TRẢ BÀI SỐ 1
I. Nhận xét ưu, nhược điểm
1. Ưu điểm
Đa số bài làm có bố cục ba phần rõ ràng.
Đa số bài làm viết phần mở bài, kết bài đạt yêu cầu.
Một số bài làm có chữ viết rõ ràng, ít sai lỗi chính tả, dùng từ
Đa số bài viết hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ.
2. Nhược điểm
Một số bài làm chữ viết chưa cẩn thận, còn sai lỗi chính tả, dùng từ.
Phần thân bài chưa có sự phân chia ý, tách ý, chưa có luận điểm.
Diễn ý chưa mạch lạc, còn lủng củng.
Đa số bài làm còn thiếu ý, chưa sâu sắc, còn chung chung.
II. DÀN Ý
1. Mở bài
Mở bài trực tiếp: yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau là truyền thống quí báu của dân tộc Việt Nam. Điều đó được thể hiện rất rõ qua nhiều câu nói dân gian. Tiêu biểu nhất là câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.
Mở bài gián tiếp: văn học dân gian là những sáng tác của quần chúng nhân dân lao động. Trong đó, có nhiều câu tục ngữ có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” thể hiện rõ điều đó.
2. Thân bài
Giải thích câu tục ngữ:
Lá lành: tượng trưng cho những người giàu có, có điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi, có tri thức, có sức khỏe …
Lá rách: tượng trưng cho những người nghèo khổ, gặp khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống, còn hạn chế về tri thức, sức khỏe …
Câu tục ngữ là lời khuyên chân thành về tinh thần yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người trong cuộc sống.
2. Thân bài
Phát biểu cảm nghĩ về câu tục ngữ:
Yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau là một trong những tình cảm tốt đẹp của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Tình cảm ấy được phát huy cao độ trong những hoàn cảnh thiên tai, bệnh dịch, nạn ngoại xâm … (dẫn chứng từ quá khứ đến hiện tại). Giúp đỡ nhau khi gặp thiên tai, bệnh dịch, đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Hiện nay, trong điều kiện đất nước đang trên đà phát triển, vẫn còn đó nhiều cảnh đời bất hạnh cần được sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Nhiều chương trình, nhiều đợt vận động được Đảng nhà nước và các tổ chức tổ chức thực hiện, nhằm giúp đỡ những người gặp khó khăn.
3. Thân bài
Liên hệ bản thân:
Bản thân cần phải thực hiện tốt lời khuyên của câu tục ngữ bằng những việc làm cụ thể, thiết thực: giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống và học tập, tích cực hưởng ứng các cuộc vận động giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, bệnh hiểm nghèo, giúp đỡ gia đình có công với cách mạng …
Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt lời khuyên của câu tục ngữ.
3. kết luận
Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn và có giá trị nhân văn sâu sắc.
Trong cuộc sống ngày nay, mỗi người cần phải có suy nghĩ và hành động đúng đắn để góp phần thực hiện tốt lời khuyên của câu tục ngữ.
Đoạn giải thích
Đoạn 1: "Vấn đề thứ hai thường được đề ra cho các nghệ sĩ nước ta là: Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là gì? Theo chúng tôi, hiện thực xã hội chủ nghĩa là phương pháp sáng tác văn nghệ tả những sự thực trong xã hội. Nhưng trong sự khách quan, phải làm nổi bật lên " những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình" (Angghen). Hơn nữa, nó còn làm cho người ta thấy được cái lẽ chuyển biến tất yếu của xã hội, cái khuynh hướng khách quan của sự vật tiến hoá."
Đoạn 2: "Nhân vật chính diện ( còn gọi là nhân vật tích cực ) là loại nhân vật mang trong mình những phẩm chất cao đẹp đại diện cho cái tốt, cái thiện. Loại nhân vật này thường là đại diện cho những khát vọng cao cả của nhà văn và thời đại. Do vậy, phần nhiều những nhân vật chính diện đã trở thành nhân vật lí tưởng của thời đại mình. Người quân tử trong văn học cổ phương đông, người hiệp sĩ trong văn học phục hưng hay người chiến sĩ trong văn học cách mạng đều là những nhân vật chính diện mang lí tưởng của một thời".
Đoạn 3: " Nhân vật phản diện còn gọi là nhân vật tiêu cực. Nhân vật phản diện đại diện cho cái xấu, cái ác, có những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí, lí tưởng. Đấy là những nhân vật đại diện cho những thế lực phản động, lạc hậu, ngăn cản cái tốt, cái đẹp. Đấy là mẹ con Cám trong Tấm Cám, là Lư Kỉ, Hoàng Tung trong Nhị độ mai, là Bùi Kiệm, Trịnh Hâm trong Lục Vân Tiên . gương mặt của nhân vật phản diện có khi hiện ra rất rõ, rất dể nhận diện như trong văn học dân gian, trong truyện Nôm, nhưng cũng có khi chìm lẫn trong sự đa diện của tính cách như trong văn học hiện thực chủ nghĩa. Có thể đó là những nhân vật có bộ mặt nhân nghĩa ở bên ngoài, mà bên trong nham hiểm giết người không dao như Bá Kiến ( Chí Phèo ), tàn ác như Nghị Quế ( Tắt dèn ), vô luân như nghị Hách ( Giông tố )
Đoạn phân tích
Đoạn 1 "Trong hoàn cảnh trăm dâu dổ đầu tằm, ta càng thấy chị Dậu thật là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát. Một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột xuất của gia đình, phải đương đầu với những thế lực tàn bạo: quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai của chúng. Chị có khóc lóc, chị có kêu trời, nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay mà tích cực tìm cách cứu chồng ra khỏi cơn hoạn nạn. Hình ảnh chị dậu hiện lên vững chãi như một chỗ dựa chắc chắn cho cả gia đình".
