HỌC PHẦN: VĂN HỌC
KÍNH CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH
NHÓM 1
TÁC GIẢ
TRẦN ĐĂNG KHOA
Tiểu sử
Trần Đăng Khoa sinh ngày 24/04/1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, trong một gia đình nông dân. Bố mẹ Trần Đăng Khoa thuộc nhiều thơ truyện và thơ ca cổ.
Trần Đăng Khoa và gia đình
Trần Đăng Khoa khi còn nhỏ
Khi lên 7 tuổi, Trần Đăng Khoa đã thuộc rất nhiều bài ca dao, thơ cổ.
Kể từ năm 8 tuổi tài năng thơ của ông bắt đầu được chú ý bởi bài thơ “con bướm vàng”.
Năm 9 tuổi Trần Đăng Khoa trở thành 1 hiện tượng được độc giả trong và ngoài nước chú ý.
Ông được nhiều người biết đến với bài thơ “Hạt gạo làng ta” sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc năm 1971.
Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26-2-1975 khi đang học lớp 10/10 tại trung học cấp 3 Nam Sách.
Sau khi thống nhất việc bổ sung quân doanh ở trường không còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về quân chủng hải quân.
Ông theo học trường viết Văn Nguyễn Du
Ông được cử sang học tại viện văn học thế giới M.Gorki thuộc viện hàn lâm khoa học xã hội Nga
Ông được phân công làm giám đốc đầu tiên của hệ phát thanh VOV TV
Ông có 3 lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong các năm (1968, 1969 ,1971), giải nhất báo văn nghệ (1982) và giải thưởng nhà nước năm (2000).
 
 
Từ góc sân nhà em, tập thơ 1968
Thơ Trần Đăng Khoa, tuyển tập 1966,1969,1970
Góc sân và khoảng trời 1968, được tái bản khoảng 30 lần
Khúc hát người anh hùng – trường ca 1974
Bên cửa sổ máy bay 1986
Chân dung và đối thoại (tiểu luận phê bình)
Bài “Thơ tình người lính biển”đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc
Đảo chìm ( tập truyện kí) 2000
CÁC TÁC PHẨM DÀNH CHO THIẾU NHI
Kể cho bé nghe, lớp 1,tập 2, trang 112 (1969)
Ò…ó…o, lớp 1 ,tập 2, trang 148 (1967)
Tiếng võng kêu, lớp 2, tập 1, trang117 (1967)
Cây dừa, lớp 2,tập 2, trang 88 (1967)
Khi mẹ vắng nhà, lớp 3, tập 1, trang 15 (thuộc tập thơ Góc sân và khoảng trời, NXB Văn Hóa dân tộc 1999)
Trăng ơi…từ đâu đến?, lớp 4, tập 2, trang 107 (1968)
Mẹ ốm, lớp 4, tập 1, trang 9 (1970)
Hạt gạo làng ta, lớp 5, tập 1, trang 139 (1969)
Ngoài ra, còn có các tác phẩm sáng tác cho trẻ em khác của Trần Đăng Khoa:
Em gặp Bác Hô ̀(1969)
Mưa (1967)
Nghe thầy đọc thơ (1967)
Cháu làm bà còng (1972)
Đồng quê (1974)
Trăng sáng sân nhà em (1966)
Vườn cải (1968)
Ảnh Bác (1966)
…..
I. NỘI DUNG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA
1. Cảnh vật thiên nhiên:
Thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa là một thiên nhiên trong trẻo kì diệu và đầy chất thơ.
- Thơ ông luôn gợi cho bạn đọc cảm nhận về một thiên nhiên nông thôn thuần nhất, tình nguyện và hết sức thơ mộng. Đó là ánh trăng vằng vặc chan hòa khắp mọi nơi. Trời càng khuya trăng càng sáng, vạn vật đều lặng đi trước sự huyền diệu của thiên nhiên như các bài Trăng sáng sân nhà em, Trông trăng, Trăng ơi… từ đâu đến, Tiếng đàn bầu và đêm trăng… vầng trăng của Trần Đăng Khoa hiện lên hồn nhiên và trong trẻo, nó rất đặc trưng cho những đêm trăng nông thôn.

