PhÇn i: h­íng dÉn häc tËp vµ tµi liÖu tham kh¶o

Ch­¬ng I

NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ C MINH

A. Môc ®Ých, yªu cÇu

Giíi thiÖu tæng quan vÒ t­ t­ëng Hå ChÝ Minh vµ m«n t­ t­ëng Hå ChÝ Minh víi t­ c¸ch lµ mét m«n khoa häc.

- Kh¸i niÖm t­ t­ëng Hå ChÝ Minh.

- T­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ mét bé m«n khoa häc.

- §èi t­îng vµ ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu.

- Môc ®Ých, ý nghÜa cña viÖc häc tËp m«n t­ t­ëng Hå ChÝ Minh ®èi víi sinh viªn.

B. Néi dung

I. ĐỊNH NGHĨA, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG HỒ Chí MINH

1. Định nghĩa và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh

a)  Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

- Tư tưởng Hồ Chí Minh là một  hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của quá trình cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN; là kết quả sự vận dụng sáng tạo và phát triển CNMLN vào điều kiện cụ thể của nước ta; đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người .

  + Thực chất của tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam.

+ Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những vấn đề có liên quan đến quá trình phát triển từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. 

+ Chỉ ra nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh: đó là CNMLN, truyền thống dân tộc, trí tuệ thời đại.

+ Mục tiêu của tư tưởng Hồ Chí Minh là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người.

b)  Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, đáng chú ý là tư tưởng về:

- Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

- Quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân.

- Quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

- Phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

- Xây dựng đạo đức cách mạng.

- Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.

- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Theo chương trình của bộ Giáo dục §ào tạo, môn tư tưởng Hồ Chí Minh giới thiệu những vấn đề thuộc nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh:

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH.

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam và về Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn, văn hoá.

2. Đối tượng, nhiệm vụ và phương ph¸p m«n häc tư tưởng Hồ Chí Minh

a)  Đối tượng nghiên cứu:

+ Đối tượng nghiên cứu của bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh là nghiên cứu hệ thống các quan điểm, lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam trong thời đại mới mà nền tảng là độc lập tự do, nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn của hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh, và quá trình hiện thực hoá tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống xã hội hiện nay.

+ Nhiệm vụ của môn tư tưởng Hồ Chí Minh:

- Tìm hiểu và giải thích rõ nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Chỉ ra bản chất cách mạng và khoa học của hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Làm rõ vai trò nền tảng, kim chỉ nam hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối cách mạng Việt Nam và giá trị to lớn của nó trong kho tàng lý luận thế giới.

 b)  Phương pháp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh:

- Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở nắm vững phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng nguyên lý kế thừa và phát triển sáng tạo.

- Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp, các phương pháp liên ngành khoa học xã hội và nhân văn.

- Học tập phương pháp của Hồ Chí Minh: gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình cách mạng Việt Nam; lý trí cách mạng với tình cảm cao đẹp.

II. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ-XÃ HỘI, NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Điều kiện lịch sử – xã hội

a)  Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

+ Xã hội Việt Nam trước khi Pháp xâm lược là xã hội phong kiến độc lập, nền nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động… không mở ra khả năng cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. Vì vậy, đã không phát huy được những thế mạnh của dân tộc và đất nước, không tạo ra tiềm lực vật chất và tinh thần đủ sức bảo vệ Tổ quốc, chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

+ Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) và hiệp định Patơnốt (1884) được ký kết, xã hội Việt Nam bước sang giai đoạn mới và trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Trong lòng xã hội thuộc địa, mâu thuẫn mới bao trùm lên mâu thuẫn cũ, nó không thủ tiêu mâu thuẫn cũ mà là cơ sở để duy trì mâu thuẫn cũ, làm cho xã hội Việt Nam càng thêm đen tối. Các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ, lan rộng ra cả nước… lãnh đạo họ là các sĩ phu văn thân mang ý thức hệ phong kiến, điều đó cho thấy sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ lịch sử của dân tộc.

+ Đầu thế kỷ XX, bối cảnh xã hội Việt Nam đặt dân tộc chống cả Triều lẫn Tây. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân và các phong trào yêu nước ở thời kỳ này dù dưới ngọn cờ nào cũng đều thất bại hoặc bị dìm trong bể máu. Xã hội Việt Nam khủng hoảng về đường lối cứu nước. Nguyễn Tất Thành sinh ra trong bối cảnh nước mất nhà tan và lớn lên trong phong trào cứu nước của dân tộc, Người đã sớm tìm ra nguyên nhân thất bại của các phong trào giải phóng dân tộc là: các phong trào giải phóng dân tộc đều không gắn với tiến bộ xã hội. Nguyễn Ái Quốc nảy ý định ra đi tìm đường cứu nước – con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với tư tưởng Hồ Chí Minh: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, giải phóng dân tộc phải đi theo con đường mới. Sự xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu, đáp ứng nhu cầu lịch sử của cách mạng Việt Nam.

b)  Quê hương và gia đình

Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình Nho học, có nề nếp gia phong mẫu mực, giữ đạo hiếu và có truyền thống hiếu học, yêu thương đùm bọc…, Cụ Nguyễn Sinh Sắc có tư tưởng yêu nước, thương dân, cuộc đời cụ Phó bảng có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành nhân cách và tư tưởng Hồ Chí Minh sau này.

Quê hương Nghệ tĩnh, huyện Nam Đàn, làng Kim Liên có truyền thống cách mạng đậm nét, giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm. Quê hương của Người có nhiều anh hùng nổi tiếng như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu…, đã thấm máu của các anh hùng liệt sĩ chống Pháp như Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến… Bản thân anh trai, chị gái của Bác cũng tham gia chiến đấu dũng cảm. Khi còn học ở Huế, Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến bọn thực dân Pháp đàn áp đồng bào mình, điều đó đã thôi thúc Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.

c) Bối cảnh thời đại

Hồ Chí Minh bước vào vũ đài chính trị khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Năm 1912, Hốp-xơn (người Anh) đã mô tả tường tận đặc điểm kinh tế - chính trị của chủ nghĩa đế quốc. Lênin dựa trên quan điểm của Hốp-xơn đưa ra định nghĩa nói về bản chất của chủ nghĩa đế quốc gắn liền đặc điểm kinh tế là các nước lớn xâm chiếm thuộc địa và chia nhau xong đất đai thế giới. Đây là đặc điểm liên quan trực tiếp đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh sau này. Theo Lênin, thế giới phân chia đa số (70%) các dân tộc bị áp bức, số ít (30%) các dân tộc đi áp bức. Đặc điểm chung là diện tích và dân số các thuộc địa lớn gấp nhiều lần so với diện tích và dân số các nước chính quốc. Đây là tư tưởng cơ bản của Quốc tế cộng sản và là cơ sở để chỉ đạo cách mạng thế giới. Tại Đại hội V quốc tế cộng sản (1924) Hồ Chí Minh đã đưa ra con số đầy thuyết phục như: thuộc địa của Anh lớn gấp 252 lần diện tích nước Anh, dân số thuộc địa Anh lớn gấp 8,5 lần dân số nước Anh.

Khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang độc quyền hình thành hệ thống thuộc địa làm nảy sinh mâu thuẫn mới của thời đại là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các dân tộc thuộc địa, bao trùm lên mâu thuẫn vốn có của thời đại: mâu thuẫn giữa tư bản và vô sản ở các nước phát triển, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ ở các nước lạc hậu. Khẩu hiệu của Mác đã được mở rộng.

Chủ nghĩa Mác-Lênin phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, thâm nhập vào phong trào cách mạng thế giới, trở thành hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại.

Năm 1917, Cách mạng tháng mười Nga thắng lợi mở ra thời đại mới- thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Sự xuất hiện của  Quốc tế Cộng sản làm nảy sinh mâu thuẫn thời đại:  CNXH > < CNTB. Quốc tế Cộng sản là trung tâm tập hợp lực lượng cách mạng và chỉ đạo cách mạng thế giới. Sự xuất hiện chủ nghĩa Lênin có vai trò quan trọng đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và tạo tiền đề bỏ qua CNTB lên CNXH ở Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dần dần từ cảm tính đến lý tính nhằm tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Việc xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh là nhu cầu tất yếu khách quan của cách mạng Việt Nam và do lịch sử của cách mạng Việt Nam quy định.

2. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

a)  Truyền thống văn hoá và tư tưởng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: Hồ Chí Minh là một trong những người con ưu tú của dân tộc. Trong mấy nghìn năm phát triển của lịch sử, dân tộc Việt Nam đã tạo ra anh hùng thời đại – Hồ Chí Minh người anh hùng dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc, là sự kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc. Trong đó chú ý đến các giá trị tiêu biểu:

+ Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước đã hình thành cho dân tộc Việt Nam các giá trị truyền thống phong phú, bền vững. Đó là ý thức về chủ quyền quốc gia dân tộc, tự lực, tự cường, yêu nước…tạo động lực mạnh mẽ của đất nước.

+ Tinh thần nhân nghĩa và truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái trong khó khăn, hoạn nạn.

+ Truyền thống lạc quan yêu đời, niềm tin vào chính mình, tin vào sự tất thắng của chân lý và chính nghĩa dù phải vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ.

+ Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi, mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá bên ngoài  làm giàu cho văn hoá Việt Nam. Chính nhờ tiếp thu truyền thống của dân tộc mà Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc. “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã giúp tôi tin theo Lênin và đi theo Quốc tế III.”

b)  Tinh hoa văn hoá nhân loại: Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã được trang bị và hấp thụ nền Quốc học và Hán học khá vững vàng, chắc chắn. Trên hành trình cứu nước, Người đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, vốn sống, vốn kinh nghiệm để làm giàu tri thức của mình và phục vụ cho cách mạng Việt Nam.

+ Văn hoá phương Đông: Người đã tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, và tư tưởng tiến bộ khác của văn hoá phương Đông.

Nho giáo nói chung và Khổng giáo nói riêng là khoa học về đạo đức và phép ứng xử, tư tưởng triết lý hành động, lý tưởng về một xã hội bình trị. Đặc biệt Nho giáo đề cao văn hoá, lễ giáo và tạo ra truyền thống hiếu học trong dân. Đây là tư tưởng tiến bộ hơn hẳn so với các học thuyết cổ đại. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng phê phán Nho giáo có tư tưởng tiêu cực như bảo vệ chế độ phong kiến, phân chia đẳng cấp – quân tử và tiểu nhân, trọng nam khinh nữ, chỉ đề cao nghề đọc sách. Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất nhiều dựa trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

Phật giáo vào Việt Nam từ sớm và có ảnh hưởng rất mạnh đối với Việt Nam. Phật giáo có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái. Phật giáo có tư tưởng bình đẳng, dân chủ hơn so với Nho giáo. Phật giáo cũng đề cao nếp sống đạo đức, trong sạch, chăm làm điều thiện, coi trọng lao động. Phật giáo vào Việt Nam kết hợp với chủ nghĩa yêu nước sống gắn bó với dân, hoà vào cộng đồng chống kẻ thù chung của dân tộc là chủ nghĩa thực dân.

Tư tưởng dân chủ tiến bộ như chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn có ảnh hưởng đến tư tưởng Hồ Chí Minh, vì Người tìm thấy những điều phù hợp với điều kiện của cách mạng nước ta. Hồ Chí Minh là nhà mác-xít tỉnh táo và sáng suốt, biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng văn hoá phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp của cách mạng Việt Nam.

+ Văn hoá phương Tây: 

Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hoá dân chủ và cách mạng phương Tây như: tư tưởng tự do, bình đẳng trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng Pháp 1791, tư tưởng dân chủ, về  quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776. Trước khi ra nước ngoài, Bác đã nghe thấy ba từ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái. Lần đầu sang Pháp Hồ Chí Minh đã thể hiện bản lĩnh, nhân cách phẩm chất cao thượng, tư duy độc lập tự chủ. Người đã nhìn thấy mặt trái của “lý tưởng” tự do, bình đẳng, bác ái. Người cũng tiếp thu tư tưởng của những nhà Khai sáng Pháp như Voltaire, Rousso, Montesquieu.

Thiên chúa giáo là tôn giáo lớn của phương Tây, Hồ Chí Minh quan niệm Tôn giáo là văn hoá. Điểm tích cực nhất của Thiên chúa giáo là lòng nhân ái. Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc tư tưởng văn hoá Đông - Tây để phục vụ cho cách mạng Việt Nam. Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại.”

c) Chủ nghĩa  Mác-Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh: chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người góp phần làm phong phú thêm CNMLN ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập, tự do. “Chủ nghĩa Mác-Lênin đối với chúng ta… là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội…”. Vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin thể hiện:

- Quyết định bản chất thế giới quan khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Quyết định phương pháp hành động biện chứng của Hồ Chí Minh.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam, là tư tưởng Việt Nam thời Hiện đại.

Sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin ở Hồ Chí Minh nổi lên một số điểm đáng chú ý:

Một là, khi ra đi tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã có một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo, Người đã phân tích, tổng kết các phong trào yêu nước Việt Nam chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; Người tự hoàn thiện vốn văn hoá, vốn chính trị, vốn sống thực tiễn phong phú nhờ đó Bác đã tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin như một lẽ tự nhiên “tất yếu khách quan và hợp với quy luật”. Chủ nghĩa Mác-Lênin là bộ phận văn hoá đặc sắc nhất của nhân loại: tinh tuý nhất, cách mạng nhất, triệt để nhất và khoa học nhất

Hai là, Nguyễn Ái Quốc đến với CNMLN là tìm con đường giải phóng cho dân tộc. Người hồi tưởng lần đầu tiếp xúc với chủ nghĩa Lênin, “khi ấy ngồi một mình trong phòng mà tôi nói to lên như đang đứng trước đông đảo quần chúng: hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta.”

Ba là, Người vận dụng CNMLN theo phương pháp mác-xít và theo tinh thần phương Đông, không sách vở, không kinh viện, không tìm kết luận có sẵn mà tự tìm ra giải pháp riêng, cụ thể cho cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở chủ yếu nhất hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

d)  Nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh

+ Hồ Chí Minh có tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo, có óc phê phán tinh tường và sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới.

+ Người không ngừng học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức, vốn kinh nghiệm đấu tranh của các phong trào giải phóng dân tộc. Nhân cách, phẩm chất, tài năng và trí tuệ của Hồ Chí Minh đã giúp Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tiếp thu được các giá trị văn hoá nhân loại.

+ Bác có tâm hồn của một người yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng; một trái tim yêu thương nhân dân, thương người cùng khổ, sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Bác Hồ từ một người tìm đường cứu nước đã trở thành người dẫn đường cho cả dân tộc đi theo. Nhân cách, phẩm chất, tài năng và trí tuệ của Hồ Chí Minh đã tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển tư tưởng của Người.

3. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

Từ 1890-1911: thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng. Bác tiếp thu truyền thống dân tộc, hấp thụ vốn văn hoá Quốc học và Hán học, tiếp xúc với văn hoá phương Tây, chứng kiến cuộc sống khổ cực của đồng bào. Bác nảy ý định đi tìm đường cứu nước, sang phương Tây tìm hiểu xem thế giới làm gì rồi trở về giúp đồng bào mình.

Từ 1911-1920: thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước giải phóng dân tộc.  Năm 1911, Bác sang Pháp, sau đó sang Anh, Mỹ. Năm 1913, Người từ Mỹ quay lại Anh tham gia công đoàn thuỷ thủ Anh. Năm 1917, Người từ Anh lại sang Pháp vào lúc nổ ra cách mạng Tháng Mười Nga, Pa-ri sôi động tìm hiểu cách mạng tháng Mười. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc ra  nhập Đảng xã hội Pháp. Tháng 8/1919, Bác gửi bản yêu sách của nhân dân An-nam đến hội nghị Véc-xay. Đại hội XVIII Đảng xã hội Pháp thảo luận vấn đề gia nhập Quốc tế III, ngày 30/12/1920 Hồ Chí Minh biểu quyết tán thành Đảng cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản. Giai đoạn này đánh dấu sự phát triển vượt bậc thế giới quan của Hồ Chí Minh từ giác ngộ chủ nghĩa dân tộc đến giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, từ chiến sĩ chống thực dân trở thành chiến sĩ cộng sản Việt Nam.

Từ 1921-1930: thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam: vừa khoa học vừa thực tiễn. Hồ Chí Minh đã hoạt động thực tiễn và lý luận phong phú trên địa bàn Pháp như: tích cực hoạt động trong ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng xã hội Pháp, xuất bản tờ Le Paria nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam (từ 1921-1923). Năm 1923-1924, tại Liên-Xô, dự đại hội Quốc tế Nông dân, dự đại hội V Quốc tế cộng sản. Năm 1924, Bác về Quảng Châu, tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng, mở lớp huấn luyện cán bộ. Năm 1925, tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được xuất bản tại Pa-ri. Năm 1927, Bác xuất bản tác phẩm “Đường Kách Mệnh”. Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Người trực tiếp thảo văn kiện “Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng”. Ngày 3/2/1930, Hồ Chí Minh trở thành nhà tư tưởng theo đúng nghĩa. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam được hình thành cơ bản. Có thể tóm tắt nội dung chính của những quan điểm lớn, độc đáo, sáng tạo của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam như sau:

- Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

- Cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có quan hệ mật thiết với nhau.

- Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc cách mạng”, đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành lại độc lập, tự do.

- Giải phóng dân tộc là việc chung của cả dân chúng; phải tập hợp lực lượng dân tộc thành một sức mạnh to lớn chống đế quốc và tay sai.

- Phải đoàn kết và liên minh với các lực lượng cách mạng quốc tế.

- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, phải đoàn kết dân tộc, phải tổ chức quần chúng, lãnh đạo và tổ chức đấu tranh bằng hình thức và khẩu hiệu thích hợp.

- Cách mạng trước hết phải có đảng lãnh đạo, vận động và tổ chức quần chúng đấu tranh. Đảng có vững cách mạng mới thành công…

Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh trong những năm 20 của thế kỷ XXđược truyền bá vào Việt Nam, làm cho phong trào dân tộc và giai cấp ở nước ta là phong trào tự giác.

 Từ 1930-1945: thời kỳ thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản. Đây là thời kỳ thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh cả về phương diện lý luận và phương diện thực tiễn. Khẳng định quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Namđúng đắn. Thời kỳ này Hồ Chí Minh và Quốc tế cộng sản mâu thuẫn trong nhận thức về liên minh các lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh đã giữ vững quan điểm cách mạng của mình, vượt qua khuynh hướng “tả” của Quốc tế cộng sản, lãnh đạo cách mạng Việt Nam thắng lợi. Điều này phản ánh quy luật của cách mạng Việt Nam, giá trị và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.3.5. Từ 1945-1969: thời kỳ phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến quốc.

Đây là thời kỳ mà Hồ Chí Minh cùng trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân ta vừa tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ; tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Tư tưởng Hồ Chí Minh có bước phát triển mới:

- Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc, tiến hành kháng chiến kết hợp với xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau.

- Tư tưởng chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

- Xây dựng quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

- Xây dựng Đảng Cộng sản với tư cách là một Đảng cầm quyền…

Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trên cơ sở khoa học và cách mạng, có quá trình trưởng thành liên tục trong đấu tranh cách mạng chống kẻ thù, chống nhận thức chưa phù hợp giữa trong nước và quốc tế về cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, là nhọn cờ thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một chân lý, có ý nghĩa lớn trong những năm đầu thế kỷ XXI này.

III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

- Tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải:

- Nắm vững nội dung cốt lõi của hệ tư tưởng Hồ Chí Minh, trang bị thế giới quan cách mạng theo tư tưởng của Hồ Chí Minh.

- Học tập nhân sinh quan cách mạng của Hồ Chí Minh: đạo đức, nhân cách mẫu mực của tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo.

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam xây dựng mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Đối với thanh niên, học sinh, sinh viên cần coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng…Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc quan trọng và rất cần thiết.

C. C©u hái «n tËp

1. T­ t­ëng Hå ChÝ Minh ®­îc h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn trong nh÷ng ®iÒu kiÖn vµ bèi c¶nh lÞch sö nh­ thÕ nµo?

2. Ph©n tÝch c¸c c¬ së h×nh thµnh t­ t­ëng Hå ChÝ Minh.

3. Tr×nh bµy nh÷ng néi dung c¬ b¶n cña c¸c thêi kú vµ sù ph¸t triÓn cña t­ t­ëng Hå ChÝ Minh.

D. Tµi liÖu tham kh¶o

  1.   Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, (12 tËp), Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1996.
  2.   Hå ChÝ Minh, Biªn niªn tiÓu sö (10 tËp), Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 2002.
  3.   Gi¸o tr×nh t­ t­ëng Hå ChÝ Minh (Héi ®ång Trung ­¬ng chØ ®¹o biªn so¹n gi¸o tr×nh quèc gia c¸c bé m«n khoa häc M¸c - Lªnin, t­ t­ëng Hå ChÝ Minh), Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 2003.
  4.   Gi¸o tr×nh t­ t­ëng Hå ChÝ Minh (Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh), Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 2002.
  5.   Vâ NguyÔn Gi¸p (CB). T­ t­ëng Hå ChÝ Minh vµ con ®­êng c¸ch m¹ng ViÖt Nam, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 2002.

Ngoµi nh÷ng tµi liÖu chÝnh kÓ trªn, chóng t«i cßn sö dông nhiÒu tµi liÖu kh¸c cã liªn quan.


Ch­¬ng II

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC

VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

A. Môc ®Ých yªu cÇu

Qua bµi gi¶ng cung cÊp nh÷ng kiÕn thøc:

- T­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ vÊn ®Ò d©n téc, thùc chÊt lµ vÊn ®Ò ®Êu tranh ®Ó gi¶i phãng c¸c d©n téc thuéc ®Þa.

- Nh÷ng néi dung c¬ b¶n cña t­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ c¸ch m¹ng gi¶i phãng d©n téc. §ã lµ con ®­êng c¸ch m¹ng v« s¶n, ®i tõ c¸ch m¹ng d©n téc d©n chñ nh©n d©n tiÕn lªn c¸ch m¹ng XHCN.

- Ph©n tÝch lµm râ nh÷ng luËn ®iÓm s¸ng t¹o cña Hå ChÝ Minh vÒ vÊn ®Ò nµy.

B. Néi dung bµi gi¶ng

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC

1. Sơ lược quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về vấn đề dân tộc

 Dân tộc là vấn đề rộng lớn, bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hoá giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc.

- Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử.

+ Mác-Ăngghen đã đặt nền móng tư tưởng cho việc giải quyết vấn đề dân tộc một cách khoa học.

Hình thức cộng đồng tiền dân tộc như thị tộc, bộ tộc, bộ lạc. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của các dân tộc tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc thi hành chính sách vũ trang xâm lược, cướp bóc, nô dịch các dân tộc nhỏ từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. Mác và Ăngghen nêu lên quan điểm cơ bản có tính chất phương pháp luận để nhận thức và giải quyết vấn đề nguồn gốc, bản chất của dân tộc, những quan hệ cơ bản của dân tộc, thái độ của giai cấp công nhân và Đảng của nó về vấn đề dân tộc.

+ Lênin đã phát triển quan điểm này thành hệ thống lý luận toàn diện và sâu sắc về vấn đề dân tộc, làm cơ sở cho cương lĩnh, đường lối, chính sách của các Đảng Cộng sản về vấn đề dân tộc. Trong đó đáng chú ý là các vấn đề:

 Sự phát triển của vấn đề dân tộc, theo Lênin có hai xu hướng trong điều kiện của CNTB: Sự thức tỉnh ý thức dân tộc, phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc sẽ dẫn đến hình thành các quốc gia dân tộc độc lập.Với việc tăng cường và phát triển các mối quan hệ giữa các dân tộc sẽ dẫn tới việc phá huỷ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, thiết lập sự thống nhất quốc tế của CNTB, của đời sống KT-CT-XH....

2. Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề dân tộc thuộc địa

Khi các nước đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa để mở rộng thị trường, chúng thực hiện sự áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nô dịch về văn hoá đối với các nước bị xâm chiếm- thì vấn đề dân tộc trở thành vấn đề dân tộc thuộc địa.

Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ ách áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập.

Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại cách mạng vô sản đầu thế kỷ XX có mấy luận điểm cơ bản sau:

a)  Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc.

+ Tất cả các dân tộc trên thế giới phải được độc lập hoàn toàn và thật sự. Độc lập trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, toàn vẹn lãnh thổ. Mọi vấn đề của chủ quyền quốc gia do dân tộc đó tự quyết định. Theo Hồ Chí Minh độc lập tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa và theo nguyên tắc: Nước Việt Nam là của người Việt Nam, do dân tộc Việt Nam quyết định, nhân dân Việt Nam không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Trong nền độc lập đó mọi người dân đều ấm no, tự do, hạnh phúc, nếu không độc lập chẳng có nghĩa gì. Hồ Chí Minh nói: “chúng ta đã hy sinh, đã giành được độc lập, dân chỉ thấy giá trị của độc lập khi ăn đủ no, mặc đủ ấm”. Tư tưởng này thể hiện tính nhân văn cao cả và triệt để cách mạng của Hồ Chí Minh. Độc lập tự do là quyền tự nhiên của dân tộc, thiêng liêng và vô cùng quý giá. Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1791, Người đã khái quát chân lý: “Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Trong hành trình tìm đường cứu nước cho dân tộc khi còn ở Pháp Nguyễn Ái Quốc đấu tranh đđòi các quyền cho nhân dân An Nam:

Một là, đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông Dương như đối với châu Âu, xoá bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh, thay thế bằng chế độ đạo luật.

 Hai là, đòi quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, tự do cư trú ... Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi đến hội nghị Véc-xây bản yêu sách của nhân dân An-nam đòi quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách không được chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc rút ra bài học: Muốn bình đẳng thực sự phải đấu tranh giành độc lập dân tộc- làm cách mạng, muốn giải phóng dân tộc chỉ có thể trông cậy vào chính mình, vào lực lượng của bản thân mình.

Điều này thể hiện ở mục tiêu của cách mạng Việt Nam là: Đánh đổ Đế quốc Pháp và phong kiến, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập. Sau Cách mạng Tháng 8 thành công, Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập và khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ quyền tự do độc lập ấy”.

+ Hoà bình chân chính trong nền độc lập dân tộc để nhân dân xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cũng là quyền cơ bản của dân tộc. Hoà bình không thể tách rời độc lập dân tộc, và muốn có hoà bình thật sự thì phải có độc lập thật sự. Hồ Chí Minh đã nêu: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập và chủ quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”. Chân lý có giá trị cho mọi thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

+ Độc lập dân tộc phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

b)  Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực to lớn của đất nước: Do kinh tế lạc hậu, sự phân hoá giai cấp chưa triệt để, vì thế “cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây”, điều này có ý nghĩa đối với các dân tộc phương Đông: có sự tương đồng lớn, dù là ai, cũng đều là nô lệ mất nước. Chủ nghĩa dân tộc bản xứ là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc chân chính, động lực to lớn để phát triển đất nước. Nguyễn Ái Quốc kiến nghị quốc tế cộng sản “phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản... Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi... nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa Quốc tế”.

c)  Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế

Dưới ánh sáng của CNMLN khi Hồ Chí Minh bàn đến vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc thì độc lập dân tộc phải gắn với CNXH, mối quan hệ dân tộc và giai cấp được đặt ra.

