Tuần 2
TỰ TÌNH
Hồ Xuân Hương
Tác giả:
Hồ Xuân Hương: chưa rõ năm sinh , năm mất, quê ở làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Bà sống chủ yếu ờ kinh thành Thăng Long
Bà là người có cuộc đời và tình duyên ngang trái, éo le.
Tìm hiểu chung
Nội dung thơ văn của Hồ Xuân Hương
Thể hiện lòng thương cảm đối với người phụ nữ, khẳng định vẻ đẹp và khát vọng của họ
Tìm hiểu chung
Xuất xứ
Đây là bài Tự tình thứ hai nằm trong chùm thơ tự tình của Hồ Xuân Hương gồm 3 bài, tập trung thể hiện sự cảm xúc về thời gian và tâm trạng buồn tủi, phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ
Thể loại:
Thất ngôn bát cú Đường Luật
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
Bài thơ là sự cảm xúc về thời gian và tâm trạng
Bốn câu đầu: Hoàn cảnh và tâm trạng của nhà thơ
Hai câu đề
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Đọc hiểu văn bản
Thời gian: “văng vẳng”, “trống canh dồn” => nghe âm thanh văng vẳng của trống canh, không chỉ là sự cảm nhận bằng thính giác mà còn là sự cảm nhận trôi đi của thời gian→ cuộc đời con người có giới hạn => tiếng trống càng thôi thúc, tâm trạng con người càng rối bời
Đọc hiểu văn bản
“Trơ” là phơi bày phôi ra => tủi hổ, bẽ bàng
Nghệ thuật so sánh : “hồng nhan với nước non”=> thấy được thân phận của người phụ nữ và định kiến của xã hội thời bấy giờ. Bên ngoài là bản lĩnh nhưng bên trong là nỗi đau.
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Từ “hồng nhan” chỉ ý dung nhan của người thiếu nữ nhưng cộng với từ “cái” => gợi lên sự rẽ rúng, mỉa mai, chua chát
Nghệ thuật đảo ngữ : “ trơ” đặt ở đầu câu => vừa nói được bản lĩnh cũng vừa thể hiện nỗi đau của nhà thơ.
Đồng nghĩa với từ “trơ” trong bài thơ “ Thăng Long thành hoài cổ” của bà Huyện Thanh Quan
“ Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”
Đọc hiểu văn bản
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Câu thơ thứ hai đề cập đến một vế “hồng nhan” nhưng lại gợi sự bạc phận => nỗi xót xa cay đắng càng thấm thía, bẽ bàng
Nhịp thơ 1/3/3 cũng nhấn mạnh sự bẽ bàng ấy
Đọc hiểu văn bản
Hai câu thực
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Cay đắng về thân phận của mình, nhà thơ đã mượn rượu tiêu sầu nhưng càng uống càng tỉnh, càng bẽ bàng chua xót
Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên gặp nhiều trắc trở, càng say càng tỉnh, càng cảm nhận nỗi đau của thân phận
Đọc hiểu văn bản
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Câu thơ là ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh. Đó là sự đồng điệu giữa trăng và người, cảnh tình của HXH được thể hiện qua hình tượng thơ chứa đựng sự éo le, trăng sắp tàn, bóng xế mà vẫn khuyết chưa tròn
Bốn câu đầu là sự cảm nhận về thời time, Ngồi một mình trong đêm khuya, đối diện với hoàn cảnh, nhà thơ cảm nhận về nỗi đau đớn, xót xa của bản thân một cách thấm thía
Đọc hiểu văn bản
=>Tuổi xuân trôi qua mà tình duyên không trọn vẹn. Hương rượu để lại vị đắng chát, hương tình thoảng qua chỉ để lại thân phận hẩm hiu
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Hai câu luận: Tâm trạng phuẫn uất trước duyên phận
Xiên ngang mặt đất riêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Hình thức đối: xiên ngang – đâm toạc, mặt đất – chân mây, rêu từng đám – đá mấy hòn, kết hợp với hình thức đảo ngữ: các động từ lên đầu câu =>thiên nhiên mang nỗi niềm phẫn uất của con người
Đọc hiểu văn bản
Đọc hiểu văn bản
Xiên ngang mặt dất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
“Rêu” là một sinh vật nhỏ bé nhưng không chịu khuất phục. Nó phải “xiên ngang” mặt đất thành từng đám, thể hiện sự mạnh mẽ. Đá phải càng rắn chắc hơn để “đâm toạc chân mây”
“Xiên”, “đâm” là những động từ mạnh kết hợp với bổ ngữ “ngang”, “toạc” => sự bướng bỉnh, ương ngạnh của thi sĩ họ Hồ, khẳng định bản lĩnh của Hồ Xuân Hương
Cách sử dụng lối đối, đảo ngữ, cách ngữ tạo tạo hình gấy ấn tượng mạnh mẽ, làm nên cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương. Cách miêu tả thiên nhiên trong thơ Xuân Hương bao giờ cũng tràn đầy sức sống, ngay cả trong những tình huống bi thảm nhất.
Đọc hiểu văn bản
Xiên ngang mặt dất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Hai câu kết: Tâm trạng bi kịch chán chường
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
Đọc hiểu văn bản
=> Hai từ lại giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi trẻ
“Ngán”: chán ngán, ngán ngẩm => Nhà thơ “ngán” cuộc đời éo le, bạc bẽo.
“Mảnh tình” đã nhỏ, rất nhỏ mà cũng không được trọn vẹn san sẻ chỉ còn “tí con con”
Đọc hiểu văn bản
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
Cụm từ “xuân đi xuân lại lại”=> cái vòng quẩn luẩn của tạo hóa.
“Xuân” vừa là vừa mùa xuân, vừa là tuổi xuân. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân
“Lại” thứ nhất là thêm một lẫn nữa
“Lại” thứ hai là sự trở lại
“Mảnh tình san sẻ tí con con”: cực tả cuộc đời của một người phụ nữ về một mối tình duyên lận đận.
Bằng hình thức nói giảm, nhà thơ thể hiện khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Đọc hiểu văn bản
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc “trơ”, “xiên ngang” , “đâm toạc”, “mảnh tình”, “tí con con”, hình ảnh giàu sức gợi cảm, trăng khuết, rêu xiên ngang, đá đâm toạc để diễn tả các biểu hiện của tâm trạng một cách tinh tế
Lời thơ rất giản dị nhưng đã thể hiện thành công đường tình duyên trắc trở của mình
Tổng kết
nguon VI OLET