Khái niệm chung
Dụng cụ cầm tay tiêu chuẩn để cắt ren
Phương pháp cắt ren
Các dạng sai hỏng khi cắt ren. Nguyên nhân và cách khắc phục
CẮT REN BẰNG
DỤNG CỤ CẦM TAY
I. Khái niệm chung
1. Sự tạo thành đường ren
Ren được tạo thành trên cơ sở đường xoắn ốc trụ hoặc xoắn ốc côn.
Mặt cơ sở là mặt trụ, ta có ren trên hình trụ, gọi tắt là ren hình trụ.
Nếu đường xoắn ốc nằm trên mặt côn, ta có ren trên hình côn, gọi tắt là ren hình côn.


I. Khái niệm chung
1. Sự tạo thành đường ren
Ren dùng để: nối ghép, hoặc để truyền chuyển động giữa các chi tiết, các cơ cấu, các thiết bị.
Các ren tam giác chủ yếu dùng để ghép chặt, còn ren vuông, ren hình thang được dùng trong các cơ cấu vít.
I. Khái niệm chung
1. Sự tạo thành đường ren
- Có thể tạo nên cả ren ngoài và ren trong. Chi tiết có ren ngoài thường là bulông, chi tiết có ren trong là đai ốc. Bulông và đai ốc có cùng một kiểu ren được lắp với nhau thành một mối ghép.
I. Khái niệm chung
2. Những yếu tố cơ bản của ren
I. Khái niệm chung
2. Những yếu tố cơ bản của ren
Ren (hình trụ) được đặc trưng bởi những yếu tố cơ bản sau đây (h.172)
- Hình dạng tiết diện ren (còn được gọi là prôfin của ren) : căn cứ vào hình dáng tiết diện ren, người ta chia thành ren tam giác, ren vuông, ren hình thang, ren tròn…
I. Khái niệm chung
2. Những yếu tố cơ bản của ren
I. Khái niệm chung
2. Những yếu tố cơ bản của ren
Đường kính ngoài của ren (d) : là đường kính hình trụ bao đỉnh ren ngoài (bulông, vít). Đường kính này là đường kính danh nghĩa của ren.
Đường kính trong của ren (d1) : là đường kính hình trụ bao đỉnh ren trong.
Đường kính trung bình (d2) : là đường kính hình trụ phân đôi tiết diện ren, trên đó chiều rộng ren bằng chiều rộng rãnh (định nghĩ này không áp dụng cho ren vuông). Đối với các ren tam giác có đường kính trong và đường kính ngoài cách đều đỉnh tam giác của ren và rãnh ren, và đối với ren vuông.
I. Khái niệm chung
2. Những yếu tố cơ bản của ren
Chiều cao tiết diện làm việc của ren là h
Bước ren (P) : là khoảng cách giữa hai mặt song song của hai ren kề nhau, đo theo phương dọc trục bulông hay vít.
Px- bước đường xoắn ốc, đối với ren một đầu mối Px = P, đối với ren có n đầu mối Px = n.P
I. Khái niệm chung
2. Những yếu tố cơ bản của ren
Góc tiết diện ren là: 
Góc vuông của ren () : là góc làm bởi tiếp tuyến của đường xoắn óc ( trên hình trụ trung bình) với mặt phẳng vuông góc với trục của ren.
tg = Px/π . d2
I. Khái niệm chung
2. Những yếu tố cơ bản của ren
Dùng để ghép chặt các chi tiết máy với nhau, gồm các loại : ren hệ mét (h.173a), ren ống (h.173b), ren tròn (h.173c), ren vít gỗ (h.173c) và ren Anh.
Ren hệ mét : có tiết diện là hình tam giác đều, góc ở đỉnh = 600, bước ren đo bằng mm. Ren hệ mét được chia làm hai loại : ren hệ mét bước lớn và ren hệ mét bước nhỏ, các kích thước đã tiêu chuẩn hóa.
I. Khái niệm chung
3. Các loại ren
a. Ren ghép chặt:
a. Ren ghép chặt:
Ren hệ mét
a. Ren ghép chặt:
- Kí hiệu ren hệ mét bước lớn – M tiếp sau là các trị số đường kính. Ví dụ : M20, M16, M14 – ren hệ mét, đường kính lớn nhất là 20 mm, 16 mm, 14 mm.