Vấn đề dân tộc bao giờ cũng được nhận thức và giải quyết theo lập trường của một giai cấp nhất định. Theo quan điểm của CNMLN, chỉ trên lập trường của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản mới giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc. Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản, Mác-Ăngghen đã đề cập mối quan hệ dân tộc và giai cấp: cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, ở giai đoạn đầu của nó là mang tính chất dân tộc. Mác kêu gọi “giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành giai cấp dân tộc,... không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu”. Cũng theo Mác –Ăngghen, chỉ có giai cấp vô sản mới thống nhất được lợi ích dân tộc- lợi ích của mình với các lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Chỉ có xoá bỏ áp bức, bóc lột giai cấp thì mới xoá bỏ áp bức dân tộc, đem lại độc lập thật sự cho dân tộc mình và cho dân tộc khác. Tuy nhiên, Mác và Ăngghen không đi sâu  nghiên cứu vấn đề dân tộc vì ở Tây Âu vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách mạng tư sản, đối với Mác, vấn đề dân tộc chỉ là thứ yếu so với vấn đề giai cấp.

Thời đại Lênin, khi CNĐQ đã trở thành một hệ thống thế giới, cách mạng giải phóng dân tộc trở thành bộ phận của cách mạng vô sản, Lênin mới phát triển vấn đề dân tộc thành học thuyết về cách mạng thuộc địa. Lênin cho rằng, cách mạng vô sản ở chính quốc không thể giành thắng lợi nếu không liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa. Khẩu hiệu của Mác được bổ sung: “vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại.” Lênin đã thực sự “đặt tiền đề cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nước thuộc địa.”

Hồ Chí Minh, từ chủ nghĩa yêu nước đến với CNMLN, đã nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lựa chọn cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Hồ Chí Minh nêu, các nước thuộc địa phương Đông không phải làm ngay cách mạng vô sản, mà trước hết giành độc lập dân tộc. Có độc lập dân tộc rồi mới bàn đến cách mạng XHCN. Từ thực tiễn của đấu tranh cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã phê phán quan điểm của các đảng cộng sản Tây Âu không đánh giá đúng vai trò, vị trí, tương lai của cách mạng thuộc địa, và Nguyễn Ái Quốc đi đến luận điểm: “Các dân tộc thuộc địa phải dựa vào sức mình là chính, đồng thời biết tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới để phải đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, từ cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên làm cách mạng XHCN.” Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp dân tộc với giai cấp, dân tộc với quốc tế, độc lập dân tộc với CNXH thể hiện một số điểm sau:

+ Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh thấy rõ mối quan hệ giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với sự nghiệp giải phóng giai cấp của giai cấp vô sản. “Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của CNCS và của cách mạng thế giới”.

Năm 1930, trong chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh xác định con đường của cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: làm “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng đđi tới xã hội cộng sản”.

Năm 1960, Hồ Chí Minh xác định “chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó giữa độc lập dân tộc và CNXH vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với các mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Do đó “giành được độc lập rồi phải tiến lên CNXH, vì mục tiêu của CNXH là “làm sao cho dân giàu, nước mạnh”, “là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do.” Hồ Chí Minh nói, yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn với yêu CNXH, vì có tiến lên CNXH thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm”. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã phát triển thành chủ nghĩa yêu nước hiện đại, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

+ Độc lập cho dân tộc mình và cho tất cả các dân tộc khác. Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập dân tộc mình mà còn đấu tranh cho tất cả các dân tộc bị áp bức. “Chúng ta phải tranh đấu cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là đấu tranh cho dân tộc ta vậy”. Chủ nghĩa dân tộc thống nhất với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Hồ Chí Minh nêu cao tinh thần tự quyết của dân tộc, song không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình trong việc giúp đỡ các đảng cộng sản ở một số nước Đông Nam Á, ủng hộ nhân dân Trung Quốc chống Nhật, ủng hộ Lào và Campuchia chống Pháp. “giúp bạn là tự giúp mình”, bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới.

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng vô sản

Thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chứng tỏ cách mạng chưa có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn. Hồ Chí Minh vượt lên trên những hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu yêu nước, đến với học thuyết cách mạng vô sản. “Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản, tức là phải theo đường lối Mác-Lênin”. Theo Hồ Chí Minh, con đường cách mạng vô sản ở thuộc địa bao hàm nội dung sau:

- Làm cách mạng giải phóng dân tộc giành chính quyền, dần dần làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

- Lực lượng làm cách mạng là khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – trí.

- Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới. “Ai làm cách mạng trong thế giới cũng là đồng chí của người An nam ta cả”. Cách mạng thuộc địa phải gắn chặt với cách mạng vô sản chính quốc.

2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo

Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn giải phóng dân tộc thành công “trước hết phải có đảng cách mệnh... đảng có vững cách mệnh mới thành công”... “Cách mệnh phải làm cho dân giác ngộ”, “Phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu”, “sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh”. Cách mạng giải phóng dân tộc phải có đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo theo nguyên tắc đảng kiểu mới của Lênin. Chỉ có cuộc cách mạng do chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo mới thực hiện được sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Bác cho rằng các tổ chức cách mạng theo kiểu cũ không thể đưa cách mạng đến thành công vì nó thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp cách mạng khoa học. Các lãnh tụ yêu nước tiền bối tuy đã ý thức được tầm quan trọng của chính đảng cách mạng và một đường lối chính trị đúng đắn, song họ chưa làm được. Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chính đảng của phong trào cách mạng nước ta.

3. Lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc

Cách mạng giải phóng dân tộc là “việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”, phải đoàn kết toàn dân “dân tộc cách mệnh chưa phân giai cấp, nghĩa là , nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền”. Trong lực lượng đó “công - nông là chủ cách mạng” ... “công - nông là gốc của cách mạng”, “còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức song không cực khổ bằng công nông; ba hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi”.

Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc là đánh đổ Đế quốc Pháp và đại địa chủ phong kiến giành độc lập dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng cần vận động tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam đang bị mất nước. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất, để huy động sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân. Công nông là gốc, liên minh với các giai tầng khác phải chú ý đến lợi ích của giai cấp công- nông và của dân tộc. Trong Sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đảng phải tập hợp đại bộ giai cấp công nhân, tập hợp đại bộ phận nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông... đi về phe vô sản giai cấp;  đối với bọn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An-nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, chí ít là làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng Lập hiến) thì phải đánh đổ”.

Chủ trương tập hợp lực lượng của Hồ Chí Minh phản ánh tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người. Năm 1942, Người chủ trương già, trẻ, gái, trai, dân, lính đều tham gia đánh giặc. Năm 1944, Người viết: “cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, vũ trang toàn dân”…Kháng chiến chống Mỹ: “cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của mọi người Việt Nam yêu nước”. “31 triệu đồng bào ta…là 31 triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mỹ, cứu nước, quyết giành thắng lợi cuối cùng”. Đây là tư tưởng có ý nghĩa chiến lược về tập hợp sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân của Hồ Chí Minh. “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.

Xuất phát từ tương quan lực lượng lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, Hồ Chí Minh phát động chiến tranh nhân dân. “Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng được”. Quân sự là chính, kết hợp đấu tranh ngoại giao, thêm bạn bớt thù, phân hoá, cô lập kẻ thù. Đấu tranh kinh tế chống lại sự phá hoại của địch. Đấu tranh văn hoá, tư tưởng cũng quan trọng. Song Hồ Chí Minh vẫn nhấn mạnh: “Trong khi liên lạc giai cấp, phải cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công- nông mà đi vào thảo hiệp”.

4. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc

Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm cho rằng cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Luận cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nêu ở Đại hội VI Quốc tế cộng sản (1928): “chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến”. Ý kiến này đã giảm tính chủ động, sáng tạo của cách mạng thuộc địa. Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc có mối liên hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Ngay từ Đại hội V quốc tế cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: “vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa...”. Luận điểm về con đỉa 2 vòi cho thấy cần thiết phải thực hiện liên minh chiến đấu giữa cách mạng vô sản chính quốc với cách mạng thuộc địa.

Dựa vào quan điểm của Mác, “sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”. Nguyễn Ái Quốc đi đến kết luận: “công cuộc giải phóng anh, em (nhân dân thuộc địa) chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Khối liên minh các dân tộc thuộc địa sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng thế giới. “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa…”.

Nguyễn Ái Quốc nhận thức vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và nhờ đánh giá đúng sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ngay từ năm 1924, Người đã nói: Cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước”... “họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”. Trong tác phẩm Đườn Kách mệnh, Hồ Chí Minh phân biệt về nhiệm vụ của cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc và cho rằng: hai thứ cách mạng đó tuy có khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn; cống hiến quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Cách mạng Việt Nam đã chứng minh luận điểm của Hồ Chí Minh là đúng đắn.

5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường cách mạng bạo lực

a) Bạo lực cách mạng

“Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”. Tháng 5/1941, Hội nghị Trung ương 8 khoá I nhận định: cuộc cách mạng Đông Dương kết thúc bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang, mở đầu có thể là cuộc khởi nghĩa từng phần, từng địa phương... mở đường cho cuộc khởi nghĩa lớn.

- Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị, vũ trang, phải “tuỳ tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp…giành thắng lợi cho cách mạng”. Người cũng chủ trương giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình, thương lượng, chấp nhận nhượng bộ có nguyên tắc. Tư tưởng bạo lực cách mạng với tư tưởng nhân đạo hoà bình thống nhất biện chứng.

Nhấn mạnh khởi nghĩa vũ trang, Hồ Chí Minh chỉ đạo:

Phải xây dựng căn cứ địa cách mạng, đào tạo, huấn luyện  cán bộ, xây dựng tổ chức chính trị của quần chúng, lập đội du kích vũ trang, đón thời cơ, phát động cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám và giành thắng lợi chỉ trong vòng có hơn 10 ngày.

b) Chiến lược đánh lâu dài trong cách mạng giải phóng dân tộc

“…Ta lấy trường kỳ kháng chiến trị nó, thì địch nhất định thua, ta nhất định thắng”….”Thắng lợi với trường kỳ phải đi đôi với nhau”. “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa…song nhân dân Việt nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Tự lực cánh sinh là phương châm của bạo lực cách mạng …“kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh. Trông vào sức mình…cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác”. Phương châm đúng đắn ta đã giành thắng lợi to lớn.

III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY

1. Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong quá trình đổi mới, ĐảngCộng sản Việt Nam đã xác định rõ nguồn lực và phát huy nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó nguồn lực con người cả về thể chất và tinh thần là quan trọng nhất. Cần khơi dậy truyền thống yêu nước của con người Việt Nam biến thành động lực để chiến thắng kẻ thù, hôm nay xây dựng và phát triển kinh tế.

2. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh  nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp

Khẳng định vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, của Đảng cộng sản, kết hợp vấn đề dân tộc và giai cấp đưa cách mạng Việt Nam từ giải phóng dân tộc lên CNXH. Đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công – nông và tầng lớp trí thức do Đảng lãnh đạo. Trong đấu tranh giành chính quyền phải sử dụng bạo lực của quần chúng cách mạng chống bạo lực phản cách mạng. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.

3. Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Văn kiện Đại hội IX nêu: vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Lịch sử ghi nhận công lao của các dân tộc miền núi đóng góp to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược. Hồ Chí Minh nói: đồng bào miền núi đã có nhiều công trạng vẻ vang và oanh liệt.

Trong công tác dân tộc Hồ Chí Minh chỉ thị  các cấp bộ Đảng phải thi hành đúng chính sách dân tộc, thực hiện sự đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc sao cho đạt mục tiêu: nhân dân no ấm hơn, mạnh khoẻ hơn. Văn hoá sẽ cao hơn. Giao thông thuận tiện hơn. Bản làng vui tươi hơn. Quốc phòng vững vàng hơn.

C. C©u hái «n tËp

1. Néi dung t­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ vÊn ®Ò d©n téc.

2. T­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ vÊn ®Ò gi¶i phãng d©n téc.

D. Tµi liÖu tham kh¶o

1. Vâ Nguyªn Gi¸p (CB), T­ t­ëng Hå ChÝ Minh vµ con ®­êng c¸ch m¹ng ViÖt Nam, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, 2002.

2. NguyÔn §×nh ThuËn, Sù h×nh thµnh t­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ c¸ch m¹ng gi¶i phãng d©n téc, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, 2002.

 


Chương III

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CNXH

VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM

A. Môc ®Ých yªu cÇu

Qua bµi gi¶ng cung cÊp cho sinh viªn nh÷ng hiÓu biÕt vÒ:

- T­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ b¶n chÊt vµ môc tiªu cña CNXH.

- Con ®­êng ®i lªn CNXH ë ViÖt Nam.

- Sù vËn dông t­ t­ëng Hå ChÝ Minh trong sù nghiÖp ®æi míi hiÖn nay cña §¶ng.

Tõ ®ã gióp sinh viªn kh¼ng ®Þnh vÒ tÝnh tÊt yÕu cña con ®­êng XHCN ë n­íc ta; tin t­ëng ë sù nghiÖp ®æi míi do §¶ng l·nh ®¹o.

B. Néi dung bµi gi¶ng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân ái và tinh thần cộng đồng làng xã Việt Nam, được hình thành từ lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Hồ Chí Minh đã từng biết đến tư tưởng CNXH sơ khai ở phương Đông, qua “thuyết đại đồng của “Nho giáo, chế độ công điền ở phương Đông là cơ sở kinh tế tạo nên sự cố kết cộng đồng bền chặt của người Việt Nam.

Khi ra nước ngoài khảo sát cách mạng thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy trong học thuyết Mác về lý tưởng một xã hội nhân đạo, về con đường thực hiện ước mơ giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ. Đến năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên-xô, lần đầu tiên biết đến “chính sách kinh tế mới” của Lênin, được nhìn thấy thành tựu của nhân dân xô-viết trên con đường xây dựng xã hội mới .

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢN CHẤT VÀ MỤC TIÊU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH ở Việt Nam

+ Hồ Chí Minh tiếp cận tư tưởng về CNXH từ phương diện kinh tế

Hồ Chí Minh đã tiếp thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng sáng tạo và đưa ra nhiều kiến giải mới phù hợp với Việt Nam. Người khẳng định vai trò quyết định của sức sản xuất đối với sự phát triển của xã hội cũng như đối với sự chuyển biến từ xã hội nọ sang xã hội kia. Trên cơ sở nền tảng kinh tế mới, chủ nghĩa xã hội sẽ xác lập một hệ thống các giá trị đặc thù  mang tính nhân bản thấm sâu vào các quan hệ xã hội. Bác cũng khẳng định, trong lịch sử loài người có 5 hình thức quan hệ sản xuất chính, và nhấn mạnh “ không phải quốc gia dân tộc nào cũng đều trải qua các bước phát triển tuần tự như vậy”. Bác sớm đến với tư tưởng quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.

+ Nét sáng tạo của Hồ Chí Minh là tiếp cận CNXH từ khát vọng giải phóng dân tộc và nhu cầu giải phóng con người một cách triệt để.

+ Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hoá, đưa văn hoá thâm nhập vào chính trị, kinh tế tạo nên sự thống nhất biện chứng giữa văn hoá, kinh tế và chính trị.

+ Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đo đức. Chủ nghĩa xã hội là đối lập với chủ nghĩa cá nhân.

+ Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ chủ nghĩa yêu nước và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc

- Từ đặc điểm lịch sử dân tộc: Nước ta không trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ, mang đậm dấu ấn phong kiến phương Đông, mâu thuẫn giai cấp không gay gắt, quyết liệt, kéo dài, như ở phương Tây, do đó hình thành Quốc gia dân tộc từ sớm; Ngay từ buổi đầu dựng nước, chúng ta liên tục phải đấu tranh chống ngoại xâm, hình thành chủ nghĩa yêu nước truyền thống; Là nước nông nghiệp, lấy đất và nước làm nền tảng với chế độ công điền hình thành cộng đồng thêm bền chặt. Tất cả điều này là giá trị cơ bản của tinh thần và tư tưởng XHCN ở Việt Nam: Tinh thần yêu nước, yêu thương đùm bọc trong hoạn nạn đấu tranh, cố kết cộng đồng Quốc gia dân tộc.

- Từ truyền thống văn hoá lâu đời, bản sắc riêng: đó là nền văn hoá lấy nhân nghĩa làm gốc, trừ độc, trừ tham, trọng đạo lý; nền văn hoá mang tính dân chủ; có tính chất khoan dung; một dân tộc trọng hiền tài; hiếu học...Hồ Chí Minh quan niệm, chủ nghĩa xã hội là thống nhất với văn hoá, “chủ nghĩa xã hội là giai đoạn phát triển cao hơn so với chủ nghĩa tư bản về mặt văn hoá và giải phóng con người”.

- Từ tư duy triết học phương Đông: coi trọng hoà đồng, đạo đức nhân nghĩa. Về phương diện đạo đức, Người cho rằng: chủ nghĩa xã hội đối lập với chủ nghĩa cá nhân.

Hồ Chí Minh nhận thức về chủ nghĩa xã hội là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố: truyền thống và hiện đại; dân tộc và quốc tế; kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá. Hồ Chí Minh đã làm phong phú thêm cách tiếp cận về chủ nghĩa xã hội, đóng góp vào phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.

+ Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam và xu hướng phát triển của thời đại

- Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX đặt ra yêu cầu khách quan là tìm một ý thức hệ mới đủ sức vạch ra đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn đem lại thắng lợi cho cách mạng Việt Nam. (Bậc cách mạng tiền bối hoặc là có ý thức giành độc lập dân tộc lại không có ý thức canh tân đất nước; hoặc là có ý thức canh tân đất nước lại kém ý thức chống Pháp). Cách mạng Việt Nam đòi hỏi có một giai cấp tiên tiến đại diện cho phương thức sản xuất mới, có hệ tư tưởng độc lập, có ý thức tổ chức và trở thành giai cấp tự giác đứng lên làm cách mạng. Hồ Chí Minh sớm nhìn thấy phong trào yêu nước Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng về đường lối, vì vậy cách mạng chưa đem lại giải phóng dân tộc. Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam.

- Cách mạng tháng mười Nga giành thắng lợi đã mở ra con đường hiện thực cho giải phóng dân tộc ở phương Đông: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH và Nguyễn Ái Quốc đã bắt đầu truyền bá tư tưởng CNXH trong dân.

+ Hồ Chí Minh đến với CNXH từ tư duy độc lập sáng tạo tự chủ

Đặc điểm của định hướng tư duy tự chủ sáng tạo là: định hướng tư duy trên cơ sở thực tiễn; luôn tìm tận gốc của sự vật, hiện tượng; kết hợp lý trí khoa học và tình cảm cách mạng. Tư duy của Hồ Chí Minh là tư duy rộng mở và văn hoá.

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất đặc trưng của CNXH

Nêu khái quát luận giải của các nhà kinh điển về giai đoạn thấp của CNXH.

Mác, Ăngghen dự kiến phác thảo về xã hội mới với những đặc trưng cơ bản. Lênin phát triển quan điểm của Mác và nêu hai giai đoạn phát triển của phương thức sản xuất mới: giai đoạn thấp và giai đoạn cao.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất của CNXH là thống nhất với các nhà kinh điển. Bằng thực tiễn chỉ đạo xây dựng CNXH ở nước ta, vào thời điểm khác nhau Bác nêu bản chất của CNXH  thông qua các cách định nghĩa khác nhau là:

- Định nghĩa chủ nghĩa xã hội như là một chế độ hoàn chỉnh, bao gồm nhiều mặt khác nhau của đời sống: Làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, mọi người đều có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Mục tiêu là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

- Định nghĩa chủ nghĩa xã hội là một mặt nào đó (kinh tế, chính trị…). Nhiệm vụ quan trọng nhất là phát triển sản xuất. Sản xuất là mặt trận chính của chúng ta. Người viết:… “lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên trừ những người già cả, đau yếu và trẻ em…”.

- Hồ Chí Minh tiếp cận bằng cách xác định mục tiêu của CNXH: không có người bóc lột người, ai cũng phải lao động, có quyền lao động; thực hiện công bằng, bình đẳng… “là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng tự do”, “là đoàn kết, vui khoẻ”…

- Hồ Chí Minh tiếp cận với CNXH bằng cách xác định động lực xây dựng nó là phải gắn với phát triển khoa học kỹ thuật “ nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân”. do quần chúng nhân dân tự xây dựng nên dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Có thể khái quát bản chất của CNXH theo tư tưởng HCM: Chế độ do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; một xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức; một xã hội công bằng, hợp lý; là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của CNXH

3.1. Mục tiêu cơ bản

+ Mục tiêu chung, đó là độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân. “Tôi chỉ có một ham muốn…”. Chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”. Hoặc “không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”. Đây là mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội theo quan niệm của Hồ Chí Minh đã khẳng định tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với các chế đđã tồn tại trong lịch sử là chỉ ra nhiệm vụ giải phóng con người một cách toàn diện.

Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là lâu dài, Hồ Chí Minh cho rằng: “chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta….”, Đề cập đến các mục tiêu cụ thể:

+ Mục tiêu chính trị: là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước là của dân, do dân và vì dân.

+ Mục tiêu kinh tế: Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công-nông nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật tiên tiến, bóc lột bị xoá bỏ dần, cải thiện đời sống. Kết hợp các lợi ích.

+ Mục tiêu văn hoá - xã hội: văn hoá là mục tiêu cơ bản, xoá mù chữ, phát triển nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, nâng cao dân trí…

3.2. Về động lực của CNXH

+ Phát huy các nguồn động lực về vật chất và tư tưởng cho việc xây dựng CNXH: vốn, khoa học công nghệ, con người (năng lực của con người); trong đó lấy con người làm động lực quan trọng và quyết định. “CNXH chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người” (tr. 495 T-8). Nòng cốt là công – nông – trí thức.

Phát huy động lực con người trên cả hai phương diện: cộng đồng và cá nhân. Phát huy động lực của cộng đồng là phát huy sức mạnh của khối  đại đoàn kết - động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Phát huy sức mạnh của cá nhân trên cơ sở kích thích hành động gắn liền với lợi ích vật chất chính đáng của người lao động; “phải chăm nom đến chỗ ăn, chỗ ở, việc làm của nhân dân”. “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi”.

Hồ Chí Minh coi trọng động lực về kinh tế, phát triển sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân, gắn liền với phát triển kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - xã hội. Tác động cả về chính trị và tinh thần trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động và ý thức làm chủ, Hồ Chí Minh cũng quan tâm đến văn hoa, khoa học, giáo dục. Đó là những động lực bên trong, tiềm tàng của sự phát triển. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng nhất là trong vấn đề thực hiện công bằng xã hội phải theo nguyên tắc: “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”. Tránh bình quân, Bác nêu khẩu hiệu 3 khoán và 1 thưởng. Thưởng phạt công minh. “Khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội…”. Sử dụng vai trò điều chỉnh các nhân tố tinh thần khác như: văn hoá, đạo đức, pháp luật đối với hoạt động của con người. Đó là những động lực bên trong quan trọng.

Ngoài ra Hồ Chí Minh còn nêu các động lực bên ngoài như kết hợp với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, sử dụng những thành quả khoa học kỹ thuật thế giới.

+ Nét độc đáo trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh là chỉ ra yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn lực vốn có của chủ nghĩa xã hội. Đó là các lực cản:

Căn bệnh thoái hoá, biến chất của cán bộ;

Chống chủ nghĩa cá nhân; Bác coi đó là  kẻ thù hung ác của CNXH.

Chống tham ô lãng phí; Bác coi đó là bạn đồng minh của thực dân phong kiến.

Chống bè phái mất đoàn kết nội bộ; chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều; chống lười biếng... Theo Bác các căn bệnh trên sẽ phá hoại đạo đức cách mạng, làm suy giảm uy tín và ngăn trở sự nghiệp cách mạng của Đảng, Bác gọi đó là giặc nội xâm.

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở  VIỆT NAM

1. Về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

+ Tính khách quan của thời kỳ quá độ :

Mác cho rằng: hình thức quá độ trực tiếp từ xã hội TBCN lên CNXH diễn ra ở các nước tư bản phát triển nhất ở châu Âu không thể là gì khác ngoài thực hiện CCVS.

Lênin cho rằng: quá độ gián tiếp không qua CNTB ở những nước tiểu nông cần có sự giúp đỡ từ bên ngoài của một nước công nghiệp tiên tiến đã làm cách mạng XHCN thành công và điều kiện bên trong phải có một chính Đảng vô sản lãnh đạo đất nước đi theo chủ nghĩa xã hội. Sự sáng tạo của Lênin bổ sung cho học thuyết Mác, xuất phát từ thực tiễn nước Nga, không chỉ là quá độ về chính trị.

+ Hồ Chí Minh thống nhất với các nhà kinh điển và nhấn mạnh hình thức quá độ “rút ngắn” áp dụng cho Việt Nam.

Hồ Chí Minh khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

- Cần nhận thức rõ tính quy luật chung và đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước khi bước vào thời kỳ quá độ: “tuỳ hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau... Có nước thì đi thẳng đến chủ nghĩa xã hội, có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội”.

- Hồ Chí Minh xây dựng quan niệm quá độ gián tiếp căn cứ vào thực tiễn của Việt Nam từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.

Hồ Chí Minh chỉ ra đặc điểm và mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam: “Đặc điểm to lớn nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Đây là vấn đề mới cần nhận thức và tìm giải pháp đúng đắn để có hình thức, bước đi phù hợp với Việt Nam.

“Mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ là mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu phải tiến lên xây dựng một chế độ xã hội mới có “công, nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến” với một bên là tình trạng lạc hậu phải đối phó với bao thế lực cản trở, phá hoại mục tiêu của chúng ta”.

Về độ dài của thời kỳ quá độ: lúc đầu dựa theo kinh nghiệm của Liên Xô và Trung Quốc, Hồ Chí Minh dự đoán “chắc đôi ba, bốn kế hoạch dài hạn,...” sau đó quan niệm được điều chỉnh: “xây dựng CNXH là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài”.

1.1. Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Người nêu: phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH..., vừa cải tạo kinh tế cũ vừa xây dựng kinh tế mới, mà xây dựng là chủ yếu và lâu dài. Hồ Chí Minh chỉ ra nhiệm vụ cụ thể về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm chống lại các thế lực cản trở đi lên chủ nghĩa xã hội. Hai nội dung lớn:

(1) Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.

(2) Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó xây dựng là trọng tâm, là nội dung cốt lõi, lâu dài. Tính chất phức tạp và lâu dài, khó khăn được Hồ Chí Minh lý giải:

- Là một cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt của đời sống xã hội cả LLSX, QHSX, KTTT.

- Là công việc mới mẻ đối với Đảng ta, vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm.

- Sự nghiệp của chúng ta bị các thế lực phản động trong và ngoài nước tìm cách chống phá. Vì vậy, xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa đòi hỏi khoa học, hiểu biết qui luật khách quan, vừa phải có nghệ thuật quản lý khôn khéo.

1.2. Nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

 Chính trị, cuộc đấu tranh gay go giữa cái cũ đang suy tàn và cái mới đang nảy nở… cho nên sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội khó khăn và phức tạp.

Kinh tế, tạo lập những yếu tố, những lực lượng đạt được ở thời kỳ tư bản nhưng sao cho không đi chệch sang chủ nghĩa tư bản; sử dụng hình thức và phương tiện của chủ nghĩa tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kẻ thù muốn đè bẹp ta về kinh tế thay bằng quân sự, vì vậy ta phải phát triển kinh tế.