Đoạn 2 " Thứ thầm mong giữa người và người có sự cảm thông yêu thương. Anh muốn trân trọng mọi người và có ý thức giữ gìn nhân phẩm của mình. Nhưng chất độc ở ngay trong sự sống thấm vào máu từng người và mối quan hệ giữa con người, vùi dập những gì tốt đẹp và kích thích những gì nhỏ nhen, xấu xa trong mỗi con người. Sống giữa nhỏ nhen xấu xa, Thứ cũng không tránh được nhỏ nhen xấu xa; dù có muốn quân tử cao đạo, đứng trên mọi thứ vặt vảnh, tầm thường của người đời cũng chẳng được. Nghe tin Đích ốm nặng, Thứ thầm mong Đích chết và ngay lúc ấy, Thứ đã khóc, khóc cho cái chết của tâm hồn y. cả cuốn Sống mòn là tiếng khóc lặng lẽ mà đau đớn về cái chết của tâm hồn như vậy.
Đoạn 3: "Chất cảm xúc và tưởng tượng trong sáng tác của Lưu Trọng Lư đã tạo nên trong thơ anh nhiều đắm say và mơ mộng. Chất thơ và chất mơ mộng này hoà quyện với nhau. Say trong mộng và mộng mà say. Không có thế giới thần tiên xa lạ, không la đà chén rượu đưa duyên, Lưu Trọng Lư vẫn tạo cho mình một thế giới riêng để mộng và say. Anh say trong tình người, say trong cảnh đẹp của cuộc đời mới. Anh tưởng niệm về quá khứ, mộng ước với tương lai. Nói về tình cảm bạn bè quốc tế trong một lần gặp gỡ, một phút chia tay, câu thơ nồng nàn say đắm:
Người đã lên xe xe lảo đảo
Lệ người giữ lại trên tay áo
Trời chiều thổi lộng gió bạch dương
Tình nghĩa anh em muôn dặm trường."
Thao tác chứng minh
Đoạn 1: " chị Dậu là một người phụ nữ có nhan sắc, chị có cái đẹp của cô gái Cầu Lim, Đình Cẩm như tác giả nhận xét. Nhưng tấm lòng của chị trắng trong như băng tuyết. Chỉ vì suất sưu một đồng bạc, chị đã phải khổ sở, điêu đứng rất nhiều, nhưng chị đã khinh bỉ ném bạc vào mặt tên quan phủ dâm ô. Hai lần bị cưởng hiếp, hai lần chị đã cương quyết chống lại và thoát ra được. Đạo đức của chị, lòng kiên trinh của chị, tiền tài không làm quen ố được, sức mạnh và uy thế của bọn thống trị không lung lạc được."
Đoạn 2: " đối với kẻ thù, chị quyết liệt thề không đội trời chung như vậy, nhưng đối với bà con nghèo, chị lại nặng một niềm thương yêu thắm thiết. Khi cán bộ hỏi về hoàn cảnh thiếu thốn của chị, chị đã nói: "lớp mình có giàu hồi nào đâu mà biết nghèo". Một câu nói rất hay, nó vừa cho ta thấy chị hoà vào tầng lớp của mình, vừa bày tỏ thái độ dứt khoác với sự giàu sang. Một bữa khác, chị U�t nói với con gái khi nó cứ băn khoăn về hai mét vải mà đoàn thể cho không biết bị ai đánh cấp mất: "Thôi con à! Mình đứt ruột, lại có người ruột đứt hơn mình. Cho người ta!". Câu nói rất sâu sắc, trong đó quấn quých quan điểm giai cấp và quan điểm quần chúng đ� biến thành tình cảm chân thật, nhuần nhị, dịu dàng".
Đoạn 3: " chị dậu có lòng thương yêu chồng con tha thiết. Chị thương chồng ốm đau mà bị cùm kẹp, đánh đập, chị tìm mọi cách để cứu sống chồng. Hai lần chị lấy thân thể của mình che chở cho chồng trước đòn roi tàn nhẫn của bọn lính tráng: "có đánh thì ông cứ đánh tôi đây này. Bao nhiêu tội tôi xin chịu cả. Chồng tôi ốm đau chẳng làm gì nên tội". Phải bán con chị như đứt tùng khúc ruột, lúc nào chị cũng nghĩ tới tình cảnh đứa con không tội tình gì, chẳng qua vì một suất sưu của bố khiến nó phải lìa bố, lìa các em, đem thân để đổi lấy một đồng bạc. Đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói, với "sợi dây thừng gị ở hai cánh", chị vẫn chỉ nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí. Lòng vị tha, đức hi sinh của chị Dậu chính là một nét điển hình của người phụ nữ lao động Việt Nam".
nguon VI OLET