ĐẤT NƯỚC
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
1
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
2
I. TÌM HIỂU CHUNG
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
3
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
4
I. Tìm hiểu chung:
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
5
Tác phẩm chính
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
6
a. Hoàn cảnh sáng tác
Năm 1971, ở giữa chiến khu Trị - Thiên, hướng về tuổi trẻ Việt Nam trong những ngày sục sôi đánh Mĩ, Nguyễn Khoa Điềm viết "Mặt đường khát vọng".
2. TÁC PHẨM
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
7
b. Nội dung:

- Viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị miền Nam
- Nhận thức rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ
- Hướng về nhân dân, đất nước
- Ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc đấu tranh của toàn dân tộc.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
8
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
9
Viết thường sang Viết hoa  Nhấn mạnh, gây ấn tượng.
Danh từ chung thành danh từ riêng  ĐN Việt Nam
Niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
Ý NGHĨA NHAN ĐỀ
“Đất Nước”
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
10
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
11
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
12
II. ĐỌC HIỂU
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
13
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
14
1. Cảm nhận về Đất Nước trong chiều sâu văn hóa
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
15
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”
- Câu đầu: Lời khẳng định Đất Nước là một giá trị lâu bền, vĩnh hằng, được tạo dựng, bồi đắp qua nhiều thế hệ, được truyền nối từ đời này qua đời khác.

+ Đại từ "Ta": vừa là nhân vật trữ tình vừa là mỗi chúng ta, những người dân đất Việt.
+ “khi ta lớn lên”: xác định sự trường tồn của Đất Nước, Đất Nước có từ khi ta chưa ra đời, xuyên suốt bốn ngàn năm văn hiến.
+ “Đất Nước đã có rồi”: gợi ra chiều dài lịch sử của Đất Nước. Đất Nước tồn tại như một điều hiển nhiên, nó có chiều sâu cội nguồn cũng như sự hình thành và phát triển bao đời nay. Đó là kết quả của các thế hệ cha anh đi trước.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
16
“Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường hay kể
+ Đất Nước có trong “những cái”: Đất Nước tồn tại xung quanh cuộc sống con người, trong những điều giản dị không cao sang, xa vời.
+ Cụm từ “Ngày xửa ngày xưa …”: thời gian nghệ thuật có tính phiếm chỉ, trừu tượng, không xác định. Đó là thời gian huyền hồ, hư ảo, thời gian mang màu sắc huyền thoại khiến cho Đất Nước trở nên thiêng liêng, kì diệu, xa xăm.
+ Thế giới cổ tích với ông bụt, bà tiên, phép nhiệm màu, giấc mơ hạnh phúc, công lý đã làm nên sự trường tồn xa xăm của Đất Nước
- Câu hai: ý niệm về Đất Nước được khẳng định đã thấm đẫm trong môi trường gia đình, qua thế giới tinh thần mỗi người tồn tại.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
17
Cội nguồn Đất Nước
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Khởi nguồn Đất Nước:

+ Tồn tại: có trong hình ảnh "miếng trầu bây giờ bà ăn"  gợi người đọc nhớ đến tục ăn trầu và truyện cổ tích "Trầu Cau". “Miếng trầu”là hiện thân của tình yêu thương, lòng thủy chung của tâm hồn dân tộc.
+ Hình ảnh “miếng trầu bây giờ bà ăn” mỗi miếng trầu đều gánh trong nó một phần Đất Nước, mỗi miếng trầu bà ăn hôm nay đều có bốn ngàn năm tuổi. Quá khứ luôn có mặt với hiện tại, lịch sử vẫn hiện diện với hôm nay.
 Đất Nước đước xây dựng bằng nền móng văn hóa vững chãi.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
18
- Quá trình lớn lên của Đất Nước: Gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc.
+ Cụm từ “Đất Nước lớn lên” cho biết sự vươn mình, đánh dấu về sức mạnh quật khởi của dân tộc trong sự nghiệp chiến đấu hi sinh bảo vệ bờ cõi.
+ Truyền thuyết "Thánh Gióng" gợi ta nhớ tới hình ảnh thánh Gióng nhổ tre làng đánh giặc Ân thuở xa xưa. Đó cũng là truyền thống đấu tranh với giặc ngoại xâm để bảo vệ Đất Nước.
“Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
19
“Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó..”
+ Đất Nước gắn với phong tục tập quán quen thuộc : gợi vẻ đẹp giản dị, duyên dáng của người phụ nữ VN vừa khẳng định phẩm chất chịu thương chịu khó, đức tính cần cù của những người mẹ vất vả một nắng hai sương nuôi con khôn lớn.
- Quá trình trường tồn của Đất Nước: Gắn với nét đẹp của Đất Nước qua tháng năm
+ Đất Nước gắn liền đạo lí tốt đẹp lâu đời của dân tộc - tình nghĩa vợ chồng thủy chung dẫu cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả.
+ Những vật dụng thân thuộc: Mỗi vật dụng đều có một cái tên riêng "Cái kèo cái cột thành tên"  những cái tên có từ rất lâu, từ khi con người biết "dựng nhà, dựng cửa" tạo dựng cuộc sống an cư lạc nghiệp. Những cái kèo, cái cột vô tri, bỗng trở thành tên gọi của những đứa con.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
20
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó..”
- Quá trình lao động cần cù, lam lũ của con người khi làm ra hạt gạo:
+ Thành ngữ "một nắng hai sương" gợi ra cuộc sống vất vả, và phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó của người Việt.
+ Động từ "xay, giã, giần, sàng" là những công đoạn tỉ mỉ để mỗi người có được bát cơm đầy, dẻo thơm.

GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
21
Lịch sử lâu đời của đất nước được nhắc đến bằng.
- Cổ tích “Trầu cau”
- Truyền thuyết Thánh Gióng
- Phong tục tập quán
- Nền văn minh lúa nước
Cảm nhận về sự sinh thành và tồn tại của Đất nước, tác giả dùng một loạt hình ảnh và ngôn từ đậm màu sắc dân gian.
 Đất Nước được cảm nhận từ chiều sâu văn hoá và lịch sử.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
22
2. Cảm nhận về Đất Nước trong chiều rộng của không gian địa lí
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
23
- Hình thức: Mượn hình thức trò chuyện, tâm tình của đôi lứa yêu nhau giữa “anh” và “em”, nhà thơ định nghĩa Đất Nước theo cách riêng của mình.
- Cách định nghĩa Đất Nước:
- Tác giả chia tách khái niệm Đất Nước thành hai yếu tố Đất và Nước để cảm nhận và suy tư về đất nước một cách sâu sắc:
- Đất và Nước là hai yếu tố chỉ vật chất, hai yếu tố khởi nguyên của thế giới, tạo thành khái niệm chỉ Giang Sơn Tổ Quốc.
- Đất và Nước là không gian bình dị, thân thuộc, gắn bó với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi người:
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
24
Khi 2 yếu tố ĐẤT và Nước tách biệt, ĐN là không gian sinh hoạt quen thuộc, gần gũi, riêng tư của mỗi người.
Khi 2 yếu tố ĐẤT và NƯỚC hợp lại, ĐN là không gian chốn hẹn hò
- Không gian ĐN: đẹp đẽ, thiêng liêng, dài rộng như chốn hẹn hò, như nỗi nhớ trong tình yêu.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
25
Cách đo KG đặc biệt:
Chiều dài ĐN bằng sải cánh của chim phượng hoàng
Chiều rộng ĐN bằng hình ảnh cá vẫy vùng trong biển khơi
Những từ "núi bạc", "biển khơi"...mang âm hưởng dân gian gợi ra một không gian Đất Nước mênh mông, rộng lớn.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
26
 Đất nước không chỉ được đo bằng chiều dài cương vực lãnh thổ mà được đo bằng cả khúc ca ngọt ngào, bằng sự ngân vang của câu hát. Vẻ đẹp của núi non, biển cả thật trù phú, tươi đẹp, yên ả, thanh bình.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
27
3. Cảm nhận về Đất Nước trong chiều dài của thời gian lịch sử
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
28
Đất Nước là sự tiếp nối của cộng đồng người Việt qua biết bao thế hệ như một sợi dây tinh thần vô hình:
Qúa khứ - hiện tại - tương lai
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
29
Đất Nước gắn liền với huyền thoại
Lạc Long Quân và Âu Cơ, Truyền thuyết các vua Hùng dựng nước
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
30
Niềm tự hào về nói giống TIÊN – RỒNG.
Dân tộc ta đâu đâu cũng là anh em một nhà gợi đoàn kết, yêu thương,
gắn bó, trách nhiệm.
 Một dân tộc có cội nguồn văn hóa, có truyền thống lâu đời, rất đỗi thân thương như thế chính là Đất Nước của Nhân dân.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
31
Kết nối tự nhiên, linh thiêng giữa các thế hệ tạo nên dòng chảy lịch sử xuyên suốt, bền vững
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
32
+ Hành động "cúi đầu": đong đầy thành kính, thiêng liêng, dường như mọi thế hệ người dân Việt, từ những ai đã khuất đến những ai bây giờ đều im lặng cúi đầu hướng về nguồn cội, tổ tiên
+ Thái độ: Mỗi người có thể làm ăn, lập nghiệp ở bất cứ nơi đâu. Nhưng trong thẳm sâu tâm hồn mỗi chúng ta đều mang trong hồn dòng máu Việt. Vì thế, họ không bao giờ được quên ngày giỗ Tổ. Đó là truyền thống, thực hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.
“Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
33
 Tác giả kể ra huyền thoại "Lạc Long Quân và Âu Cơ", truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ tổ để khơi dậy niềm tự hào về bề dày lịch sử đất nước, về cội nguồn thiêng liêng của dân tộc.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
34
4. Trách nhiệm của
mỗi người với Đất Nước
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
35
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
*****
“Trong anh và em hôm nay,
Đều có một phần Đất Nước”
Mỗi người chúng ta đều đã và đang thừa hưởng những giá trị vật chất, tinh thần của đất nước.
Những giá trị đó có trong máu thịt, tâm hồn, nếp cảm,nếp nghĩ và cách sống của mỗi người
Đất Nước trong mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng:
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
36
“Khi hai đứa cầm tay nhau
Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
+ Cá nhân với cá nhân: Đất Nước tồn tại trong tình yêu đôi lứa, trong hạnh phúc gia đình. Đất Nước trong chúng ta trở nên "hài hòa nồng thắm", bền chặt và đầy sức sống
+ Cá nhân với cộng đồng cái “tôi” đến cái “chúng ta”: Tình yêu đôi lứa được mở rộng đến tình yêu đồng bào, làm nên sức mạnh đoàn kết dân tộc.
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn to lớn
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
37
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
- Đất Nước là sự kế tục của các thế hệ nối tiếp nhau: Tác giả bộc lộ niềm tin vào thế hệ sau có đủ bản lĩnh và trí tuệ để đưa Đất Nước bay cao và bay xa, đến những tháng ngày mơ mộng.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
38
- Lời nhắn nhủ của tác giả:
“Em ơi em
Đất Nước là máu xương của mình”

Đất Nước là sự sống, là sinh mệnh của mỗi người. Đất nước cũng là sinh mệnh, là sự hi sinh âm thầm của biết bao thế hệ.
 Mối quan hệ gắn bó, mật thiết, thiêng liêng của mỗi người với đất nước
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
39
- Cách sử dụng câu cầu khiến, điệp ngữ “phải biết – phải biết” cùng động từ “gắn bó”, “san sẻ”, “hóa thân”:
+ Đất Nước là sự sống của mình, phải biết quý trọng, gìn giữ, gắn bó, yêu thương.
+ Sự tự nguyện dâng hiến trọn vẹn, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh để bất tử hóa cùng non sông đất nước.
 Trách nhiệm của mỗi người với Đất Nước
“Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
40
 Qua đọan thơ, nhà thơ đã giúp cho chúng ta hiểu hơn về sự gắn bó giữa mỗi người với đất nước.Từ đó, ý thức hơn về trách nhiệm của mỗi người với đất nước quê hương
Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...
(Chế Lan Viên)
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
41
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
42
1. Nhân dân làm nên vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
43
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
44
Điểm nhìn
Thiên nhiên địa lí của đất nước không chỉ là sản phẩm của tạo hoá mà còn được hình thành từ cuộc đời và số phận của nhân dân.

GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
45
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhaugóp nên hòn Trống Mái”

- Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái biểu tượng cho tình yêu đôi lứa thủy chung, son sắt, sống chết gắn bó khăng khít bên nhau và mãi mãi không bao giờ chia lìa.
 Hòn đá vô tri mang linh hồn dân tộc.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
46
Gót ngựa Thánh Gióng đi qua trăm
ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng
đất Tổ Hùng Vương

- Những “ao đầm” là những di tích lịch sử về quá trình dựng nước và giữ nước hào hùng.
- Voi chầu đất Tổ biểu tượng cho sự gắn bó, đoàn kết, đồng lòng; sự linh thiêng, hùng vĩ của vùng đất Tổ.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
47
“Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”

- Những con rồng hóa thân thành những dòng sông hiền hòa, xanh thẳm, chảy qua các làng mạc, xứ sở như Cửu Long Giang.
- Núi Bút non Nghiên tượng trưng cho truyền thống hiếu học, vượt khó vươn lên của nhân dân.
- Những con vật gần gũi, giản dị, thân thuộc nhất trong đời sống nhân dân như con cóc, con gà cùng góp cho Hạ Long trở thành kì quan, thắng cảnh của Đất Nước.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
48
“Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”
Những địa danh ở phương Nam: sông ông Đốc (Cà Mau), bãi cồn Ông Trang (Cà Mau), núi Bà Đen (Tây Ninh), mười tám thôn trồng trầu Bà Điểm (Hóc Môn - TP HCM)" do những con người vô danh, bình dị rong nhân dân làm nên. Họ đã hóa thân vào hình sông, thế núi, tạo dáng hình xứ sở làm nên Đất Nước muôn đời.
NÚI BÀ ĐEN
CỒN ÔNG TRANG
CỒN ÔNG TRANG
SÔNG ÔNG ĐỐC
BÀ ĐIỂM – CĂN CỨ CM
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
49
+ Những tên núi, tên sông, tên làng, tên bản, tên ruộng đồng, gò bãi… bất cứ đâu trên đất nước đều mang theo "một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha"
+ Tất cả đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh từ công sức và khát vọng của nhân dân - những con người bình thường, vô danh.
+ Tầm vóc của Đất Nước và nhân dân không chỉ trên bình diện địa lí "mênh mông" mà còn ở dòng chảy thời gian lịch sử “bốn nghìn năm” "đằng đẵng".
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
50
Tóm lại:
- Nhà thơ đã kể, liêt kê một loạt kì quan thiên nhiên trải dài trên lãnh thổ từ Bắc vào Nam như muốn phác thảo tấm bản đồ văn hóa đất nước. Đây là những danh lam thắng cảnh do bàn tay tự nhiên kiến tạo nhưng từ bao đời nay, ông cha ta đã phủ cho nó tính cách, tâm hồn, lẽ sống của dân tộc.
- Thiên nhiên đất nước, qua cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm, hiện lên như một phần tâm hồn, máu thịt của nhân dân. Chính nhân dân đã tạo dựng nên đất nước này,đã đặt tên, ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất này.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
51
2. Nhân dân làm nên trang sử hào hùng của dân tộc.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
52
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
53
"Em ơi em hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái ở nhà nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước"
Cách bày tỏ: Mở đầu bằng một lời gọi, lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết mà thấm thía của chàng trai với cô gái người mình yêu
Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào 4.000 năm Đất Nước
Cảm nhận Đất Nước bốn ngàn năm lịch sử:
Nhà thơ không làm một bản tổng kết lịch sử nói đến các hay các anh hùng được lưu danh trong sử sách.
Nhấn mạnh đến những con người vô danh, bình dị.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
54
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái ở nhà nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