Tư tưởng, văn hoá, xã hội: Bác nêu phải khắc phục sự yếu kém về kiến thức, sự bấp bênh về chính trị, sự trì trệ về kinh tế, lạc hậu về văn hoá… tất cả sẽ dẫn đến những biểu hiện xấu xa, thoái hoá cán bộ, đảng viên… là khe hở chủ nghĩa tư bản dễ dàng lợi dụng. Hồ Chí Minh nhấn mạnh “muốn cải tạo xã hội chủ nghĩa thì phải cải tạo chính mình, nếu không có tư tưởng XHCN thì không làm việc XHCN được”. “Khắc phục chủ nghĩa cá nhân là bước quan trọng để tiến lên chủ nghĩa xã hội.”

1.3. Về nhân tố đảm bảo thực hiện thắng lợi CNXH ở Việt Nam: phải giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước; phát huy tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị-xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2. Về bước đi và các biện pháp xây dựng CNXH ở Việt Nam

Hồ Chí Minh nêu 2 nguyên tắc có tính phương pháp luận:

- Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang tính quốc tế, cần nắm vững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng chế độ mới. Phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em nhưng không áp dụng máy móc vì nước ta có đặc điểm riêng của ta. “Ta không thể giống Liên-xô,...”

“Tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau”.

- Xác định bước đi, biện pháp phải xuất phát từ thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.

2.1. Về bước đi: phải qua nhiều bước, “bước ngắn, bước dài, tuỳ theo hoàn cảnh,... chớ ham làm mau, ham rầm rộ... Đi bước nào vững chắc bước ấy, cứ tiến dần dần”. Bác sớm ngăn ngừa xu hướng chủ quan, nóng vội. “Chớ thấy Liên Xô, Trung Quốc đã có nông trường quốc doanh, tổ chức hợp tác xã thì ta cũng vội tổ chức ngay hợp tác xã”.

Bước đi nông nghiệp: từ cải cách ruộng đất sau tiến lên tổ đổi công cho tốt cho khắp, lại tiến lên hình thức hợp tác xã dễ dàng,...

Về bước đi công nghiệp, “...Ta cho nông nghiệp là quan trọng và ưu tiên, rồi đến tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ, sau mới đến công nghiệp nặng”, “làm trái với Liên-xô cũng là mác-xít”.

2.2. Về phương pháp, biện pháp, cách thức tiến hành: Người nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, chống giáo điều, rập khuôn phải tìm tòi cách riêng cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. “Muốn đỡ bớt mò mẫm, đỡ phạm sai lầm thì phải học kinh nghiệm của các nước anh em” nhưng “áp dụng kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo”, “ta không thể giống Liên-xô vì Liên-xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử khác…”. Ví dụ: miền Bắc phải kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng miền Bắc, chiếu cố miền Nam; miền Bắc “vừa sản xuất, vừa chiến đấu”, “vừa chống Mỹ cứu nước, vừa xây dựng CNXH”; “CNXH là của dân, do dân và vì dân”. Quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp “Là 2 bộ phận chính, 2 ngành cơ bản của nền kinh tế, có quan hệ khăng khít, không thể thiếu bộ phận nào, phát triển vững chắc cả hai”.

Phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội là “làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm”, như vậy chủ nghĩa xã hội không đồng nhất với đói nghèo, không bình quân, mà từng bước tiến lên cuộc sống sung túc, dồi dào.

Cách làm, là đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân. Chính phủ chỉ giúp đỡ kế hoạch, cổ động. Chủ nghĩa xã hội là do dân và vì dân. Người đề ra 4 chính sách:  Công - tư đều lợi, chủ thợ đều lợi, công-nông giúp nhau, lưu thông trong ngoài. Chỉ tiêu 1, biện pháp 10, chính sách 20... có như thế mới hoàn thành kế hoạch. Người đã sử dụng một số cách làm cụ thể sau:

- Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, xây dựng làm chính.

- Kết hợp xây dựng với bảo vệ, tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau trong phạm vi một quốc gia.

- Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch.

Hồ Chí Minh cho rằng phải huy động hết các nguồn lực vốn có trong dân để làm lợi cho dân.

III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY

1. Giữ vững mục tiêu của chủ nghĩa xã hội

2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực nhất là nguồn lực nội sinh để công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

4. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, thực hiện cần kiệm xây dựng CNXH.

C. C©u hái «n tËp

1. Tr×nh bµy quan ®iÓm cña Hå ChÝ Minh vÒ CNXH.

2. T­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ con ®­êng ®i lªn CNXH ë ViÖt Nam.

 


Chương IV

 

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI

A. Môc ®Ých yªu cÇu

- Lµm cho sinh viªn nhËn thøc râ t­ t­ëng ®¹i ®oµn kÕt Hå ChÝ Minh trë thµnh chiÕn l­îc cña §¶ng.

- Néi dung c¬ b¶n cña t­ t­ëng ®¹i ®oµn kÕt Hå ChÝ Minh trong sù nghiÖp ®æi míi.

B. Néi dung

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta tư tưởng ngoại giao mẫu mực, mãi mãi soi sáng hoạt động của Đảng ta và cho nhà nước ta. Tư tưởng về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam được Hồ Chí Minh bàn đến toàn diện và sâu sắc. Đại đoàn kết dân tộc là nội dung xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như trong hoạt động thực tiễn của Người. Trong các bài viết, nói, vấn đề đại đoàn kết dân tộc được Bác Hồ đề cập đến chiếm tỷ lệ 40%. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Bác nhắc tới 16 lần đại đoàn kết. Tại buổi khai mạc đại hội thống nhất Việt minh- Liên việt, Bác nhắc tới 17 lần. Trong diễn văn kỷ niệm quốc khánh 1957, Bác nhắc tới 19 lần.

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

1.1. Tinh thần yêu nước, nhân ái,tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc của dân tộc Việt Nam, đại đoàn kết dân tộc đã hình thành và củng cố trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tạo thành truyền thống bền vững thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam. Đối với mỗi người Việt Nam, yêu nước, nhân nghĩa và đoàn kết trở thành một tình cảm tự nhiên, một triết lý sống, thành phép tư duy và ứng xử chính trị. Nhiễu điều phủ lấy giá gương…

                         Một cây làm chẳng nên non…

Tất cả đã trở thành dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống Việt Nam, tạo thành quan hệ 3 tầng: gia đình, làng xã, quốc gia. (Nhà- làng- nước). Đây cũng chính là sợi dây liên kết các giai tầng, các dân tộc trong xã hội Việt Nam. Truyền thống đoàn kết, nhân ái được phản ánh trong kho tàng văn học dân gian, được các anh hùng trong lịch sử nâng lên thành phép đánh giặc, trị nước.

Tập hợp bốn phương manh lệ,

Trên, dưới đồng lòng, cả nước chung sức,

Tướng, sỹ một lòng phụ tử,

Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân…

Đó là tư tưởng tập hợp lực lượng dân tộc của các nhà yêu nước trong lịch sử. Hồ Chí Minh đã sớm kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩa-đoàn kết của dân tộc.  Người khẳng định “từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước…”. Hồ chí Minh còn nhấn mạnh phải phát huy truyền thống ấy trong giai đoạn cách mạng mới “phải giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng phải trở thành giai cấp dân tộc. Mác nêu khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”. Lênin làm cách mạng vô sản thành công ở nước Nga, lực lượng công - nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết quốc tế. Khẩu hiệu của Mác được mở rộng “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở lý luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin vì Người đã tìm thấy con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ, tìm thấy sự cần thiết và con đường tập hợp lực lượng cách mạng trong phạm vi từng nước và trên phạm vi toàn thế giới.

1.3. Tổng kết kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới.

Hồ Chí Minh tổng kết, đánh giá các di sản truyền thống về tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các phong trào cách mạng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa, từ đó Người rút ra bài học kinh nghiệm để hình thành và hoàn chỉnh tư tưởng về đại đoàn kết của mình. Các phong trào cách mạng Việt Nam  thực tế vừa hào hùng, vừa bi tráng đã chứng tỏ nếu chỉ có yêu nước thôi thì không đủ để đánh thắng giặc. “Sử ta đã dạy cho ta rằng, khi nào dân ta biết đoàn kết thì khi đó dân ta giành thắng lợi.”

Yêu cầu của thời đại mới là phải có lực lượng lãnh đạo đủ sức qui tụ cả dân tộc vào đấu tranh cách mạng, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc bền vững thì mới giành thắng lợi. Hồ Chí Minh đã thấy hạn chế trong phương pháp tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối, Bác đã tìm cách sang Pháp để tìm hiểu và trở về giúp đồng bào mình.

Khi ở nước ngoài, Hồ Chí Minh khảo sát tình hình các nước tư bản chủ nghĩa và các nước thuộc địa, Bác nhìn thấy tiềm ẩn to lớn của họ và cũng thấy hạn chế là các dân tộc thuộc địa chưa có tổ chức, chưa biết đoàn kết, chưa có sự lãnh đạo đúng đắn. Trong các phong trào cách mạng thuộc địa và phụ thuộc, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến cách mạng của Trung quốc và Ấn độ, với tư tưởng là đoàn kết các giai tầng, các đảng phái, các tôn giáo… nhằm thực hiện mục tiêu của từng giai đoạn cách mạng.

Thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga, Người đã tìm hiểu thấu đáo con đường cách mạng tháng Mười, bài học kinh nghiệm quý báu, đặc biệt là bài học huy động lực lượng quần chúng công – nông  giành và giữ chính quyền xô-viết non trẻ. Người cho rằng đây là cuộc cách mạng đến nơi, đến chốn. Đó là cơ sở thực tiễn cho việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

2. Quan điểm cơ bản của Hồ Chí  Minh đại đoàn kết dân tộc

2.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc nhất quán, xuyên suốt toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp lực lượng nhằm hình thành sức mạnh to lớn của dân tộc chống kẻ thù của dân tộc, của giai cấp. Do đó đoàn kết trở thành vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng, nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng.

Trong từng thời kỳ của cách mạng, có thể phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với từng đối tượng, nhưng đại đoàn kết dân tộc phải là vấn đề sống còn của cách mạng. Hồ Chí Minh đã nêu:

Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi…, đoàn kết là then chốt của thành công”. “Đoàn kết là điểm mẹ, điểm này mà thực hiện tốt đẻ ra con cháu đều tốt”. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công”. Hồ Chí Minh đi đến kết luận: muốn được giải phóng, các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng đấu tranh cách mạng, bằng cách mạng vô sản.

2.2. Đại đoàn kết là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng

Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc được quán triệt trong mọi đường lối, chính sách của Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam. Trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam năm 1951, Hồ Chí Minh nêu mục đích của Đảng Lao động Việt Nam gồm 8 chữ: “đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”. Trước Cách mạng tháng 8 và trong kháng chiến nhiệm vụ của tuyên huấn là làm sao cho đồng bào hiểu được mấy điều: một là, đoàn kết, hai là, làm cách mạng đòi độc lập dân tộc. Sau kháng chiến Bác lại  nêu nhiệm vụ của tuyên huấn là để dân hiểu: một là, đoàn kết, hai là, xây dựng chủ nghĩa xã hội, ba là, đấu tranh thống nhất nước nhà.

Như vậy, đại đoàn kết không đơn thuần là phương pháp tập hợp lực lượng cách mạng, mà đó là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Vì vấn đề cơ bản của cách mạng suy cho cùng là phải có bộ tham mưu đưa ra đường lối tập hợp sức mạnh toàn dân đánh giặc. Vấn đề đại đoàn kết dân tộc phải xuất phát từ đòi hỏi khách quan của cách mạng do quần chúng tiến hành. Đại đoàn kết dân tộc là một chính sách chứ không thể là một thủ đoạn chính trị. Đảng phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô địch của cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Hồ Chí Minh cho rằng yêu nước phải thể hiện ở thương dân, không thương dân thì không có tinh thần yêu nước.

2.3. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

Dân và nhân dân là khái niệm có nội hàm rộng, chỉ toàn bộ con dân nước Việt, “con Lạc, cháu Hồng”, “con Rồng, cháu Tiên”. Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân là đoàn kết với tất cả nhân dân không phân biệt: dân tộc thiểu số hay đa số, tín ngưỡng, già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo… Đoàn kết với mỗi người dân cụ thể, với toàn thể đông đảo quần chúng và cả hai đối tượng trên đều là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc.

Bác Hồ nêu “Ta đoàn kết là để đấu tranh thống nhất và độc lập Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết là để xây dựng nước nhà. Vậy ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đều đoàn kết với họ”. Trong khi xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc phải tin vào dân, dựa vào dân và phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân. Mỗi người “ai cũng ít hay nhiều có tấm lòng yêu nước” tiềm ẩn. Cần thức tỉnh lương tri của mỗi con người thì lòng yêu nước sẽ bộc lộ. Điểm chung để quy tụ khối đại đoàn kết dân tộc là nền độc dân tộc, là cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Đại đoàn kết dân tộc là nền tảng là gốc rễ là nguồn sức mạnh vô địch, quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong khi tập hợp khối đại đoàn kết thì “lực lượng chủ yếu của khối đại đoàn kết dân tộc là liên minh công-nông, cho nên liên minh công-nông là nền tảng của mặt trận dân tộc thống nhất”. “đại đoàn kết trước hết là đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác”. Về sau Hồ Chí Minh mở rộng, “liên minh công-nông và lao động trí óc làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân”. “Trong bầu trời không có gì quý bằng dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.

Điều kiện để thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân là: phải kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩa, đoàn kết, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng. Người mà có lầm lạc, mà biết lỗi thì đoàn kết với họ, tránh khoét sâu cách biệt. “bất kỳ ai mà thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập dân tộc thì dù người đó trước đây chống lại chúng ta bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ.” “Cần xoá bỏ hết mọi thành kiến, cần thật thà đoàn kết với nhau, giúp nhau cùng tiến bộ để phục vụ nhân dân”.

Tư tưởng đại đoàn kết có lập trường giai cấp rõ ràng, đó là đoàn kết trên nền tảng liên minh công – nông – trí thức do Đảng lãnh đạo.

2.4. Đại đoàn kết phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng

Khối đại đoàn kết dân tộc phải được giác ngộ về mục tiêu, tổ chức thành khối vững chắc và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn. Và đưa quần chúng vào tổ chức phù hợp với từng giai tầng, từng lứa tuổi, giới tính, ngành nghề, tôn giáo, phù hợp với từng bước phát triển của phong trào cách mạng. Ví dụ có hội hữu ái, hội công, hội nông, hội phụ nữ,…

Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi qui tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước. Trong từng thời kỳ mặt trận có tên gọi khác nhau nhưng đó phải là mặt trận chính trị rộng rãi tập hợp đông đảo các lực lượng phấn đấu vì hoà bình, vì mục tiêu của dân tộc.

Nguyên tắc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất:

Một là, Đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở yêu nước, thương dân, chống áp bức bóc lột, chống nghèo nàn lạc hậu.

Hai là, tư tưởng, chiến lược đại đoàn kết dân tộc dựa trên nền tảng liên minh công nông, trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng thành một khối vững chắc.

Ba  là, Mặt trận dân tộc hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ. Lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc, của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở củng cố và không ngừng mở rộng mặt trận.

Bốn là, đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết. Phương châm là “cầu đồng tồn dị” lấy cái chung để hạn chế cái riêng. Trong đoàn kết phải luôn đấu tranh chống khuynh hướng cô độc, hẹp hòi, đồng thời chống khuynh hướng đoàn kết một chiều.

Hồ Chí Minh nhấn mạnh Đảng cộng sản vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo mặt trận dân tộc. Đảng lãnh đạo bằng việc xác định chính sách mặt trận đúng đắn, phù hợp với từng thời kỳ của cách mạng. Đảng phải dùng phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, lấy lòng nhân ái để cảm hoá khơi dậy tinh thần tự giác, tự nguyện, không gò ép quan liêu mệnh lệnh.

Từ đoàn kết dân tộc đến đoàn kết quốc tế, tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh là kết tinh mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc với giai cấp, nhân loại. Mở rộng khối đại đoàn kết đến đâu thì giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc, giai cấp, nhân loại đến đó. Quyền lợi của nhân dân lao động luôn gắn với quyền lợi tối cao của dân tộc.

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI

1. Nhận thức của Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

1.1. Hồ Chí Minh nhận thức về sức mạnh dân tộc. Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước vĩ đại, Người rời Tổ quốc mang theo nhận thức và niềm tin vào sức mạnh dân tộc: đó là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý thức về độc lập, chủ quyền quốc gia. Người đề cao sức mạnh của lòng yêu nước “dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước...” khơi dậy ý thức về độc lập, chủ quyền “trên đời có nghìn vạn điều cay đắng, cay đắng chi bằng mất tự do”, hoặc “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường sơn, cũng quyết giành cho bằng được nền độc lập”, hoặc “chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ”; Hồ Chí Minh cũng đề cao ý thức của khối đại đoàn kết để khắc phục địch hoạ, thiên tai trong lao động sản xuất... Ba truyền thuyết: Thánh Gióng, Trăm trứng, Sơn tinh Thuỷ tinh, phản ánh ý thức về chủ quyền dân tộc, chống ngoại xâm, chống thiên tai. Đồng thời Người cũng lạc quan tin tưởng vào sức mạnh dân tộc; “Sự đầu độc có hệ thống của bọn thực dân không thể làm tê liệt sức sống,…tư tưởng cách mạng của người Đông Dương… Đằng sau sự phục tùng  tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sục sôi, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến”.

Sức mạnh dân tộc còn  gắn với yếu tố địa lý, chính trị. Bác nêu 3 yếu tố: thiên thời- địa lợi- nhân hoà, trong đó nhân hoà là yếu tố quan trọng và quyết định. “Nước ta ở vào sứ nóng, khí hậu tốt, rừng vàng, biển bạc, nhân dân ta dũng cảm và cần kiệm. Các nước anh em lại giúp đỡ nhiều. Thế là ta đã có 3 điều kiện: thiên thời, địa lợi, nhân hoà.”

Sống trong môi trường hoạt động của giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh đã chứng kiến cuộc sống khổ cực của nhân dân các nước thuộc địa, Người phát hiện ra mối tương đồng giữa các dân tộc bị áp bức: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”. Và tình hữu ái vô sản là thật mà thôi, đó là cơ sở hình thành nhận thức: muốn cứu nước cần phải đoàn kết cùng dân tộc khác cùng chung cảnh ngộ. Sau khi tiếp xúc luận cương của Lênin, Người càng chú ý mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản. Hồ Chí Minh kêu gọi hãy vì nền hoà bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống áp bức.

Qua khảo sát thực tế, Hồ Chí Minh cho rằng: chủ nghĩa đế quốc là lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân dân lao động ở cả chính quốc và thuộc địa. Muốn thắng lợi, phải thực hiện liên minh chiến đấu giữa lao động thuộc địa với vô sản chính quốc.

1.2. Hồ Chí Minh nhận thức về sức mạnh thời đại: hình thành từng bước từ cảm tính đến lý tính với mục tiêu là giải phóng dân tộc, phát triển đất nước trong dòng thác chung của thời đại.

Thời đại, mà Bác Hồ chứng kiến, mở đầu bằng cách mạng tháng Mười Nga- quá độ từ CNTB lên CNXH, thời đại của phong trào giải phóng dân tộc, sự sụp đổ của CNTD, thời đại độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Bác cho rằng phải thực hiện khối liên minh chiến đấu giữa vô sản chính quốc với lao động thuộc địa nhằm một lúc tấn công chủ nghĩa đế quốc từ cả hai phía.

Sức mạnh thời đại là sức mạnh của ba dòng thác cách mạng: cách mạng XHCN, cách mạng giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh cho hoà bình dân chủ. Phát huy sức mạnh thời đại là phải biết huy động các phong trào cách mạng trên thế giới phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong luận cương của Lênin yêu cầu phải làm cho vô sản và quần chúng lao ở tất cả các nước gần gũi nhau.

Sức mạnh thời đại mà Hồ Chí Minh nhận thức là sức mạnh của tiến bộ khoa học công nghệ, làm thay đổi có tính cách mạng về các lĩnh vực như : năng lượng, vật liệu, công nghệ sinh học, giao thông vận tải…, loài người đã tiến một bước dài trong việc chinh phục thiên nhiên. “50 năm qua thế giới đã có những chuyển biến lớn...đặc biệt là sức mạnh nguyên tử, nhiều hơn thế kỷ trước cộng lại”.

Sự xuất hiện của hệ thống XHCN đã trở thành một nhân tố làm nên sức mạnh thời đại. Từ tuyên truyền đến tổ chức, Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa Pháp, xuất bản báo Người cùng khổ

Như vậy, sức mạnh thời đại mà Hồ Chí Minh nhìn nhận là sức mạnh cả về chính trị-xã hội, cả sức mạnh về khoa học - công nghệ. Hồ Chí Minh nhìn nhận sức mạnh thời đại trong trạng thái động và biến đổi tương tác giữa các lực lượng ở trong nước và quốc tế. Từ đó, Người đề ra khẩu hiệu hành động thích hợp nhằm thay đổi tình huống. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Hồ Chí Minh tìm thấy sức mạnh cho dân tộc đó là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.


2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

2.1. Đặt cách mạng Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới. Theo Lênin phải “nhận thức rõ thời đại mà ta đang sống”… “giai cấp nào đang là giai cấp trung tâm của thời đại”… “xây dựng nội dung căn bản của thời đại, phương hướng phát triển chính của thời đại, những đặc điểm chủ yếu của bối cảnh lịch sử thời đại ấy”.

Thời đại mà Hồ Chí Minh hoạt động chính trị đã có nhiều đổi thay, nổi bật hai sự kiện quan trọng là:

Một là, chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh bước sang độc quyền đã phát triển thành hệ thống và làm xuất hiện hệ thống thuộc địa.

Hai là, thắng lợi của Cách mạng tháng mười Nga đã mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Thời đại mở ra mối quan hệ quốc tế giữa các dân tộc làm cho vận mệnh của mỗi dân tộc không tách rời vận mệnh chung của thế giới. “Thời đại mà một nhóm nước lớn do bọn tư bản tài chính cầm đầu thống trị các nước phụ thuộc và nửa phụ thuộc, bởi vậy công cuộc giải phóng các nước và các dân tộc bị áp bức là bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản”. Tất yếu khách quan “phải liên minh chiến đấu chặt chẽ giữa các nước thuộc địa với giai cấp vô sản ở các nước đế quốc để chiến thắng kẻ thù chung”.

“Cách mạng An-nam là bộ phận của cách mạng thế giới. Ai làm cách mạng trong thế giới đều là đồng chí của nhân dân An-nam cả”. Tại Đại hội Tua năm 1920, Hồ Chí Minh đã phát biểu: “Hôm nay tôi đến đây góp phần cùng các đồng chí vào cách mạng thế giới”.

Bác chú ý mối quan hệ giữa cách mạng phương Đông và phương Tây. Người chỉ ra sự cách biệt của các dân tộc phương Đông, do “họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, thiếu sự phối hợp hành động và cả sự cổ vũ lẫn nhau”. Hồ Chí Minh kiến nghị ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản “làm cho các dân tộc hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này chắc chắn sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”. Tại đại hội V Quốc tế cộng sản, Hồ Chí Minh đã phê phán gay gắt giai cấp công nhân và đảng cộng sản ở chính quốc thờ ơ với cách mạng thuộc địa. “Tôi rất buồn vì điều này, giai cấp tư sản đã tiến hơn một bước so với giai cấp vô sản. Có thể nói Đảng Cộng sản Pháp làm rất ít cho thuộc địa”. Do đánh giá thấp vị trí của cách mạng thuộc địa và Đảng cộng sản chưa làm gì để giáo dục giai cấp công nhân nước mình tinh thần quốc tế chủ nghĩa chân chính, Hồ Chí Minh nói “Tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí…” Hồ Chí Minh cho rằng nền tảng sức mạnh là ở nhân dân thuộc địa, chủ nghĩa đế quốc tập trung nọc độc ở thuộc địa, nhân dân thuộc địa là người thủ tiêu chủ nghĩa thực dân. Hồ Chí Minh đã phát triển và vượt xa so với Mác. Nhờ nắm bắt đặc điểm và xu thế của thời đại Nguyễn Ái Quốc đã xác định đường lối chiến lược và phương pháp cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường vô sản.

2.2. Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng

Để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, các Đảng Cộng sản kiên trì đấu tranh chống lại mọi khuynh hướng sai lầm làm suy yếu khối đại đoàn kết để thống nhất các lực lượng cách mạng thế giới. Các đảng cộng sản phải giáo dục chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản cho nhân dân lao động nước mình, làm cho tinh thần yêu nước là một bộ phận của tinh thần quốc tế. Nguyễn Ái Quốc kêu gọi “vì nền hoà bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức”.

Sau cách mạng giải phóng dân tộc giành độc lập, các dân tộc thuộc địa tất yếu đi theo cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh viết: “trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn.” Phải biến chủ nghĩa yêu nước truyền thống thành chủ nghĩa nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa, yêu Tổ quốc gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, nhờ đó chủ nghĩa yêu nước có thêm sức mạnh và phát triển thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại mới.

Hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh, lực lượng hoà bình hơn hẳn lực lượng chiến tranh thì chủ nghĩa xã hội là nhân tố quyết định đời sống xã hội loài người. Các Đảng Cộng sản dù lớn hay nhỏ đều bình đẳng và độc lập.

Hồ Chí Minh là người có đóng góp to lớn vào lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Luận điểm “con đỉa 2 vòi”, “liên minh các dân tộc phương Đông là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”, khẳng định chủ nghĩa xã hội có thể áp dụng ở phương Đông…chính là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Hồ Chí Minh. Đoàn kết quốc tế là nhân tố đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

2.3. Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình

Hồ Chí Minh nêu cao tinh thần “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”, “muốn người ta giúp cho, thì trước hết phải tự giúp mình đã”, “một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được hưởng độc lập”. Với tư tưởng này khi Người gửi lời kêu gọi tới anh em ở thuộc địa có viết; “Anh em phải làm thế nào để được giải phóng? Vận dụng công thức của Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Người còn nói “đem sức ta mà giải phóng cho ta,… họ còn giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong sự nghiệp giải phóng hoàn toàn”. Tự giải phóng là tư tưởng, quan điểm lớn của Hồ Chí Minh. Nhờ vậy, Người đã có quan điểm “cách mạng thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vô sản chính quốc, mà còn có thể giúp đỡ người anh em ở phương Tây…”.

Muốn tranh thủ sức mạnh thời đại cần phải có một đường lối độc lập tự chủ đúng đắn. Kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh cho độc lập dân tộc mình với bốn mục tiêu của thời đại: hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa xã hội. (liên hệ thực tiễn của Việt Nam.)

Kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, nhân dân ta không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả. Bác thường nói: “phải coi cuộc đấu tranh của bạn như cuộc đấu tranh của ta”.

2.4. Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ”

Trong quá trình tìm đường cứu nước Bác là người đầu tiên đặt nền móng cho tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới. Bác nói:Chính sách ngoại giao của Chính phủ Việt Nam thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hoà bình”, “thái độ của Việt Nam đối với những nước Á châu là thái độ anh em, đối với ngũ cường là thái độ bạn bè”. Bác sớm có tư tưởng đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại “tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường”.

Đối với Pháp: Hồ Chí Minh nêu “Việt Nam sẵn sàng cộng tác thân thiện với nhân dân Pháp. Những người Pháp, tư bản hay công nhân, thương gia hay trí thức, nếu họ muốn thật thà cộng tác với Việt Nam thì sẽ được nhân dân Việt Nam hoan nghênh họ như những anh em bầu bạn”.