“Em chạy nhảy tung tăng
Múa hát quanh ông trăng
Em nhảy trăng cũng nhảy
Mái nhà ướt ánh trăng vàng”
(Trông trăng)
Cũng có khi trăng được ví như một người bạn thân, dễ thương:
* Thiên nhiên trong thơ TĐK tràn đầy sức sống, luôn luôn vận động và phát triển.
Khung cảnh những buổi sáng ở nông thôn được anh miêu tả ồn ào, náo nhiệt. Đó là những buổi bình minh của nhà nông. Cảnh vật muôn thủa mà vẫn thấy mới lạ, hấp dẫn biết bao trong bài “ò… ó… o””
Khắp bốn bề râm ran tiếng gà làm chúng ta cảm nhận được mọi cảnh vật đều bừng tỉnh xôn xang bắt đầu cho một công việc cho ngày mới.
Những trận mưa cũng được anh miêu tả sinh động điển hỉnh trong bài Mưa. Miêu tả sức sống tiềm tàng ẩn chứa trong nó.
Qua cái nhìn của ông thiên nhiên đã được nhân cách hóa như con người, ở bài Cây Dừa, Thả diều…
Dưới cái nhìn của Trần Đăng Khoa, hình ảnh cửa thế giới tự nhiên là biểu trưng cho con người lao động và cuộc sống của họ như bài Thôn xóm vào mùa, Đám ma bác giun.
Bác giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến kéo ra
Kiến con đi trước, kiến già theo sau
Cầm hương kiến Đất bạc đầu
Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang
Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng
Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai
Đám ma đưa đến là dài
Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà
Kiến Đen uống rượu la đà
Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần..
Tóm lại:
Thế giới Thiên nhiên nông thôn qua sự cảm nhận của tuổi thơ ông thật rất phong phú, sinh động và trong sáng vô cùng. Tác giả đã thể hiện một năng lực quan sát hết sức nhạy bén, tinh tế, đặc biệt là khả năng cảm nhận thiên nhiên bằng mọi giác quan, bằng sự mở rộng tâm hồn và trí tưởng tượng phong phú, độc đáo.
2. Hình ảnh người nông dân

Viết về con người, thơ Trần Đăng Khoa chủ yếu nhắc tới người nông dân làng quê. Người nông dân ấy trước hết bố, mẹ, anh, chị em của Trần Đăng Khoa. Ông luôn nhắc tới họ bằng tất cả lòng yêu thương, kính trọng và sự cảm thông sâu sắc như bài: Khi mẹ vắng nhà, Hạt gạo làng ta, Mẹ ốm, Mưa, Vào mùa…



3. Âm vang của thời đại qua một tâm hồn thơ trẻ.
- Bằng con mắt tinh tế, một tâm hồn nhạy cảm, TĐK đã phát hiện ra vẻ đẹp kín đáo ẩn dấu bên trong từ những caí bình thường của cuộc sống hằng ngày đầy vất vả nguy hiểm đến số phận trong chiến tranh.

- Chiến tranh đã qua mấy chục năm, nhưng dấu ấn của những năm chống Mỹ vẫn còn nóng hổi trên mỗi trang thơ của Trần Đăng Khoa: bài Tam cúc, Gửi bạn Chi Lê, Dặn em, Sao không về Vàng ơi, Tiếng chim chích chòe…


II. Vài nét nghệ thuật của thơ Trần Đăng Khoa

Tâm hồn trẻ thơ qua cách nhìn, cách miêu tả cảnh vật

- Trong cái nhìn của Trần Đăng Khoa tất cả thế giới xung quanh đều như có tâm linh, đều là bầu bạn. Ông thường dùng biện pháp nhân hóa để miêu tả cảnh vật. Với cái nhìn : “Vật ngã đồng nhất” ông có thể nói chuyện, tâm tình với một con chó “Sao không về vàng ơi”, hay truyện trò thân thiết với người bạn nhà nông, Con trâu đen lông mượt hay với cây trầu trong bài Đánh thức trầu, Buổi sáng sân nhà em, Em kể chuyện này…

