêu tả sự kiện. Đặc trưng quan trọng nhất, nổi bật nhất của tự sự chính là tính khách quan.
I. PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ TRONG TRUYỆN CỔ DÂN GIAN VIỆT NAM

1.2.1 Phương thức tự sự trong tác phẩm văn học
1.2 Phương thức tự sự trong truyện kể dân gian
1.2.2 Phương thức tự sự trong truyện kể dân gian

Truyện Nôm là một bộ phận văn học độc đáo và thể hiện nét thẩm mỹ độc đáo của văn học phong kiến Việt Nam. Đây là một loại hình tự sự có khả năng phản ánh hiện thực với một phạm vi tương đối rộng và cũng là một di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc ta.
1.2.2 Phương thức tự sự trong truyện kể dân gian
Kế thừa những yếu tố tự sự trong văn học dân gian, đại thi hào Nguyễn Du với tài năng của mình đã đưa thể loại truyện thơ Nôm phát triển đến đỉnh cao.
Nhìn bề ngoài, tưởng như đó là sự trần thuật khách quan, nhưng đằng sau đó là tấm lòng xót thương, đau đớn, dõi theo của thi nhân dành cho nàng Kiều. Ông không chỉ miêu tả “con người khuôn mẫu”, “con người lí tưởng” mà miêu tả con người trong những “tình huống cụ thể” và ứng xử với tất cả những gì nó có,…
Ý thức tâm linh không chỉ tồn tại ở dạng ý niệm mà nó còn được biểu hiện ra ở những hình ảnh, những biểu tượng phát ra tín hiệu thiêng về cội nguồn đất nước, tổ tiên, tình yêu quê hương.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ
TRONG TRUYỆN CỔ DÂN GIAN VIỆT NAM ĐỐI VỚI TRUYỆN KIỀU

2.1. Yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều
Hạt nhân cơ bản xác lập mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên.
Ba cấp độ: “niềm tin trao đổi”, “niềm tin lý tưởng” và “niềm tin tâm thức”
Niềm tin thiêng liêng do vậy, được xem là yếu tố then chốt tạo nên đời sống tâm linh, văn hóa tâm linh.


2.1.1 Khái niệm tâm linh
GIEO QUẺ BÓI KIỀU
NAM 1
NAM 2
NAM 3
NỮ 1
NỮ 2
NỮ 3
2.1.2.1.Hồn ma
2.1.1 Yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều
Hình tượng nghệ thuật “ma” trong văn học dân gian, gắn liền với các đặc trưng cơ bản của loại hình này như tính nguyên hợp, tính đa chức năng, tính tập thể và truyền miệng… Bởi lẽ những đặc trưng này toát ra những nét riêng biệt về phương thức xây dựng tư duy hình tượng, đồng thời thể hiện tư duy, nhận thức của tác giả dân gian.
“Ma” lúc này không chỉ đơn thuần là ý thức nhằm cắt nghĩa những điều không giải thích được hoặc mang tính quan niệm, tín ngưỡng mà còn mang yếu tố tích cực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện
Chính từ quan niệm có hai phần xác và hồn, nguồn gốc của sự tồn tại nhân vật ma là ở nơi tách rời năng lực tư duy và tâm hồn với thân thể xác thịt.
Bởi vậy “ma” luôn đóng những vai trò chủ chốt nhất định trong những câu chuyện dân gian, gánh lãnh trách nhiệm hành động bằng khả năng phi thường của nó, những điều không thuộc về thể xác thông thường - cái mà con người cũng có thể thực hiện - mà là tiếng nói phi thường.
Trong Đoạn trường tân thanh, hồn ma Đạm Tiên luôn theo sát cuộc đời của Kiều
Không gian ma quái, huyền hoặc, thực và ảo, siêu hình và hiện thực, hữu hình và vô hình pha xen nhau ở ngay phần mở đầu của truyện đã tạo ra không khí ghê rợn, kinh khiếp, u minh, là dấu chỉ cho thấy Truyện Kiều không chỉ là truyện kể về thế giới hiện thực mà còn về các thế giới siêu hình.
2.1.2.2. Giấc mộng
2.1.1 Yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều
Với văn học trung đại, đời sống tâm linh đã mang giá trị tự thân. Thông qua các tác phẩm truyện kể, đời sống tâm linh xuất hiện một cách tự nhiên từ những hiện tượng kì lạ xảy ra trong thiên nhiên cho đến các hình thức điềm báo, báo ứng, thần thánh, ma quỷ… Và giữa vô số chi tiết kỳ ảo tồn tại trong văn học trung đại ấy, chiêm bao mộng mị nổi bật lên như một yếu tố đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ giấc mộng không chỉ mở ra cánh cửa dẫn đến thế giới tâm linh của người Việt mà còn tạo nên một vùng không gian hư ảo để con người tự do bộc lộ những khát khao, mộng tưởng mà lúc tỉnh thức họ không cách nào thực hiện được.  
