ÔN TẬP lớp 11

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945.

- Pháp đẩy mạnh việc khai thác thuộc địa. Đảng ra đời lãnh đạo các phong trào đấu tranh.
- Văn hoá Việt Nam thoát khỏi tầm ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, có dịp tiếp thu văn hóa phương Tây.
- Chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm.
1/ Hoàn cảnh lịch sử xã hội:
ÔN TẬP lớp 11

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945.

2/ Các giai đoạn phát triển và các tác phẩm tiêu biểu :
Gồm 3 giai đoạn
a/ Giai đoạn 1: từ 1900 – 1920
Thành tựu chủ yếu: thơ văn yêu nước và cách mạng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh (chủ yếu viết bằng chữ Hán, Nôm theo thi pháp văn học trung đại)
ÔN TẬP
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945.

b/ Giai đoạn 2: từ 1920 – 1930.
Các tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh), Hầu trời (Tản Đà), Gánh nước đêm (Trần Tuấn Khải)…các sáng tác bằng tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc.
c/ Giai đoạn 3: từ 1930 – 1945.
Các tác phẩm tiêu biểu: Số đỏ (Vũ Trọng Phụng) Chí Phèo (Nam Cao), Hai đứa trẻ( Thạch Lam) , Thơ duyên (Xuân Diệu), Hàn Mặc Tử, ...
ÔN TẬP
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945.

3/ Những truyền thống tư tưởng của văn học dân tộc ta thời kỳ này
- Chủ nghĩa nhân đạo gắn liền với sự thức tỉnh ý thức cá nhân, khát vọng sống và đấu tranh vì hạnh phúc của tầng lớp nhân dân lầm than cơ cực
- Chủ nghĩa anh hùng trong văn học thời kì này mang tinh thần dân chủ
- Chủ nghĩa yêu nước mang nội dung dân chủ sâu sắc (thể hiện ở tác phẩm của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyến Ái Quốc..)
Tiết 1+2
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

“Làng” (Kim Lân)
Thuộc chặng đường từ năm 1945 đến 1954
“Người lái đò Sông Đà” (Nguyễn Tuân)
Thuộc chặng đường từ năm 1965 đến 1975
“Chiếc lược Ngà” (Nguyễn Quang Sáng)
Thuộc chặng đường từ năm 1955 đến 1964
Tiết 1,2 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

HOẠT ĐỘNG I: KHỞI ĐỘNG: Nối các cột để có đáp án đúng
KHÁI QUÁT VHVN TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975
Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá: SGK
- Văn học vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng
- Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dào suốt 30 năm.
- Điều kiện giao lưu văn hoá với nước ngoài bị hạn chế, nền kinh tế nghèo nàn chậm phát triển .
Tiết 1,2 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX


Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, ngày 3/11/1946.
Một vài hình ảnh về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa ở thời kì này:
Phong trào chống Phát xít
Phong trào bình dân học vụ

Tiết 1,2 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

I. KHÁI QUÁT VHVN TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975
2.Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
a. Những chặng đường phát triển
a 1: Từ năm 1945 đến năm 1954: văn học thời kì kháng chiến chống
thực dân Pháp
* Lịch sử:
- Đất nước vừa giành độc lập.
Tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp.
* Văn học:

1945 đến 1954
Chặng đường
Chủ đề chính
Thành tựu
Tác giả tiêu biểu
BẢNG HỆ THỐNG VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 (HS dựa vào sgk tự hoàn thiện)

Tiết 1,2 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

I. KHÁI QUÁT VHVN TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975
2.Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
a. Những chặng đường phát triển
a 2: Từ năm 1955 đến năm 1964: văn học trong những năm xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam
Lịch sử:
- Xây dựng CNXH ở miền Bắc.
- Đấu tranh thống nhất đất nước.
* Văn học:

1955 đến 1964
Chặng đường
Chủ đề chính
Thành tựu
Tác giả tiêu biểu
BẢNG HỆ THỐNG VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1955 – 1964 (HS dựa vào sgk tự hoàn thiện)

Tiết 1,2 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

I. KHÁI QUÁT VHVN TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975
2.Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
a. Những chặng đường phát triển
a 3: Từ năm 1965 đến năm 1975: văn học thời kì chống Mĩ cứu nước
Lịch sử:
-Ngày 5.8.1964 - dân quân miền Bắc bắn rơi máy bay của Mỹ, Sự nổi dậy của Điện
Biên Phủ trên không - HN - chiến dịch HCM.
- Thời kì kháng chiến chống Mĩ ác liệt.
* Văn học:

