KHỞI ĐỘNG
Câu 1: Các tác phẩm:
- Truyện cổ tích Tấm Cám
- Truyện truyền thuyết Thánh Gióng
- Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa
thuộc bộ phận văn học nào?
a. Văn học Dân gian
b. Văn học Viết
c. Văn học trung đại
d. Văn học hiện đại
Câu 2: Các tác phẩm:
- Truyện Kiều (Nguyễn Du)
- Tự tình – bài II (Hồ Xuân Hương)
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
thuộc bộ phận văn học nào?
a. Văn học Dân gian
b. Văn học cổ đại
c. Văn học trung đại
d. Văn học hiện đại
Câu 3: Các tác phẩm:
- Tắt đèn (Ngô Tất Tố)
- Chí Phèo (Nam Cao)
- Hầu trời (Tản Đà)
thuộc giai đoạn nào của văn học hiện đại?
a. Đầu TK XX đến năm 1945
b. Từ 1945 - 1975
c. Từ 1975 đến hết TK XX
Câu 4: Các tác phẩm:
- Đồng chí (Chính Hữu)
- Tây Tiến (Quang Dũng)
- Vợ nhặt (Kim Lân)
thuộc giai đoạn nào của văn học hiện đại?
a. Đầu TK XX đến năm 1945
b. Từ 1945 - 1975
c. Từ 1975 đến hết TK XX
VĂN HỌC VIỆT NAM
VĂN HỌC
DÂN GIAN
VĂN HỌC
VIẾT
VĂN HỌC
TRUNG ĐẠI
VĂN HỌC
HIỆN ĐẠI
ĐẦU TK XX - 1945
TỪ 1945 ĐẾN 1975
1975 – HẾT TK XX
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
Tuần 1
Tiết 1, 2, 3
I. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN NĂM 1975
Đọc phần I.1 SGK trang 3, 4 và cho biết:
? Có những điểm chính nào về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa của nước ta giai đoạn này?
1/ Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
1/ Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Trải qua hai cuộc kháng chiến lớn của dân tộc: chống Pháp và chống Mĩ. Công cuộc xây dựng cuộc sống mới, tiến lên xây dựng XHCN ở miền Bắc.
- Điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài không thuận lợi, chỉ giao lưu với một số nước
2/ Các chặng đường phát triển
? VHVN từ 1945 đến 1975 có mấy chặng đường phát triển? Đó là những chặng đường nào?
- 1945 – 1954: VH thời kì kháng chiến chống Pháp.
- 1955 – 1964: Vh trong những năm xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam.
- 1965 – 1975: VH thời kì kháng chiến chống Mĩ.
a. 1945-1954
(Độc lập + 9 năm kháng Pháp)
Gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến
- Thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
- Hồ hởi, vui sướng khi đất nước giành được độc lập
- Khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân.
Hồ Chí Minh, Hoài Thanh, Tô Hoài, Tố Hữu, Xuân Diệu, Quang Dũng, Chính Hữu,...
b. 1955-1964
(Miền Bắc xây dựng CNXH, Miền Nam đấu tranh thống nhất Tổ quốc)
- Ngợi ca con người và đất nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước.
Nguyễn Kiên, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải, Kim Lân, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Tố Hữu,...
c. 1965 – 1975
(Kháng chiến chống Mỹ)
Đề cao tinh thần yêu nước, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM.
Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Tố Hữu...
TRÒ CHƠI NỐI CỘT
1/ Nối cột nội dung văn học với cột chặng đường văn học cho phù hợp.
2/ Nối cột tác phẩm văn học với cột chặng đường văn học cho phù hợp.
3/ Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975
? VHVN giai đoạn này có mấy đặc điểm? Đó là những đặc điểm nào?
a.Văn học vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Hình thành kiểu nhà văn mới: nhà văn - chiến sĩ (họ xem văn nghệ là một thứ vũ khí phục vụ cách mạng)
- VH tập trung vào 2 đề tài chủ yếu: đề tài Tổ Quốc và đề tài XHCN.
Thơ xưa chuộng cảnh thiên nhiên đẹp
Mây gió trăng hoa tuyết núi sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
(Cảm tưởng đọc Thiên gia thi – Hồ Chí Minh)
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
58 ngày đêm
Khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng, chí không mòn
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)
Văn xuôi:
Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành
Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi.
b.Nền văn học hướng về đại chúng
- Quan tâm tới đời sống của nhân dân lao động, nói lên nỗi bất hạnh cũng như niềm vui, niềm tự hào của họ.
- Nền văn học mới tập trung xây dựng hình tượng quần chúng Cách mạng: miêu tả người nông dân, người mẹ, người phụ nữ, em bé …
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách.
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.
(Tiếng hát con tàu– Chế Lan Viên)
Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
(Bầm ơi– Tố Hữu)
Văn xuôi:
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
Vợ nhặt – Kim Lân
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Khuynh hướng sử thi:
- Đề tài thường đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc.
- Nhân vật chính thường là những con người tiêu biểu cho lý tưởng cộng đồng.
Cảm hứng lãng mạn:
Văn học khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới; tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc
Trời đã sinh ra em
Ðể mà xinh mà đẹp
Trời đã sinh ra anh
Ðể yêu em tha thiết