Cùng với lối nhân hóa, Ông viết về cây dừa, khi thì như một người bạn hào phóng “Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”, khi thì như một người lính:
“ Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi ”
“Lá nào muốn cho tao
Thì mày chìa ra nhé
Tay tao hái rất nhẹ
Không làm mày đau đâu…”
Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, giao cảm với tạo vật trong sắc thái dung động tinh vi nhất có sự hòa điệu về tâm hồn. “ Đánh thức trầu ” là một ví dụ. Lời thơ như tiếng chuyện trò, thủ thỉ. Dịu dàng nâng niu lá trầu bé bỏng, hái một lá cũng thấy trầu đau, TĐK phải hát để đánh thức trầu dậy. Dường như ông cũng hiểu rằng trầu có cảm giác, nghe được tiếng tâm tình của mình:
- Giao cảm với thiên nhiên, tạo vật, thậm chí TĐK còn có thể nghe được: “Chiếc ngõ/Thở sương đêm /Ông trăng lên/Cười trong lá…” ( Chiếc ngõ nhỏ). Chiếc ngõ trong mắt ông có cuộc sống riêng đầy sôi động, một thế giới tâm hồn phong phú.
Chiếc ngõ nhỏ gắn với con người và cuộc sống của họ. Khi các chú bộ đội hành quân đi qua, đi xa, chiếc ngõ nhỏ - ở lại nhà”, nó cũng xao xuyến và nhớ thương…Tất cả quay quần thành một thế giới trẻ thơ tươi vui và thật sống động.
2. Trí tưởng tượng phong phú bay bổng và sự liên tưởng so sánh kỳ diệu

Trần Đăng Khoa không bao giờ nhìn sự vật trong sự đơn nhất, trần trụi mà luôn phát hiện ra mối liên hệ của chúng hoặc liên tưởng với những hình ảnh tương đồng khác động từ đó khái quát lên một cái gì đó cao hơn ,như bài Thả diều, Trăng ơi…từ đâu đến?, Hương nhãn…
Ví dụ:
Thả diều: “Sao trời trôi qua / Diều thành trăng vàng”
“Tiếng diều vàng nắng
Trời xanh cao hơn
Dây diều em cắm
Bên bờ hố bom…”



“Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà”


“Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi”


“Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời…”
Nhưng kì diệu nhất là từ “Tiếng sáo diều”, TĐK thấy cánh đồng lúa xanh hơn, bầu trời như cao hơn, cái nắng như vàng rực rỡ hơn. Cánh diều ấy mảnh mai như có sức mạnh vô biên vượt lên trên bom đạn của kẻ thù:
Có khi hình dung ra:
Và táo bạo hơn nữa là:
Hay từ 1 vầng trăng Có lúc ông thấy:
(Trăng ơi…từ đâu đến?)
Những liên tưởng bất ngờ luôn tạo nên chất lãng mạn kỳ diệu, đem đến sự thú vị cho người đọc. Có thể thấy trong thơ Trần Đăng Khoa không hiếm những câu thơ như thế này:
Vườn xanh biếc tiếng chim
Dơi chiều khua chạng vạng
Thả chơi trong lùm nhãn
(Hương nhãn)
Hoặc:

Mật ngô rưng rưng lên bắp
Phù sa ngan ngát hương sen
Chỉ có tiếng chim không bình yên
Hồi hộp như mùa trái chín…
(Khúc hát người anh hùng)
3. Ngôn ngữ chính xác biểu cảm, giàu âm thanh, nhịp điệu

Mỗi từ mỗi câu trong thơ Trần Đăng Khoa đều thể hiện sự thành công, sáng tạo của tác giả.
Ví dụ:
- Tả cảnh “Mẹ ốm”: “Cánh màn khép lỏng cả ngày”. Không phải là cánh màn khép chặt, hay cánh màn khép hờ, mà phải đúng là cánh màn khép lỏng. Nếu khép chặt thì ra người đã mất; khép khờ giống như khép lỏng, nhưng sắc thái biểu cảm của nó mờ hơn, nó như sợ hờ hững. Cánh màn khép lỏng vì thường xuyên có “ cô bác xóm làng đến thăm ”, và còn vì đằng sau cánh màn ấy luôn có cậu bé con ngồi chăm bà mẹ ốm.







“ Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”
Trần Đăng Khoa không viết nhiều mà chỉ một câu:
Người đọc cũng cảm nhận được biết bao yêu thương và sự trân trọng chan chứa trong một từ “lặn” ấy.
Tả nỗi nhọc nhằn của mẹ, chỉ cần một từ hé ra thôi mà hiện lên cả một thế giới tâm hồn sâu sắc, thông cảm với nỗi vất vả gian truân của mẹ.
Ngôn ngữ của ông giàu âm thanh nhạc điệu, đó là âm thanh rộn rã, náo nức và nhịp điệu khẩn trương của cuộc sống những năm chống đế quốc Mĩ, bài “Ò…ó…o” đã thể hiện điều đó.
- Ngoài phong cách đồng giao như Kể cho bé nghe, Ò…ó...o…, Mưa, Tiếng võng kêu… thơ Trần Đăng Khoa cũng có những bài mang sắc thái êm dịu, ngọt ngào, tha thiết như những bài dân ca: Mẹ ốm, Đánh thức trầu, Em dâng cô một vòng hoa, Cây dừa…
- Ông đặc biệt tập trung, học tập những tinh hoa văn hóa truyền thống và đương đại sáng tạo ra những hình ảnh đẹp, độc đáo trong thơ của mình.
Trong thơ anh có nhiều hình ảnh được gợi từ những câu ca, điệu hát quen thuộc hoặc những câu chuyện cổ hấp dẫn trong vốn văn hóa dân gian.
4. Những hình ảnh đẹp sáng tạo độc đáo
Ví dụ trong Truyện Thánh Gióng, hình tượng Thần trụ trời giúp TĐK sáng tạo những hình ảnh rất đẹp trong bài Mưa:
“Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận…”
Và:
“Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa…”
Từ câu đố dân gian về quả dừa:
Chân không tới đất
Cật không tới trời
Lơ lửng nửa vời
Mà đeo bụng nước
Đã giúp ông viết rất hay về Cây dừa:
“Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa”

Khi đọc bài thơ Đám ma bác giun. Chúng ta còn thấy
được thoáng bóng những câu ca dao cổ:

Con cò mắc giò mà chết
Con quạ ở nhà mua nếp làm chay…
Ảnh hưởng tới trẻ em:
Thơ văn của Trần Đăng Khoa mang tính thi pháp đồng dao: gần gũi, giản dị mà sâu sắc.
Thơ ông thể hiện rõ cái hay, cái đẹp của cuộc sống từ đó dẫn dắt trẻ đi sâu vào các tác phẩm thiếu nhi để có cách nhìn tốt hơn về nội dung và cảm thụ được cuộc sống thiên nhiên và con người.
Thơ ông bồi dưỡng tâm hồn cho trẻ và giáo dục tình cảm cao đẹp cho các thiếu nhi.
Tóm lại:

Đọc thơ TĐK, bạn đọc cảm nhận được một tâm hồn thơ trẻ trong sáng, giản dị, chan chứa một tình yêu đằm thắm, tha thiết với con người, thiên nhiên, cuộc sống. Thơ TĐK đến với tuổi thơ trước tiên bằng những rung động những cảm xúc chân thành nhân ái, Thơ ông còn khơi dậy những rung động trong tâm hồn người lớn, làm cho họ được hưởng cảm giác trở về với tuổi thơ, tìm lại mình ở cái trong trẻo tinh nguyên của cảm xúc đối với thiên nhiên, đối với nghệ thuật.
PHÂN TÍCH BÀI THƠ:
TRĂNG ƠI …TỪ ĐÂU ĐẾN?
?
nguon VI OLET