Lần thứ hai Kiều mơ gặp Đạm Tiên là lúc Kiều tự tử vì nhận ra mình bị Mã Giám Sinh lừa. Tú Bà ép Kiều tiếp khách làng chơi. Nàng tự tử và bị thương rất nặng. Trong lúc mê man, Đạm Tiên lại hiện ra với Kiều:
Nào hay chưa hết trần duyên,
Trong mê dường đã đứng bên một nàng.
Rỉ rằng: “Nhân quả dở dang.
“Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao?
“Số nàng nặng nghiệp má đào,
“Người dù muốn quyết trời nào đã cho!
“Hãy xin hết kiếp liễu bồ
“Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau.”
Ở Truyện Kiều,Thúy Kiều mộng thấy Đạm Tiên nhiều lần. Khi ba chị em về nhà sau ngày Thanh Minh, Kiều nghĩ đến Đạm Tiên và Kim Trọng. Rồi làm thơ về những điều mình nghĩ. Kiều thao thức không chịu đi ngủ. Nàng ngủ gục, và Kiều mơ thấy Đạm Tiên:
Thoát đâu thấy một tiểu kiều,
Có chiều phong vận có chiều thanh tân.
Sương in mặt tuyết pha thân,
Sen vàng lãng đàng như gần như xa.
2.1.2.3. Linh ứng
2.1.1 Yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều
Linh ứng được hiểu là sự ứng nghiệm, chỉ yếu tố mang tính dự cảm sẽ ứng thành hiện thực trong tương lai. Trong truyện kể dân gian, chúng ta bắt gặp rất nhiều yếu tố nghệ thuật này trong truyện cổ tích. Khi các nhân vật bất hạnh lâm vào thế cùng, gặp hoàn cảnh khó khăn, muốn cầu xin sự giúp đỡ từ Tiên ông, Bụt,… họ đều cầu nguyện, khấn vái; lúc đó nhân vật thần tiên xuất hiện. Hoặc, nhân vật có mối tương giao đặc biệt với thế giới thần kì và giữa họ có những qui ước tín hiệu riêng biệt. Như ở truyện cổ tích Tấm Cám, mỗi lần Tấm đọc “Bống bống bang bang…” thì cá Bống lập tức xuất hiện; hay chi tiết nhà vua thì thầm “Vàng ảnh vàng anh/Có phải vợ anh/ Chui vào tay áp” thì lập tức chim Vàng Anh bay vào tay áo của nhà vua.
2.1.2.3. Linh ứng
2.1.1 Yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều
Kiều có những tri giác mà người thường khó có được. Cô có thể cảm, thấy, nghe được những cái mà người khác không cảm, thấy, nghe được. Theo Kiều thì Đạm Tiên còn ở đó, không phải bằng thân xác tầm thường mà bằng tinh anh của nàng. Cô nghĩ rằng Đạm Tiên sẽ đáp lại tình cảm của mình và khuyên các em ở lại chứng kiến.
Một lời nói chửa kịp thưa,
Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay.
Ào ào đổ lộc, rung cây,
Ở trong dường có hương bay ít nhiều.
Đè chừng ngọn gió lần theo,
Dấu giày từng bước in rêu rành rành.
2.1.2.3. Linh ứng
2.1.1 Yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều
Ở Truyện Kiều, có nhiều lần Nguyễn Du mô tả giấc mộng và tất cả những gì được báo mộng đều linh ứng.
Những linh tính về sự bất an đó được gia cố bằng giấc chiêm bao gặp Đạm Tiên lần thứ nhất. Giấc mơ này chứng thực bước đầu cho linh cảm về sự đau khổ của đời mình. Cõi chiêm bao, sự báo mộng ở đây có giá trị như những chứng lý cho linh tính về tương lai. Cõi mộng vô thức trở thành không gian chứa những điều tiên tri.
2.1.2.4. Báo ứng
2.1.1 Yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều
Triết lý nhân quả chi phối toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của truyện cổ dân gian về nhiều mặt : đề tài, chủ đề, xây dựng cốt truyện, nhân vật ... Theo quan niệm dân gian, triết lý nhân quả chính là triết lý Ở hiền gặp lành, Ở ác gặp dữ, đây là niềm tin và mơ ước của nhân dân về lẽ công bình.
