Vào phủ chúa trịnh
(Trích Thượng kinh kí sự)
Lê hữu trác
i. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Lê Hữu Trác ( 1720-1791) hiệu Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương ( nay thuộc Hưng Yên)
Ông là 1 danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.
Sự nghiệp của ông tập hợp trong “ Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển” biên soạn gần 40 năm  Đây là chương trình nghiên cứu xuất sắc trong thời trung đại
 Lê Hữu Trác là 1 danh y, nhà văn, nhà thơ lớn cuối TK XVIII
2. Tác phẩm
a, “Thượng kinh kí sự” và thể loại kí
- Thượng kinh kí sự (kí sự đến kinh đô) là tập kí sự bằng chữ Hán, hoàn thành năm 1783, được xếp ở cuối bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” như một quyển phụ lục
- Thượng kinh kí sự tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà chúa.
Thể loại kí: kí là một thể loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc lịch, ghi chép về con người, sự vật, phong cảnh, câu chuyện có thật thương đối hoàn chỉnh.
b, Nội dug của đoạn trích
Đoạn “Vào phủ chúa Trịnh” nói về việc Lê Hữ Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.

3. Bố cục
Đoạn trích có thể chia làm 2 đoạn
- Đ1(từ đầu- xem mạch Đông Cung cho thật kĩ): Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh
- Đ2 ( còn lại): Quá trình bắt mạch, kê đơn và suy nghĩ của Lễ Hữu Trác
Ii. Đọc-hiểu văn bản
1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa
Quang cảnh nơi phủ chúa
Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa
Bên ngoài phủ chúa
Bên trong phủ chúa
Nội cung thế tử
Lời lẽ
Phép tắc quy định
1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa
a, Quang cảnh nơi phủ chúa
Bên ngoài phủ chúa:
+ Đường vào phủ Chúa phải đi qua nhiều lần cửa, người truyền báo tin rộn rang, qua lại như mắc cửi
+ Đường đi là “ những dãy hành lang quanh co nối tiếp nhau”
+ Vườn hoa: cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương.
+ Điếm: cây cối lạ lùng và những hòn đá kì lạ, cột bao lơn lượn vòng.
+ Khuôn viên phủ chúa: hậu mã quân túc trực
 Quang cảnh phủ chúa Trịnh cực kì xa hoa tráng lệ, nhằm khẳng định quyền uy tột cùng của nhà chúa.
1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa
a, Quang cảnh nơi phủ chúa
- Bên trong phủ chúa:
+ Có nhà “Đại đường”, “Quyền bồng”, “Gác Tía”
+ Vượt qua cửa lớn bị chặn lại vì tác giả ăn mặc có vẻ lạ lùng
+ Cái nhà lớn cao và rộng, đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng, sập thếp vàng, trên sập mắc võng điều và những cách bày bàn ghế, đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.
 Tác giả đã bị ngợp, bị động trước cảnh uy nghi quá mức tưởng tượng
1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa
a, Quang cảnh nơi phủ chúa
- Nội cung thế tử:
+ Bữa ăn sáng: mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ
+ Tối om, phải đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm mới đến phòng
+ Trong phòng các đồ vật vều sơn son thếp vàng, có người hầu đứng hai bên, cung nhân xúm xít, đèn chiếu sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt
 Nội cung là một cảnh vàng son nhưng tù hãm, thiếu không khí, ngột ngạt, cuộc sống của Thế tử “ như con chim non nhốt trong lồng son”
1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa
b, Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa:
Đến phủ chúa: Phải có thánh chỉ, có lính đem cáng đến, có đầy tớ dẫn đường, có thẻ.