Hồ Chí Minh dành ưu tiên cho quan hệ với các nước láng giềng châu Á. Láng giềng gần (Trung quốc, Lào, Campuchia), láng giềng xa và các nước Đông Nam Á.

“Trong chính sách đối ngoại của mình, nhân dân Việt Nam sẽ tuân thủ những nguyên tắc sau:

(1) Đối với Lào và Miên, Việt Nam tôn trọng nền độc lập của hai nước đó và bày tỏ lòng mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có chủ quyền.

(2) Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trên mọi lĩnh vực:

- Việt nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình.

- Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế.

- Nước Việt Nam chấp nhận sự tham gia của mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc.

- Nước Việt Nam sẵn sàng ký kết với các lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ của Liên hợp quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng một vài căn cứ hải quân và không quân”.

Với trí tuệ thiên tài, với tinh thần quốc tế trong sáng, với đức độ khiêm nhường và thái độ thiện chí, Hồ Chí Minh vượt qua mọi trở ngại, từ trong mối quan hệ chồng chéo, phức tạp của thời đại đề ra đường lối cách mạng đúng đắn,phương pháp ứng xử sáng tạo phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng phát huy tối đa sức mạnh thời đại và sức mạnh dân tộc đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi trọn vẹn.

III. PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, KẾT HỢP VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

3.1. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh..

3.2. Khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, nâng cao ý chí tự lực tự cường, giữ vững bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế.

3.3. Trong hợp tác chú ý  giữ vững định hướng XHCN.

C©u hái «n tËp

1. Tr×nh bµy mét sè néi dung c¬ b¶n cña t­ t­ëng ®¹i ®oµn kÕt Hå ChÝ Minh.

2. Tr×nh bµy sù vËn dông t­ t­ëng Hå ChÝ Minh trong sù nghiÖp ®æi míi.

 

 


Chương V

 

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN

VIỆT NAM VÀ VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

A. Môc ®Ých yªu cÇu

- Lµm cho sinh viªn nhËn thøc râ t­ t­ëng ®¹i ®oµn kÕt Hå ChÝ Minh trë thµnh chiÕn l­îc cña §¶ng.

- Néi dung c¬ b¶n cña t­ t­ëng ®¹i ®oµn kÕt Hå ChÝ Minh trong sù nghiÖp ®æi míi.

B. Néi dung

I. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Cách mạng Việt Nam đi từ tự phát đến tự giác, có tổ chức, có đường lối được giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin giành được thắng lợi to lớn đó là nhờ có Đảng Cộng sản Việt Nam.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi

Vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin và kế thừa truyền thống dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhưng quần chúng phải được giác ngộ, được tổ chức và được lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn mới trở thành lực lượng to lớn của cách mạng – như con thuyền có người cầm lái vững vàng… thì thuyền mới vượt qua được gió to sóng cả để đi đến bến bờ. Bác nhấn mạnh “cách mạng trước hết phải có gì? Phải có Đảng Cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì con thuyền mới chạy.”

Đảng Cộng sản Việt Nam là chính đảng mạng mang bản chất của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiền phong của giai cấp công nhân, có khả năng đoàn kết tập hợp các tầng lớp nhân dân khác làm cách mạng. Đảng là đội tiền phong dũng cảm và là đội tham mưu sáng suốt. Đảng Cộng sản Việt Nam tận tâm, tận lực phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, trung thành tuyệt đối với lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân và của dân tộc. Mục tiêu phấn đấu của Đảng là độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho mọi người.

“Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng”.

Cách mạng là cuộc đấu tranh gian khổ. Kẻ địch rất mạnh. Muốn thắng lợi thì quần chúng phải tổ chức chặt chẽ, chí khí phải kiên quyết. Vì vậy, phải có Đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh, đánh kẻ địch giành chính quyền. Cách mạng thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có Đảng”.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước

Đây chính là quy luật hình thành và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời là sự bổ sung sáng tạo vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Vì sao Hồ Chí Minh lại thêm yếu tố phong trào yêu nước?

1. Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam.

2. Phong trào công nhân kết hợp với phong trào yêu nước vì nó đều có mục tiêu chung. Phong trào yêu nước Việt Nam là phong trào rộng lớn nhất có trước phong trào công nhân từ nghìn năm lịch sử. Nó cuốn hút mọi tầng lớp nhân dân, toàn dân tộc đứng lên chống kẻ thù. Phong trào công nhân ngay từ khi mới ra đời đã kết hợp với phong trào yêu nước. Khác với những người cộng sản phương Tây, Hồ Chí Minh và những người cộng sản Việt Nam đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp.

3. Phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân ngay từ đầu. Hơn 90% dân số là nông dân, họ là bạn đồng minh tự nhiên của giai cấp công nhân.

4. Phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Quy luật hình thành đảng cộng sản Việt Nam trên cơ sở kết hợp vấn đề dân tộc với giai cấp, có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình hình thành Đảng ở một nước thuộc địa. Đảng định hướng đúng đắn và thúc đẩy phong trào cách mạng. Hồ Chí Minh tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong dân, vào phong trào yêu nước, phong trào công nhân. Bác viết “không phải mọi người yêu nước đều là cộng sản, việc tiếp nhận đường lối của Đảng cộng sản là cần thiết để xác định mục tiêu yêu nước đúng đắn. Mỗi người cộng sản trước hết phải là một người yêu nước tiêu biểu, phải truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong dân, lãnh đạo công nhân và quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng”.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam

Từ quy luật hình thành và phát triển đảng, Hồ Chí Minh đã đi đến luận điểm Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là Đảng của cả dân tộc Việt Nam. Đảng là đội tiền phong của đạo quân vô sản, Đảng tập hợp vào hàng ngũ của mình những người “tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và quốc tế cộng sản… dám hy sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận của Đang”.

Tháng 2/1951, Bác viết: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc là một. Chính vì Đảng là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động cho nên nó phải là Đảng của cả dân tộc Việt Nam”.

Năm 1961, Bác viết: “Đảng ta là đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc không thiên tư, thiên vị.”

Đảng mang bản chất giai cấp công nhân thể hiện không chỉ ở số lượng đảng viên xuất thân từ giai cấp công nhân mà ở nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác Lênin. Mục tiêu và đường lối của đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vì giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Đảng tuân thủ theo nguyên tắc đảng kiểu mới của Lênin. Đảng kết nạp những người ưu tú của giai cấp công nhân, nông dân, trí thức và các thành phần khác mà họ đã được rèn luyện, thử thách, giác ngộ về Đảng và tự nguyện chiến đấu trong hàng ngũ của Đảng. Đảng đặc biệt chú ý giáo dục, rèn luyện đảng viên, giác ngộ giai cấp và dân tộc, nâng cao hiểu biết chủ nghĩa Mác Lênin. Đảng ta là sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính dân tộc, lợi ích của giai cấp gắn với lợi ích của dân tộc. “Nhân dân và cả dân tộc thừa nhận đảng là người lãnh đạo duy nhất, đại biểu cho quyền lợi cơ bản và thiết thân của mình.”

Bản chất giai cấp của Đảng còn thể hiện ở định hướng xây dựng Đảng thành Đảng gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ của cách mạng Việt Nam.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt”

Theo Bác “... chỉ có đảng nào theo lý luận cách mạng tiền phong, đảng cách mạng mới làm nổi trách nhiệm cách mạng tiền phong”, “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy” “bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”... Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết về giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức và giải phóng con người nói chung, đồng thời là học thuyết về sự phát triển xã hội lên một hình thái cao hơn, xoá bỏ hoàn toàn bất công, nguồn gốc đẻ ra sự bóc lột, áp bức. “Chủ nghĩa Mác-Lênin là lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo đảng chúng tôi, làm cho đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi”.

Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm cốt có nghĩa là Đảng ta nắm vững tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin, lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời nắm vững tinh hoa văn hoá dân tộc và trí tuệ thời đại vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Không máy móc, kinh viện, giáo điều.

Trong tiếp nhận và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh lưu ý những điểm sau đây:

- Học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin phải luôn phù hợp với hoàn cảnh và từng đối tượng.

- Vận dụng phải phù hợp từng hoàn cảnh.

- Chú ý học tập, kế thừa kinh nghiệm tốt của các Đảng cộng sản khác, tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung cho chủ nghĩa Mác-Lênin.

- Đảng tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng theo nguyên tắc đảng kiểu mới của giai cấp vô sản: Có 5 nguyên tắc xây dựng Đảng

5.1. Tập trung dân chủ, đây là nguyên tắc cơ bản của tổ chức Đảng

Tập trung là thống nhất về tư tưởng, tổ chức, hành động. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, đảng viên chấp hành nghị quyết của tổ chức Đảng. “Đảng tuy nhiều người, nhưng khi tiến hành thì chỉ như một người”.

Dân chủ là của “của quý báu của nhân dân”, là thành quả của cách mạng. Tất cả mọi người được tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Phải phát huy dân chủ nội bộ nếu không sẽ suy yếu từ bên trong.

5.2. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

Tập thể lãnh đạo, nhiều người thì thấy hết mọi việc, hiểu hết mọi mặt của vấn đề, có nhiều kiến thức, tránh tệ bao biện, quan liêu, độc đoán, chủ quan. “Việc gì đã bàn kỹ lưỡng rồi , kế hoạch định rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho một người hoặc một nhóm ít người phụ trách kế hoạch đó mà thi hành. Như thế mới có chuyên trách, công việc mới chạy”.

Cá nhân phụ trách, sau khi bàn bạc kỹ lưỡng thì phải giao cho một người phụ trách (nếu là nhóm người thì có một người phụ trách chính) để tránh bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ dễ hỏng việc.

5.3. Tự phê bình và phê bình: Đây là nguyên tắc sinh hoạt đảng, là quy luật phát triển đảng

Tự phê bình là mỗi đảng viên phải tự thấy rõ mình để phát huy mặt ưu điểm, khắc phục nhược điểm. Tự phê bình mà tốt thì mới phê bình người khác được. “muốn đoàn kết trong Đảng, phải thống nhất tư tưởng, mở rộng dân chủ nội bộ, mở rộng tự phê bình và phê bình”. Đó là vũ khí sắc bén để rèn luyện đảng viên.

“Một đảng mà giấu diếm khuyết điểm đó là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.

Thái độ, phương pháp tự phê bình và phê bình thật đúng và nghiêm túc không phải dễ dàng. Nó là vấn đề khoa học và nghệ thuật cách mạng. “Phải tiến hành thường xuyên như rửa mặt hàng ngày: phải trung thực, chân thành, thẳng thắn, không nể nang, không giấu giếm và cũng không thêm bớt khuyết điểm, phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau”. Cán bộ, đảng viên phải luôn dùng và khéo dùng. Để thực hiện tốt nguyên tắc này mọi người cần trung thực chân thành với nhau - với chính mình và với người khác, “phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau”. Bác nhắc, tránh lợi dụng phê bình để nói xấu nhau, bôi nhọ nhau, đả kích nhau...

5.4. Kỷ luật nghiêm minh và tự giác. Đây là nguyên tắc đảng kiểu mới do Lênin đề ra, đảng thực sự là một tổ chức chiến đấu chặt chẽ để giành thắng lợi cho sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh coi trọng xây dựng kỷ luật nghiêm minh và tự giác trong Đảng để tạo nên sức mạnh to lớn cho Đảng.

Nghiêm minh là thuộc về tổ chức đảng, kỷ luật đối với mọi đảng viên không phân biệt. Mọi đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật Đảng.

Tự giác là thuộc về mỗi cá nhân cán bộ đảng viên đối với Đảng. Kỷ luật này do lòng tự giác của họ về nhiệm vụ của họ đối với Đảng. Yêu cầu cao nhất của kỷ luật đảng là chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng tuân theo nguyên tắc tổ chức, lãnh đạo và sinh hoạt Đảng. “mỗi đảng viên cần phải làm kiểu mẫu phục tùng kỷ luật, chẳng những kỷ luật đảng, mà cả kỷ luật của đoàn thể nhân dân và của cơ quan chính quyền cách mạng.”

5.5. Đoàn kết thống nhất trong Đảng

Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng ta, của nhân dân ta...phải giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.” Cơ sở đđoàn kết nhất trí trong Đảng chính là đường lối, quan điểm của Đảng, điều lệ của Đảng. “Ngày nay, sự đoàn kết trong đảng là quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là sự đoàn kết chặt chẽ giữa các cán bộ lãnh đạo”.

1.6. Tăng cường và củng cố mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với dân.

Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa đảng với dân như sau:

(1) Đảng thường xuyên lắng nghe ý kiến của dân, khắc phục bệnh quan liêu.

(2)Thường xuyên vận động nhân dân tham gia xây dựng đảng dưới mọi hình thức.

(3) Đảng có trách nhiệm nâng cao dân trí.

(4) Trong quan hệ với dân, Đảng không được theo đuôi quần chúng.

1.7. Đảng Cộng sản Việt Nam phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới làm cho đảng thật sự trong sạch, vững mạnh

Đảng là đạo đức, là văn minh tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc. Đảng phải thường xuyên tự đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền. Chỉnh đốn chú ý những vấn đề sau:

- Đảng luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức xứng đáng là người lãnh đạo của nhân dân.

- Cán bộ đảng viên phải toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, có đức, có tài.

- Chú ý khắc phục tiêu cực, luôn giữ gìn Đảng trong sạch, vững mạnh.

- Đảng phải vươn lên đáp ứng yêu cầu tình hình và nhiệm vụ mới.

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân

Nếu vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền thì vấn đề cơ bản của chính quyền là ở chỗ nó thuộc về ai, phục vụ quyền lợi cho ai. Năm 1927, trong cuốn “Đường Kách Mệnh” Bác chỉ rõ: “Chúng ta đã hy sinh làm kách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao kách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”. Sau khi giành độc lập, Người khẳng định, “nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân... nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Đó là điểm khác nhau giữa nhà nước ta với nhà nước bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử.

Thế nào là nhà nước của dân?

Điều 1 Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Năm 1946) nói: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.”

Điều 32, viết: “Những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết...” thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ đề ra khá sớm ở nước ta.

“Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”

Nhà nước của dân thì mọi người dân là chủ, người dân có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Những vị đại diện do dân cử ra chỉ là thừa uỷ quyền của dân, chỉ là công bộc của dân.

Thế nào là nhà nước do dân?

Nhà nước đó do nhân dân lựa chọn bầu ra những đại biểu của mình, nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để chi tiêu, hoạt động; nhà nước đó lại do dân phê bình xây dựng, giúp đỡ. Do đó Bác yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. “nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ” nghĩa là khi cơ quan nhà nước không đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân có quyền bãi miễn nó. Hồ Chí Minh khẳng định: mỗi người có trách nhiệm “ghé vai gánh vác một phần” vì quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ.

Thế nào là nhà nước vì dân?

Đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Trong nhà nước đó, cán bộ từ chủ tịch trở xuống đều là công bộc của dân.

“Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm,

Việc gì có hại đến dân ta phải hết sức tránh”

Hồ Chí Minh chú ý mối quan hệ giữa người chủ nhà nước là nhân dân với cán bộ nhà nước là công bộc của dân, do dân bầu ra, được nhân dân thừa uỷ quyền. Là người phục vụ, nhưng cán bộ nhà nước đồng thời là người lãnh đạo , hướng dẫn nhân dân. “Nếu không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường”. Cán bộ là đày tớ của nhân dân là phải trung thành, tận tuỵ, cần kiệm liêm chính..., là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi với dân, trọng dụng hiền tài... Cán bộ phải vừa có đức vừa có tài.


2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước ta

Nhà nước ta mang bản chất giai cấp, “là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Bản chất giai cấp công nhân biểu hiện ở chỗ:

- Nhà nước ta do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Đảng lãnh đạo bằng những chủ trương, đường lối thông qua tổ chức của mình trong quốc hội, chính phủ, các ngành, các cấp của nhà nước; được thể chế thành pháp luật, chính sách, kế hoạch của nhà nước.

- Bản chất giai cấp còn thể hiện ở định hướng đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội. “Bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến.”

- Bản chất giai cấp của nhà nước ta còn thể hiện ở nguyên tắc tổ chức cơ bản là nguyên tắc tập trung dân chủ. “Nhà nước ta phát huy dân chủ đến cao độ... mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên. Đồng thời phải tập trung cao đđể thống nhất lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội.”

Bên cạnh dân chủ, Bác cũng nhắc đến chuyên chính, “chế độ nào cũng có chuyên chính. Vấn đề là ai chuyên chính với ai?”.  “dân chủ là của quý báu của nhân dân, chuyên chính là cái khoá, cái cửa đđề phòng kẻ phá hoại... dân chủ cũng cần chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ.”

Bản chất giai cấp của nhà nước ta thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc. Tính thống nhất thể hiện ở chỗ:

- Nhà nước dân chủ mới ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ với sự hy sinh xương máu của bao thế hệ cách mạng.

- Nhà nước ta vừa mang bản chất giai cấp vừa có tính nhân dân và tính dân tộc vì nó lấy lợi ích của dân tộc làm nền tảng và bảo vệ lợi ích cho nhân dân. Trong thời gian Người lãnh đạo đất nước, nhờ sách lược mềm dẻo, cũng như Người dung nạp nhiều nhân sĩ, trí thức, quan lại cao cấp của chế độ cũ vào bộ máy nhà nước đã thể hiện tư tưởng nhà nước ta là nhà nước của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Nhà nước ta vừa ra đời đã đảm nhiệm vai trò lịch sử là tổ chức toàn dân kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới.

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

+ Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ trước hết là một nhà nước hợp hiến. Vì vậy sau khi giành chính quyền, Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và với thế giới khai sinh nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chính phủ lâm thời có địa vị hợp pháp, tổng tuyển cử bầu ra quốc hội rồi từ đó lập chính phủ và các cơ quan nhà nước mới.

Sau đó Người bắt tay xây dựng hiến pháp dân chủ, tổ chức TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu, thành lập uỷ ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội nhất trí bầu làm chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Đây là chính phủ hợp hiến đầu tiên do nhân dân bầu ra, có đầy đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết các vấn đđối nội và đối ngoại.

+ Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý là nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế. Trong nhà nước dân chủ, dân chủ và pháp luật luôn đi đôi với nhau, đảm bảo cho chính quyền trở nên mạnh mẽ. Mọi quyền dân chủ phải được thể chế hoá bằng hiến pháp và pháp luật. Xây dựng một nền pháp chế XHCN đảm bảo việc thực hiện quyền lực của nhân dân là mối quan tâm của Hồ Chí Minh. Là người sáng lập Nhà nước Việt Nam dân chủ, có công lớn trong sự nghiệp lập hiến và lập pháp: một mặt, Người chăm lo hoàn thiện Hiến pháp và hệ thống pháp luật của nhà nước ta, mặt khác, Người chăm lo đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo cơ chế đảm bảo cho pháp luật được thi hành, cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành của các cơ quan nhà nước và của nhân dân. “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Sức mạnh là do con người và vì con người, vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải hiểu và tuyệt đối chấp hành pháp luật, bất kể người đó giữ cương vị nào. Công tác giáo dục luật cho mọi người, đặc biệt là cho thế hệ trẻ cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý, đảm bảo quyền và nghĩa vụ công dân được thực thi trong cuộc sống.

+ Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ công chức của nhà nước có đđức và tài. Để tiến tới một nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh mẽ, Bác Hồ cho rằng, phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành một đội ngũ viên chức nhà nước có trình độ văn hoá, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức cần kiệm liêm chính chí công vô tư, một tiêu chuẩn cơ bản của người cầm cân công lý. Yêu cầu của đội ngũ cán bộ phải có đức và tài trong đó đức là gốc, đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý và có hiệu quả. Cụ thể là:

(1) Tuyệt đối trung thành với cách mạng.

(2) Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.

(3) Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.

(4) Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là những tình huống khó khăn, “thắng không kiêu, bại không nản”.

Đđảm bảo công bằng và dân chủ trong tuyển dụng cán bộ nhà nước, Người ký sắc lệnh ban hành Quy chế công chức. Công chức theo chế độ chức nghiệp, vì vậy phải qua thi tuyển công chức để bổ nhiệm vào ngạch, bậc hành chính. Nội dung thi tuyển khá toàn diện bao gồm 6 môn thi: chính trị, kinh tế, pháp luật, địa lý, lịch sử và ngoại ngữ. Điều này thể hiện tầm nhìn xa, tính chính quy hiện đại, tinh thần công bằng dân chủ ... của tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền móng cho pháp quyền Việt Nam.

4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả

+ Tăng cường và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước.

Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức. Do tập quán của kinh tế tiểu nông, muốn hình thành ngay một nhà nước pháp quyền là chưa được, vì vậy một mặt phải nhấn mạnh vai trò của luật pháp, đồng thời tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân nhất là giáo dục đạo đức. Đạo đức và pháp luật là hai hình thái ý thức xã hội có thể kết hợp cho nhau. Khắc phục những biểu hiện tiêu cực sau:

- Đặc quyền, đặc lợi.

- Tham ô, lãng phí quan liêu.

- “Tư túng”, “chia rẽ”, “kiêu ngạo”.

+ Tăng cường pháp luật đi đôi với giáo dục đạo đức cách mạng. Bên cạnh giáo dục đạo đức, Người kịp thời ban hành pháp luật.

Kiên quyết chống ba thứ “giặc nội xâm” là tham ô, lãng phí, quan liêu. Sức mạnh và hiệu quả của luật pháp, một mặt dựa vào tính nghiêm minh của thi hành pháp luật, mặt khác dựa vào sự gương mẫu, trong sạch về đạo đức của người cầm quyền. Bác nói: “Tham ô, lãng phí, quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân phong kiến,... tội lỗi ấy cũng nặng như tội việt gian, mật thám”. Mác và Ăngghen đã từng cảnh tỉnh giai cấp vô sản rằng chủ nghĩa quan liêu có thể dẫn các đảng cộng sản cầm quyền đến chỗ “đánh mất một lần nữa chính quyền vừa giành được”. Lênin cũng viết “... chúng ta bị khốn khổ trước hết về tệ quan liêu. Những người cộng sản đã trở thành tên quan liêu. Nếu có cái gì sẽ làm tiêu vong chúng ta thì chính là cái đó”.

Vì vậy không thể nói đến một nhà nước trong sạch vững mạnh, hiệu quả nếu không kiên quyết, thường xuyên đẩy mạnh cuộc đấu tranh để ngăn chặn tận gốc những nguyên nhân  gây ra nạn tham ô, lãng phí, quan liêu.

III. XÂY DỰNG ĐẢNG VỮNG MẠNH, XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC NGANG TẦM NHIỆM VỤ CỦA GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

3.1. Chú trọng hơn nữa xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức.

3.2. Xây dựng Nhà nước ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới.

- Nhà nước bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân.

- Kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước.

- Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của đảng đối với nhà nước.

3.3. Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với nhà nước; gắn liền xây dựng, chỉnh đốn Đảng với cải cách bộ máy hành chính.

C©u hái

1. Tr×nh bµy mét sè néi dung c¬ b¶n cña t­ t­ëng ®¹i ®oµn kÕt Hå ChÝ Minh.

2. Tr×nh bµy sù vËn dông t­ t­ëng Hå ChÝ Minh trong sù nghiÖp ®æi míi.


Chương VI

TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC, NHÂN VĂN, VĂN HOÁ

HỒ CHÍ MINH

A. Môc ®Ých yªu cÇu

- HiÓu râ vÞ trÝ ®¹o ®øc trong lèi sèng cña con ng­êi vµ ®êi sèng x· héi.

- N¾m v÷ng phÈm chÊt ®¹o ®øc c¬ b¶n cña con ng­êi ViÖt Nam trong thêi ®¹i míi vµ nh÷ng nguyªn t¾c x©y dùng ®¹o ®øc míi.

B. Néi dung

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

1. Quan niệm về vai trò của đạo đức cách mạng:

Đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, chúng ta phải đem hết tinh thần và lực lượng ra phấn đấu, phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng.

Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đđạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cho thanh niên, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.

Đạo đức được xem xét trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Vai trò của đạo đức cách mạng là to lớn, Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối. Như đối với con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng. Bởi lẽ con đường đi đến độc dân tộc và CNXH là con đường dài, đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi người, mỗi thế hệ và nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy là công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội ta.

Đạo đức là gốc, là nền tảng vì nó liên quan tới Đảng cầm quyền. Nguy cơ của đảng cầm quyền đó là sự sai lầm về đường lối, suy thoái về đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Đảng cầm quyền lãnh đạo xã hội, nếu cán bộ đảng viên không tu dưỡng đạo đức thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha hoá con người. Vì thế, Hồ Chí Minh cho rằng “Đảng là đạo đức, là văn minh”.

Vai trò của đạo đức còn thể hiện là lòng cao thượng của con người. Mỗi người có công việc, tài năng, vị trí khác nhau… nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng thì là người cao thượng.

- Các thế hệ người Việt Nam phấn đấu cho độc lập dân tộc đến với Hồ Chí Minh trước hết là đến với tư tưởng đạo đức của Người. “Sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” là khẩu hiệu chung của người Việt Nam

- Tư tưởng đạo đức và bản thân đạo đức của Hồ Chí Minh là kết tinh đạo đức của dân tộc, của nhân loại. Hồ Chí Minh là điểm rực sáng về đạo đức đối với thế giới và đối với Việt Nam. Bác nói: “Đối với phương Đông một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”.

Theo Lênin, “đạo đức là những gì góp phần phá huỷ xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản.”

Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng “là đạo đức, là văn minh”, thì mới hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình. Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc mình và của thời đại. Trí tuệ là sự hiểu biết đúng đắn về CNMLN, tri thức hiện đại của nhân loại, thực tiễn Việt Nam và thế giới, những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, những hiểu biết để đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi. Đạo đức là những phẩm chất mà con người cần có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và CNXH. Muốn làm cách mạng thì con người cần có tâm trong sáng, đạo đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, với cả dân tộc. Cái tâm ấy phải thể hiện trong các mối quan hệ xã hội hằng ngày với dân, với nước, với đồng chí, đồng nghiệp, với mọi người chung quanh mình. Phải có tâm, có đức mới giữ được CNMLN và đưa chủ nghĩa MLN vào trong cuộc sống.

Hồ Chí Minh cũng quan tâm giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân lao động. Tuỳ theo từng thời kỳ cách mạng mà Người đề ra những yêu cầu đạo đức sát hợp để mọi người cùng phấn đấu. Trong cuốn Đường Kách mệnh, bài đầu tiên nói về tư cách người cách mệnh, Hồ Chí Minh đã nêu một quan điểm lớn: phải có cái đức để đi đến cái trí, và khi có trí thì cái đức đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, chấp nhận, đi theo. Có đức nhưng phải có tài, đức và tài quan hệ mật thiết với nhau. Có đức nhưng phải có tài,hồng và chuyên phải kết hợp, tài càng lớn thì đức càng phải cao, vì đức – tài nhằm phục vụ nhân dân. Đạo đức là gốc, là vũ khí mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và CNXH.

2. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới

+ Trung với nước, hiếu với dân

Trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ giữa mỗi người với đất nước, với nhân dân, với dân tộc là mối quan hệ lớn nhất. Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, bao trùm nhất.

Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông, xong có nội dung hạn hẹp. “Trung với vua, hiếu với cha mẹ”, phản ánh bổn phận của dân đối với vua, con đối với cha mẹ. Hồ Chí Minh đã vận dụng và đưa vào nội dung mới. Hồ Chí Minh đã kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống và vượt trội. Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Nước là của dân, còn nhân dân là chủ của đất nước. “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân”. Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

Trung với nước, hiếu với dân là suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Bác vừa kêu gọi hành động vừa định hướng chính trị- đạo đức cho mỗi người Việt Nam.

Đối với cán bộ đảng viên phải suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, đó là điều chủ chốt của đạo đức cách mạng. Phải tuyệt đối trung thàmh với Đảng, với dân, phải tận trung, tận hiếu, thì mới xứng đáng vừa là đầy tớ trung thành, vừa là người lãnh đạo của dân; dân là đối tượng để phục vụ hết lòng. Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí để dân hiểu được quyền và trách nhiệm của người chủ đất nước.

Nội dung chủ yếu của trung với nước là:

- Đặt lợi ích của đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết.

- Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng.

- Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Nội dung của hiếu với dân là:

- Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.

- Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

+ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của con người.

Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của đất nước, của bản thân mình. Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to; “Không xa sỉ, không hoang phí, không bừa bãi,”

Liêm là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”. Phải trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, sung sướng. Không tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Hành vi trái với chữ liêm là:... cậy quyền thế mà đục khoét, ăn của dân, hoặc trộm của công làm của riêng. Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là trộm vị. Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm là tham uý lạo. Cụ Khổng nói: người mà không liêm, không bằng súc vật. Cụ Mạnh nói: ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy.

Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình, với người, với việc.

Đối với mình, không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm mình để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở.

Đối với người, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc.

Đối với việc, để việc công lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi, đến chốn, không ngại khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước.

Cần, kiệm, liêm, chính cần thiết đối với tất cả mọi người. Hồ Chí Minh viết:

  “Trờicó bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông

   Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc

   Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính

   Thiếu một mùa thì không thành trời

   Thiếu một phương thì không thành đất

   Thiếu một đức thì không thành người”.

Cần, kiệm, liêm, chính rất cần thiết đối với người cán bộ, đảng viên. Nếu đảng viên mắc sai lầm thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhiệm vụ của cách mạng. Cần, kiệm, liêm, chính còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh của dân tộc. “Nó” là cái cần để “làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại”.

Chí công vô tư, là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng. Thực hành chí công vô tư là quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc). Chủ nghĩa cá nhân chỉ biết đến mình, muốn “mọi người vì mình”. Nó là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm. Hồ Chí Minh viết: “ Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Hồ Chí Minh cũng phân biệt lợi ích cá nhân và chủ nghĩa cá nhân. Chí công vô tư là tính tốt có thể gồm 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là để vững vàng qua mọi thử thách : “Giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.

+ Yêu thương con người

Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp truyền thống nhân nghĩa với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ, qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.

Tình yêu rộng lớn dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột. Hồ Chí Minh chỉ ham muốn cho đất nước được hoàn toàn độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Chỉ có tình yêu thương con người bao la đến như vậy mới có cách mạng, mới nói đến CNXH và CNCS.

Nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác. Phải có tình nhân ái với cả những ai có sai lầm, đã nhận rõ và cố gắng sửa chữa, đánh thức những gì tốt đẹp trong mỗi con người. Bác căn dặn Đảng phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình chân thành.

Tình yêu thương con người còn là tình yêu bạn bè, đồng chí, có thái độ tôn trọng con người, điều này có ý nghĩa đối với người lãnh đạo.

+ Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung

Đó là tinh thần quốc tế vô sản, bốn phương vô sản đều là anh em. Đó là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước. Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội. Sự đoàn kết là nhằm vào mục tiêu lớn của thời đại hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

3. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

+ Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.

Nói và làm luôn đi đôi với nhau đem lại hiệu quả thiết thực cho chính mình và cho người khác. Nói mà không làm gọi là đạo đức giả. Từ đó Bác trong giáo dục đạo đức vấn đề nêu gương được đặt ra. “trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ yêu mến những người có tư cách đạo đức.” Chú ý đạo làm gương.

+ Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi.

Xây dựng đạo đức mới là phải giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới cho con người Việt nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, từ gia đình, nhà trường, đến xã hội. Phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mọi người. Bên cạnh đó, phải không ngừng chống lại những cái xấu, cái sai, vô đạo đức. Để xây và chống có kết quả phải tạo thành phong trào rộng rãi, phải chống lại chủ nghĩa cá nhân.

Xây dựng đạo đức mới có nhiều cách làm, nhưng phải có hiệu quả. Ví dụ phong trào “3 xây, 3 chống”.

+ Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

Mỗi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức đó là công việc kiên trì bền bỉ, không thể chủ quan tự mãn. Mỗi người ai cũng có điều tốt và dở, thiện và ác. Phải đánh thức những gì tốt đẹp trong mỗi con người. Có “tu thân” mới làm được những việc lớn khác như “trị quốc bình thiên hạ”. Phải “chính tâm tu thân” để “trị quốc bình thiên hạ”. Đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do cho con người. Việc tu dưỡng đạo đức phải thực hiện trong thực tiễn hoạt động hằng ngày, trong lao động sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt,... và thể hiện trong mối quan hệ hằng ngày. Có như thế việc tu dưỡng mới có kết quả.

II. TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH

1. Con người là vốn quý nhất- nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng.

+ Nhận thức về con người:

Trong quan niệm của Hồ Chí Minh về con người phải hiểu rõ cả hai phương diện: Tính lịch sử - cụ thể và tính xã hội.

Hồ Chí Minh thường nói đến con người trong phạm vi dân tộc: con lạc, cháu hồng; con rồng, cháu tiên. Hai chữ đồng bào là khái niệm yêu thương con người, giống nòi.

Dưới ánh sáng của CNMLN và qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh nhận thức về con người đã mở rộng “biên độ”. Con người mà Hồ Chí Minh nói là nhân dân lao động bị áp bức, bị bóc lột. Hồ Chí Minh sử dụng khái niệm “người bản xứ bị bóc lột”, “người mất nước”, “người da đen”, “người cùng khổ”, “người vô sản”…Trong quan hệ xã hội Bác chia làm hai giống người: những người làm điều thiện và những người làm điều ác. Đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, khi về nước lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền cách mạng, Hồ Chí Minh lại dùng khái niệm “đồng bào”, “quốc dân”… Khi miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Người dùng thêm nhiều khái niệm như “công nhân”, “nông dân”, “lao động trí óc”, “người chủ xã hội”…

Hồ Chí Minh đề cập đến con người theo phạm vi và nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Nghĩa hẹp, con người chỉ phạm vi gia đình, anh em, họ hàng, bạn bè. Nghĩa rộng, trong phạm vi quốc gia là đồng bào cả nước. Nghĩa rộng hơn, trong phạm vi quốc tế là nhân loại. Hồ Chí Minh đặt con người trong quan hệ gắn bó với khối thống nhất của cộng đồng dân tộc, nhưng không phải là một khối đồng nhất mà bao gồm nhiều dân tộc, nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp, có lợi ích riêng và chung, có thái độ và vai trò khác nhau đối với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh bàn đến “con người” theo nghĩa chung là “phẩm giá con người”, “giải phóng con người”. Nói đến con người, Hồ Chí Minh xem xét trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp; theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp; trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc và quan hệ quốc tế, quan điểm của Người thống nhất lập trường giai cấp, lập trường dân tộc. Hồ Chí Minh đề cập đến con người trước hết là nói đến dân, tuyệt đại đa số nhân dân bao gồm công nhân, nông dân, trí thức, vừa là lực lượng đông đảo trực tiếp tham gia lao động sản xuất, vừa là lực lượng có tinh thần, tiềm lực cách mạng to lớn nhất.

+ Thương yêu, quý trọng con người.

Hồ Chí Minh có tình yêu thương vô hạn đối với con người. Thương nước, thương dân, thương nhân loại bị áp bức và Bác ham muốn tột bậc là “nước ta được độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

Tình thương yêu của Bác luôn đứng trên lập trường của giai cấp vô sản, nhận thức và hành động theo nguyên tắc của CNMLN, đồng cảm với các dân tộc bị áp bức. Hồ Chí Minh có khát vọng giải phóng không chỉ riêng cho dân tộc mình mà cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Hồ Chí Minh yêu thương con người, quí trọng con người, kính trọng nhân dân, chăm lo cho dân. Con người là vốn quí nhất, quí trọng sinh mạng của dân, trong đấu tranh cố gắng ít hy sinh tính mạng. Quý dân, tiết kiệm sức dân, tôn trọng đức và tài của dân, lắng nghe ý kiến của dân. Chăm lo đời sống của dân: “việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm dù nhỏ mấy. Việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh.” Mọi chủ trương chính sách pháp luật phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của dân.

+ Tin vào sức mạnh, phẩm giá và tính sáng tạo của con người.

Hồ Chí Minh yêu dân còn thể hiện ở niềm tin vào dân “đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông dương dấu cái gì đang sục sôi, đang gào thét và sẽ bùng nổ khi thời cơ đến”. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, phải tin dân, dựa vào dân. Hồ Chí Minh có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh và tính sáng tạo của quần chúng nhân dân. Đã là người cộng sản thì phải tin dân và niềm tin sẽ tạo nên sức mạnh cho người cộng sản. Tình yêu thương vĩ đại của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở chỗ suốt đời đấu tranh cho tự do và hạnh phúc cho mọi người. Lo cho thiên hạ trước, lo cho mình sau. Theo Hồ Chí Minh, “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Vì vậy, “việc dễ mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu cũng xong”. Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần.

Tin dân còn được nhận thức từ mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ. Nếu không có dân thì Chính phủ không đủ lực lượng; nếu không có Chính phủ thì nhân dân không có ai dẫn đường.

Tin dân ở Hồ Chí Minh còn xuất phát từ niềm tin vào tình người. Con người phải vươn tới chân - thiện - mỹ, con người có tốt, có xấu nhưng dù tốt, xấu đều có tình. Giữ vững niềm tin vào dân thì phải chống các bệnh “xa nhân dân, khinh nhân dân, sợ nhân dân; không tin cậy nhân dân; không hiểu biết nhân dân; không yêu thương nhân dân”. Bệnh này sẽ dẫn đến “hỏng việc”.

+ Lòng khoan dung rộng lớn.

Đoàn kết lâu dài và rộng rãi các lực lượng là thể hiện lòng nhân ái bao dung cao cả.

Vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, ứng xử có lý có tình với kiều dân nước ngoài, bảo vệ tính mạng và tài sản của họ.

Lòng nhân ái bao la còn thể hiện ở nguyên tắc đánh kẻ chạy đi, không đánh người quay lại. Hồ Chí Minh có chính sách khoan hồng đại lượng, đối xử nhân đạo với tù binh.

Cán bộ, đảng viên có lỗi, chú ý giáo dục nhiều hơn so với xử phạt.

Trân trọng ý kiến khác nhau, kể cả ý kiến trái với mình.

2. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng

+ Con người là mục tiêu giải phóng của sự nghiệp cách mạng.

Mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh phúc cho con người; nhưng sự nghiệp giải phóng là do chính con người thực hiện. Với tư cách là mục tiêu của cách mạng, mọi chủ trương đường lối, chính sách của Đảng phải vì dân, vì lợi ích của dân. Bao nhiêu lợi ích cũng vì dân. Dân trước hết là giai cấp công nhân, liên minh với nông dân, trí thức cũng là một tầng lớp cần coi trọng.

+ Con người là động lực của cách mạng.

Với tư cách là động lực của cách mạng, cần phải tổ chức và thức tỉnh hàng chục triệu nông dân, phải thức tỉnh và tổ chức toàn thể giai cấp công nhân. Có như vậy mới tạo ra sức mạnh to lớn để có thể làm cách mạng thành công. Họ phải có trí tuệ, bản lĩnh, văn hoá, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền truyền thống lịch sử và văn hoá hàng ngàn năm của dân tộc. Lịch sử đã chứng minh, quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo cơ bản, có dân là có tất cả. Xuất phát từ sự đánh giá đúng con người và hiểu biết con người, con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo. Đảng cách mạng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, qua phong trào cách mạng của quần chúng, Đảng sẽ nhân sức mạnh của con người lên gấp bội lần.

3. Xây dựng con người là chiến lược hàng đầu của cách mạng

Hồ Chí Minh có quan điểm coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực. Con người có ý nghĩa chiến lược của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam.

Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có con người XHCN. Con người có hai mặt gắn bó nhau: một là, kế thừa giá trị tốt đẹp của con người truyền thống, hai là, hình thành những phẩm chất mới như: tư tưởng XHCN, đạo đức cách mạng, có trí tuệ, bản lĩnh để làm chủ, có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng.

Hồ Chí Minh quan niệm: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Con người trong thời đại mới phải có học thức, chiếm lĩnh đỉnh cao của KHKT. Vì vậy CNXH mới đủ tiềm lực vật chất để chiến thắng CNTB, mới làm cách mạng thắng lợi.

Xây dựng con người mới phải toàn diện: có mục đích và lối sống cao đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có chính kiến. Xây dựng con người có ý thức làm chủ, tự lực, tự cường, gắn quyền lợi và nghĩa vụ. Luôn phấn đấu cho độc lập dân tộc và CNXH. Con người có niềm tin và lạc quan cách mạng. Con người có trí tuệ, trình độ học vấn cao, ngày càng tiến bộ. Con người có sức khoẻ. Con người có lòng khoan dung, độ lượng. Để “trồng người”, xây dựng con người vừa có cá tính vừa có thể phát triển mọi mặt phải có nhiều biện pháp. Theo Hồ Chí Minh, giáo dục là biện pháp quan trọng nhất. Cần hiểu mối quan hệ giữa “tính người” và giáo dục.

Tính người vốn thiện và ác, và đây là phạm trù được Nho giáo quan tâm. Hồ Chí Minh cho rằng “tính người” do giáo dục và nó gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người.

         “Ngủ thì ai cũng như lương thiện,

Tỉnh dậy phân ra kẻ giữ, hiền.

Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn,

Phần nhiều do giáo dục mà nên.”

“Óc của trẻ trong sạch như tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập ở trong trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên”. Nghị quyết Trung ương II, khoá VIII (1996) có nêu định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000 và 2020. Cần phải đưa nghị quyết đi vào cuộc sống.

Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả đức, thể, trí, mỹ, phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu. Đức và tài thống nhất nhau, trong đó đức là gốc, là nền tảng phát triển, “Học để làm người”.

Hồ Chí Minh coi trọng việc nâng cao dân trí cho toàn dân tộc. Người hướng mọi hoạt động văn hoá, giáo dục, tư tưởng vào việc rèn luyện dân tộc ta thành dân tộc cách mạng và văn minh. Hồ Chí Minh nêu khẩu hiệu : Diệt giặc đói, diệt giặc dốt”. Bác đi đầu trong việc khai dân trí. Mở các lớp xoá mù chữ, các lớp bình dân học vụ. Người nói: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ

1. Những quan điểm chung của Hồ Chí Minh về văn hoá

“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

+ Quan niệm về vị trí, vai trò của văn hoá: Văn hoá là bộ phận của kiến trúc thượng tầng, là đời sống tinh thần của xã hội. Chính trị, xã hội được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hoá phát triển. Hồ Chí Minh đã vạch ra đường lối: Phải tiến hành cách mạng chính trị trước, cụ thể là cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, từ đó giải phóng văn hoá, mở đường cho văn hoá phát triển. “Xã hội thế nào thì văn hoá thế ấy. Văn nghệ của ta rất phong phú, nhưng dưới chế độ thực dân và phong kiến nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được”. Người dự định xây dựng văn hoá với 5 nội dung lớn:

(1) Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.

(2) Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

(3) Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.

  (4) Xây dựng chính trị: dân quyền.

  (5) Xây dựng kinh tế”.

Văn hoá là một kiến trúc thượng tầng nhưng không thể đứng ngoài, mà nó phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hoá phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Tuy “kinh tế có kiến thiết rồi, văn hoá mới kiến thiết được”, nhưng văn hoá phát triển không thụ động, văn hoá có tính tích cực chủ động, nó đóng vai trò to lớn thúc đẩy kinh tế và chính trị phát triển như một động lực. “Văn hoá ở trong chính trị” tức là văn hoá phải tham gia nhiệm vụ chính trị, tham gia cách mạng, kháng chiến và xây dựng CNXH. “Vănhoá ở trong kinh tế” tức là văn hoá phải phục vụ, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. “Văn hoá ở trong kinh tế và chính trị” cũng có nghĩa là chính trị và kinh tế phải có tính văn hoá.

Văn hoá có quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và phải nhận thức như sau:

- Văn hoá quan trọng ngang kinh tế, chính trị, xã hội.

- Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hoá phát triển.

- Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hoá.

- Văn hoá là kiến trúc thượng tầng, nó phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.

Trong kháng chiến, Người định hướng hoạt động văn hoá, thực hiện khẩu hiệu: “văn hoá hoá kháng chiến, kháng chiến hoá văn hoá”, những người hoạt động văn hoá cũng là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.

+ Quan điểm về chức năng của văn hoá

- Một là, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người. Người thường xuyên quan tâm đến bồi dưỡng lý tưởng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đó là chức năng cao quý của văn hoá. Hồ Chí Minh nói phải làm cho văn hoá soi đường cho quốc dân đi, đi sâu vào tâm lý quốc dân, để xây dựng tình cảm lớn cho con người.

- Hai là, nâng cao dân trí, “mọi người phải hiểu biết quyền lợi của mình... phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” Khi miền Bắc quá độ lên CNXH, Người nói “chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống vui tươi hạnh phúc.”

- Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới chân- thiện- mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

+ Quan điểm về tính chất của nền văn hoá mới

Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, nền văn hoá thể hiện:

- Tính dân tộc, đặc tính dân tộc hay cốt cách dân tộc là cái tinh tuý, đặc trưng riêng của văn hoá dân tộc. Cốt cách văn hoá dân tộc không phải “nhất thành bất biến”, mà có phát triển và bổ sung nét mới.

- Tính khoa học của nền văn hoá thuận với trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại: hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Những người làm văn hoá phải có trí tuệ, hiểu biết khoa học tiên tiến, phải có chiến lược xây dựng văn hoá mang tầm thời đại.

- Tính đại chúng của nền văn hoá là phục vụ nhân dân, phù hợp nguyện vọng của nhân dân, đậm đà tính nhân văn.

Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá thể hiện:

- Nội dung xã hội chủ nghĩa: tiên tiến, tiến bộ, khoa học, hiện đại, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

- Tính dân tộc của nền văn hoá là giữ gìn, kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, phù hợp với điều kiện lịch sử mới.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hoá

a) Văn hoá giáo dục: Trong nền giáo dục phong kiến, kinh viện xa rời thực tiễn, coi kinh sách của thánh hiền là đỉnh cao của tri thức. Giáo dục phong kiến hướng tới kẻ sỹ, người quân tử, bậc trượng phu, phụ nữ bị tước quyền học hành. Trong nền giáo dục thực dân, không mở mang trí tuệ, thực hiện ngu dân. Đó là nền văn hoá đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát.

Nền giáo dục của nước Việt Nam sau khi được độc lập là nền giáo dục mới.

- Mục tiêu của văn hoá giáo dục là thực hiện cả ba chức năng của văn hoá bằng dạy và học. Đó là đào tạo những con người mới có đức có tài. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Cải tạo tri thức cũ, đào tạo tri thức mới. Đào tạo những lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng xây dựng đất nước giàu mạnh và văn minh. Mở mang dân trí từ việc xoá nạn mù chữ, chống giặc dốt, kết hợp phổ cập và nâng cao, sánh vai với các cường quốc năm châu.

- Cải cách giáo dục là xây dựng hệ thống trường, lớp với chương trình và nội dung dạy học thật khoa học, hợp lý, phù hợp với bước phát triển của ta. Học chính trị, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, lao động…

- Phương châm, phương pháp giáo dục:

Phải luôn gắn giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học đi đôi với hành, học kết hợp với lao động sản xuất. Giáo dục phải có tính định hướng đúng đắn, rõ ràng, thiết thực, phối hợp nhà trường với gia đình – xã hội, thực hiện bình đẳng dân chủ trong giáo dục.

Học ở mọi nơi, mọi lúc, học mọi người; học suốt đời; coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại. “học không biết chán, học không bao giờ đủ, còn sống còn phải học”.

Phương pháp giáo dục phải bám chắc vào mục tiêu giáo dục.

- Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất, yêu nghề; phải có đạo đức cách mạng, phải yên tâm công tác, đoàn kết; phải giỏi chuyên môn, thuần thục phương pháp.

b) Văn hoá văn nghệ:

- Văn nghệ là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới.

Văn nghệ là mặt trận “ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà”.

Văn nghệ sĩ là chiến sĩ “Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự tổ quốc, phụng sự kháng chiến, phụng sự nhân dân, trước hết là công, nông, binh. Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững vàng, tư tưởng đúng... đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết”. Họ phải nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, nghiệp vụ, đặc biệt phải có phẩm chất, bản lĩnh, tài năng để sáng tạo ra những sản phẩm tinh thần phục vụ cuộc sống, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

- Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân. “Thật là một thế giới thần tiên. Nhưng tôi nhớ mường tượng như Lỗ Tấn, nhà đại văn hào của cách mạng Trung Hoa đã nói một câu đại ý như thế này: Người trần lên tiên có lẽ cũng thích thật. Nhưng nhìn mãi cái đẹp không thay đổi rồi cũng thấy chán, thấy nhạt nhẽo và mới biết rằng muốn tìm thấy sự thay đổi, sự ham mê thật thì phải trở về với cuộc sinh hoạt thực tại của con người.” Thực tại đem lại nguồn sinh khí vô tận cho văn nghệ. Chiến sĩ văn nghệ phải thật hoà mình với quần chúng và không được quên rằng “...chỉ có nhân dân mới nuôi dưỡng cho sáng tác của nhà văn bằng những nguồn nhựa sống. Còn nếu nhà văn quên điều đó – thì nhân dân cũng sẽ quên anh ta.” Thực tiễn không chỉ là nguồn nuôi dưỡng những sáng tác, mà còn là những tinh hoa trong sáng tác dân gian đã được chắt lọc từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhân dân cũng sáng tác văn hoá văn nghệ và hưởng thụ văn nghệ, chúng ta thường gọi là sáng tác dân gian. Những sáng tác ấy là “những hòn ngọc quý”.

- Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và của dân tộc. Phải phán ánh cho hay, cho chân thật sự nghiệp cách mạng của nhân dân. “Quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú, có hình thức trong sáng và vui tươi. Khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì bổ ích”. “Cần làm cho món ăn tinh thần được phong phú, không nên bắt mọi người chỉ được ăn một món thôi. Cũng như vào vườn hoa, cần cho mọi người thấy nhiều loại hoa đẹp”. Như vậy văn nghệ phản ánh chân thực những gì đã có trong đời sống của nhân dân, mà còn hướng dẫn nhân dân loại bỏ cái giả, cái sai, cái không đúng, để vươn tới cái lý tưởng- đó chính là sự phản ánh có tính hướng đích của văn nghệ. Chính điều đó mở đường cho sáng tạo không giới hạn của văn nghệ sĩ.

c) Văn hoá đời sống

Quan điểm xây dựng đời sống mới thực sự là quan điểm độc đáo của Hồ Chí Minh về văn hoá. Khái niệm đời sống mới bao gồm cả đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới,  ba nội dung ấy có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu.

- Đạo đức mới. Theo Hồ Chí Minh là thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm chính.

- Lối sống mới. Đó là lối sống có lý tưởng có đạo đức,văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá của nhân loại. Cần phải “sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông, trong đời sống của mọi người, tức là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc”. Năm cách phải sửa đổi... có nghĩa là nói về mặt văn hoá của ăn, mặc, ở,... Mặt văn hoá của ăn, mặc, ở, ... phụ thuộc vào lối sống có văn hoá hay không có văn hoá của con người.

- Nếp sống mới. Quá trình xây dựng lối sống mới làm cho nó dần dần trở thành thói quen ở mỗi người, thành phong tục tập quán của cả cộng đồng trong phạm vi địa phương hay cả nước gọi là nếp sống mới. Nếp sống mới phải kế thừa những truyền thống tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục lâu đời của nhân dân ta. Cái gì cũ mà xấu thì bỏ. Cái gì cũ mà không xấu thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải làm.

 

IV. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC, NHÂN VĂN, VĂN HOÁ VÀO VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, lối sống.

Bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên trong lao động, học tập, bảo vệ Tổ quốc XHCN

Biết giữ gìn đạo đức, nhân phẩm, lương tâm, danh dự.

2. Học tập và vận dụng tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh

Xây dựng một xã hội nhân văn theo quan điểm Hồ Chí Minh phải bảo đảm công bằng xã hội, quan tâm đến lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội. Xét đến cùng là phấn đấu cho độc lập ,tự do, hạnh phúc, công bằng, dân chủ của con người. Tất cả vì con người và do con người. Bồi dưỡng tinh thần nhân ái, khoan dung góp phần hoàn thiện nhân cách con người mới.

3. Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá: Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới như sau:

- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

- Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung.

- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương, qui ước của cộng đồng.

- Lao động chăm chỉ có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao.

c. C©u hái 

1. Nguån gèc, nh÷ng néi dung c¬ b¶n t­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ ®¹o ®øc?

2. Nh÷ng phÈm chÊt ®¹o ®øc c¬ b¶n cña con ng­êi ViÖt Nam trong thêi ®¹i míi.

3. Nh÷ng nguyªn t¾c x©y dùng ®¹o ®øc míi? Sù vËn dông trong sù nghiÖp ®æi míi hiÖn nay?


Chương VII

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

A. Môc ®Ých, yªu cÇu

- Lµm cho sinh viªn nhËn thøc ®­îc t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ mét nh©n tè quyÕt ®Þnh dÉn ®Õn th¾ng lîi.

- Trong c«ng cuéc ®æi míi, t­ t­ëng Hå ChÝ Minh cµng trë nªn quan träng, cÇn thiÕt h¬n bao giê hÕt.

- Lµm cho sinh viªn nhËn thøc ®­îc chñ nghÜa M¸c - Lªnin, t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ nÒn t¶ng t­ t­ëng, kim chØ nam cho hµnh ®éng.

-... nhËn thøc ®­îc quan ®iÓm cÇn n¾m v÷ng khi vËn dông vµ ph¸t triÓn.

B. Néi dung 

I. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI

1. Đặc điểm của tình hình thế giới

+ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khoa học - công nghệ, hiện nay có biểu hiện sau:

- Cuộc cách mạng khẳng định tính đúng đắn của C. Mác trong việc dự báo, khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ có nhiều bước tiến, đặc biệt lĩnh vực công nghệ thông tin, xã hội đang bước vào “xã hội thông tin”, “kinh tế tri thức”.

- Cách mạng khoa học công nghệ đang thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá về kinh tế và vốn mang tính hai mặt vừa tích cực vừa tiêu cực.

- Trên con đường phát triển, cách mạng khoa học đang tạo ra sự liên kết, hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp độ.

+ Tình hình chính trị thế giới có nhiều thay đổi lớn.

- Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế gặp nhiều khó khăn.

- Chiến tranh Lạnh kết thúc, hoà bình thế giới đứng trước thách thức lớn.

- Chủ nghĩa tư bản tiếp tục điều chỉnh để phát triển.

- Các nước Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương phát triển năng động nhưng tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định.