2.1.2.4. Báo ứng
2.1.1 Yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều
Trong Truyện Kiều, cảnh báo ân báo oán là tình huống cái ác bị trừng phạt, thể hiện ưóc mơ công lí ở đời. Thúc Sinh, mụ quản gia, vãi Giác Duyên được báo ân. Hoạn Thư cùng bảy tên khác bị báo oán. Sau khi mắc lừa Sở Khanh, Thúy Kiều bị Tú Bà bắt ép phải tiếp khách làng chơi. Và Kiều đã gặp Thúc Sinh “cũng nòi thư hương”, là con rể của quan thượng thư, một con người phong tình “quen thói bốc giời”. Lúc đầu chỉ là chuyện tình “trăng gió”, nhưng về sau, Thúc Sinh và Thúy Kiều trở thành “đá vàng”.
Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non.
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?
“Nhân-Quả”  là một quan niệm phổ biến của Phật giáo chỉ mối quan hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng, nguyên nhân này sẽ dẫn đến kết quả kia đã chi phối nhận thức nhiều thế hệ. Trong các sách nhà Phật hay đề cập tới Quả báo, nghĩa: báo ứng, cái nhân kiếp trước tạo ra kiếp sau báo lại. 
Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Lạ gì bỉ sắc tương phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
Và kết thúc Nguyễn Du lại viết
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài



Nếu nhìn vào những câu thơ đầu tiên thì có thể thấy tư tưởng tài mệnh tương đố là rõ nét. Dường như với những người có tài sắc, việc phải nhận một số phận trớ trêu, đau khổ, điêu đứng, không yên bình do bị ông trời “đánh ghen”, đày đọa là một tất yếu.
Nhưng khi đọc những vần thơ cuối thì có thể thấy rằng Nguyễn Du đã không chỉ dừng lại ở thuyết tài mệnh tương đố, mà ông đã đẩy xa hơn, lý giải sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa tài và mệnh trong sự ảnh hưởng của thuyết nghiệp báo nhà Phật.
2.1.2.5. Điềm báo
2.1.1 Yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều
Điềm báo là một trong những biểu hiện thế giới quan của người xưa. Nó để lại dấu ấn trong nhiều lĩnh vực sinh hoạt trong đó có truyện cổ dân gian. Đối với thể loại cổ tích, nó mang đặc điểm tư duy, đặc điểm văn hóa của mỗi một dân tộc sáng tạo nên nó. Điềm báo chỉ những dự đoán về những điều sắp xảy đến trong cuộc sống của con người.
Rất nhiều nhân vật trong truyện cổ tích đều có quá trình ra đời lạ lùng: người mẹ uống nước mưa trong sọ dừa liền về nhà có thai (Sọ Dừa); bà mẹ đi làm đồng ướm chân vào vết chân khổng lồ thì có thai (Thánh Gióng);… Việc thụ thai kì lạ đóng vai trò dự báo về những khả năng đặc biệt, phi thường ở người con khi được sinh ra như đảm nhận trách nhiệm chống quân xâm lược, bài trừ cái ác trong xã hội, ban phước lành cho người lương thiện…
2.1.2.5. Điềm báo
2.1.1 Yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều
Đối với mối tình Kim Kiều, Nguyễn Du đã sớm đưa ra dự báo chẳng lành ngay từ đầu cuộc gặp gỡ. Không gian của buổi gặp mặt là nơi tảo mộ, thời gian lại là buổi chiều tà u uất khí âm của người chết. Xây dựng tình huống gặp nhau lần đầu tiên đầy ngụ ý, Nguyễn Du đã đánh tiếng về sự chia ly, bạc mệnh của cả hai người.
Kim Trọng đã chú ý đến Kiều và Kiều cũng đã chú ý đến Kim Trọng. Tình yêu chớm nở “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Cuộc hội ngộ bất ngờ đã để lại nhiều xao xuyến cho cả hai người, nhưng hạt mầm tình yêu ấy lại được bắt đầu trong bầu không khí u ám của cuối ngày Tảo mộ cho thấy dự cảm không lành về tình yêu giữa hai người. Sau này, Kim Kiều không thể trở thành vợ chồng.
TRÒ CHƠI
NHÌN TRANH MINH HỌA
ĐOÁN TÊN ĐOẠN TRÍCH “TRUYỆN KIỀU”
CHỊ EM THÚY KIỀU
CẢNH NGÀY XUÂN
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
TRÒ CHƠI
NHÌN TRANH MINH HỌA
ĐOÁN TÊN ĐOẠN TRÍCH “TRUYỆN KIỀU”
THỀ NGUYỀN
2.2. Cách ứng xử trong Truyện Kiều
2.2.1 Ứng xử trong quan hệ gia đình
2.2.1.1.Tình cảm cha mẹ và con cái (Vương Ông, Vương Bà – Thúy Kiều)
Cổ nhân từng nói: “Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên” (Trong nhiều nết tốt của con người thì hiếu thảo đứng hàng đầu). Đất nước Việt Nam từ xưa đã đề cao vai trò chữ hiếu và xem đó là nền tảng căn bản của đạo đức làm người qua rất nhiều câu chuyện cổ dân gian. Trong gia đình, làm người phải hiếu thuận, giữ đạo làm con đối với cha mẹ. Đó là đạo lí của dân tộc đã thấm nhuần bao thế hệ người Việt từ xa xưa. Nguyễn Du đã có sự kế thừa truyền thống trọng tình trọng nghĩa của dân gian. Nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều đã thực hiện được đạo hiếu đối với cha mẹ nàng. Thúy Kiều không chỉ là người phụ nữ có sắc có tài mà còn là người con hết mực hiếu thảo.