- Ren bước nhỏ khi kí hiệu có ghi thêm trị số của bước ren nhỏ. Ví dụ : M14 x 0,75 : ren hệ mét có đường kính ren là 14 mm, bước ren p = 0,75mm. Ren hệ mét bước nhỏ được dùng rộng rãi trong các chi tiết máy chịu tải trọng va đập, các chi tiết máy nhỏ hoặc có vỏ mỏng. Ren hệ mét bước lớn được dùng chủ yếu trong lắp ghép, vì độ bền của ren ít chịu ảnh hưởng của những sai sót do chế tạo và cũng lâu hỏng vì ít mòn hơn ren bước nhỏ.
a. Ren ghép chặt:
- Ren hệ Anh : có tiết diện hình tam giác cân, góc ở đỉnh = 550.
Đường kính được đo bằng tấc Anh ( 1inch = 25,4 mm), bước ren được đặc trưng bởi số ren trên chiều dài 1 tấc Anh. Ở Việt Nam ren Anh chỉ dùng thay thế các chi tiết máy của một số máy nhập.
Ren ống : dùng để ghép kín các ống. Ren ống có hình dáng, kích thước theo ren hệ Anh bước nhỏ ( thành ống mỏng nên cần bước ren nhỏ), tiết diện ren là tam giác cân có góc ở đỉnh = 550 đỉnh ren và chân ren làm trơn tròn, khi lắp không có khê hở để đảm bảo kín.
Ren tròn : được dùng chủ yếu trong các bulông, vít chịu tải trọng va đập lớn hoặc trong các tiết máy làm việc trong môi trường bẩn và cấu nối, tháo luôn ( vòi cứu hỏa, bộ phận nối toa v.v..)
Ngoài ra ren tròn còn được dùng trong tiết máy có vỏ mỏng ( đui đèn, chuôi bóng đèn, đuôi đèn pin, các mối nối của mặt nạ phòng độc v.v…) hoặc trong vật phẩm đúc bằng gang, chất dẻo.
Ren vít gỗ : có tiết diện tam giác, chiều rộng rãnh lớn hơn nhiều so với chiều dày ren, để đảm bảo độ bền của ren vít thép và ren của vật liệu được bắt vít
a. Ren ghép chặt:
Ren hệ anh
a. Ren ghép chặt:
Ren ống
a. Ren ghép chặt:
Ren tròn
a. Ren ghép chặt:
Ren vít gỗ
b. Ren của cơ cấu vít 
Dùng để truyền chuyển động hoặc để điều chỉnh ren của cơ cấu vít. Ren của cơ cấu vít có các loại sau :
- Ren vuông
- Ren hình thang
b. Ren của cơ cấu vít 
Ren vuông
b. Ren của cơ cấu vít 
Ren hình thang
b. Ren của cơ cấu vít 
Ren hình răng cưa
Công việc xác định kích thước bao gồm :
- Đo đường kính ngoài của ren bằng thước cặp hoặc panme.
- Đo bước ren bằng thước đo bước ren hoặc thước cặp.
- Căn cứ vào đường kính ngoài và bước ren, cần xác định ren thuộc hệ Anh hay hệ mét. Nếu hệ Anh phải đo lại số vòng ren trong 1 inch
- Với ren lỗ có đường kính nhỏ, ta đo bước ren theo vết in trên giấy hoặc trên gỗ.
- Đối với ren tiêu chuẩn, sau khi đo được đường kính ngoài và bước ren, phải đối chiếu với tiêu chuẩn và chế tạo theo kích thước tiêu chuẩn. Trong nhiều trường hợp, có thể dùng dưỡng đo ren để xác định loại ren và kích thước ren.
I. Khái niệm chung
4. Xác định kích thước của ren
II. Dụng cụ cầm tay tiêu chuẩn để cắt ren
1. Dụng cụ cắt ren trong
a. Cấu tạo của taro:
- Là dụng cụ để cắt ren lỗ cò đường kính ≤ 20 mm.
Ta rô là 1 cái vít có đường kính, bước ren, góc trắc diện của ren phù hợp với ren cần gia công. Nó chế tạo bằng thép các bon dụng cụ, trên than có rãnh dọcđể thoát phoi với mặt ren tạo thành các lưỡi cắt hình lược.
Cấu tạo ta rô gồm 2 phần: phần làm việc và phần chuôi
- Phần làm việc gồm phần côn dẫn hướng và phần hiệu chỉnh.
Bộ phận cắt có hình côn dẫn hướng có các rãnh với chiều cao tăng dần. Khi cắt gọt mỗi răng cắt 1 phần lượng dư nhỏ cho đến khi ta rô tiến đến hết phần côn dẫn hướng thì trắc diện của răng cũng hình thành.