Phủ chúa có cả guồng máy phục dịch:
+ Người giữ cửa truyền báo rộn ràng
+ Người có việc quan đi lại như mắc cửi
+ Có vệ sĩ canh giữ cửa cung
+ Có quan truyền chỉ
+ Các tiểu hoàng môn hầu hạ nội cung
+ Thị về, quan sĩ canh cửa lớn
+ Các danh y sáu cung hai viện ngồi chờ ở phòng trà
+ Các phi tần chầu trực quanh thánh đế, các cung nhân đứng xúm xít
1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa
b, Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa:
- Những lời lẽ khi nhắc đến chúa và thế tử: lời lẽ hết sức cung kính Thánh thượng đang ngự, hầu mạch Đông cung thế tử, hầu trà.
- Việc khám bệnh cho tế tử phải tuân thủ những phép tắc, quy định:
+ Phải đứng hầu ở xa
+ Trước và sau khi khám bệnh phải lạy bốn lạy
+ Muốn xem thân hình thế tử phải đứng hầu và xin phép
+ Xem bệnh xong phải làm tờ khải dùng những thuốc gì
 Tất cả những lễ nghi, khuân phép, kẻ hầu người hạ kể trên cho thấy sự xa hoa tột đỉnh và uy quyền tối thượng ở phủ chúa
 Bức tranh hiện thực sắc nét, phản ánh lối sống xa hoa hưởng thụ của cha con nhà chúa.
Ii. Nhân cách của lê hữu trác
1. Cách nhìn, thái độ của tác giả
- Đối với cuộc sống xa hoa ở phủ chúa, tác giả vốn là con quan, sinh trưởng chốn phồn hoa, từng biết chốn ccung cấm những vẫn đưa ra lời nhận xét: Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn với người thường!
- Tác giả làm một bài thơ tả hết cái vương giả trong phủ “ Cả trời Nam sang nhất là đây”
- Bữa ăn trong phủ chúa: Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia
- Lời nhận xét về bênh tình của thế tử: Vì Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi, bênh mắc đã lâu, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, tay chân gầy gò.
 Tác giả dửng dưng với cũng cán dỗ vật chất, không đồng tình với cuộc sống no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và tự do.
iI. Nhân cách của lê hữu trác
2. Tâm trạng của Lê Hữu Trác khi chữa bệnh cho thế tử
- Đề ra phương án chữa bệnh: bồi dưỡng thể lực, thể lực tốt sẽ đuổi được bệnh “ có bệnh thì trước hết là phải đuổi bệnh. Khi đã đuổi được cái tà đi rồi hãy bổ"
- Có sự mâu thuẫn giằng co:
+ Hiểu căn bệnh, biết cách chữa trị, chữa khỏi bênh cho thế tử thì sẽ được chúa tin dùng, bị danh lợi nó giằng buộc, không thể về núi.
+ Muốn chữa cầm chừng nhưng lại trái với lương tâm, y đức, phụ lòng của cha ông đời đời chịu ơn của nước
 Cuối cùng thì phẩm chất, lương tâm của người thầy thuốc đã thắng. Ông gạt sở thích cá nhân sang một bên và làm tròn trách nhiệm của mình.
 Nhân cách của Lê Hữu Trác : là thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng, kinh thường danh lợi, quyền quý, yêu thích tự do, nếp sống thanh đạm.
iii. Tổng kết (ghi nhớ sgk)
1. Nghệ thuật
- Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thành, tả cảnh cụ thể, sống động, lựa chọn những chi tiết “đắt” gây ấn tượng mạnh
- Cách kể chuyện hấp dẫn, chân thực, hài hước
Kết hợp giữa văn xuôi và văn vần làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện thái độ kín đáo của người viết
2. Nội dung
- Đoạn trích” vào phủ chúa Trịnh” phản ánh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa, hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền quý của TG.
Câu hỏi trắc nghiệm
1, Quê hương của Lê Hữu Trác là?
Huyện Đường Hào- Hải Dương
Huyện Quỳnh Lưu- Nghệ An
Huyện Mĩ Lộc- Nam Định
Huyện Gia Lâm- Hà Nội
2, Năm sinh và năm mất của TG?
1524- 1691
1624-1719
1720- 1791
1824-1891
3, Đoạn trích thuộc thể loại văn học nào?