Khi gia đình Kiều gặp tai biến, Vương ông và Vương Quan bị bắt, nàng đã quyết định bán mình để lấy tiền chuộc cha và em.
Mối tình sâu nặng với Kim Trọng vừa bắt đầu, lòng còn vấn vương nỗi niềm thương nhớ, nặng lời hẹn biển thề non. Kiều biết bán mình chuộc cha thì ắt phải lỗi hẹn với tình yêu, trọn đời phụ tình với Kim Trọng. .
Thúy Kiều cũng đã đưa ra quyết định chọn chữ hiếu, hi sinh chữ tình để thể hiện lòng hiếu thảo.
Thúy Kiều nhận thấy mình phải có trách nhiệm trước cơn tai biến của gia đình.

2.2. Cách ứng xử trong Truyện Kiều
2.2.1 Ứng xử trong quan hệ gia đình
2.2.1.1.Tình cảm cha mẹ và con cái (Vương Ông, Vương Bà – Thúy Kiều)

Nơi đất khách quê người “Nắng mưa thui thủi quê người một thân”, Thúy Kiều không chỉ thương xót, đau đớn cho bản thân mình mà còn lo lắng cho Vương ông và Vương bà nơi quê nhà.

Thúy Kiều cho dù có bị lưu lạc ở nơi nào, rơi vào hoàn cảnh nào chăng nữa thì lúc nào nàng trong tâm trí nàng cũng đau đáu một nỗi nhớ quê hương, nhớ cha mẹ. Tình cảm mà nàng dành cho cha mẹ là sự lo lắng, thương nhớ và đan xen một sự dày vò khổ tâm vì làm con mà không phụng dưỡng, chăm lo được cho cha mẹ lúc về già.
2.2.1.2. Người yêu, vợ chồng (Kim Trọng – Thúy Kiều, Thúy Vân – Kim Trọng, Thúc Sinh – Hoạn Thư, Thúc Sinh – Thúy Kiều, Thúy Kiều – Từ Hải)
Mối quan hệ giữa người yêu, vợ chồng cũng được thể hiện rất nhiều trong các truyện kể dân gian ở tình cảm yêu thương sâu nặng, thủy chung son sắt.
Sọ Dừa, Vợ chàng Trương, Trinh phụ hai chồng, Sự tích trầu cau, Chồng thử vợ…
Đại thi hào Nguyễn Du đã xây dựng mối tình Kim – Kiều, trước hết là một mối tình đắm say! Ngày thanh minh trong tiết trời xuân đẹp, Kim – Kiều đã gặp nhau. Trái tim người thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, thông minh và trong trắng đã xao động trước dáng vẻ phong nhã, hào hoa của chàng thư sinh tài danh văn chương trác tuyệt.
Mối tình Kim – Kiều còn là một mối tình táo bạo và hồn nhiên, vượt lên trên khuôn khổ của lễ giáo phong kiến. Không thể có bất kỳ sợi dây nào của lễ giáo phong kiến có thể trói buộc được bước chân của nàng!
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.
Nàng lo sợ, biết đâu có một ngày nào đó, câu chuyện ái tình của hai người đêm nay chỉ như một giấc chiêm bao… Và trong đêm ấy, Kiều – Kim đã thề nguyền “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”, có “vầng trăng vằng vặc” trên trời cao chứng giám, có hương trầm ngào ngạt tỏa thơm và có tiếng đàn tuyệt vời của Kiều ngân rung, làm cho kỷ niệm của buổi thề nguyền càng thêm thiêng liêng và tha thiết!
Về phía chàng Kim, xã hội phong kiến xưa không đòi hỏi người đàn ông phải thủy chung với một người đàn bà, nhưng chàng cũng là một người tình chung thủy. Kim Trọng quyết ra đi tìm nàng, mặc dù biết chuyện này như là chuyện “đáy bể mò kim” vậy. Hiếm có một mối tình nào mà sau thời gian dài mười mấy năm trời xa cách, với bao đau đớn và tủi nhục mà tấm lòng thủy chung của đôi lứa Kim – Kiều vẫn bền vững như xưa.