Lưỡi cắt là một phần của vòng ren được giới hạn bởi các rãnh dọc. Nhờ các rãnh này mà mặt trước và mặt sau được hình thành, các taro có d ≤ 20 mm thường được làm 3 rãnh, còn d = 20 ÷ 40 mm làm 4 rãnh. Mặt sau các răng cắt được hớt theo đường xoắn bảo đảm cho răng cắt ó góc sau , đồng thời giữ được prophin không đổi khi mài sửa.
Các góc của lưỡi cắt taro gồm: góc trước , góc sau . Ở phần hiệu chỉnh  = 0
II. Dụng cụ cầm tay tiêu chuẩn để cắt ren
1. Dụng cụ cắt ren trong
a. Cấu tạo của taro:
- Phần chuôi: có đầu vuông và có kích thước quy chuẩn để lắp tay quay ta rô
Một bộ ta rô tay thường có 3 chiếc, để phân biệt người ta kí hiệu bằng số vạch hoặc vòng có cán ta rô.
II. Dụng cụ cầm tay tiêu chuẩn để cắt ren
1. Dụng cụ cắt ren trong
a. Cấu tạo của taro:
b. Các loại tarô
- Căn cứ vào công dụng:
ta rô tay
ta rô đai ốc
ta rô máy
ta rô bàn ren
ta rô tinh bàn ren
ta rô lắp
ta rô chuyên dung
- Căn cứ vào phương thức sử dụng: taro tay và taro máy
- Ta rô tay: dung cắt bàn ren bằng tay, thường được chế tạo thành 1 bộ từ 2 đến 3 cái. Bộ 3 ta rô gồm ta rô thô, ta rô nửa tinh. Ta rô tinh. Bộ 2 ta rô gồm ta rô thô và ta rô tinh.Quy định gọi ta rô thô là số 1, nửa tinh là số 2, và tinh là số 3
Nếu theo hình dáng bên ngoài thì các ta rô trong 1 bộ cũng khác nhau
Khi cắt ren ống thường dung ta rô trụ hoặc côn. Một bộ ta rô dung để cắt bàn ren gồm 1 ta rô bàn ren, 3 ta rô ren tinh bàn ren
Ngày nay người ta chế tạo nhiều dụng cụ cắt ren tiên tiến như khoan, ta rô liên hợp.
b. Các loại tarô
ta rô máy: dung để cắt ren trên máy, chúng khác ta rô tay ở phần chuôi để có thể cặp được ta rô trên máy. Bộ phận đầu cắt ta rô máy dài hơn ta rô tay, nhưng khi cắt ren lỗ kín cũng không dài hơn từ 1.5 – 2 vòng ren.
b. Các loại tarô
- Dùng để cắt ren tam giac ngoài có bước S ≤ 2 mm. Đôi khi, người ta dùng bàn ren để hiệu chỉnh lại ren có bước tiến lớn, khi ren đã tiện thô bằng dao.
- bàn ren có cấu tạo tương tự như chiếc mũi ốc, nó được chế tạo từ thép dụng cụ. Trên bàn ren được khoan từ 3 ÷ 8 lỗ, số lỗ phụ thuộc vào kích thuốc của bàn ren. Giao tuyến giữa các lỗ với mặt ren tạo thành các lưỡi cắt hình lược. Lưỡi cắt hình lược được vát ở 2 đầu tạo thành côn lắp ghép, nên ngay từ đầu bàn reen cắt gọt dễ dàng. Phần hình trụ là phần hiệu chỉnh gồm 5 ÷ 6 vòng ren. Phần này hiệu chỉnh ren theo kích thướt và độ trơn láng yêu cầu.

2/ Dụng cụ cắt ren ngoài – bàn ren
a. Cấu tạo của bàn ren
Bàn ren được sử dụng cả 2 mặt: sau khi 1 mặt bị mòn người ta lật bàn ren trongtay quay để sử dụng mặt còn lại.
Trên mặt đầu của bàn ren được ghi kí hiệu kích thướt của ren, vật liệu chế tạo. Bàn ren được kẹp chặt trong tay quay bàn ren hoặc trong trục gá để lắp vào nòng ụ sau của máy tiện.