- Thế giới đang diễn ra cả hai xu hướng vừa mâu thuẫn vừa thống nhất trong một chỉnh thể.

2. Bối cảnh trong nước

Thực hiện đường lối đổi mới có những đặc điểm sau:

- Thu được một số thành tựu cơ bản.

- Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn và thách thức lớn đan xen nhau. Cơ hội lớn là: lợi thế so sánh để phát triển do có nhiều yếu tố trong đó yếu tố nội lực là quan trọng. Tăng trưởng kinh tế, cơ hội tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ, thực hiện mở rộng đường lối ngoại giao của Hồ Chí Minh theo phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại… Nhưng chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức lớn, nguy cơ  trên con đường phát triển. Đó là bốn nguy cơ Đại hội IX của Đảng đã chỉ ra.

II. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CÓ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐỐI VỚI VIỆC VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Lý luận gắn liền với thực tiễn

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo; lý luận luôn được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ thực tiễn sinh động”. Phải kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Chú ý một số nội dung:

- Luôn đem lý luận đối chiếu với thực tiễn.

- Trong hoạt động thực tiễn phải chú ý tổng kết nâng lên thành vấn đề lý luận.

- Thông qua thực tiễn để kiểm nghiệm lý luận.

2. Quan điểm lịch sử - cụ thể

Luôn đặt quan điểm, luận điểm của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Xem xét những quan điểm của Hồ Chí Minh trong mối quan hệ biện chứng với thực tiễn cuộc sống, liên tục vận động và phát triển không ngừng tương tác với những điều kiện và hoàn cảnh nhất định.

Sự thống nhất giữa lời nói và làm việc của Hồ Chí Minh được coi trọng và nhất quán trong quá trình Người lãnh đạo cách mạng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của một thời kỳ lịch sử cụ thể, phản ánh tính hiện thực lịch sử và chịu sự chi phối của điều kiện lịch sử.

3. Quan điểm toàn diện và hệ thống

- Phải nhìn sự vật toàn diện, bao quát. Tránh bỏ sót việc lớn, cơ bản, ảnh hưởng đến đại cục.

- Phải xem xét sự vật trong quá trình phát sinh, phát triển, và đặt sự vật trong tổng thể.

- Quan điểm của Hồ Chí Minh là nhất quán trong một hệ thống chặt chẽ.

4. Quan điểm kế thừa và phát triển.

- “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

- Trong quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh theo quan điểm kế thừa và phát triển, chú ý vận dụng tinh thần và phương pháp của Người để nhận thức và hành động đúng quy luật, giải quyết những vấn đề mới do cuộc sống đặt ra.

- Cuộc sống vận động không ngừng, phải nắm bắt đúng tình hình thực tế trong nước và thế giới để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh cho sát với yêu cầu thực tế, sát với điều kiện mới.

III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI

1. Phương hướng

Phương hướng vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới là nắm vững quan điểm thực tiễn, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng của Người để giải quyết đúng những vấn đề do thực tiễn đặt ra.


2. Một số nội dung chủ yếu vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay

+ Kiên định với con đường mà Hồ Chí Minh lựa chọn. Hiện nay chúng ta tiếp tục thực hiện sáu đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà Cương lĩnh xây dựng đất nước đã nêu:

Chủ nghĩa xã hội do nhân dân lao động làm chủ.

Xã hội có nền kinh tế phát triển cao, LLSX hiện đại và chế độ công hữu về TLSX chủ yếu.

Xã hội có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, có điều kiện phát triển người lao động tự do toàn diện.

Các dân tộc bình đẳng , đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

+ Dựa vào sức mạnh của toàn dân. Động lực chủ yếu để xây dựng đất nước.

- Một là, thường xuyên chăm lo xây dựng và phát triển nguồn lực con người.

- Hai là, tiếp tục xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Ba là, tôn trọng quyền làm chủ của dân.

- Bốn là, dựa vào sức mạnh của dân, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, dựa trên giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Năm là, Làm cho nhân dân làm tròn nghĩa vụ công dân.

+ Xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng Cộng sản Việt Nam vững mạnh.

Xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Chăm lo xây dựng Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. 


c. C©u hái

1. Tr×nh bµy chñ nghÜa M¸c - Lªnin, t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ nÒn t¶ng t­ t­ëng, kim chØ nam cho hµnh ®éng cña §¶ng vµ c¸ch m¹ng.

2. Thêi c¬ vµ th¸ch thøc ®èi víi sù nghiÖp ®æi míi.

3. Nh÷ng quan ®iÓm cÇn n¾m v÷ng khi vËn dông vµ ph¸t triÓn t­ t­ëng Hå ChÝ Minh.


 PhÇn iI: C©u hái «n tËp vµ th¶o luËn

I. C©u hái «n tËp

1. Kh¸i niÖm t­ t­ëng Hå ChÝ Minh?

2. Hoµn c¶nh lÞch sö ra ®êi t­ t­ëng Hå ChÝ Minh?

3. Nguån gèc h×nh thµnh t­ t­ëng Hå ChÝ Minh?

4. Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn t­ t­ëng Hå ChÝ Minh?

5. ý nghÜa cña viÖc häc tËp, nghiªn cøu t­ t­ëng Hå ChÝ Minh?

6. T­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ vÊn ®Ò d©n téc?

7. Nh÷ng luËn ®iÓm c¬ b¶n trong t­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ c¸ch m¹ng gi¶i phãng d©n téc ?

8. VËn dông t­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ vÊn ®Ò d©n téc trong c«ng cuéc ®æi míi hiÖn nay ë n­íc ta?

9. Con ®­êng h×nh thµnh t­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ chñ nghÜa x· h«i?

10. Quan niÖm cña Hå ChÝ Minh vÒ nh÷ng ®Æc tr­ng b¶n chÊt cña chñ nghÜa x· héi.

11. Quan niÖm cña Hå ChÝ Minh vÒ môc tiªu vµ ®éng lùc cña chñ nghÜa x· héi?

12. Quan niÖm cña Hå ChÝ Minh vÒ thêi kú qu¸ ®é lªn chñ nghÜa x· héi ë ViÖt Nam?

13. Quan niÖm cña Hå ChÝ Minh vÒ b­íc ®i vµ biÖn ph¸p x©y dùng chñ nghÜa x· héi ë ViÖt Nam.

14. C¬ së h×nh thµnh t­ t­ëng  Hå ChÝ Minh vÒ ®¹i ®oµn kÕt d©n téc.

15. Nh÷ng quan ®iÓm cña Hå ChÝ Minh vÒ ®¹i ®oµn kÕt d©n téc

16. Nh÷ng néi dung chñ yÕu vÒ kÕt hîp søc m¹nh d©n téc víi søc m¹nh thêi ®¹i trong t­ t­ëng  Hå ChÝ Minh.

17. Quan ®iÓm cña Hå ChÝ Minh vÒ nÒn t¶ng t­ t­ëng cña §¶ng.

18. Quan ®iÓm cña Hå ChÝ Minh vÒ c¸c nguyªn t¾c x©y dùng ®¶ng kiÓu míi cña giai cÊp v« s¶n.

19. Quan niÖm cña Hå ChÝ Minh vÒ nhµ n­íc cña d©n, do d©n vµ v× d©n.

20. Quan ®iÓm cña Hå ChÝ Minh vÒ sù thèng nhÊt gi÷a b¶n chÊt giai cÊp c«ng nh©n víi tÝnh nh©n d©n vµ tÝnh d©n téc cña nhµ n­íc ta.

21. Quan niÖm cña Hå ChÝ Minh vÒ nhµ n­íc ph¸p quyÒn.

22. Quan niÖm cña Hå ChÝ Minh vÒ vai trß, vÞ trÝ cña ®¹o ®øc c¸ch m¹ng.

23. Nh÷ng phÈm chÊt ®¹o ®øc c¬ b¶n cña con ng­êi ViÖt Nam trong thêi ®¹i míi theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh?

24. Nh÷ng nguyªn t¾c x©y dùng ®¹o ®øc c¸ch m¹ng theo t­ t­ëng  Hå ChÝ Minh.

25. Nh÷ng néi dung chñ yÕu cña t­ t­ëng nh©n v¨n Hå ChÝ Minh.

26. Kh¸i niÖm v¨n ho¸ cña Hå ChÝ Minh.

27. Quan ®iÓm cña Hå ChÝ Minh vÒ chøc n¨ng cña v¨n ho¸.

28. T­ t­ëng  Hå ChÝ Minh vÒ c¸c lÜnh vùc chÝnh cña v¨n ho¸.


II. c©u hái th¶o luËn

1. Gi¶i thÝch luËn ®iÓm cña Hå ChÝ Minh: "§¶ng ta lµ §¶ng cña giai cÊp ®ång thêi còng lµ cña d©n téc, kh«ng thiªn t­, thiªn vÞ". (Hå ChÝ Minh toµn tËp, TËp 10, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1976, tr. 46).

§¶ng Céng s¶n ViÖt Nam do Ng­êi s¸ng lËp so víi nguyªn lý ra ®êi cña mét §¶ng v« s¶n cña Lªnin cã g× míi?

2. Quan ®iÓm cña Hå ChÝ Minh vÒ vÊn ®Ò kÕt hîp søc m¹nh d©n téc víi søc m¹nh thêi ®¹i vµ sù vËn dông cña §¶ng ta hiÖn nay.

3. Tr×nh bµy sù g¾n bã thèng nhÊt cña t­ t­ëng chÝnh trÞ vµ t­ t­ëng nh©n v¨n, t­ t­ëng ®¹o ®øc, t­ t­ëng v¨n hãa trong hÖ thèng t­ t­ëng Hå ChÝ Minh.

4. Sù vËn dông vµ ph¸t triÓn t­ t­ëng Hå ChÝ Minh trong sù nghiÖp ®æi míi cña §¶ng.

 


PhÇn iiI: C©u hái tr¾c nghiÖm

 

PhÇn I. Chän ph­¬ng ¸n tr¶ lêi ®óng

1. Mét trong nh÷ng nguån gèc cña t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ tiÕp thu:

a. Lßng nh©n ¸i, ®øc hy sinh cña Håi gi¸o.

b. C¸c gi¸ trÞ v¨n ho¸ tiÕn bé cña thêi kú Phôc h­ng.

c. Gi¸ trÞ truyÒn thèng d©n téc.

§¸p ¸n: c

2. Mét trong nh÷ng nguån gèc cña t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ tiÕp thu:

a. Tinh hoa v¨n ho¸ nh©n lo¹i.

b. C¸c gi¸ trÞ v¨n ho¸ tiÕn bé cña thêi kú Phôc h­ng.

c. Toµn bé t­ t­ëng cña c¸c nhµ khai s¸ng.

§¸p ¸n: a.

3. Mét trong nh÷ng nguån gèc cña t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ tiÕp thu:

a. T­ t­ëng cña v¨n ho¸ ph­¬ng §«ng.

b. T­ t­ëng cña v¨n ho¸ ph­¬ng T©y.

c. Chñ nghÜa M¸c-Lªnin.

§¸p ¸n: c.

4. Mét trong nh÷ng nguån gèc cña t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ dùa trªn:

a. PhÈm chÊt c¸ nh©n cña Hå ChÝ Minh.

b. Lßng nh©n ¸i, ®øc hy sinh cña Thiªn Chóa Gi¸o.

c. Lßng nh©n ¸i, ®øc hy sinh cña Håi gi¸o.

§¸p ¸n: a.

5. Mét trong nh÷ng truyÒn thèng tèt ®Ñp cña t­ t­ëng vµ v¨n ho¸ ViÖt Nam ®­îc Hå ChÝ Minh tiÕp thu ®Ó h×nh thµnh t­ t­ëng cña m×nh lµ:

a. Chñ nghÜa yªu n­íc ViÖt Nam.

b. Nh÷ng mÆt tÝch cùc cña Nho Gi¸o

c. T­ t­ëng vÞ tha cña PhËt gi¸o

§¸p ¸n : a.

6. Mét trong nh÷ng gi¸ trÞ cña v¨n ho¸ ph­¬ng §«ng ®­îc Hå ChÝ Minh tiÕp thu ®Ó h×nh thµnh t­ t­ëng cña m×nh lµ:

a. TruyÒn thèng ®oµn kÕt cña d©n téc ViÖt Nam.

b. Nh÷ng mÆt tÝch cùc cña Nho gi¸o.

c. Chñ nghÜa yªu n­íc ViÖt Nam .

§¸p ¸n: b.

7. Mét trong nh÷ng gi¸ trÞ cña v¨n ho¸ ph­¬ng T©y ®­îc Hå ChÝ Minh tiÕp thu ®Ó h×nh thµnh t­ t­ëng cña m×nh lµ:

a. T­ t­ëng v¨n ho¸ d©n chñ vµ c¸ch m¹ng cña c¸ch m¹ng Ph¸p vµ c¸ch m¹ng Mü.

b. Chñ nghÜa Tam d©n cña T«n Trung S¬n.

c. Lý t­ëng tù do, b×nh ®¼ng, b¸c ¸i vµ t­ t­ëng d©n chñ cña c¸c nhµ khai s¸ng Anh.

§¸p ¸n: a.

8. Giai ®o¹n h×nh thµnh t­ t­ëng yªu n­íc, th­¬ng nßi cña NguyÔn ¸i Quèc ®­îc tÝnh tõ:

a. Tr­íc n¨m 1911.

b. N¨m 1911 ®Õn n¨m 1920.

c. N¨m 1921 ®Õn n¨m 1930.

§¸p ¸n: a.

9. Giai ®o¹n t×m tßi con ®­êng cøu n­íc, gi¶i phãng d©n téc ®­îc tÝnh tõ:

a. N¨m 1890 ®Õn n¨m 1911.

b. N¨m 1911 ®Õn n¨m 1920.

c. N¨m 1921 ®Õn n¨m 1930.

§¸p ¸n: b.

10. Giai ®o¹n h×nh thµnh c¬ b¶n t­ t­ëng vÒ con ®­êng c¸ch m¹ng ViÖt Nam ®­îc tÝnh tõ:

a. N¨m 1911 ®Õn n¨m 1920.

b. N¨m 1921 ®Õn n¨m 1930.

c. N¨m 1930 ®Õn n¨m 1941.

§¸p ¸n: b.

11. Giai ®o¹n v­ît qua thö th¸ch, kiªn tr× con ®­êng ®· x¸c ®Þnh cho c¸ch m¹ng ViÖt Nam ®­îc tÝnh tõ:

a. N¨m 1911 ®Õn n¨m 1920.

b. N¨m 1921 ®Õn n¨m 1930.

c. N¨m 1930 ®Õn n¨m 1945.

§¸p ¸n: c.

12. Giai ®o¹n ph¸t triÓn vµ th¾ng lîi cña t­ t­ëng Hå ChÝ Minh ®­îc tÝnh tõ:

a. N¨m 1921 ®Õn n¨m 1930.

b. N¨m 1930 ®Õn n¨m 1941.

c. N¨m 1945 ®Õn n¨m 1969.

§¸p ¸n: c.

13. VÊn ®Ò d©n téc trong t­ t­ëng Hå ChÝ Minh trong thêi ®¹i c¸ch m¹ng v« s¶n lµ vÊn ®Ò:

a. D©n téc nãi chung.

b. D©n téc häc.

c. D©n téc thuéc ®Þa.

§¸p ¸n: c.

14. Thùc chÊt vÊn ®Ò d©n téc thuéc ®Þa trong t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ:

a. §Êu tranh gi¶i phãng c¸c d©n téc thuéc ®Þa khái sù ¸p bøc, thèng trÞ cña n­íc ngoµi, giµnh ®éc lËp d©n téc, thµnh lËp nhµ n­íc d©n téc ®éc lËp  vµ ®­a ®Êt n­íc ph¸t triÓn theo xu thÕ cña thêi ®¹i.

b. §ßi quyÒn tù do d©n chñ tèi thiÓu cho nh©n d©n.

c. B×nh ®¼ng d©n téc.

§¸p ¸n: a.

15. Mét trong nh÷ng néi dung c¬ b¶n cña b¶n Yªu s¸ch gåm t¸m ®iÓm cña NguyÔn ¸i Quèc göi ®Õn Héi nghÞ Vecxay (Ph¸p) lµ:

a. §ßi quyÒn tù do d©n chñ tèi thiÓu cho nh©n d©n.

b. §ßi quyÒn ®éc lËp d©n téc.

c. §ßi quyÒn tù trÞ cña d©n téc.

§¸p ¸n: a.

16. Mét trong nh÷ng néi dung c¬ b¶n cña b¶n Yªu s¸ch gåm t¸m ®iÓm cña NguyÔn ¸i Quèc göi ®Õn Héi nghÞ Vecxay (Ph¸p) lµ:

a. §ßi quyÒn b×nh ®¼ng ph¸p lý cho nh©n d©n.

b. §ßi quyÒn ®éc lËp d©n téc.

c. §ßi quyÒn tù trÞ cña d©n téc.

§¸p ¸n: a.

17. Néi dung c¬ b¶n cña B¶n Yªu s¸ch gåm t¸m ®iÓm do NguyÔn ¸i Quèc göi ®Õn Héi nghÞ Vecxay (Ph¸p) ®Ò cËp ®Õn vÊn ®Ò:

a. §ßi quyÒn tù do d©n chñ tèi thiÓu cho nh©n d©n.

b. §ßi quyÒn b×nh ®¼ng ph¸p lý cho nh©n d©n.

c. C¶ a & b.

§¸p ¸n: c.

18. Theo Hå ChÝ Minh ®éc lËp, tù do lµ:

a. QuyÒn thiªng liªng cña tÊt c¶ c¸c d©n téc.

b. QuyÒn bÊt kh¶ x©m ph¹m cña tÊt c¶ c¸c d©n téc.

c. QuyÒn thiªng liªng vµ bÊt kh¶ x©m ph¹m cña tÊt c¶ c¸c d©n téc.

§¸p ¸n: c.

19. VÊn ®Ò d©n téc trong t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ sù kÕt hîp nhuÇn nhuyÔn:

a. D©n téc víi giai cÊp.

b. §éc lËp d©n téc vµ chñ nghÜa x· héi.

c. Chñ nghÜa yªu n­íc víi chñ nghÜa quèc tÕ.

d. C¶ a, b, c.

§¸p ¸n: c.

20. Hå ChÝ Minh lµ ng­êi ®Êu tranh ®ßi quyÒn ®éc lËp cho:

a. D©n téc ViÖt Nam .

b. C¸c d©n téc thuéc ®Þa ë ph­¬ng §«ng.

c. D©n téc ViÖt Nam vµ tÊt c¶ c¸c d©n téc bÞ ¸p bøc trªn thÕ giíi.

§¸p ¸n: c.


21. Theo Hå ChÝ Minh, c¸ch m¹ng gi¶i phãng d©n téc muèn th¾ng lîi ph¶i:

a. §i theo con ®­êng cña cña c¸c bËc c¸ch m¹ng tiÒn bèi ViÖt Nam.

b. §i theo con ®­êng cña c¸ch m¹ng Ph¸p, Mü.

c. §i theo con ®­êng cña c¸ch m¹ng v« s¶n.

§¸p ¸n: c.

22. C¸ch m¹ng gi¶i phãng d©n téc muèn th¾ng lîi ph¶i:

a. Cã tæ chøc ®oµn thÓ l·nh ®¹o.

b. Cã §¶ng cña giai cÊp c«ng nh©n l·nh ®¹o.

c. Cã mét c¸ nh©n xuÊt s¾c l·nh ®¹o.

§¸p ¸n: b.

23. C¸ch m¹ng gi¶i phãng d©n téc lµ sù nghiÖp ®oµn kÕt cña:

a. Giai cÊp c«ng nh©n.

b. Giai cÊp c«ng nh©n vµ n«ng d©n

c. Toµn d©n, trªn c¬ së liªn minh c«ng-n«ng.

§¸p ¸n: c.

24. C¸ch m¹ng gi¶i phãng d©n téc muèn giµnh ®­îc th¾ng lîi cÇn ph¶i:

a. TiÕn hµnh chñ ®éng vµ s¸ng t¹o.

b. Dùa vµo sù th¾ng lîi cña c¸ch m¹ng ë c¸c n­íc thuéc ®Þa kh¸c.

c. Dùa vµo th¾ng lîi cña c¸ch m¹ng v« s¶n ë chÝnh quèc.

§¸p ¸n: a.

25. C¸ch m¹ng gi¶i phãng d©n téc muèn giµnh ®­îc th¾ng lîi ph¶i:

a. Thùc hiÖn b»ng con ®­êng b¹o lùc.

b. KÕt hîp lùc l­îng chÝnh trÞ cña quÇn chóng víi lùc l­îng vò trang nh©n d©n.

c. Thùc hiÖn b»ng con ®­êng b¹o lùc, kÕt hîp lùc l­îng chÝnh trÞ cña quÇn chóng víi lùc l­îng vò trang nh©n d©n.

§¸p ¸n: c.

26. B¹o lùc c¸ch m¹ng theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ:

a. §Êu tranh chÝnh trÞ.

b. §Êu tranh vò trang.

c. KÕt hîp ®Êu tranh chÝnh trÞ víi ®Êu tranh vò trang.

§¸p ¸n : c.

27. Trong t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, nhiÖm vô hµng ®Çu, trªn hÕt, tr­íc hÕt cña c¸ch m¹ng ViÖt Nam lµ :

a. Gi¶i phãng d©n téc.

b. Gi¶i phãng giai cÊp.

c. Gi¶i phãng con ng­êi.

§¸p ¸n: a.

28. Thùc chÊt cña gi¶i phãng giai cÊp theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ:

a. Xãa bá c¸c giai cÊp bãc lét víi tÝnh c¸ch lµ giai cÊp thèng trÞ x· héi.

b. Tiªu diÖt c¸ nh©n nh÷ng con ng­êi thuéc c¸c giai cÊp bãc lét.

c. C¶ a & b.

§¸p ¸n: a.

29. Trong t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, gi¶i phãng con ng­êi tr­íc hÕt lµ :

a. Gi¶i phãng quÇn chóng lao ®éng.

b. Gi¶i phãng giai cÊp c«ng nh©n.

c. Gi¶i phãng giai cÊp n«ng d©n.

§¸p ¸n: a.

30. Gi¶i phãng con ng­êi theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ:

a. Gi¶i phãng con ng­êi víi t­ c¸ch tõng c¸ nh©n.

b. Gi¶i phãng con ng­êi víi t­ c¸ch lµ c¶ loµi ng­êi.

c. Gi¶i phãng con ng­êi víi t­ c¸ch tõng c¸ nh©n vµ Gi¶i phãng con ng­êi víi t­ c¸ch lµ c¶ loµi ng­êi.

§¸p ¸n: c.

31. Gi¶i phãng d©n téc theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, xÐt vÒ thùc chÊt lµ:

a. §¸nh ®æ ¸ch ¸p bøc, thèng trÞ cña ®Õ quèc, thùc d©n giµnh ®éc lËp d©n téc.

b. Giµnh ®éc lËp d©n téc, h×nh thµnh nhµ n­íc d©n téc ®éc lËp.

c. §¸nh ®æ ¸ch ¸p bøc, thèng trÞ cña ®Õ quèc, thùc d©n giµnh ®éc lËp d©n téc, h×nh thµnh nhµ n­íc d©n téc ®éc lËp vµ tù do lùa chän con ®­êng ph¸t triÓn cña d©n téc phï hîp víi xu thÕ ph¸t triÓn cña thêi ®¹i.

§¸p ¸n: c.

32. C¸c lo¹i kÎ thï cÇn ph¶i ®¸nh ®æ trong qu¸ tr×nh gi¶i phãng d©n téc, gi¶i phãng giai cÊp, gi¶i phãng con ng­êi theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ:

a. §Õ quèc, thùc d©n vµ tay sai cña chóng.

b. NghÌo nµn dèt n¸t, l¹c hËu vµ chñ nghÜa c¸ nh©n d­íi mäi h×nh thøc.

c. C¶ a & b.

§¸p ¸n: c.

33. C¸c lùc l­îng thùc hiÖn gi¶i phãng d©n téc, gi¶i phãng giai cÊp, gi¶i phãng con ng­êi theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ:

a. §¶ng céng s¶n.

b. Khèi ®¹i ®oµn kÕt d©n téc, ®ßan kÕt toµn d©n mµ nßng cèt lµ liªn minh c«ng-n«ng-trÝ thøc.

c. C¸c lùc l­îng c¸ch m¹ng thÕ giíi.

d. C¶ a, b & c.

§¸p ¸n: d.

34. Néi dung cèt lâi cña t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ:

a. §éc lËp d©n téc g¾n liÒn víi chñ nghÜa x· héi.

b. Gi¶i phãng d©n téc.

c. Gi¶i phãng giai cÊp.

§¸p ¸n: a.

35. Néi dung cèt lâi cña t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ:

a. §éc lËp d©n téc.

b. Chñ nghÜa x· héi.

c. §éc lËp d©n téc g¾n liÒn víi chñ nghÜa x· héi.

§¸p ¸n: c.

36. Môc ®Ých cña t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ:

a. Gi¶i phãng d©n téc.

b. Gi¶i phãng giai cÊp vµ gi¶i phãng con ng­êi.

c. C¶ a & b.

§¸p ¸n: c.

37. Hå ChÝ Minh tiÕp cËn chñ nghÜa x· héi tõ:

a. Quan ®iÓm duy vËt lÞch sö cña chñ nghÜa M¸c-Lªnin.

b. Chñ nghÜa yªu n­íc vµ truyÒn thèng v¨n ho¸ d©n téc

c. C¶ a & b.

§¸p ¸n: c.

38. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, chÕ ®é chÝnh trÞ mµ chóng ta x©y dùng lµ chÕ ®é:

a. Do giai cÊp c«ng nh©n lµm chñ.

b. Do giai cÊp n«ng d©n lµm chñ.

c. Do nh©n d©n lµm chñ.

§¸p ¸n: c.

39. Theo Hå ChÝ Minh, nÒn kinh tÕ mµ chóng ta x©y dùng ph¶i ®­îc t¹o lËp trªn c¬ së:

a. NÒn n«ng nghiÖp hiÖn ®¹i.

b. NÒn c«ng nghiÖp hiÖn ®¹i.

c. ChÕ ®é c«ng h÷u vÒ t­ liÖu s¶n xuÊt.

§¸p ¸n: c.

40. Theo Hå ChÝ Minh, trong thêi kú qu¸ ®é cßn tån t¹i h×nh thøc:

a. Së h÷u cña nhµ n­íc vµ së h÷u cña hîp t¸c x·

b. Së h÷u cña ng­êi lao ®éng riªng lÎ vµ së h÷u cña nhµ t­ b¶n

c. C¶ a & b.

§¸p ¸n: c.

41. Theo Hå ChÝ Minh, trong thêi kú qu¸ ®é, nÒn kinh tÕ ph¶i ®¶m b¶o cho nã ph¸t triÓn ­u tiªn lµ:

a. Kinh tÕ hîp t¸c x·.

b. Kinh tÕ t­ b¶n t­ nh©n.

c. Kinh tÕ quèc doanh.

§¸p ¸n: c.

42. Theo Hå ChÝ Minh muèn x©y dùng chñ nghÜa x· héi, tr­íc hÕt cÇn cã:

a. C¬ së vËt chÊt v÷ng ch¾c.

b. Con ng­êi n¨ng ®éng, s¸ng t¹o.

c. Con ng­êi x· héi chñ nghÜa.

§¸p ¸n: c.