Với vẻ đẹp của mình, Thúy Vân hoàn toàn có quyền tìm kiếm một tình yêu, hạnh phúc đích thực. Thế nhưng quãng thời gian mà Thúy Vân chung sống với Kim Trọng trong 15 năm chàng Kim luôn tưởng nhớ đến người xưa và cũng là 15 năm mà nàng Vân phải sống trong niềm vui, hạnh phúc không trọn vẹn: Vui là vui gượng kẻo là.Ai tri âm đó mặn mà với ai
Một người con gái đẹp như Thúy Vân đáng phải được hưởng hạnh phúc, tình yêu đích thực nhưng lại trong nhận tình yêu “thừa”, “chắp nối”:Gặp cơn bình địa ba đào.Nên đem duyên chị buộc vào duyên em.
Ta nhận ra ở Thúy Vân có một trái tim nhân hậu biết nhường nào, nàng thật tinh tế và cao thượng khi trả lại chàng Kim, trả lại người chồng đã 15 năm chung sống cho chị mình.
Bây giờ gương vỡ lại lành
Khuôn thiêng lừa lọc đã dành có nơi.
Còn duyên, may lại còn người,
Còn vầng trăng bạc, còn lời nguyền xưa.
Quả mai ba bảy đương vừa
Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì!
Hoạn Thư ghen tuông khi chồng có người khác. Điều đó cũng thể hiện được tình cảm của một người vợ. Cái lí, cái tình mà Hoạn Thư đưa ra khi Thúy Kiều báo ân, báo oán thật khá thuyết phục của một người phụ nữ khi ra tay với Thúy Kiều:
Rằng: "Tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.
Nghĩ cho khi các viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Lòng riêng riêng những kính yêu,
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.
Thúy Kiều và Thúc Sinh đã sống hạnh phúc, sum vầy với nhau “Từng cay đắng lại mặn mà hơn xưa” chừng được một năm “Đổi thay nhạn yến đã hòng đầy niên", nàng đã khuyên Thúc Sinh về nói sự thật về mối quan hệ giữa nàng và chàng cho người vợ cả là Hoạn Thư nghe.
Khuyên Thúc Sinh làm việc này là Kiều đã thực hiện đúng chữ “tòng” của người phụ nữ theo quan niệm của Nho giáo. Theo quan niệm Nho giáo, người chồng giữ vai trò chủ yếu trong gia đình và có thể có năm thê bảy thiếp thì người vợ trong nhà vẫn phải nghe theo, sống phải có trên có dưới. Biết Thúc Sinh đã có vợ, Thúy Kiều phải thực hiện đúng nghĩa vụ của người vợ lẽ. Nàng phải thuận theo hoàn cảnh của chồng. Khuyên Thúc Sinh về nói sự thật với vợ cả cũng là cách mà Thúy Kiều, với phận lẽ mọn, cũng luôn nghĩ đến giữ danh giá cho chàng:
Lại càng dơ dáng dại hình
Đành thân phận thiếp, nghĩ danh giá chàng
Từ Hải xem Kiều như “tri kỉ”. Từ đã hiểu rõ bản chất đích thực của Kiều như hoa sen thơm ngát giữa bùn lầy. Bởi thế, khác với sự cân lên đặt xuống trước chàng Thúc, bây giờ, Kiều tức khắc nhờ cậy:
Rộng thương cỏ nội hoa hèn,
Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau.
Và Từ lập tức nhận lời, thề như đinh đóng cột:
Một lời đã biết đến ta,
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau.
Mối tình lí tưởng của Từ Hải với Thuý Kiều còn đáp ứng mơ ước đổi đời từ ngàn xưa của nhân dân.
Sẵn sàng phượng liễn loan nghi,
Hoa quan chấp chới hà y rỡ ràng.
Dựng cờ nổi trống lên đường,
Trúc tơ nổi trước kiệu vàng kéo sau.
Đây rõ ràng là đỉnh cao mơ ước của dân chúng thời xưa. Chưa hết, Từ Hải còn giúp Kiều báo ân báo oán. Thường người ta chỉ nghĩ đến sự quả báo ở chốn âm ti địa ngục, ở kiếp sau. Còn ở đây, Từ Hải đã lập một cán cân công lí ngay giữa cõi trần, ngay chính kiếp đời này, thoả mãn giấc mơ ở hiền gặp lành, ác giả ác báo của dân gian.