2/ Dụng cụ cắt ren ngoài – bàn ren
a. Cấu tạo của bàn ren
b. Các loại bàn ren
Bàn ren có các loại sau: bàn ren tròn, bàn ren điều chỉnh và bàn ren chuyên để cắt ống. Bàn ren tròn lại dược chia làm 2 loại là bàn ren liền và bàn ren xẻ rãnh.
Bàn ren liền để cắt ren có đường kính đến 52 mm, có độ cứng vững cao, ren bóng. Nhược điểm là mau hỏng vì khi mòn thì kích thước sẽ lớn hơn kích thước tiêu chuẩn.
Bàn ren có xẻ rãnh có chiều rộng rãnh 0.5÷1.5 mm nhờ có rãnh xẻ nên khi bàn ren mòn có thể diều chỉnh được kích thước đường kính của ren từ 0.1÷0.25 mm. Bàn ren xẻ rãnh có độ cứng vững thấp, sau khi điều chỉnh ren có prophin không đúng lắm.
3. Tay quay
- Để cắt được ren, người thợ phải truyền mô men quay cho bàn ren hay ta rô thong qua tay quay ta rô hoặc tay quay bàn ren
- Về cấu tạo, tay quay gồm 2 phần chính: bộ phận cặp giữ ta rô hoặc bàn ren và cánh tay đòn để tạo mô men.
Tay quay có nhiều loại:
- Tay quay tarô có điều chỉnh
Ở giữa than tayquay 1 có rãnh lắp má kẹp cố định 5 và má kẹp di động 4. Giữa 2 má kẹp này tạo thành 1 lỗ vuông để lồng đuôi vuông của ta rô. Tay đòn 3 làm rời và lắp với than 1 bằng ren, mặt đầu của tay đòn thò ra sẽ đẩy vào má kẹp 4. Để kẹp chặt ta rô trên tay quay, ta nắm vào đoạn khía nhám 2 trên tay đòn 3 xoay cho tay đòn đẩy má kẹp 4 về bên trái. Nhược điểm của loại này là khi ta rô cắt quá tải, tay quay cứ quay thì ta rô sẽ bị gãy.
3. Tay quay
Tay quay ta rô tự ngắt:
Khi lực cắt gọt tang đột ngột thi tay quay sẽ tự động cắt chuyển động truyền đến ta rô. Thân tay quay 1 được lắp 2 tay đòn truyền lực. Ống lót 2 có lỗ vuông để lắp đuôi ta rô và được lồng vào lỗ của than 1. Lò xo 3 ép mặt đầu của than 1 với vai của ống lót 2, đầu trên của ống lót 2 có đai ốc hãm để điều chỉnh lực của lò xo 3. Khi làm việc từ 2 tay người thợ thong qua 2 cánh tay đòn làm quay than 1. Ống lót 2 quay theo than 1 nhờ lực lò xo ép giữa 1 và 2, mặt đầu của 1 và mặt vai của 2 ăn khớp với nhau như 1 li hợp. Khi lực cắt ở ta rô bị quá tải, than 1 trượt trên mặt vai của ống lót 2, chuyển động truyền cho ta rô tự động ngắt, giữ an toàn cho ta rô. Điều chỉnh lực quá tải bằng đai ốc trên đầu ống lót 2, tức là điều chỉnh lực lò xo 3.
3. Tay quay
- Tay quay bàn ren tròn
Dùng cả cho bàn ren tròn liền và bàn ren tròn xẻ rãnh. Cấu tạo gồm than tròn có chỗ để lắp hai tay đòn, lỗ tròn ở giữa than được làm thành bậc để tựa mặt đầu của bàn ren. Xung quanh than tròn có các vít để giữ chặt bàn ren và điều chỉnh kích thước của bàn ren xẻ rãnh.
3. Tay quay
- Tay quay bàn ren điều chỉnh
Ở giữa khung tay quay 1 có lỗ hình chữ nhật, 2 bên khung có ranh trượt để lắp 2 nửa bàn ren 3 vào. Tùy theo đường kính chi tiết cần ren mà điều chỉnh vít số 5 của tay quay. Miếng đệm 4 phân phối lực đều lên toàn bộ nửa bàn ren.
3. Tay quay
III/ Phương pháp cắt ren:
1/ Chuẩn bị bề mặt để gia công ren.
Ren thường được hình thành ở mặt trụ trong và ngoài.  trước khi gia công ren ta phải gia công trước các bề mặt chi tiết định cắt ren.
a. Đối với ren trụ ngoài
Khi tiện ren thường có hiện tượng dồn ép kim loại từ rãnh ren.