Nhìn về quá khứ rất xa để thấy được:
+ Lịch sử dân tộc là sự kế thừa của các thế hệ, là công sức nhân dân.
+ Khi đất nước hòa bình: Nhân dân kiến tạo, dựng xây quê hương bằng sự cần cù, nhẫn nại.
+ Khi đất nước có chiến tranh mỗi người đều có nhiệm vụ bảo vệ giữ gìn đất nước bằng mồ hôi, nước mắt, xương máu của mình.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
55
“Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ”

+ Ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm gợi lên trong lòng mỗi chúng ta một niềm tự hào khôn tả về chiến công lừng lẫy của Bà Trưng, Bà Triệu, của những đội quân tóc dài, những người con gái Việt Nam…
+ Lịch sử còn ghi dấu, lưu danh tên tuổi của những người anh hùng để nhắc nhở con cháu thành kính, tri ân.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
56
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước"

Lịch sử dân tộc còn được tạo dựng bởi tập thể những người anh hùng thầm lặng. Họ là những người lao động bình thường. Họ hi sinh máu xương cho sự trường tồn của Họ vô danh trong lịch sử nhưng đã làm ra Đất Nước, làm rạng danh Đất Nước đến muôn đời.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
57
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyển lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
58
Nhân dân là người lưu giữ và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc.
Kinh nghiệm trong lao động sản xuất.
Kinh nghiệm trong sinh hoạt đời sống.
Giữ gìn tiếng nói, giọng điệu quê hương dân tộc.
Gìn giữ phong tục, tập quán quê hương.
Tạo dựng nền tảng cho đời sau kế thừa, phát triển.
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
+ Ông cha ta đời này qua đời khác đã luôn đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết. Họ sẵn sàng hy sinh để đi đánh giặc cứu nước.
+ Cấu trúc điệp "có"..."thì" cho thấy tinh thần tự nguyện, hăng hái, sẵn sàng chiến đấu hi sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc một cách tự nhiên như lẽ sống ngàn đời của người dân Việt
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
59
Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân
Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
- Đất Nước của Nhân dân:
+ Nhân dân là người chiến đấu, xây dựng, bảo vệ đất nước này bằng mồ hôi, xương máu của mình.
+ Đất Nước được hình thành từ những bản sắc văn hóa dân tộc thấm đẫm vẻ đẹp tâm hồn nhân dân
- Đất Nước của ca dao, thần thoại:
Ca dao, thần thoại chính là sáng tác của nhân dân, phản ánh đời sống, tâm tư, tình cảm của nhân dân qua bao biến động thăng trầm của lịch sử.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
60
Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
- Vẻ đẹp của Nhân dân qua Ca dao, Thần thoại:
+ Họ là những con người yêu say đắm và thuỷ chung trong tình yêu
+ Quý trọng nghĩa tình qua những khó khăn, gian nan, cực khổ của cuộc sống
+ Kiên nhẫn, bền chí, quyết liệt trong công cuộc bảo vệ đất nước dù có trải qua nhiều gian lao, vất vả
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
61
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi
Giai điệu ngân nga với nhiều cung bậc của bản trường ca về Đất Nước
Cảm nhận về một đất nước đẹp hiền hòa, vĩnh cửu như một dòng sông vô tận chảy từ quá khứ đến hiện tại, tương lai.
Trên dòng sông âm vang những sắc màu văn hóa Việt Nam, phẩm chất tâm hồn Việt Nam, vô cùng tự hào và yêu quý.
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
62
III. TỔNG KẾT
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
63
GV: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG - NHH
64
2. Nội dung:
- Đưa ra những cảm nhận mới mẻ về vẻ đẹp của đất nước qua nhiều bình diện, đặc biệt nhấn mạnh tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”.
- Từ đó, đọan thơ bồi dưỡng thêm tình yêu Tổ quốc và niềm tự hào về con người Việt Nam cho mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ trong thời đaị hôm nay.
1. Nghệ thuật:
- Các chất liệu của văn hoá dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo gợi lên một không gian nghệ thuật gần gũi, đầy cảm xúc.
- Tính hiện đại ở thể thơ tự do
- Giọng thơ trữ tình- chính luận sâu lắng, thiết tha.
Lối triết tự

TỔNG KẾT
nguon VI OLET