2.2.1.3. Anh chị em (Thúy Kiều – Thúy Vân – Vương Quan)
Tình cảm anh chị em trong gia đình cũng là một phương diện đạo lí mà nhân dân ta rất coi trọng. Cùng chung cha mẹ sinh ra, có cùng huyết thống, cùng uống chung một bầu sữa mẹ để lớn lên, sống chung dưới một mái nhà nên anh chị em cần phải yêu thương, sống hòa thuận với nhau. Những câu chuyện cổ tích xưa thường ca ngợi tình anh em yêu thương, gắn bó, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi hoặc phê phán thói tham lam, ích kỉ, vì danh lợi, tài sản, tiền của mà quên tình nghĩa anh em để nhắc nhở mọi người luôn biết trân trọng, giữ gìn tình cảm tốt đẹp ấy: Anh em mồ côi, Ăn khế trả vàng, Hai anh em, Anh em họ Điền…
Trong Truyện Kiều, sóng gió bất chợt đến với gia đình Kiều, nàng đành lựa chọn, quyết định bán mình chuộc cha và em trai là Vương Quan. Như vậy phần nào thấy được tình cảm lớn lao của người chị hi sinh vì em bên cạnh đạo hiếu. Ngoài cha là trụ cột trong gia đình thì Vương Quan cũng là nguời con út và cũng là con trai duy nhất nối dõi tông đường của nhà họ Vương. Cho nên, Kiều phải cứu lấy em trai, vì gia đình của mình:
Thà rằng liễu một thân con
Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây
Thúy Kiều cũng hiểu được việc mình làm sẽ khiến em phải chịu sự thiệt thòi vì đó là mối “tơ thừa” (Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em) song trong hoàn cảnh hiện tại nàng không thể làm khác được. Nàng nói việc này với em vì nàng nghĩ rằng Thúy Vân là em ruột mình nên Thúy Vân cũng thương mình mà nhận lời đề nghị ấy.
Ứng xử của Kiều xuất phát từ đạo lí dân tộc “Anh em như thể chân tay. Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”. Thúy Vân nghe lời chị, hi sinh bản thân mình vừa thể hiện tấm lòng thương chị nhưng đồng thời cũng chính là đã gánh vác một phần trách nhiệm với gia đình.
2.2.2 Ứng xử trong quan hệ xã hội
2.2.2.1. Quan hệ người với người
* Quan hệ người với người theo truyền thống đạo lý dân tộc
Từ nghìn xưa, trong các truyện cổ dân gian, mối quan hệ giữa người với người luôn được đề cao với những ứng xử rất đỗi nhân văn. Xuất phát từ đạo lý dân tộc, nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã có những ứng xử rất đỗi nhân văn, đáng ngợi khen: “Nàng từ ân oán rạch ròi”.
Đối với một người chồng cũ như Thúc Sinh, Thúy Kiều đã có cách xét xử rất riêng. Bằng sự khoan dung, rộng lượng, nàng đã có sự cảm thông với Thúc. Kiều hiểu rằng vì “Vợ chàng quỷ quái tinh ma” nên Thúc Sinh mới đối xử với Kiều như vậy. Nàng không trách mắng Thúc mà đáp lại bằng chút lễ để “báo ân gọi là”.
“Nàng rằng nghĩa nặng nghìn non,
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?
Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân
Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là”
Những người tiếp theo mà Thúy Kiều báo ân là bà quản gia nhà họ Hoạn và sư Giác Duyên. Bà quản gia nhà họ Hoạn đã từng có công chăm sóc, động viên Kiều khi nàng bị Hoạn Thư bắt về nhà, đánh đập và bắt làm Hoa nô (người ở) cho nhà họ Hoạn “Hoa nô truyền dạy đổi tên/ Buồng the dạy ép vào phiên thị tì/ Ra vào theo lũ thanh y/ Dãi dầu tóc rối, da chì quản bao”. Khi mới bắt về nhà họ Hoạn, Thúy Kiều còn “lạ nước lạ cái” chưa quen với công việc, với những ứng xử trong nhà thì chính quản gia là người đã dạy bảo và nhắc nhở Kiều.
Thân gái dặm trường, một mình nơi đất khách quê người, Thúy Kiều cảm thấy bơ vơ, lạc lõng “Bơ vơ nào đã biết đâu là nhà”, chính sư trưởng Giác Duyên ở chùa Chiêu Ẩn am đã mở rộng lòng từ bi “Giác Duyên sư trưởng lành lòng liền thương”, mở cửa để cho nàng tá túc, cậy nhờ. Được “Gởi thân được chốn am mây/ Muối dưa đắp đổi tháng ngày thong dong/ Kệ kinh câu cũ thuộc lòng/ Hương đèn việc trước trai phòng quen tay/ Sớm khuya lá bối phiến mây/ Ngọn đèn khêu nguyệt tiếng chầy nện sương” nơi cửa Phật, Thúy Kiều như người chết đuối vớ phải cọc. Vì vậy, ơn đức đối với sư Giác Duyên, suốt đời nàng không bao giờ quên được.
Để báo đáp công ơn hai người (bà quản gia và sư Giác Duyên), trong màn báo ân Thúy Kiều đã mời họ “lên trên” và không quên nhắc lại công ơn mà hai người đã cưu mang nàng trong khi “lỡ bước sẩy vời”.