Chiếu
Tuỳ bút
Tiểu thuyết chương hồi.
Câu hỏi trắc nghiệm
4, Tên hiệu của Lê Hữu Trác là?
Tuệ Tĩnh
Bạch Vân cư sĩ
La Sơn phu tử
Hải Thượng Lãn Ông
5, Hải Thượng Lãn Ông vào phủ chúa Trịnh đẻ chữa bệnh cho ai?
Trịnh Doanh
Trịnh Cán
Trịnh Sâm
Trịnh Tông
6, Mục tiêu của Lê Hữu Trác nổi danh với nghề nào dưới đây?
Viết văn
Dạy học về thuốc
Hoạ sĩ
Nghề y, viết sách và dậy vè thuốc
Câu hỏi trắc nghiệm
7, Câu nào sau đây là lời nhận xét của Lê Hữu Trác về bệnh tình của thế tử?
Do thế tử đam mê tửu sắc quá mức
Do thế tử u uất về tình duyên trắc trở
Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi.
Do thế tử u uất vì chưa đc truyền ngôi
8, Thái độ của TG trước cuộc sống xa hoa, hưởng lạc nơi nhà chúa?
Cảm thấy thích thú với cuộc sống xa hoa hưởng lạc nơi đây
Cảm thấy bức xúc, căm phẫn cuộc sống qúa tiện nghi, sang trọng của những người quyền uy
Tỏ rõ sự dửng dưng, không đồng tình với cuộc sống quá tiện nghi, sang trọng
Tác giả buồn rầu, thất vọng với cuộc sống xa hoa nơi phủ Chúa
Câu hỏi trắc nghiệm
9, Mục đích của LHT khi vào phủ Chúa Trịnh là gì?
Đi thi
Vua mời vào nghị sự
Nhận chức quan
Chữa bệnh cho Thế tử
10, Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” LHT biết rõ nguyên nhân, luận giải hợp lý, thuyết phục và có cách chữa đúng bênh. Tuy nhiên, ông sợ chữa có hiệu quả ngay. LHT có suy nghĩ gì?
Ông cố kéo dài thời gian để quyến luyến nơi quyền quý
Cố kéo dài thời gian để được đc chúa phong làm quan
Vì ông yêu thương Thế tử, không lỡ rời xa
Vì ông sợ chữa bệnh hiệu quả nhanh, được chúa tin dùng, bị công danh chói buộc.

Câu hỏi trắc nghiệm
11, Tâm trạng của LHT ở phần cuối TP “Thượng kinh kí sự” ntn?
Lo lắng cho cuộc song của nhân dân ở kinh đô còn nhiều khốn khổ
Tâm trang đau xót vì chứng kiến cảnh quan lại ăn chơi xa xỉ, còn nhân dân lầm than
Tâm trạng sung sướng vì được trở về quê nhà với đời sống tự do, đươc tiếp tục nghề y của mình
Tâm trạng nuối tiếc vì rời xa chốn kinh thành phồn hoa
12, Điểm nổi bật về giá trị NT trong đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh” là gì?
Sự quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiêts, chân thực và sắc sảo
Sử dung nhiều hình ảnh có tính cường điệu để miêu tả sự xa hoa trong phủ chúa
Tình huống truyện bất ngờ, li kì
Ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh biểu cảm
Câu hỏi trắc nghiệm
13, Ý nào sau đây chưa chính xác về ND đoạn trích?
Miêu tả cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh và tầng lớp quan lại thực dân
Thể hiện thái độ thờ ơ, dửng dưng thậm chí là châm biếm, mỉa mai của TG với cuộc sống xa hoa, giàu sang quyền quý trong phủ Chúa
Người thầy thuốc chọn cách chữa bệnh cầm chừng , vô thưởng vô phạt để không vướng vào danh lợi
Cuộc sống ăn chơi, truỵ lạc, sa đoạ dẫn tới bệnh tật của cha con chúa Trịnh
nguon VI OLET