1965 đến 1975
Chặng đường
Chủ đề chính
Thành tựu
Tác giả tiêu biểu
BẢNG HỆ THỐNG VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1965 – 1975 (HS dựa vào sgk tự hoàn thiện)

Tiết 1,2 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

I. KHÁI QUÁT VHVN TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975
2.Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
b. Những thành tựu và hạn chế

+ Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó, thể hiện hình ảnh con người VN trong chiến đấu và lao động.
+ Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.
+ Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.
+ Tuy vậy, văn học thời kì này vẫn có những hạn chế nhất định: giản đơn, phiến diện, công thức…


I. KHÁI QUÁT VHVN TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975
Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá
2.Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ năm 1945 đến năm 1975.
a. Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu.
b. Một nền văn học hướng về đại chúng.

c. Một nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn (sgk)
3.a / Nền VH chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
Cùng với kiểu nhà văn mới : nhà văn – chiến sĩ.
Khuynh hướng theo tư tưởng cách mạng,văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp CM
Tập trung vào đề tài Tổ Quốc và Chủ nghĩa xã hội,khai thác mâu thuẫn xung đột giữa ta và địch
Đặt lợi ích Tổ quốc và nhân dân lên hàng đầu.
3.b. Nền văn học hướng về đại chúng
Về nguồn cảm hứng: đã làm thay đổi cách nhìn nhân dân của nhiều nhà văn
Về nội dung: có tính nhân dân sâu sắc và tinh thần nhân đạo mới
Về hình thức nghệ thuật: tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, ngôn ngữ bình dị, ...
Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...
Trích Sao chiến thắng (Chế Lan Viên)
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...
Trích Từ ấy (Tố Hữu)
3.c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Khuynh hướng sử thi
Vấn đề: có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc
Lời văn: ngợi ca, trang trọng, tráng lệ, hào hùng
Nhân vật chính: con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý chí của dân tộc.
Cảm hứng lãng mạn:
Khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lý tưởng
Khẳng định phương diện lý tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới
Nâng đỡ con người Việt Nam lạc quan có thể vượt lên mọi thử thách , trở thành cảm hứng chủ đạo của nhiều thể loại văn học
Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển Cách mạng.
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
II. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VHVN TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT TK XX:
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá: (sgk)
- 1975 - 1985: nước nhà hoàn toàn độc lập, thống nhất ta nhưng gặp phải những khó khăn thử thách mới.
- Từ 1986: Đảng đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện.
+ Kinh tế: Chuyển sang kinh tế thị trường.
+ Văn hoá: Tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới.
? Hãy tóm tắt những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá thời kì văn học này?
Tiết 1,2 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
II. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VHVN TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT TK XX:
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
?Tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu trong thời kì này để làm rõ sự chuyển biến của văn học: từ cái ta sang cái tôi?
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu
- Những chuyển biến ban đầu: Hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học của caí ta cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về với cái tôi muôn thuở.
- Thành tựu cơ bản nhất của văn học thời kì này chính là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống.
Các tác phẩm tiêu biểu: + Ánh trăng - Nguyễn Duy, Tự hát – Xuân Quỳnh, Chiến thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu, Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường..........



KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
III. KẾT LUẬN
- VHVN từ CM tháng Tám 1945-1975 hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt, trải qua 3 chặng, mỗi chặng có những thành tựu riêng, có 3 đăc điểm cơ bản...
- Từ sau 1975, nhất là từ năm 1986, VHVN bước vào thời kì đổi mới, vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc; có tính chất hướng nội, quan tâm đến số phận cá nhân trong hoàn cảnh phức tạp của cuộc sống đời thường, có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ thuật.
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP:
HS thảo luận trong nhóm, hoặc làm việc với các bạn trên zalo, facebook.. để hoàn thiện bảng so sánh như sau: Đổi mới trong quan niệm về con người trong văn học Việt Nam trước và sau năm 1975?
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Phân tích cảm hứng lãng mạn và khuynh khướng sử thi trong bài thơ, đoạn thơ anh/ chị đã học hoặc đã đọc: Đồng chí – Chính Hữu
Tìm đọc một số tác phẩm văn học thuộc các chặng đường văn học trên
nguon VI OLET