Tấm lòng nhân đức của mụ quản gia và sư Giác Duyên đến “non vàng chưa dễ đền bồi tấm thương”. Để phần nào báo đáp công ơn của họ, Thúy Kiều đã sắm lễ “nghìn vàng” hậu hĩnh.
Những ứng xử của Hoạn Thư đối với Kiều thật ghê gớm, cho thấy cơn ghen cuồng nộ của bà vợ cả. Những nỗi đau mà Hoạn Thư đã gây ra là những vết thương lòng khó quên đối với Kiều. Bây giờ được sự giúp đỡ của Từ Hải, có dịp báo oán, Kiều không quên gọi tên Hoạn Thư. Trong phiên tòa xét xử, Kiều gọi Hoạn Thư là “chính danh thủ phạm”.
“Vợ chàng quỷ quái tinh ma.
Phen này kẻ cắp bà gà gặp nhau!
Kiến bò miệng chén chưa lâu.
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa!”
Những câu nói này của Kiều đã nhắc Hoạn Thư về một ứng xử quen thuộc trong cuộc sống “vỏ quýt dày có móng tay nhọn” “hại nhân, nhân hại” và chắc chắn một điều “hòn đất ném đi hòn chì ném lại” theo triết lí dân gian. Kiều nói với Hoạn Thư bằng giọng điệu mỉa mai. Nàng gọi Hoạn Thư là người đàn bà hiếm có “Đàn bà dễ có mấy tay…” nhưng tính cách khác thường ấy lại không phù hợp với tính cách chung của người phụ nữ “Dễ dàng là thói hồng nhan”. :
“Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan
(….) Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”
“Lệnh quân truyền xuống nội đao
Thề sao thì lại cứ sao gia hình
Máu rơi thịt nát tan tành
Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời”
“Cho hay muôn sự tại trời
Phụ người chẳng bõ khi người phụ ta”
Những người bạc ác tinh ma
Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương”
 Như vậy, ứng xử của Kiều đối với người có ơn và người có tội đã thể hiện một triết lí công bằng, giàu tính chiến đấu của quần chúng lao động “Ơn ai một chút chẳng quên / Oán ai một chút để bên dạ này”, là một thứ triết lí hợp lẽ tự nhiên “Ác giả ác báo vần xoay. Hại nhân nhân hại xưa nay lẽ thường”.
Bạc Bà
Ưng Khuyển
Sở Khanh
Bạc Hạnh
Mã Giám Sinh
Tú bà
* Quan hệ người với người theo tư tưởng Nho giáo
Tư tưởng trung với vua của Nguyễn Du được thể hiện qua nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều. Việc Thúy Kiều khuyên Từ Hải ra hàng triều đình, một phần là xuất phát từ tư tưởng ấy:
“Trên vì nước dưới vì nhà
Một là đắc hiếu hai là đắc trung”
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc Thúy Kiều khuyên Từ Hải ra hàng triều đình. Bên cạnh những nguyên nhân tầm thường “lễ nhiều, nói ngọt” mà Hồ Tôn Hiến dụ dỗ nàng, thì còn những nguyên nhân khác, quan trọng hơn, đó là do “tâm lý thất bại chủ nghĩa ăn sâu trong con người nàng” và sự ảnh hưởng của tư tưởng trung quân.
2.2.2.2 Quan hệ giữa quan với dân

Trong các truyện cổ dân gian, giai cấp thống trị thường tìm mọi cách để bóc lột sức lực thậm chí cả tính mạng của giai cấp bị trị để phục vụ cho quyền thế của mình.

Với quyền lực của kẻ bề trên, giai cấp thống trị công khai thể hiện sức mạnh của mình với nhiều thủ đoạn áp bức bóc lột khác nhau. Kiểu loại nhân vật này là các phú ông, trưởng giả, quan lại và cả vua chúa. Đặc trưng chung của họ là giàu sang, quyền thế nhưng cũng rất tham lam, xấu xa, háo sắc, hách dịch và khinh người.
Trong truyện cổ, các nhân vật này thường lợi dụng quyền lực và sự giàu có của mình để chèn ép, bóc lột những người lao động nghèo.
