WELCOME !
ĐỀ TÀI: TRIẾT HỌC CỦA ANAXIMENES
I. Tiểu sử
II. Triết học của Anaximenes
2. Học thuyết về không khí
III. Tổng kết
3. Sự hình thành vũ trụ
1. Sơ lược
4. Khí tượng
1. Hạn chế
2. Ưu điểm
I. Tiểu sử
Anaximenes (585 – 525 TCN), là một cư dân của Miletus, thuộc Ionia (Hy Lạp cổ đại) hay Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.
Là một nhà triết học cổ đại thời kỳ tiền Socrates.
Là một trong ba triết gia của trường phái Milesia.
Ông vừa là học trò và vừa là bạn của Anaximender.
Giống như những đồng môn khác của trường phái Milesia, ông nghiên cứu “Nhất nguyên luận vật chất”.
Ông cho rằng : “Không khí là bản nguyên của mọi sự vật hiện tồn”.
1. Sơ lược
Ông là nhà triết học thứ 3 của trường phái Milesia sau Anaximender và Thales.
Triết học của Anaximenes phát triển mạnh mẽ trong những năm giữa thế kỷ thứ VI trước Công nguyên.
Học thuyết của ông cho rằng không khí là nguồn gốc của tất cả mọi thứ.
Chính vì vậy, ông khác biệt với những người tiền nhiệm của mình như Thales, người cho rằng nước là nguồn gốc của tất cả mọi thứ hay Anaximender, người đã nghĩ rằng tất cả mọi thứ đến từ một thứ vô hạn không xác định.
II. Triết học của Anaximenes
2. Học thuyết về không khí
Trong khi Anaximender cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là từ một thứ vô hạn không xác định thì Anaximenes lại không đồng ý với quan niệm trên và tin rằng phải có một chất đặc biệt và chất đó là không khí.
Anaximenes cho rằng : “Không khí là bản nguyên của mọi sự vật hiện tồn”.
Nó có thể sinh ra mọi thứ mà không thực sự được sản sinh bởi bất cứ thứ gì, nó vô hạn và phong phú vì nó không bao giờ cạn kiệt. Nó có thể biến thành tất cả các yếu tố cơ bản khác và do đó nó cấu thành nên mọi thứ trên thế giới.
Kết luận của ông dựa trên những hiện tượng tự nhiên có thể quan sát trong quá trình “loãng” và “ngưng tụ”.
Khi không khí “ngưng tụ” nó sẽ được nhìn thấy như sương mù, gió, mưa và các hình thức khác của mưa.
Khi không khí lạnh đi và đặc lại thì nó tạo thành nước, trái đất và cuối cùng là đá.
Ngược lại, khi “loãng” hơn, nước bay hơi vào không khí và bị đốt cháy, tạo ra ngọn lửa.
Anaximenes coi trọng thực nghiệm và hoàn toàn phụ thuộc vào “bằng chứng thực nghiệm”.
Sử dụng hai quá trình “loãng” và “ngưng tụ”, Anaximenes giải thích không khí là một phần của một loạt các thay đổi. Anaximenes đã thực hiện một thực nghiệm đơn giản : Nếu thổi hơi thở lên tay với miệng thoải mái thì ta sẽ cảm thấy không khí nóng, còn nếu mím môi thì sẽ cảm thấy không khí lạnh. Do đó, theo Anaximenes thì nóng và lạnh phụ thuộc vào mật độ của không khí.
3. Sự hình thành vũ trụ
Anaximenes đã áp dụng lí thuyết về không khí của ông để giải thích sự hình thành vũ trụ.
Trong suy nghĩ của ông, không khí tạo thành đất thông qua một quá trình tương tự như sản xuất một đĩa phẳng nổi trên không khí như một chiếc lá.
Từ bay hơi, không khí được thở ra từ đất, cho phép nó bị đốt cháy và bốc lửa tạo ra các thiên thể của các ngôi sao.
Giống như trái đất, mặt trăng và mặt trời được coi là được tạo thành từ không khí nhiều hơn và đặc hơn.
Anaximenes cho rằng lửa của mặt trời là một sản phẩm của chuyển động tốc độ cao của nó thay vì thành phần không khí của nó. Các thiên thể được hiểu như là thả nổi, giống như trái đất, và được ông mô tả như một chiếc mũ có thể xoay xung quanh đầu.
4. Khí tượng
Ngoài việc tập trung nghiên cứu bản nguyên của vũ trụ, Anaximenes còn thực hiện các nghiên cứu về khí tượng.
Anaximenes sử dụng quan sát và lí luận của mình để cung cấp nguyên nhân cho hiện tượng tự nhiên khác trên trái đất như cầu vồng, sấm sét, …
Cầu vồng được coi là kết quả của các tia sáng mặt trời chạm vào không khí ngưng tụ dày đặc.
Việc gió cắt đứt những đám mây được cho là tạo ra sấm và sét.
Mưa đá là kết quả của việc đông lạnh nước mưa.
Anaximenes phỏng đoán động đất là do hậu quả của sự bốc hơi làm cho bề mặt trái đất trở nên khô, vì vậy nó sẽ gãy vỡ hoặc ngược lại. 
Từ những lí luận trên cho thấy Anaximenes luôn tìm kiếm những hình ảnh rộng lớn trong tự nhiên, tìm kiếm nguyên nhân thống nhất cho sự đa dạng của các sự kiện xảy ra hơn là đặt mỗi cái trong từng trường hợp cụ thể hoặc gán chúng cho các vị thần hay cảm giác.
III. Tổng kết
Ông là một nhà triết học theo chủ nghĩa duy vật chất phác.
Cũng như các nhà triết học theo chủ nghĩa duy vật chất phác khác, ông thừa nhận tính thứ nhất của vật chất nhưng lại đồng nhất vật chất với một dạng tồn tại cụ thể của vật chất (theo ông là không khí), coi đó là bản nguyên vũ trụ.
Đó là sự nhận thức một cách trực quan, không bao quát.
1. Hạn chế
2. Ưu điểm
Từ những kinh nghiệm quan sát được hàng ngày về các quá trình tự nhiên, ông đã giải thích cho sự thay đổi của vật chất, ít nhất về mặt này, lí thuyết của ông có một tiến bộ nào đó so với Anximender và Thales.
Anaximenes là nhà triết học đầu tiên được ghi nhận là đã cung cấp lí thuyết về sự thay đổi của vật chất thông qua các “bằng chứng thực nghiệm”.
Ông đã dùng bản thân giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên mà không viện đến một thần linh hay một đấng sáng tạo nào để giải thích thế giới.
Đó là những đóng góp to lớn của ông cho triết học.
nguon VI OLET