QUY TRÌNH DẠY CÁC KIỂU BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT LỚP 1
(BỘ SÁCH VÌ SỰ BÌNH ĐẲNG VÀ DÂN CHỦ TRONG GIÁO DỤC)
NGƯỜI THỰC HIỆN: VÕ THỊ HỒNG GẤM
ÂM VÀ CHỮ
CÁC KIỂU BÀI
LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
VẦN
LÀM QUEN
QUY TRÌNH
KHỞI ĐỘNG
CỦNG CỐ, MỞ RỘNG, ĐÁNH GIÁ

HOẠT ĐỘNG CHÍNH
LÀM QUEN
2.
HOẠT ĐỘNG CHÍNH
(BÀI 2)
HĐ1: TÌM CHỮ CÁI TRONG TRANH (T1)
HĐ2: GIỚI THIỆU NÉT, TẬP VIẾT NÉT VÀO BẢNG (T1)
HĐ3: TÌM VÀ ĐỌC CHỮ CÁI IN THƯỜNG, IN HOA (T2)
HĐ4: TẬP VIẾT NÉT VÀO VỞ TẬP VIẾT (T2)
2.
HOẠT ĐỘNG CHÍNH
(BÀI 3,4)
HĐ1: TÌM CHỮ CÁI TRONG TRANH (T1)
HĐ2: GIỚI THIỆU NÉT, TẬP VIẾT NÉT VÀO BẢNG (T1)
HĐ3: TÌM VÀ ĐỌC CHỮ CÁI IN THƯỜNG, IN HOA (T2)
HĐ4: TẠO HÌNH CHỮ (T2)
HĐ5: VIẾT VỞ TẬP VIẾT (T2)
2.
HOẠT ĐỘNG CHÍNH
(BÀI 5)
HĐ1: TÌM CHỮ CÁI TRONG TRANH (T1)
HĐ2: GIỚI THIỆU NÉT, TẬP VIẾT NÉT VÀO BẢNG (T1)
HĐ3: TÌM VÀ ĐỌC CHỮ CÁI IN THƯỜNG, IN HOA (T2)
HĐ4: TẠO HÌNH CHỮ (T2)
HĐ5: VIẾT VỞ TẬP VIẾT (T3)
HĐ6: NÓI VÀ NGHE – KỂ CHUYỆN (T4)
Lưu ý khi dạy kiểu bài Làm quen
Có một thực tế là chưa có sự kiểm tra đầu vào của trẻ lớp 1 vì vậy có rất nhiều trẻ hoàn thành chương trinh 5 tuổi nhưng chưa thuộc bảng chữ cái. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho gv khi dạy phần làm quen. Phải cố gắng giúp học sinh học thuộc tất cả các chữ cái đơn và chữ cái ghép.
Tốc độ học viết các nét cơ bản khá nhanh khiến nhiều học sinh sau khi kết thúc phần làm quen chưa thạo viết nét cơ bản sẽ khó khăn cho quá trình viết chữ cái. Ví dụ viết các nét khuyết trên, khuyết dưới, thắt, xoắn trong 1 bài nên cần giúp đỡ nhiều các hs yếu
ÂM VÀ CHỮ
2.
HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HĐ1: KHÁM PHÁ ÂM MỚI (T1)
HĐ2: ĐỌC TỪ NGỮ ỨNG DỤNG (T1)
HĐ3: TẠO TIẾNG MỚI CHỨA ÂM ĐANG HỌC (T1)
HĐ3: VIẾT BẢNG CON (T1)
HĐ3: ĐỌC CÂU ĐOẠN ỨNG DỤNG (T2)
HĐ3: TRẢ LỜI CÂU HỎI (T2)
HĐ3: VIẾT VỞ EM TẬP VIẾT (T2)
Lưu ý khi dạy kiểu bài Âm và chữ


Tiếng Việt lớp 1 không đặt yêu cầu quá cao về tập viết do vậy, trong quá trình mới bắt đầu dạy học và HS mới làm quen cách học tiếng Việt thì GV không quá chú trọng vào viết chữ, bắt HS luyện viết đẹp sẽ làm cho HS vất vả, mệt mỏi dẫn đến không thích học.

Trong giai đoạn này bắt buộc GV phải phát âm chuẩn, tròn vành, rõ chữ, thể hiện làm mẫu đánh vần cho HS quan sát cách phát âm. GV linh hoạt trong kỹ thuật hướng dẫn đánh vần cho HS, trong đó chú ý các HS chưa nắm vững và không nhận diện được. Tùy theo từng em học sinh giáo viên hướng dẫn các em đánh vần miễn sao học sinh nhớ và đọc được.
Lưu ý khi dạy kiểu bài Âm và chữ