43. Theo Hå ChÝ Minh ®éng lùc quan träng vµ bao trïm nhÊt lµ:

a. Vèn.

b. Tµi nguyªn thiªn nhiªn.

c. Con ng­êi.

§¸p ¸n: c.

44. §Ó ph¸t huy ®éng lùc con ng­êi, theo Hå ChÝ Minh cÇn ph¶i:

a. Ph¸t huy søc m¹nh ®oµn kÕt cña c¶ céng ®ång d©n téc.

b. Ph¸t huy søc m¹nh cña c¸ nh©n con ng­êi.

c. C¶ a & b.

§¸p ¸n: c.

45. Theo Hå ChÝ Minh, ®éng lùc chñ yÕu ®Ó ph¸t triÓn ®Êt n­íc lµ:

a. Søc m¹nh ®oµn kÕt cña c¶ céng ®ång d©n téc.

b. Søc m¹nh cña c¸ nh©n con ng­êi

c. Søc m¹nh thêi ®¹i.

§¸p ¸n: a.

46. §Ó ph¸t huy søc m¹nh cña c¸ nh©n ng­êi lao ®éng, theo Hå ChÝ Minh  cÇn ph¶i:

a. T¸c ®éng vµo nhu cÇu vµ lîi Ých cña con ng­êi.

b. T¸c ®éng vµo c¸c ®éng lùc chÝnh trÞ-tinh thÇn.

c. C¶ a & b.

§¸p ¸n: c.

47. Muèn ph¸t huy ®éng lùc cña chñ nghÜa x· héi, theo Hå ChÝ Minh cÇn ph¶i chèng:

a. Chñ nghÜa c¸ nh©n, tham «, l·ng phÝ, quan liªu.

b. Chia rÏ, bÌ ph¸i, mÊt ®oµn kÕt, v« kû luËt, chñ quan, b¶o thñ, gi¸o ®iÒu, l­êi biÕng.

c. C¶ a & b.

§¸p ¸n: c.

48. §Ó ®i lªn chñ nghÜa x· héi, theo Hå ChÝ Minh, n­íc ta ph¶i tr¶i qua:

a. Ph­¬ng thøc qu¸ ®é trùc tiÕp (tõ chñ nghÜa t­ b¶n ph¸t triÓn lªn chñ nghÜa x· héi).

b. Ph­¬ng thøc qu¸ ®é gi¸n tiÕp (tõ mét n­íc tiÒn t­ b¶n chñ nghÜa ®i lªn chñ nghÜa x· héi).

c. C¶ a & b.

§¸p ¸n: b.

49. Theo Hå ChÝ Minh, ®Æc ®iÓm c¬ b¶n nhÊt cña n­íc ta trong thêi kú qu¸ ®é lµ:

a. Tõ mét n­íc n«ng nghiÖp l¹c hËu tiÕn th¼ng lªn chñ nghÜa x· héi kh«ng ph¶i tr¶i qua giai ®o¹n ph¸t triÓn t­ b¶n chñ nghÜa.

b. BÞ chiÕn tranh tµn ph¸ nÆng nÒ.

c. C¶ a & b.

§¸p ¸n: a.

50. C¨n cø vµo thùc tiÔn x©y dùng chñ nghÜa x· héi ë ViÖt Nam, theo Hå ChÝ Minh, ®é dµi cña thêi kú qu¸ ®é lªn chñ nghÜa x· héi ë n­íc ta lµ:

a. 15 n¨m.

b. 20 n¨m.

c. L©u dµi.

§¸p ¸n: c.

51. Theo Hå ChÝ Minh, nhiÖm vô lÞch sö cña thêi kú qu¸ ®é ë n­íc ta lµ ph¶i:

a. X©y dùng nÒn t¶ng vËt chÊt vµ kü thuËt cña chñ nghÜa x· héi.

b. C¶i t¹o nÒn kinh tÕ cò vµ x©y dùng nÒn kinh tÕ míi.

c. C¶ a & b.

§¸p ¸n: c.

52. §Ó b¶o ®¶m thùc hiÖn th¾ng lîi chñ nghÜa x· héi ë ViÖt Nam trong thêi kú qu¸ ®é, theo Hå ChÝ Minh ph¶i:

a. Gi÷ v÷ng vµ t¨ng c­êng vai trß l·nh ®¹o cña §¶ng; n©ng cao vai trß qu¶n lý cña nhµ n­íc.

b. Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc, chñ ®éng cña c¸c tæ chøc chÝnh trÞ-x· héi; x©y dùng ®éi ngò c¸n bé ®ñ ®øc vµ tµi.

c. C¶ a & b.

§¸p ¸n: c.

53. Theo Hå ChÝ Minh, vÒ b­íc ®i trong thêi kú qu¸ ®é, chóng ta ph¶i:

a. Tr¶i qua nhiÒu b­íc.

b. Lµm thËt mau vµ rÇm ré

c. C¶ a & b.

§¸p ¸n: a.

54. Theo Hå ChÝ Minh, vÒ b­íc ®i trong thêi kú qu¸ ®é, chóng ta ph¶i:

a. Theo b­íc ®i cña c¸c n­íc x· héi chñ nghÜa.

b. C¨n cø vµo ®Æc ®iÓm lÞch sö cô thÓ cña n­íc ta tõ ®ã cã b­íc ®i phï hîp

c. C¨n cø vµo ®Æc ®iÓm lÞch sö cô thÓ cña n­íc ta tõ ®ã cã b­íc ®i phï hîp, ®i b­íc nµo v÷ng ch¾c b­íc Êy.

§¸p ¸n: c.

55. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, ®Ó x¸c ®Þnh b­íc ®i vµ t×m c¸ch lµm cña chñ nghÜa x· héi phï hîp víi ViÖt Nam cÇn ph¶i:

a. Qu¸n triÖt c¸c nguyªn lý c¬ b¶n cña chñ nghÜa M¸c-Lªnin vÒ x©y dùng chÕ ®é míi, cã thÓ tham kh¶o, häc tËp kinh nghiÖm cña c¸c n­íc an hem.

b. XuÊt ph¸t tõ ®iÒu kiÖn thùc tÕ, ®Æc ®iÓm d©n téc, nhu cÇu vµ kh¶ n¨ng thùc tÕ cña nh©n d©n.

c. C¶ a & b.

§¸p ¸n: c.

56. Theo Hå ChÝ Minh, c¸ch lµm cña chñ nghÜa x· héi lµ:

a. §em cña d©n, tµi d©n, søc d©n lµm lîi cho d©n.

b. Nhµ n­íc ph¶i ban ph¸t tõ trªn xuèng.

c. Ph¶i dùa vµo sù gióp ®ì cña c¸c n­íc x· héi chñ nghÜa.

§¸p ¸n: a.

57. T­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ §¶ng céng s¶n ®­îc h×nh thµnh trªn c¬ së:

a. Lý luËn.

b. Thùc tiÔn.

c. C¶ a & b.

§¸p ¸n: c.

58. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, nh©n tè quyÕt ®Þnh hµng ®Çu ®Ó ®­a c¸ch m¹ng ViÖt Nam ®Õn th¾ng lîi lµ:

a. §oµn kÕt d©n téc .

b. §oµn kÕt giai cÊp.

c. Ph¶i cã §¶ng céng s¶n.

§¸p ¸n: c.

59. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, §¶ng céng s¶n ViÖt Nam lµ s¶n phÈm cña sù kÕt hîp gi÷a:

a. Chñ nghÜa M¸c-Lªnin víi phong trµo c«ng nh©n.

b. Phong trµo c«ng nh©n víi phong trµo yªu n­íc.

c. Chñ nghÜa M¸c-Lªnin víi phong trµo c«ng nh©n vµ phong trµo yªu n­íc.

§¸p ¸n: c.

60. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam lµ §¶ng cña:

a. Giai cÊp c«ng nh©n .

b. Nh©n d©n lao ®éng.

c. Giai cÊp c«ng nh©n, cña nh©n d©n lao ®éng vµ cña d©n téc ViÖt Nam.

§¸p ¸n: c.

61. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, nÒn t¶ng t­ t­ëng cña §¶ng ph¶i dùa trªn:

a.  Chñ nghÜa M¸c-Lªnin.

b. Nguyªn t¾c tËp trung d©n chñ.

c. Nguyªn t¾c phª b×nh vµ tù phª b×nh.

§¸p ¸n: a.

62. T­ t­ëng ®¹i ®oµn kÕt d©n téc cña Hå ChÝ Minh h×nh thµnh trªn c¬ së:

a. Tõ truyÒn thèng yªu n­íc, nh©n ¸i, tinh thÇn cè kÕt céng ®ång d©n téc ViÖt Nam.

b. Tõ quan ®iÓm cña chñ nghÜa M¸c-Lªnin vÒ c¸ch m¹ng gi¶i phãng d©n téc, vÒ vai trß cña quÇn chóng nh©n d©n trong c¸ch m¹ng.

c. Tõ tæng kÕt nh÷ng kinh nghiÖm thµnh c«ng vµ thÊt b¹i cña c¸c phong trµo yªu n­íc, phong trµo c¸ch m¹ng ViÖt Nam vµ thÕ giíi.

d. C¶ a, b & c.

§¸p ¸n: d.

63. T­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ ®¹i ®oµn kÕt d©n téc gåm:

a. 3 luËn ®iÓm.

b. 4 luËn ®iÓm.

c. 5 luËn ®iÓm.

d. 6 luËn ®iÓm.

§¸p ¸n: b.

64. Trong t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, ®¹i ®oµn kÕt d©n téc:

a. Lµ vÊn ®Ò c¬ b¶n cã ý nghÜa chiÕn l­îc.

b. Lµ vÊn ®Ò quyÕt ®Þnh thµnh c«ng cña c¸ch m¹ng.

c. Lµ vÊn ®Ò c¬ b¶n cã ý nghÜa chiÕn l­îc, quyÕt ®Þnh thµnh c«ng cña c¸ch m¹ng.

d. C¶ a, b & c.

§¸p ¸n: c.

65. Trong t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, ®¹i ®oµn kÕt d©n téc:

a. Lµ môc tiªu cña c¸ch m¹ng.

b. Lµ nhiÖm vô hµng ®Çu cña c¸ch m¹ng.

c. Lµ môc tiªu, nhiÖm vô hµng ®Çu cña c¸ch m¹ng.

§¸p ¸n: c.

66.  Trong t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, ®¹i ®oµn kÕt d©n téc lµ:

a. §oµn kÕt c«ng-n«ng.

b. §oµn kÕt c«ng-n«ng-lao ®éng trÝ ãc.

c. §¹i ®oµn kÕt toµn d©n.

d. §oµn kÕt c«ng-n«ng vµ c¸c tÇng líp x· héi kh¸c.

§¸p ¸n: c.

67. Trong t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, nÒn t¶ng cña khèi ®¹i ®oµn kÕt d©n téc lµ:

a. Liªn minh c«ng-n«ng

b. Liªn minh c«ng-n«ng, lao ®éng trÝ ãc.

c. Liªn minh c«ng-n«ng vµ c¸c tÇng líp lao ®éng kh¸c.

d. Liªn minh c«ng-n«ng vµ c¸c lùc l­îng yªu n­íc kh¸c.

§¸p ¸n: b.

68. Trong MÆt trËn d©n téc thèng nhÊt, §¶ng Céng s¶n lµ:

a. Thµnh viªn cña MÆt trËn d©n téc thèng nhÊt.

b. Lùc l­îng l·nh ®¹o MÆt trËn d©n téc thèng nhÊt.

c. Võa lµ thµnh viªn, võa lµ lùc l­îng l·nh ®¹o MÆt trËn d©n téc thèng nhÊt.

d. §¹i biÓu cña giai cÊp c«ng nh©n trong MÆt trËn d©n téc thèng nhÊt.

§¸p ¸n: c.


69. Søc m¹nh d©n téc trong t­ t­ëng Hå ChÝ Minh bao gåm:

a. Chñ nghÜa yªu n­íc ViÖt Nam.

b. V¨n ho¸ truyÒn thèng ViÖt Nam.

c. Tinh thÇn ®oµn kÕt, ý thøc ®Êu tranh cho ®éc lËp, tù do.

d. ý thøc tù lùc, tù c­êng.

e. C¶ a, b, c & d.

§¸p ¸n: e.

70. Søc m¹nh d©n téc trong t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, gåm:

a. Søc m¹nh liªn minh chiÕn ®Êu gi÷a lao ®éng ë c¸c thuéc ®Þa vµ lao ®éng thuéc ®Þa víi v« s¶n chÝnh quèc.

b. Søc m¹nh cña giai cÊp v« s¶n, c¸ch m¹ng v« s¶n vµ §¶ng Céng s¶n.

c. Søc m¹nh cña 3 dßng th¸c c¸ch m¹ng vµ tiÕn bé khoa häc c«ng nghÖ.

d. C¶ a, b & c.

§¸p ¸n: c.

71. T­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ kÕt hîp søc m¹nh d©n téc víi søc m¹nh thêi ®¹i thÓ hiÖn trong:

a. 3 luËn ®iÓm.

b. 4 luËn ®iÓm.

c. 5 luËn ®iÓm.

d. 6 luËn ®iÓm.

§¸p ¸n: b.

72. T­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ §¶ng Céng s¶n thÓ hiÖn trong:

a. 4 luËn ®iÓm.

b. 5 luËn ®iÓm.

c. 6 luËn ®iÓm.

d. 7 luËn ®iÓm.

§¸p ¸n: d.

73. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, luËn ®iÓm §¶ng Céng s¶n lµ nh©n tè quyÕt ®Þnh hµng ®Çu ®Ó ®­a c¸ch m¹ng ViÖt Nam ®i ®Õn th¾ng lîi lµ:

a. X¸c ®Þnh vÞ thÕ cÇm quyÒn cña §¶ng

b. X¸c ®Þnh vai trß l·nh ®¹o cña §¶ng.

c. X¸c ®Þnh môc ®Ých cña §¶ng.

d. X¸c ®Þnh nhiÖm vô cña §¶ng.

§¸p ¸n: b.

74. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam lµ s¶n phÈm cña sù kÕt hîp gi÷a:

a. Chñ nghÜa M¸c víi phong trµo c¸ch m¹ng ViÖt Nam.

b. Chñ nghÜa M¸c-Lªnin víi phong trµo c«ng nh©n.

c. Chñ nghÜa M¸c-Lªnin víi phong trµo yªu n­íc ViÖt Nam.

d. Chñ nghÜa M¸c-Lªnin víi phong trµo c«ng nh©n vµ phong trµo yªu n­íc ViÖt Nam.

§¸p ¸n: d.

75. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, luËn ®iÓm §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam lµ “§¶ng cña giai cÊp c«ng nh©n, ®ång thêi lµ §¶ng cña d©n téc ViÖt Nam” nh»m:

a. X¸c ®Þnh vÞ thÕ cÇm quyÒn cña §¶ng.

b. X¸c ®Þnh b¶n chÊt giai cÊp cña §¶ng.

c. X¸c ®Þnh chøc n¨ng cña §¶ng.

d. X¸c ®Þnh vai trß l·nh ®¹o cña §¶ng.

§¸p ¸n: b.

76. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, luËn ®iÓm §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam lµ s¶n phÈm cña sù kÕt hîp gi÷a chñ nghÜa M¸c-Lªnin víi phong trµo c«ng nh©n vµ phong trµo yªu n­íc lµ:

a. X¸c ®Þnh nhiÖm vô cña §¶ng.

b. X¸c ®Þnh b¶n chÊt cña §¶ng.

c. X¸c ®Þnh nguån gèc ra ®êi cña §¶ng.

d. X¸c ®Þnh n¨ng lùc cña §¶ng.

§¸p ¸n: c.

77. B¶n chÊt giai cÊp c«ng nh©n cña §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam thÓ hiÖn ë:

a. Sè l­îng §¶ng viªn trong §¶ng.

b. Tr×nh ®é §¶ng viªn trong §¶ng.

c. NÒn t¶ng lý luËn, môc tiªu, ®­êng lèi, nguyªn t¾c tæ chøc cña §¶ng.

d. C¶ a, b & c.

§¸p ¸n: c.

78. Theo Hå ChÝ Minh, §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam ph¶i lÊy chñ nghÜa M¸c-Lªnin “lµm cèt” nghÜa lµ:

a. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam ph¶i lÊy chñ nghÜa M¸c-Lªnin lµm nÒn t¶ng t­ t­ëng.

b. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam ph¶i lÊy chñ nghÜa M¸c-Lªnin lµm chñ tr­¬ng, ®­êng lèi.

c. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam ph¶i lÊy chñ nghÜa M¸c-Lªnin lµm häc thuyÕt cña §¶ng.

d. C¶ a, b & c.

§¸p ¸n: a.

79. Nguyªn t¾c x©y dùng §¶ng kiÓu míi theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ:

a. TËp trung d©n chñ.

b. TËp thÓ l·nh ®¹o, c¸ nh©n phô tr¸ch.

c. Tù phª b×nh vµ phª b×nh.

d. Kû luËt nghiªm minh vµ tù gi¸c.

e. §oµn kÕt thèng nhÊt trong §¶ng.

f. C¶ a, b, c, d & e.

§¸p ¸n: f.

80. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam ph¶i ®­îc x©y dùng theo:

a. 3 nguyªn t¾c.

b. 4 nguyªn t¾c.

c. 5 nguyªn t¾c.

d. 6 nguyªn t¾c.

§¸p ¸n: c.

81. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam võa lµ ng­êi l·nh ®¹o, võa lµ ng­êi ®Çy tí trung thµnh cña nh©n d©n, §¶ng ph¶i ch¨m lo mèi quan hÖ gi÷a §¶ng víi d©n lµ nh»m:

a. X¸c ®Þnh vÞ thÕ cÇm quyÒn cña §¶ng.

b. X¸c ®Þnh ph­¬ng thøc cÇm quyÒn cña §¶ng.

c. X¸c ®Þnh n¨ng lùc cÇm quyÒn cña §¶ng.

d. C¶ a, b & c.

§¸p ¸n: d.

82. Nhµ n­íc cña d©n theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh nghÜa lµ:

a. Mäi quyÒn lùc trong nhµ n­íc vµ trong x· héi ®Òu thuéc vÒ nh©n d©n.

b. Mäi c«ng viÖc cña nhµ n­íc do d©n quyÕt ®Þnh.

c. §¹i biÓu cña nhµ n­íc do d©n bÇu ra.

d. C¶ a & b.

§¸p ¸n: a.

83. Nhµ n­íc do d©n theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh:

a. §¹i biÓu cña nhµ n­íc do d©n lùa chän.

b. D©n ñng hé, gióp ®ì, ®ãng thuÕ ®Ó nhµ n­íc chi tiªu, ho¹t ®éng.

c. D©n cã quyÒn kiÓm so¸t, gi¸m s¸t, b·i miÔn nÕu ®¹i biÓu kh«ng lµm trßn sù uû th¸c cña d©n.

d. Nhµ n­íc ph¶i liªn hÖ chÆt chÏ víi d©n.

e. C¶ a, b, c &d.

§¸p ¸n: e.

84. Nhµ n­íc v× d©n theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ:

a. Phôc vô v× lîi Ých vµ nguyÖn väng chÝnh ®¸ng cña nh©n d©n.

b. Mäi chñ tr­¬ng, chÝnh s¸ch, ph¸p luËt ®Òu xuÊt ph¸t tõ lîi Ých cña d©n.

c. Nhµ n­íc trong s¹ch, kh«ng cã bÊt cø mét ®Æc quyÒn, ®Æc lîi nµo.

d. D©n lµ chñ, chÝnh phñ lµ ®Çy tí.

e. C¶ a, b, c & d.

§¸p ¸n: e.

85. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, nhµ n­íc ta mang b¶n chÊt:

a. Giai cÊp c«ng-n«ng.

b. Giai cÊp c«ng nh©n.

c. Giai cÊp n«ng d©n.

d. C¶ a, b, c & d.

§¸p ¸n: d.

86. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, b¶n chÊt giai cÊp c«ng nh©n cña nhµ n­íc ta quyÕt ®Þnh ë chç:

a. Nhµ n­íc ta do §¶ng cña giai cÊp c«ng nh©n l·nh ®¹o.

b. Nhµ n­íc ta ®Þnh h­íng ®i lªn chñ nghÜa x· héi.

c. Nguyªn t¾c tæ chøc vµ ho¹t ®éng cña nhµ n­íc ta lµ nguyªn t¾c tËp trung d©n chñ.

d. C¶ a, b & c.

§¸p ¸n: d.

87. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, b¶n chÊt giai cÊp c«ng nh©n cña nhµ n­íc ta thèng nhÊt víi tÝnh nh©n d©n vµ tÝnh d©n téc ë chç:

a. Nhµ n­íc ta ra ®êi lµ kÕt qu¶ cña qu¸ tr×nh ®Êu tranh l©u dµi, gian khæ, víi sù hy sinh x­¬ng m¸u cña nhiÒu thÕ hÖ c¸ch m¹ng.

b. Nhµ n­íc ta b¶o vÖ lîi Ých cña nh©n d©n, lÊy lîi Ých cña d©n téc lµm nÒn t¶ng.

c. Nhµ n­íc ta ®øng ra ®¶m nhiÖm nhiÖm vô lÞch sö, l·nh ®¹o nh©n d©n ta tiÕn hµnh c¸c cuéc kh¸ng chiÕn chèng ngo¹i x©m vµ b¶o vÖ Tæ quèc.

d. C¶ a, b & c.

§¸p ¸n: d.

88. Mét nhµ n­íc ph¸p quyÒn cã hiÖu lùc ph¸p lý m¹nh mÏ theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh ph¶i lµ:

a. Mét nhµ n­íc hîp hiÕn.

b. Mét nhµ n­íc qu¶n lý ®Êt n­íc b»ng ph¸p luËt vµ chó träng ®­a ph¸p luËt vµo cuéc sèng.

c. Mét nhµ n­íc cã ®éi ngò c¸n bé, c«ng chøc cã ®ñ ®øc, tµi.

d. C¶ a, b, c & d.

§¸p ¸n: d.

89. Mét nhµ n­íc ph¸p quyÒn cã hiÖu lùc ph¸p lý m¹nh mÏ theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh ph¶i lµ:

a. Mét nhµ n­íc hîp hiÕn.

b. Mét nhµ n­íc thèng nhÊt, cã chñ quyÒn quèc gia.

c. Mét nhµ n­íc cña d©n, do d©n, v× d©n.

d. Mét nhµ n­íc kh«ng cã tiªu cùc, kh«ng cã ®Æc quyÒn ®Æc lîi.

§¸p ¸n: a.

90. T­ t­ëng ®¹o ®øc Hå ChÝ Minh b¾t nguån tõ:

a. TruyÒn thèng ®¹o ®øc d©n téc ViÖt Nam.

b. KÕ thõa t­ t­ëng ®¹o ®øc ph­¬ng §«ng vµ tinh hoa v¨n ho¸ nh©n lo¹i.

c. T­ t­ëng ®¹o ®øc vµ nh÷ng tÊm g­¬ng ®¹o ®øc cña M¸c, ¡ngghen, Lªnin

d. C¶ a, b & c.

§¸p ¸n: d.

91. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, ®¹o ®øc cã vai trß:

a. Lµ nÒn t¶ng lý luËn cña ng­êi c¸ch m¹ng.

b. Lµ c¸i gèc, lµ nÒn t¶ng cña ng­êi c¸ch m¹ng.

c. Lµ ®Þnh h­íng lý t­ëng cña ng­êi c¸ch m¹ng.

d. Lµ c¬ së t­ t­ëng cña ng­êi c¸ch m¹ng.

§¸p ¸n: b.

92. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, con ng­êi ViÖt Nam trong thêi ®¹i míi ph¶i cã:

a. 3 phÈm chÊt c¬ b¶n

b. 4 phÈm chÊt c¬ b¶n.

c. 5 phÈm chÊt c¬ b¶n.

d. 6 phÈm chÊt c¬ b¶n.

§¸p ¸n: b.

93. PhÈm chÊt ®¹o ®øc c¬ b¶n cña con ng­êi ViÖt Nam trong thêi ®¹i míi theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ:

a. Trung víi n­íc, hiÕu víi d©n.

b. Yªu th­¬ng con ng­êi.

c. CÇn, kiÖm, liªm, chÝnh, chÝ c«ng v« t­.

d. Cã tinh thÇn quèc tÕ trong s¸ng.

e. C¶ a, b, c & d.

§¸p ¸n: e.

94. Nguyªn t¾c x©y dùng ®¹o ®øc míi theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh gåm:

a. 2 nguyªn t¾c.

b. 3 nguyªn t¾c.

c. 4 nguyªn t¾c.

d. 5 nguyªn t¾c.

§¸p ¸n: b.


95. Theo Hå ChÝ Minh, muèn x©y dùng ®¹o ®øc míi ph¶i:

a. Nãi ®i ®«i víi lµm.

b. X©y ®i ®«i víi chèng.

c. Tu d­ìng ®¹o ®øc suèt ®êi.

d. C¶ a, b & c.

§¸p ¸n: d.

96. Con ng­êi theo quan niÖm cña Hå ChÝ Minh lµ:

a. §éng lùc cña c¸ch m¹ng.

b. Vèn quý cña c¸ch m¹ng.

c. Vèn quý nhÊt, nh©n tè quyÕt ®Þnh thµnh c«ng cña c¸ch m¹ng.

d. Vèn quý nhÊt, nh©n tè quan träng cña c¸ch m¹ng.

§¸p ¸n: c.

97. Kh¸i niÖm con ng­êi trong t­ t­ëng Hå ChÝ Minh ®Ó chØ:

a. Mét con ng­êi cô thÓ.

b. Mét céng ®ång ng­êi.

c. Con ng­êi cô thÓ g¾n víi hoµn c¶nh lÞch sö cô thÓ.

d. C¶ a, b & c.

§¸p ¸n: c.

98. §Þnh nghÜa vÒ v¨n ho¸ theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh ®· chØ ra:

a. Nguån gèc cña v¨n ho¸.

b. Môc tiªu cña v¨n ho¸.

c. C¸c bé phËn hîp thµnh v¨n ho¸.

d. Chøc n¨ng cña v¨n ho¸.

e. C¶ a, b, c & d.

§¸p ¸n: e.

99. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, v¨n ho¸ cã chøc n¨ng:

a. Båi d­ìng t­ t­ëng ®óng ®¾n vµ t×nh c¶m cao ®Ñp cho con ng­êi.

b. N©ng cao d©n trÝ.

c. Båi d­ìng nh÷ng phÈm chÝnh tèt ®Ñp, nh÷ng phong c¸ch, lèi sèng lµnh m¹nh, lu«n h­íng con ng­êi v­¬n tíi c¸i ch©n, c¸i thiÖn, c¸i mü, kh«ng ngõng hoµn thiÖn b¶n th©n m×nh.

d. C¶ a, b & c.

§¸p ¸n: d.

100. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, v¨n ho¸ cã:

a. 2 lÜnh vùc chÝnh.

b. 3 lÜnh vùc chÝnh.

c. 4 lÜnh vùc chÝnh.

d. 5 lÜnh vùc chÝnh.

§¸p ¸n: b.

101. Theo Hå ChÝ Minh, lÜnh vùc chÝnh cña v¨n ho¸ lµ:

a. V¨n ho¸ gi¸o dôc.

b. V¨n ho¸ v¨n nghÖ.

c. V¨n ho¸ ®êi sèng.

d. C¶ a, b & c.

§¸p ¸n: d.