đường kính của trục trước khi tiện ren phải nhỏ hơn đường kính đầu ren.
a. Đối với ren trụ ngoài
Đường kính của phôi trước khi gia công ren phụ thuôc vào vật liệu gia công và bước ren, được xác định trong sổ tay kỹ thuật.
Ở đoạn cuối ren trụ có rãnh thoát dao, chiều rộng của rãnh phải lớn hơn bước ren.
b. Đối với ren lỗ
Người ta phải căn cứ vào đường kính nhỏ nhất của ren trong đai ốc để khoan sẵn một lỗ hình trụ.
- Đường kính lỗ trước khi gia công ren phải lớn hơn đường kính chân ren ở bu lông ( đường kình nhỏ nhất của ren).
b. Đối với ren lỗ
Người ta căn cứ vào các bảng cho sẵn trong sổ tay kỹ thuật để lựa chọn đường kính lỗ khoan hoặc có thể sử dụng công thức sau:
D = d – 1,5h.
D: đường kính lỗ khoan (mm)
d: đường kính nhỏ nhất của ren (mm)
h: độ sâu ren (mm)
b. Đối với ren lỗ
Nếu ren trong lỗ kín, cần xác định chiều sâu lỗ khoan theo công thức:
H = H1 + Y
+ H: chiều sâu lỗ khoa (mm)
+ H1: chiều dài ren (mm)
Y = l1 + l2 (mm)
+ l1: chiều dài đầu cắt của ta rô,
+ l2: chiều dài phần côn của mũi khoan
2/Phương pháp cắt ren trong bằng tay (cắt ren bằng ta rô)
2/Phương pháp cắt ren trong bằng tay (cắt ren bằng ta rô)
2/Phương pháp cắt ren trong bằng tay (cắt ren bằng ta rô)
Công việc được tiến hành theo các bước sau:
+Gá chi tiết đã gia công lỗ để tiệc ren vào ê tô
+Đặt ta rô thô vào lỗ chi tiết, tay trái ấn nhẹ ta rô, tay phải cẩn thận quay tay quay về phía phải cho tới khi ta rô cắt vào kim loại ở vị trí đúng
+Cầm tay quay bằng 2 tay, cứ quay thuận 1-2 vòng lại quay ngược trờ lại ¼ vòng đề lấy phoi ra và làm nhẹ quá trình cắt. Trong quá trình cắt ren, phải thường xuyên tra dầu bôi trời để ren được bóng
2/Phương pháp cắt ren trong bằng tay (cắt ren bằng ta rô)
2/Phương pháp cắt ren trong bằng tay (cắt ren bằng ta rô)
2/Phương pháp cắt ren trong bằng tay (cắt ren bằng ta rô)
2/Phương pháp cắt ren trong bằng tay (cắt ren bằng ta rô)
+ Khi cắt hết chiều dài ren, quay ngược lại để tháo ta rô. Bôi dầu cho ta rô số 2 và số 3 và lần lượt đưa vào trong lỗ, vặc ho đường cắt của ta rô ăn đúng vào đường ren, lúc đó mới lắp tay và tiếp tục cắt ren.

- Nếu quay ta rô thấy nặng, chuyển động khó khăn, phải lấy ta rô ra để tìm nguyên nhân. Có thể do răng ta rô bị cùn hoặc do ta rô bị kẹt phoi. Khi cắt các lỗ sâu, trong quá trình cắt cần tháo ta rô ra hai, ba lần để làm sạch phoi tránh hiện tượng kẹt gãy ta rô hoặc làm hỏng ren trong lỗ sâu.
2/Phương pháp cắt ren trong bằng tay (cắt ren bằng ta rô)
Chú ý:
Nếu lỗ không thông thì cần phải làm sạch và kiểm tra độ sâu của lỗ trước khi làm ren.
Khi cắt phải quay tay quay bằng cả hai tay và lực phải đều để không gây gãy ta rô.
Cắt ren bằng tay là một dạng cắt định hình có nhiều lưỡi cắt đồng thời tham gia cắt nên nhiệt cắt sinh ra rất lớn, cũng như các dụng cụ cắt này có góc sau bằng 0 nên ma sát giữa dụng cụ và chi tiết rất lớn. Do đó việc bôi trơn làm mát là điều hết sức cần thiết. Nhưng cần lưu ý chấy bôi trơn làm mát phải thích hợp cho từng loại vật liệu gia công:
             + Gia công ren trên thép ta có thể dùng dầu, nhớt, ê mun xi đều được.