Cần tận dụng các video phát âm, hướng dẫn viết chữ trong quá trình dạy học để tăng hiệu quả dạy học và kích thích hứng thú học tập của học sinh đồng thời tránh được những lỗi phát âm không chuẩn do giọng địa phương của gv.
Cần giúp hs tạo được nhiều tiếng mới chứa âm đang học. Đó cũng chính là một cách để củng cố kiến thức cũ.
VẦN
2.
HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HĐ1: KHÁM PHÁ VẦN MỚI (T1)
HĐ2: ĐỌC TỪ NGỮ ỨNG DỤNG (T1)
HĐ3: TẠO TIẾNG MỚI CHỨA VẦN ĐANG HỌC (T1)
HĐ4: VIẾT BẢNG CON (T1)
HĐ5: ĐỌC BÀI ỨNG DỤNG (T2)
HĐ6: TRẢ LỜI CÂU HỎI (T2)
HĐ7: NÓI VÀ NGHE (T2)
Lưu ý khi dạy kiểu bài Vần
Giai đoạn con mới vào lớp 1 đối với môn học Tiếng Việt, điều mà cha mẹ  HS cần quan tâm là cách đánh vần, hướng dẫn đọc viết của các con khi ở nhà. Tranh thủ thời gian khi đón con, GV chủ nhiệm trao đổi, hướng dẫn các cha mẹ HS và giúp đỡ kịp thời. GV sử dụng tin nhắn, zalo hay các hình thức khác trao đổi với cha mẹ là cần thiết, tuy nhiên cần cân nhắc các thông tin cần gửi, tránh gây áp lực cho cả cha mẹ HS và các em.
Cần cho học sinh tạo được càng nhiều tiếng mới chứa vần đang học càng tốt. Có thể cho mỗi học sinh một phụ âm để học sinh ghép tiếng. Cần hướng học sinh đến việc tạo các tiếng có nghĩa để sử dụng.
Lưu ý khi dạy kiểu bài Vần
Quan tâm đúng mức tới kĩ năng nói. Tránh việc bớt xén thời gian rèn luyện kĩ năng nói để rèn kĩ năng đọc viết. Kĩ năng nói của học sinh thường bị xem nhẹ như cách dạy truyền thống. Bởi vậy học sinh thường rụt rè, nhút nhát, bí từ khi nói. Diễn đạt thiếu cảm xúc.
Trong hoạt động trả lời câu hỏi cần giúp học sinh có càng nhiều cách diễn đạt khác nhau cho một nội dung trả lời càng tốt. Đặc biệt mới những câu hỏi mở giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh trình bày ý kiến. Có sự quan tâm đúng mức tới học sinh yếu.
ÔN TẬP
2.
HOẠT ĐỘNG CHÍNH
ÔN CÁC ÂM, CÁC VẦN ĐÃ HỌC
LUYỆN ĐỌC TỪ ỨNG DỤNG
LUYỆN ĐỌC ĐOẠN, BÀI
TRẢ LỜI CÂU HỎI
VIẾT CHÍNH TẢ
KỂ CHUYỆN
Lưu ý khi dạy kiểu bài Ôn tập
Ở phần âm và vần yêu cầu viết chính tả của chương trình mới còn ít. Có khá nhiều thời lượng nhìn viết. Nếu chỉ thực hiện theo số lượng yêu cầu viết chính tả của sách giáo khoa thì học sinh khó hình thành được kĩ năng nghe viết. Vì vậy phải tăng lượng nghe viết thêm cho học sinh trong các tiết luyện.
Không đặt nặng vần đề viết hoa. Học sinh chỉ tập tô chữ hoa. Luyện viết chữ hoa chỉ dành cho các học sinh có sở thích và năng khiếu viết chữ đẹp. Trong đánh giá cũng lưu ý vần đề này. Chấp nhận việc học sinh không viết hoa được thì sẽ viết thường. Tránh tạo cuộc ghanh đua luyện chữ tạo áp lực cho học sinh và không có thời gian để luyện các kĩ năng khác. Học sinh viết đúng rõ ràng là được.
LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
2.
HOẠT ĐỘNG CHÍNH
ĐỌC THÀNH TIẾNG (T1)
ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC (T2)
VIẾT CHÍNH TẢ (T3)
KỂ CHUYỆN (T4)
ĐỌC MỞ RỘNG
Lưu ý khi dạy kiểu bài Luyện tập tổng hợp
Để việc dạy nội dung đọc mở rộng đúng tinh thần thì gv cần có sự giúp đỡ học sinh chuẩn bị nội dung để đọc mở rộng. Hs có thể chuẩn bị và mang đến lớp các tài liệu đọc mở rộng. Dùng văn bản đọc mở rộng ở sách giáo viên chung cho cả lớp là phương án cuối vì dùng chung như vậy không khác dạy thêm một bài tập đọc.
Dạy kể chuyện thật khó. Học sinh lớp 1 vốn từ rất ít, kĩ năng nói còn hạn chế. Để các em kể lại được câu chuyện với số lượng câu theo quy định là việc khó khăn. Thông thường thì chỉ những em học tốt mới kể được. Bởi vậy trong quá trình dạy gv phải tạo nhiều cơ hội cho học sinh được kể (kể đoạn đơn giản)
Chúc các thầy, cô mạnh khoẻ.
nguon VI OLET