Khi người ta yêu nhau
Hôn nhau trong say đắm
Còn anh, anh yêu em
Anh phải ra mặt trận

Yêu nhau ai không muốn
Gần nhau và hôn nhau
Nhưng anh, anh không muốn
Hôn em trong tủi sầu
Em ơi rất có thể
Anh chết giữa chiến trường
Ðôi môi tươi đạn xé
Chưa bao giờ được hôn

Nhưng dù chết em ơi
Yêu em anh không thể
Hôn em bằng đôi môi
Của một người nô lệ.
Hôn, PHÙNG QUÁN
(1956)
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
(Đất Nước - Nguyễn Đình Thi)
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Tây Tiến – Quang Dũng)
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
(Tố Hữu)
“Những buổi vui sao, cả nước lên đường/
Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục”
(Chính Hữu)
“Đường ra trận mùa này đẹp lắm/
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”
(Phạm Tiến Duật)
TRÒ CHƠI
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau:
Văn học VN từ cách mạng tháng Tám 1945 – 1975 vận động theo hướng ………….., gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
a. Hiện đại hóa
b. Dân chủ hóa
c. Cách mạng hóa
d. Hội nhập hóa
Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau:
Văn học VN từ cách mạng tháng Tám 1945 – 1975 là nền văn học hướng về ………......
a. Chiến sĩ
b. Đại chúng
c. Cách mạng
d. Đất nước
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau:
Văn học VN từ cách mạng tháng Tám 1945 – 1975 là nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và ………………………….....
a. Cảm hứng lãng mạn
b. Cảm hứng đất nước
c. Cảm hứng yêu nước
d. Cảm hứng hiện thực
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hoá.
Đọc phần II.1 SGK trang 14, 15 và cho biết:
? Có những điểm chính nào về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa của nước ta giai đoạn này?
II. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1975 ĐẾN HẾT TK XX
Chiến tranh kết thúc, mở ra thời kì độc lập, tự do, thống nhất đất nước.
Đất nước bước vào thời kì đổi mới. (từ đại hội VI của Đảng năm 1986)
Giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới được mở rộng.
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu
Văn học giai đoạn này đạt được những thành tựu cơ bản nào?
- Thơ: Di cảo thơ (Chế Lan Viên); trường ca của Thanh Thảo; thơ của Xuân Quỳnh;...
- Văn xuôi: Cù lao Tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn); Bến không chồng (Dương Hướng); Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh),...
LUYỆN TẬP
Câu 1: Trả lời nhanh
VHVN giai đoạn 1945 – 1975 đặt dưới sự lãnh đạo của .....
Câu 2: Trả lời nhanh
Ba chặng đường phát triển của VHVN 1945 – 1975 là:
1945 – 1954
1955 – 1964
và giai đoạn nào?
Câu 3: Trả lời nhanh
VHVN 1945 – 1975 có mấy đặc điểm? Đó là những đặc điểm nào?
Câu 4: Trả lời nhanh
Kể tên 3 tác phẩm văn học trong giai đoạn 1945 – 1975?
VẬN DỤNG
Các em hãy vẽ sơ đồ văn học viết Việt Nam. Nêu cụ thể các chặng đường của VHVN giai đoạn từ CMTT 1945 đến 1975.
VĂN HỌC
VIẾT VIỆT NAM
VĂN HỌC
TRUNG ĐẠI
VĂN HỌC
HIỆN ĐẠI
ĐẦU TK XX - 1945
TỪ 1945 ĐẾN 1975
1975 – HẾT TK XX
TỪ 1945 - 1954
TỪ 1955 - 1964
TỪ 1965 - 1975
TÌM TÒI MỞ RỘNG
Tìm đọc 1 bài thơ và 1 truyện ngắn của văn học Việt Nam giai đoạn từ CMTT 1945 – 1975.
Cảm ơn các em đã chú ý theo dõi!!!
Chúc các em học tốt!!!
nguon VI OLET