102. LuËn ®iÓm "§oµn kÕt, ®oµn kÕt, ®¹i ®oµn kÕt; Thµnh c«ng, thµnh c«ng, ®¹i thµnh c«ng" cña Hå ChÝ Minh ®­îc trÝch tõ t¸c phÈm:

a. Bµi nãi chuyÖn trong buæi lÔ bÕ m¹c §¹i héi thµnh lËp MÆt trËn Tæ quèc ViÖt Nam.

b. Bµi nãi chuyÖn t¹i Héi nghÞ më réng Uû ban Trung ­¬ng MÆt trËn Tæ quèc ViÖt Nam.

c. Bµi nãi chuyÖn t¹i §¹i héi ®¹i biÓu MÆt trËn Tæ quèc ViÖt Nam lÇn thø II.

§¸p ¸n: a.

103. LuËn ®iÓm “Lao ®éng tÊt c¶ c¸c n­íc ®oµn kÕt l¹i” lµ cña:

a. C. M¸c

b. Ph. ¡ngghen

c. V.I.Lªnin

d. Hå ChÝ Minh.

§¸p ¸n: d.

104. KhÈu hiÖu chiÕn l­îc: "Giai cÊp v« s¶n tÊt c¶ c¸c n­íc vµ c¸c d©n téc bÞ ¸p bøc, ®oµn kÕt l¹i" lµ cña:

a. C¸c M¸c.   

b. Ph. ¡ngGhen

c. V.I.Lªnin.

d. Hå ChÝ Minh.

§¸p ¸n: c.

105. Lùc l­îng chñ yÕu cña khèi ®¹i ®oµn kÕt d©n téc theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ:

a. C«ng nh©n

b. C«ng nh©n, n«ng d©n

c. Häc trß, nhµ bu«n

d. C«ng nh©n, n«ng d©n, lao ®éng trÝ ãc.

§¸p ¸n: d.

106. LuËn ®iÓm “C«ng cuéc gi¶i phãng anh em chØ cã thÓ thùc hiÖn b»ng sù nç lùc cña b¶n th©n anh em” lµ cña:

a. C¸c M¸c   

b. Ph. ¡ngGhen

c. V. I. Lªnin.

d. Hå ChÝ Minh.

§¸p ¸n: d.

107. LuËn ®iÓm “Chñ nghÜa t­ b¶n lµ mét con ®Øa cã mét c¸i vßi b¸m vµo giai cÊp v« s¶n ë chÝnh quèc vµ mét c¸i vßi kh¸c b¸m vµo giai cÊp v« s¶n ë c¸c thuéc ®Þa. NÕu muèn giÕt con vËt Êy, ng­êi ta ph¶i ®ång thêi c¾t c¶ hai vßi” cña Hå ChÝ Minh ®­îc trÝch tõ t¸c phÈm:

a. B¶n ¸n chÕ ®é thùc d©n Ph¸p.

b. §­êng c¸ch mÖnh.

c. B¸o Ng­êi cïng khæ.

§¸p ¸n: c.

108. LuËn ®iÓm “chñ nghÜa d©n téc lµ ®éng lùc lín cña ®Êt n­íc” cña Hå ChÝ Minh ®­îc trÝch tõ t¸c phÈm:

a. B¸o c¸o vÒ B¾c kú, Trung kú vµ Nam kú.

b. §­êng c¸ch mÖnh.

c. B¶n ¸n chÕ ®é thùc d©n Ph¸p.

§¸p ¸n: a.

109. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, §¶ng ph¶i th­êng xuyªn tù ®æi míi, tù chØnh ®èn vÒ mÆt:

a. ChÝnh trÞ

b. T­ t­ëng

c. Tæ chøc

d. C¶ a, b & c.

§¸p ¸n: d.

110. §¶ng céng s¶n ViÖt Nam trë thµnh §¶ng cÇm quyÒn tõ n¨m:

a. 1930

b. 1931

b. 1945

c. 1975

§¸p ¸n: b.

111. Trong nh÷ng luËn ®iÓm sau ®©y, luËn ®iÓm nµo lµ cña Hå ChÝ Minh:

a. V« s¶n tÊt c¶ c¸c n­íc, ®oµn kÕt l¹i.

b. V« s¶n tÊt c¶ c¸c n­íc vµ c¸c d©n téc bÞ ¸p bøc ®oµn kÕt l¹i.

c. V« s¶n tÊt c¶ c¸c n­íc liªn hiÖp l¹i.

d. Lao ®éng tÊt c¶ c¸c n­íc ®oµn kÕt l¹i.

§¸p ¸n: d.

112. Trong nh÷ng luËn ®iÓm sau ®©y, luËn ®iÓm nµo thÓ hiÖn t­ t­ëng dùa vµo søc m×nh lµ chÝnh:

a. C«ng cuéc gi¶i phãng anh em chØ cã thÓ thùc hiÖn ®­îc b»ng sù nç lùc cña b¶n th©n anh em.

b. §em søc ta mµ tù gi¶i phãng cho ta.

c. C¶ a, b.

§¸p ¸n: c.

PhÇn II. §iÒn vµo chç trèng nh÷ng ®o¹n, tõ thÝch hîp

1. T­ t­ëng Hå ChÝ Minh… (1) cho cuéc ®Êu tranh cña nh©n d©n ta ...(2) th¾ng lîi, lµ… (3) tinh thÇn to lín cña §¶ng vµ d©n téc ta.

§¸p ¸n: 1: soi ®­êng; 2: giµnh; 3: tµi s¶n.

2. … (1) cèt lâi cña t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ…(2) g¾n liÒn víi…(3)

§¸p ¸n. 1: Néi dung ; 2: ®éc lËp d©n téc; 3: chñ nghÜa x· héi.

3. N¨m 1919, NguyÔn ¸i Quèc nh©n danh nh÷ng ng­êi ViÖt Nam yªu n­íc göi tíi Héi nghÞ VÐcx©y b¶n…(1), ®ßi… (2) tù do, d©n chñ …(3) cho ViÖt Nam.

§¸p ¸n. 1: Yªu s¸ch cña nh©n d©n An Nam; 2: c¸c quyÒn; 3:  tèi thiÓu.

4. Th¸ng 7/1920, NguyÔn ¸i Quèc ®· ®äc…(1) cña Lªnin, Ng­êi ®·... (2) con ®­êng ch©n chÝnh cho … (3) cøu n­íc vµ gi¶i phãng d©n téc.

§¸p ¸n. 1: S¬ th¶o lÇn thø nhÊt nh÷ng luËn c­¬ng vÒ vÊn ®Ò d©n téc vµ vÊn ®Ò thuéc ®Þa; 2: t×m thÊy; 3: sù nghiÖp.

5. Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn t­ t­ëng Hå ChÝ Minh giai ®o¹n tõ tr­íc n¨m 1911 lµ giai ®o¹n h×nh thµnh… (1), … (2) cña NguyÔn ¸i Quèc.

§¸p ¸n. 1: t­ t­ëng yªu n­íc; 2 : th­¬ng nßi.

6. Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn t­ t­ëng Hå ChÝ Minh giai ®o¹n tõ 1911-1920 lµ giai ®o¹n…(1) con ®­êng... (2) vµ….(3).

§¸p ¸n. 1: t×m tßi; 2: cøu n­íc ; 3 : gi¶i phãng d©n téc.

7. Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn t­ t­ëng Hå ChÝ Minh giai ®o¹n tõ 1921-1930 lµ giai ®o¹n... (1) c¬ b¶n… (2) vÒ… (3) ViÖt Nam.

§¸p ¸n. 1: h×nh thµnh; 2: t­ t­ëng; 3: con ®­êng c¸ch m¹ng.

8. Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn t­ t­ëng Hå ChÝ Minh giai ®o¹n tõ 1930-1945 lµ giai ®o¹n…(1), kiªn tr× … (2) quan ®iÓm, nªu cao …(3) ®éc lËp, tù do vµ quyÒn d©n téc c¬ b¶n.

§¸p ¸n. 1: thö th¸ch; 2: gi÷ v÷ng; 3: t­ t­ëng.

9. Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn t­ t­ëng Hå ChÝ Minh giai ®o¹n tõ 1945-1969 lµ … (1) tiÕp tôc … (2) míi vÒ … (3) kh¸ng chiÕn kiÕn quèc.

§¸p ¸n. 1: giai ®o¹n; 2: ph¸t triÓn; 3: t­ t­ëng.

10. Trong qu¸ tr×nh ®æi míi ph¶i kiªn tr× …(1) ®éc lËp d©n téc vµ chñ nghÜa x· héi trªn nÒn t¶ng… (2) vµ …(3).

§¸p ¸n. 1: môc tiªu; 2; chñ nghÜa M¸c-Lªnin; 3: t­ t­ëng Hå ChÝ Minh.

12. …(1) vµ (2) lµ c¬ së ph­¬ng ph¸p luËn khoa häc ®Ó nghiªn cøu, häc tËp, vËn dông vµ … (3) t­ t­ëng Hå ChÝ Minh.

§¸p ¸n. 1: chñ nghÜa duy vËt biÖn chøng; 2: duy vËt lÞch sö; 3: ph¸t triÓn.

13. VÊn ®Ò d©n téc thuéc ®Þa theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh thùc chÊt lµ vÊn ®Ò…(1) cña c¸c d©n téc thuéc ®Þa nh»m …(2) sù thèng trÞ cña n­íc ngoµi, giµnh ®éc lËp d©n téc, thµnh lËp nhµ n­íc d©n téc…(3).

§¸p ¸n. 1: ®Êu tranh gi¶i phãng; 2: thñ tiªu; 3: ®éc lËp.

14. B¶n Yªu s¸ch cña nh©n d©n An Nam chñ yÕu ®Ò cËp ®Õn 2 néi dung c¬ b¶n: Mét lµ ®ßi …(1) vÒ chÕ ®é ph¸p lý cho ng­êi b¶n xø §«ng D­¬ng. Hai lµ ®ßi …(2) tèi thiÓu … (3) nh©n d©n.

§¸p ¸n. 1: quyÒn b×nh ®¼ng; 2: c¸c quyÒn tù do d©n chñ; 3: cho.

15. N¨m 1930, trong Ch¸nh c­¬ng, S¸ch l­îc v¾n t¾t, Hå ChÝ Minh x¸c ®Þnh c¸ch m¹ng ViÖt Nam tr¶i qua hai giai ®o¹n: lµm…(1) c¸ch m¹ng vµ ..(2) c¸ch m¹ng ®Ó ®i tíi… (3).

§¸p ¸n. 1: t­ s¶n d©n quyÒn; 2: thæ ®Þa; 3: x· héi céng s¶n.

16. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, c¸ch m¹ng gi¶i phãng d©n téc …(1) ®­îc tiÕn hµnh…(2) vµ cã kh¶ n¨ng…(3) tr­íc c¸ch m¹ng v« s¶n ë chÝnh quèc.

§¸p ¸n. 1: cÇn ; 2: chñ ®éng, s¸ng t¹o; 3: giµnh th¾ng lîi.

17. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, c¸ch m¹ng gi¶i phãng d©n téc ph¶i ®­îc thùc hiÖn b»ng con ®­êng …(1), kÕt hîp …(2) cña quÇn chóng víi ….(3) nh©n d©n.

§¸p ¸n: 1: B¹o lùc; 2: lùc l­îng chÝnh trÞ; 3: lùc l­îng vò trang.

18. Theo Hå ChÝ Minh, c¸ch m¹ng thuéc ®Þa…(1) phô thuéc vµo c¸ch m¹ng v« s¶n ë chÝnh quèc mµ cã thÓ… (2) th¾ng lîi tr­íc.

§¸p ¸n. 1: kh«ng nh÷ng kh«ng; 2: giµnh.

19. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, chñ nghÜa ®Õ quèc lµ mét con ®Øa hai vßi, mét vßi …(1) vµo chÝnh quèc, mét vßi …(2) vµo thuéc ®Þa. Muèn ®¸nh b¹i chñ nghÜa ®Õ quèc ph¶i…(3) c¾t c¶ hai vßi cña nã ®i.

§¸p ¸n. 1: b¸m; 2: b¸m; 3: ®ång thêi.

20. §éc lËp d©n téc… (1) víi chñ nghÜa x· héi lµ …(2) cña c¸ch m¹ng ViÖt Nam ®ång thêi còng lµ …(3) cña t­ t­ëng Hå ChÝ Minh.

§¸p ¸n. 1: g¾n liÒn; 2: môc tiªu; 3: néi dung cèt lâi.

21. T­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ chñ nghÜa x· héi cã nguån gèc…(1) tõ…(2), truyÒn thèng nh©n ¸i vµ …(3) ViÖt Nam.

§¸p ¸n. 1: s©u xa; 2: chñ nghÜa yªu n­íc; tinh thÇn céng ®ång lµng x·.

22. ChØ cã…(1) vµ…(2) míi gi¶i phãng ®­îc c¸c d©n téc bÞ ¸p bøc vµ giai cÊp c«ng nh©n toµn thÕ giíi.

§¸p ¸n. 1: chñ nghÜa x· héi; 2: chñ nghÜa céng s¶n.

23. ChÕ ®é …(1) mµ chóng ta …(2) lµ chÕ ®é do…(3) lµm chñ.

§¸p ¸n. 1: chÝnh trÞ; 2: x©y dùng; 3: nh©n d©n.

24. NÒn kinh tÕ mµ chóng ta …(1) lµ mét nÒn kinh tÕ …(2) víi…(3) vµ (4) hiÖn ®¹i, khoa häc vµ kü thuËt tiªn tiÕn.

§¸p ¸n. 1: x©y dùng; 2: x· héi chñ nghÜa; 3: c«ng nghiÖp; 4: n«ng nghiÖp.

25. Theo Hå ChÝ Minh, ®Ó phôc vô sù nghiÖp c¸ch m¹ng x· héi chñ nghÜa th× v¨n ho¸ ph¶i …(1) vÒ néi dung vµ …(2) vÒ h×nh thøc.

§¸p ¸n. 1: x· héi chñ nghÜa; 2: d©n téc.

33. Muèn x©y dùng chñ nghÜa x· héi, tr­íc hÕt cÇn cã nh÷ng…(1) x· héi chñ nghÜa. NÕu kh«ng cã...(2) thiÕt tha víi...(3) x· héi chñ nghÜa, th× kh«ng cã chñ nghÜa x· héi ®­îc.

§¸p ¸n. 1, 2: con ng­êi; 3: lý t­ëng.

34. Trong c«ng t¸c ph©n phèi, l­u th«ng, Hå ChÝ Minh lu«n nh¾c nhë  hai ®iÒu kiÖn ph¶i  lu«n lu«n nhí:

Kh«ng sî…(1), chØ sî…(2)

Kh«ng sî…(3), chØ sî …(4).

§¸p ¸n. 1: thiÕu; 2: kh«ng c«ng b»ng; 3: nghÌo; 4: lßng d©n kh«ng yªn.

35. Hå ChÝ Minh ®· chØ ra hai ph­¬ng thøc qu¸ ®é chñ yÕu lµ: qu¸ ®é …(1) tõ chñ nghÜa t­ b¶n ph¸t triÓn lªn chñ nghÜa x· héi vµ qu¸ ®é…(2) tõ nghÌo nµn l¹c hËu, tiÕn lªn chñ nghÜa x· héi, qua chÕ ®é... (3).

§¸p ¸n: 1: trùc tiÕp; 2: gi¸n tiÕp; 3: d©n chñ nh©n d©n.

36. Theo Hå ChÝ Minh, khi miÒn B¾c qu¸ ®é lªn chñ nghÜa x· héi th× ®Æc ®iÓm to nhÊt lµ tõ mét n­íc n«ng nghiÖp…(1) tiÕn th¼ng lªn chñ nghÜa x· héi …(2) kinh qua giai ®o¹n … (3) t­ b¶n chñ nghÜa.

§¸p ¸n: 1: l¹c hËu; 2: kh«ng ph¶i; 3: ph¸t triÓn.

37. Theo Hå ChÝ Minh, nhiÖm vô lÞch sö cña thêi kú qu¸ ®é lµ ph¶i x©y dùng nÒn t¶ng …(1) vµ ….(2) cña chñ nghÜa x· héi, ®­a miÒn B¾c tiÕn dÇn lªn chñ nghÜa x· héi, cã… (3)… vµ …(4) hiÖn ®¹i, cã …(5) vµ…(6) tiªn tiÕn.

§¸p ¸n. 1: vËt chÊt; 2: kü thuËt; 3: c«ng nghiÖp; 4: n«ng nghiÖp; 5: v¨n ho¸; 6: khoa häc.

38. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, b­íc ®i cña thêi kú qu¸ ®é ë ViÖt Nam lµ ph¶i tr¶i qua…(1), b­íc ng¾n, b­íc dµi tuú theo hoµn c¶nh, nh­ng chí…(2) lµm mau, …(3) rÇm ré. §i b­íc nµo v÷ng ch¾c b­íc Êy, cø tiÕn dÇn dÇn.

§¸p ¸n. 1: nhiÒu b­íc; 2, 3: ham.

39. C¸ch mÖnh tr­íc hÕt ph¶i cã…(1), ®Ó trong th×…(2) vµ…(3) d©n chóng, ngoµi th× …(4) víi d©n téc bÞ ¸p bøc vµ giai cÊp …(5) ë mäi n¬i.

§¸p ¸n. 1: ®¶ng c¸ch mÖnh; 2: vËn ®éng; 3: tæ chøc; 4: liªn l¹c; 5: v« s¶n.

40. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam lµ …(1) cña giai cÊp c«ng nh©n… (2), lµ … (3) cña giai cÊp c«ng nh©n.

§¸p ¸n. 1: chÝnh ®¶ng; 2: ViÖt Nam; 3: ®éi tiÒn phong.

41. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam lµ s¶n phÈm cña sù kÕt hîp …(1) víi …(2) vµ …(3).

§¸p ¸n. 1: chñ nghÜa M¸c-Lªnin; 2: phong trµo c«ng nh©n; 3: phong trµo yªu n­íc.

42. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam lµ §¶ng cña …(1), ®ång thêi lµ §¶ng cña …(2) ViÖt Nam.

§¸p ¸n. 1: giai cÊp c«ng nh©n; 2: d©n téc.

43. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam ph¶i ®­îc x©y dùng theo nh÷ng …(1) cña …(2) kiÓu míi cña giai cÊp…(3).

§¸p ¸n. 1: nguyªn t¾c; 2: §¶ng; 3: v« s¶n.

44. TËp trung d©n chñ lµ …(1) c¬ b¶n ®Ó x©y dùng §¶ng céng s¶n thµnh mét tæ chøc chiÕn ®Êu chÆt chÏ, võa ph¸t huy søc m¹nh cña …(2), võa ph¸t huy søc m¹nh cña…(3).

§¸p ¸n. 1: nguyªn t¾c; 2: mçi ng­êi; 3: mäi ng­êi.

45. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, khèi ®¹i ®oµn kÕt d©n téc ph¶i ®­îc gi¸c ngé vÒ …(1), ph¶i ®­îc tæ chøc thµnh….(2) vµ ho¹t ®éng theo…(3). Tæ chøc thÓ hiÖn khèi ®¹i ®oµn kÕt d©n téc chÝnh lµ…(4).

§¸p ¸n. 1: môc tiªu; 2: mét khèi v÷ng ch¾c; 3: mét ®­êng lèi chÝnh trÞ ®óng ®¾n; 4: MÆt trËn d©n téc thèng nhÊt.

46. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam võa lµ…(1) cña MÆt trËn d©n téc thèng nhÊt, võa lµ…(2) mÆt trËn, x©y dùng…(3) d©n téc ngµy cµng v÷ng ch¾c.

§¸p ¸n. 1: thµnh viªn; 2: lùc l­îng l·nh ®¹o; 3: khèi ®¹i ®oµn kÕt.

47. Søc m¹nh d©n téc theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh lµ søc m¹nh cña…(1) ViÖt Nam, cña…(2) ViÖt Nam, cña søc m¹nh…(3) ViÖt Nam; ë…(4); ë ý thøc…(5) cho ®éc lËp tù do; ë ý thøc…(6).

§¸p ¸n. 1: chñ nghÜa yªu n­íc ViÖt Nam; 2: chñ nghÜa d©n téc ch©n chÝnh; 3: v¨n ho¸ truyÒn thèng; 4: tinh thÇn ®oµn kÕt; 5: ®Êu tranh anh dòng; 6: tù lùc, tù c­êng.

48. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, §¶ng ph¶i th­êng xuyªn ch¨m lo cñng cè…(1) gi÷a §¶ng víi d©n. §¶ng kh«ng ph¶i ë…(2), còng kh«ng ph¶i ë…(3) mµ ë…(4). §¶ng ph¶i lÊy d©n…(5). §©y còng chÝnh lµ nguån gèc søc m¹nh v« tËn cña §¶ng.

§¸p ¸n. 1: mèi quan hÖ m¸u thÞt; 2: trªn d©n; 3: ngoµi d©n; 4: trong lßng d©n; 5: lµm gèc.

49. Hå ChÝ Minh kh¼ng ®Þnh: “Nhµ n­íc ta lµ Nhµ n­íc…(1), Nhµ n­íc…(2). “ChÝnh quyÒn cña Nhµ n­íc ViÖt Nam d©n chñ céng hoµ lµ Nhµ n­íc…(3). Nhµ n­íc…(4); C¬ së x· héi cña Nhµ n­íc lµ…(5) NÒn t¶ng lµ…(6) d­íi sù l·nh ®¹o cña…(7).

§¸p ¸n. 1: d©n chñ; 2: cña d©n, do d©n, v× d©n; 3: d©n chñ; 4: cña d©n, do d©n, v× d©n; 5: toµn d©n téc; 6: liªn minh c«ng, n«ng, lao ®éng trÝ ãc; 7: giai cÊp c«ng nh©n.

50. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, nhµ n­íc cña d©n lµ nhµ n­íc trong ®ã d©n lµ…(1); d©n lµ ng­êi cã …(2) cao nhÊt, cã…(3) quyÕt ®Þnh nh÷ng vÊn ®Ò quan träng nhÊt cña ®Êt n­íc vµ d©n téc.

§¸p ¸n. 1: chñ; 2: ®Þa vÞ; 3: quyÒn.

51. Hå ChÝ Minh coi ®¹o ®øc lµ…(1), lµ…(2) cña ng­êi c¸ch m¹ng. §èi víi Hå ChÝ Minh, ®¹o ®øc gièng nh­…(3) cña c©y,…(4) cña s«ng, cña suèi: “còng gièng nh­ s«ng…(5) míi cã n­íc, kh«ng cã…(6) th× s«ng c¹n. C©y ph¶i…(7), kh«ng cã…(8) th× c©y hÐo. Ng­êi c¸ch m¹ng th× ph¶i cã…(9), kh«ng cã…(10)…th× tµi gái ®Õn mÊy còng kh«ng l·nh ®¹o ®­îc nh©n d©n.

§¸p ¸n. 1: c¸i gèc; 2: nÒn t¶ng; 3: gèc; 4: ngän nguån; 5: cã nguån; 6: nguån; 7: cã gèc; 8: gèc; 9: ®¹o ®øc; 10: ®¹o ®øc.

52. Quan ®iÓm cña Hå ChÝ Minh: “ph¶i cã c¸i…(1) ®Ó ®i ®Õn c¸i…(2) vµ khi cã c¸i…(3) th× c¸i…(4) ®¶m b¶o cho ng­êi c¸ch m¹ng gi÷ v÷ng ®­îc chñ nghÜa mµ m×nh ®· gi¸c ngé, chÊp nhËn ®i theo. Cã c¸i…(5) nh­ng ph¶i cã c¸i…(6), …(7) ph¶i kÕt hîp. §¹o ®øc lµ…(8), lµ…(9) m¹nh mÏ trong cuéc ®Êu tranh v× ®éc lËp d©n téc vµ chñ nghÜa x· héi.

§¸p ¸n. 1: ®øc; 2: trÝ; trÝ; 4: ®øc; 5: ®øc; 6: tµi; 7: hång, chuyªn; 8: gèc; 9: vò khÝ.

53. Theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, con ng­êi lµ…(1) quý nhÊt, lµ…(2) quyÕt ®Þnh th¾ng lîi cña c¸ch m¹ng. Con ng­êi võa lµ…(3), võa lµ…(4) cña c¸ch m¹ng.

§¸p ¸n. 1: vèn; 2: yÕu tè; 3: môc tiªu; 4: ®éng lùc.

54. V¨n ho¸ lµ ®êi sèng…(1) cña x· héi, lµ mét bé phËn cña…(2). V¨n ho¸ ®­îc ®Æt ngang hµng víi…(3). V¨n ho¸ ph¶i ë trong…(4). V¨n ho¸ ph¶i thùc hiÖn nhiÖm vô…(5), thóc ®Èy, x©y dùng vµ ph¸t triÓn…(6).

§¸p ¸n: 1: tinh thÇn; 2: kiÕn tróc th­îng tÇng; 3: kinh tÕ, chÝnh trÞ, x· héi; 4: kinh tÕ vµ chÝnh trÞ; 5: chÝnh trÞ; 6: kinh tÕ.

55. Hå ChÝ Minh nãi: V¨n nghÖ lµ…(1), nghÖ sü lµ…(2), t¸c phÈm v¨n nghÖ lµ…(3) trong ®Êu tranh c¸ch m¹ng, trong x©y dùng…(4), con ng­êi míi.

§¸p ¸n. 1: mÆt trËn; 2: chiÕn sü; 3: vò khÝ s¾c bÐn; 4: x· héi míi.

56. Theo Hå ChÝ Minh: V¨n nghÖ ph¶i g¾n víi…(1) cña nh©n d©n; ph¶i cã nh÷ng…(2) xøng ®¸ng víi thêi ®¹i míi cña…(3), ph¶i ph¶n ¸nh…(4) sù nghiÖp c¸ch m¹ng cña néi dung.

§¸p ¸n. 1: thùc tiÔn ®êi sèng; 2: t¸c phÈm nghÖ thuËt; 3: ®Êt n­íc vµ d©n téc; 4: cho hay, cho ch©n thùc.

57. Kh¸i niÖm ®êi sèng míi theo t­ t­ëng Hå ChÝ Minh, bao gåm c¶…(1) míi, …(2) míi, …(3) míi.

§¸p ¸n. 1: ®¹o ®øc; 2: lèi sèng; 3: nÕp sèng.

58. Theo Hå ChÝ Minh, x©y dùng ®¹o ®øc míi, tr­íc hÕt lµ thùc hµnh…(1), thùc hµnh…(2).

§¸p ¸n. 1: ®¹o ®øc c¸ch m¹ng; 2: cÇn, kiÖm, liªm, chÝnh, chÝ c«ng v« t­.

59. Theo Hå ChÝ Minh, lèi sèng míi lµ x©y dùng lèi sèng…(1), v¨n minh, tiªn tiÕn, biÕt kÕt hîp hµi hoµ…(2) tèt ®Ñp cña d©n téc vµ tinh hoa…(3) cña nh©n lo¹i.

§¸p ¸n. 1: cã lý t­ëng; 2: truyÒn thèng; 3: v¨n ho¸.

60. Theo Hå ChÝ Minh, nÕp sèng míi lµ x©y dùng…(1) lµm cho nã dÇn dÇn trë thµnh…(2) cña mçi ng­êi, thµnh…(3) cña c¶ céng ®ång, trong ph¹m vi ®Þa ph­¬ng hay c¶ n­íc.

§¸p ¸n. 1: lèi sèng míi; 2: thãi quen; 3: phong tôc tËp qu¸n.


PhÇn iv: Bµi gi¶ng ®iÖn tö

 

1

 

 

nguon VI OLET