Và trong Truyện Kiều, mối quan hệ vua quan và người dân cũng được thể hiện rõ. Đó là hình ảnh ông quan 300 lạng, quan xử kiện Thúc Ông, Hồ Tôn Hiến, Mụ Quản Gia, Hoạn Thư và gia đình Hoạn Thư.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du thấy cái xấu xa của bọn quan lại không phải là hiện tượng mà là bản chất. Nguyễn Du khái quát chung về đặc điểm của bọn quan lại phong kiến giống như trong câu tục ngữ:
“Một ngày lạ thói sai nha,
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
“Có quan tổng đốc trọng thần
Là Hồ Tôn Hiến kinh luân gồm tài”
Nhưng trước hết hắn là một kẻ bất tài. “Biết Từ là đấng anh hùng – Biết nàng cũng dự trung quân luận bàn”. Đánh không ăn thua, hắn tìm cách dụ dỗ mua chuộc được Thúy Kiều khuyên Từ Hải ra hàng, để rồi lúc kẻ thù thất ý, sa cơ, hắn lại phản bội, giết chết. Tệ hơn là sau khi giết chết Từ Hải, hắn còn bắt Kiều đánh đàn hầu rượu hắn trong bữa tiệc công còn đẫm máu của chồng nàng. Rồi lơi lả, ngây dại trước sắc đẹp của nàng.

Cuối cùng không phải vẻ ân hận, hay vì một chút lòng thương hại nào, mà vì sĩ diện cá nhân, hắn đã gán Kiều cho một viên thổ quan, để Thúy Kiều phải nhảy xuống sông tự tử. Hắn là một tên quan to nhất cũng là một tên quan ty tiện, bỉ ổi nhất trong Truyện Kiều.
Gia đình Hoạn Thư là gia đình quan lại duy nhất trong tác phẩm này. Quan ông là Lại bộ Thượng thư, hình như không còn, chỉ có quan bà và quan cô. Ấy thế mà uy lực vẫn không hề suy suyển. Không kể cái cơ ngơi tòa rộng dãy dài, lộng lẫy, nguy nga, bà quan thì ngồi trên giường thất bảo, ban ngày vẫn thắp sáp,…

Đặc biệt đáng chú ý ở gia đình này là trong nhà bao giờ cũng có một bầy côn quan, để khi cần thì đốt nhà người, bắt người về hành hạ, mà không sợ gì pháp luật. Đối với gia đình Hoạn Thư, chính quyền không được động đến, nhà chùa cũng phải sợ, nhà buôn cũng phải nể.
KẾT LUẬN
Có thể nói tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du hấp thụ một cách tài tình, điệu nghệ tinh hoa của văn học dân gian mà tiêu biểu là phương thức tự sự trong truyện cổ dân gian.
Truyện Kiều với phương thức tự sự làm cho người đọc có cảm quan và cách nhìn nhận sâu sắc hơn về các yếu tố tâm linh được đề cập trong Truyện Kiều. Nhờ phương thức tự sự trong tuyện cổ dân gian mà các yếu tố tâm linh đó hoàn toàn có cơ sở, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tâm thức, quan niệm, nếp suy nghĩ tín ngưỡng của con người trong thời kì trung đại. Từ đó chúng ta có cái nhìn nhận mới hơn về quá khứ, xem trọng quá khứ, tinh thần hoài cổ, trân trọng vẻ đẹp mà các bậc tiền nhân đã để lại.
KẾT LUẬN
Phương thức tự sự trong truyện cổ dân gian soi chiếu vào tác phẩm Truyện Kiều giúp người đọc có cái nhìn thấu đáo hơn về tác phẩm rút ra được những bài học vô cùng giá trị. Thông qua đó chúng ta tiếp thu những truyền thống quí báu của dân tộc, có ý thức gìn giữ và phát huy những giá trị, phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho đến ngày hôm nay.
KẾT LUẬN
Tóm lại, nhờ vận dụng phương thức tự sự trong truyện cổ dân gian một cách nhuần nhuyễn vào trong truyện Kiều, bậc thầy nghệ thuật ngôn từ Nguyễn Du đã tái hiện lại bức tranh xã hội phong kiến đầy màu sắc, phong phú, đa dạng, với thông điệp đầy nhân văn: bảo tồn giá trị cổ truyền vang bóng một thời và các mối quan hệ xã hội.
Phương thức tự sự trong truyện cổ dân gian được đại thi hào sử dụng với ý nghĩa làm bật lên cách nhìn nhận về con người trong xã hội trung đại, bối cảnh xã hội trung đại là nơi họ đấu tranh để sinh tồn, duy trì các mối quan hệ trong gia đình và xã hội, cách đối nhân xử thể trước thời đại đầy biến động.
Từ việc nghiên cứu ảnh hưởng phương thức tự sự trong truyện cổ dân gian đối với tác phẩm Truyện Kiều, chúng ta nhận thấy rằng: nhờ tác động của phương thức tự sự trong truyện cổ dân gian góp phần nâng cao giá trị vốn có cho tác phẩm và sự tài hoa đại thi hào Nguyễn Du. Sự uyên bác của nhà thơ khiến cho tác phẩm có tính cao nhã và hơn hết là Truyện Kiều vẫn đang tiếp tục làm rung động, hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ bao thế hệ ái mộ văn chương kế tiếp.
KẾT LUẬN
nguon VI OLET