             + Gia công ren trên đồng và hợp kim của đồng thì dùng ê mun xi.
             + Gia công ren trên Nhôm và hợp kim nhôm thì dùng dầu hỏa.
             + Gia công ren trên gang thì không cho chất bôi trơn làm mát nào.
3/ Phương pháp cắt ren ngoài bằng tay (cắt ren bằng bàn ren)
3/ Phương pháp cắt ren ngoài bằng tay (cắt ren bằng bàn ren)
- Kiểm tra đường kính của phôi đã đúng chưa, mặt phôi có còn vỏ cứng không, mặt đầu của phôi phải được vát mép từ 1- 2 mm với góc vát 45 độ
- Kẹp phôi vào ê tô sao cho chiều cao của phôi nhô lên cả mặt ê tô tính cả đoạn ren định cắt từ 15-20 mm
3/ Phương pháp cắt ren ngoài bằng tay (cắt ren bằng bàn ren)
3/ Phương pháp cắt ren ngoài bằng tay (cắt ren bằng bàn ren)
- Đặt bàn ren đã lắp vào tay quay lên đầu mút của phôi sao cho mặt đầu của bàn ren vuông góc với đường tâm vật
Vừa quya về phía phải vừa ấn nhẹ cho những răng đầu cắt vào vật. Những đường ren đầu tiên từ 1:1,5 vòng cắt của bàn ren, có thể cắt không bôi dầu để giữ cho bàn ren không bị trượt. Sau đó tra dầu vào mặt gia công và tiếp tục quay như khi cắt ta rô.
3/ Phương pháp cắt ren ngoài bằng tay (cắt ren bằng bàn ren)
Khi cắt ren ống người ta lắp ống ở vị trí nằm ngang, đánh dấu điểm cuối của ren hoặc kẹp ống nhô ra chiều dài bằng chiều dài đoạn ren cần gia công. Với đường kính ống lớn phải cắt 3 đến 4 lần và sau mỗi lần cắt phải lau sạch phoi lên bề mặt ren vừa cắt và bàn ren.
IV. các dạng sai hỏng khi cắt ren. Nguyên nhân và cách khắc phục
- Các dạng sai hỏng chính thường xảy ra khi cắt ren:
+Gãy ta rô trong lỗ
+ Ren bị mẻ
+ Ren không đầy đủ hoặc bị tróc từng mảng
IV. các dạng sai hỏng khi cắt ren. Nguyên nhân và cách khắc phục
+ Gãy ta rô trong lỗ
thiếu thận trọng, không phát hiện kịp thời các hiện tượng nhỏ: : phoi làm kẹt ta rô, ta rô cùn, đầu ta rô chạm đáy lỗ khoan
phải mất nhiều công sức mới lấy đầu gãy ra khỏi, đôi khi còn làm hỏng ren, hỏng chi tiết.
Cách tránh: khi làm việc phải cẩn thận, sử dụng ta rô đã mài sửa, thường xuyên đưa ta rô ra ngoài để lấy phoi ra.
IV. các dạng sai hỏng khi cắt ren. Nguyên nhân và cách khắc phục
+ Ren bị mẻ
bàn ren hoặc ta rô quá cùn, khi cắt không bôi dầu, hoặc đặt bàn ren và ta rô bị nghiêng.
Cách tránh: khi bắt đầu cắt cần điều chỉnh bàn ren hoặc ta rô vuông góc với mặc đầu của chi tiết, phải thường xuyên bôi dầu và mài sửa dụng cụ.
IV. các dạng sai hỏng khi cắt ren. Nguyên nhân và cách khắc phục
+ Ren không đầy đủ hoặc bị tróc từng mảng
Ren không đầy đủ: do đường kính trong của phôi lớn hay đường kính ngoài của trục nhỏ hơn quy chuẩn.  khi chuẩn bị phôi phải tính toán chính xác.
Ren bị tróc từng mảng là do đường kính lỗ khoan quá nhỏ hay đường kính ngoài của bu lông quá lớn, dụng cụ cắt bị cùn và kẹp phôi.  trước khi gia công phải kiểm tra thật kỹ phôi và phải thường xuyên làm sạch phoi.
IV. các dạng sai hỏng khi cắt ren. Nguyên nhân và cách khắc phục
Khi gia công ren cần phải kiểm tra ren bằng cữ đo ren hoặc panme đo ren. Trong điều kiện không cho phép có thể dùng bu lông hoặc đai ốc chuẩn để kiểm tra ren.
nguon VI OLET