Hạnh Phúc Của Một Tang Gia
Trích tiểu thuyết “ Số đỏ “ – Vũ Trọng Phụng
Một cảnh trong bộ phim truyền hình dài tập “Trò đời”
với kịch bản được dựa trên các tác phẩm văn học có giá trị của cố nhà văn Vũ Trọng Phụng.
I) Tác Giả :
-Vũ Trọng Phụng ( 1919-1939 ), mồ côi cha từ nhỏ, làm nhiều nghề để kiếm sống quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnhHưng Yên nhưng ông lớn lên
và mất tại Hà Nội.
-Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là tiếng nói
phê phán sâu cay một xã hội rối ren, với những
kẻ mang danh là thượng lưu , quý phái nhưng
thất chất là những kẻ lố lăng, đồi bại.
-Tác phẩm tiêu biểu :
+ Tiểu thuyết : Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê,…
+ Phóng sự : Cơm thầy cơm cô, Kĩ nghệ
lấy Tây, Cạm bẫy người,…
-Giới thiệu tiểu thuyết “ Số đỏ ".
- Được coi là tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam, có thể “ làm vinh dự cho mọi nền văn học”.
- Đăng báo Hà Nội từ số 40 ngày 7-10-1936, in thành sách năm 1938.
II) Tiểu thuyết “ Số đỏ ” :
Tóm tắt :
Cụ Tổ được chữa bệnh nhờ Xuân Tóc Đỏ
Cụ cố Hồng
Bà Phó Đoan
- Ông Văn Minh
- Bà Văn Minh
( Tiệm May Âu Hóa )
Nhà thiết kế cho tiệm may :
- Ông Typn

- Cô Hoàng Hôn
( Lén lúc vụng trộm )
- Ông Phán mọc sừng
( Được vợ tặng cặp sừng )
- Cô Tuyết
( Người yêu Xuân tóc đỏ )
- Cậu Tú Tân
Hạnh phúc của một tang gia xoay quanh câu chuyện của một người chết là cụ Cố Hồng, từ khi cụ ngấp ngoái chết đến khi chết thật. Chuyện nhặng xị bắt đầu cũng xảy ra từ khi ông cụ mất và câu chuyện cũng chỉ có ý nghĩa từ giây phút này. Cụ chết để lại cho con cháu cơ hội để khoe mẽ với thiên hạ những nghịch lý của “thế hệ con cháu” hiếu thảo bằng những bộ trang phục âu hóa nửa tây nửa ta lẫn những trò “Mèo mả gà đồng” của dâu con lẫn người xung quanh. Cái đám ma to tát cụ cố Hồng là một cuộc diễu hành của buổi lễ hội di động bằng mọi trò hề của tầng lớp trung thượng lưu. Qua đoạn trích, tác giả đã phơi bày những trò nhố nhăng, phi đạo đức lẫn truyền thống của những kẻ sống núp dưới gót giầy thực dân xâm lược, là bức tranh toàn cảnh của xã hội đương thời đầy thối nát lúc ấy. 
III) Đọc - hiểu đoạn trích:
1. Thái độ và tâm trạng của mọi người trong lúc tang gia :
“ Ba hôm sau, ông cụ già chết thật…. “
Cái chết của ông cụ là niềm vui sướng của mọi người .
Nhao lên, đi gọi hết từ lang băm Tây đến lang băm Đông . ( Lý thuyết ).
Danh dự của Xuân tóc đỏ càng to thêm .

Cụ Cố Hồng
“ Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm…. “
Cố Hồng ( con trai cụ cố Hồng ) :
-Vẫn dửng dưng như không nằm bẹp hút thuốc phiện một cách bình tĩnh, lập lại như một cái máy, nói 1872 câu "Biết rồi, khổ lắm nói mãi" mà thực chất chả biết cái gì .
-Thậm chí hắn chỉ mơ tưởng tới hình ảnh mình "mặc áo xô gai, chống gậy vừa ho lụ khụ vừa mếu máo, sung sướng được thiên hạ chỉ chỏ khen: "ái chà, con giai nhớn của cụ già đến thế kia à? “
Cố Hồng là 1 "trưởng giả", hiếu danh, hủ lậu,
hợm hĩnh một cách vô nghĩa lí, vô tình, vô trách
nhiệm .
Bà Phó Đoan
- Bà bấn lên không phải vì tang gia bối rối mà vì
bây giờ bàmới nhận thấy hết giá trị của ông Đốc
tờ Xuân, cụ lo bây giờ Xuân sẽ hối hôn với cô
Tuyết, cô con gái hư hỏng một cách có lý luận của bà.

- Cuối cùng bà cũng gặt được hạnh phúc, sự sung sướng
khi được cậu Tú Tân thông báo có xe, kiệu, lọng, vòng
hoa và cả Xuân Tóc Đỏ đến đưa đám. Bà cảm động hết
sức vì "ấy giá không có cái món ấy thì là thiếu, chưa
được to, may mà ông Xuân đã nghĩ hộ tôi".

Cái "món ấy" với bà cố Hồng, đó không phải chỉ là xe,
lọng, vòng hoa mà quan trọng là vì có ông me xừ Xuân
đến giúp đáp phúng viếng, làm danh giá cho đám tang,
mà số phận của cô Tuyết như thế cũng được giải quyết
êm thấm.
Bà phó Đoan ( con dâu trưởng ) :
Ông Văn Minh
Ông Văn Minh (con trai cụ cố Hồng, cháu nội cụ Tổ):

-Có một bộ mặt đưa đám vò đầu bứt tóc, mặt đăm chiêu nghĩ
ngợi rất hợp thời trong đám ma.

- Vẻ nghĩ ngợi, bối rối kiểu đưa đám ấy chẳng qua là vì hắn
đang lao lung nghĩ cách hiện thực hoá cái chúc thư của cụ Tổ
, làm thế nào để gộ trửa cái quá khứ nhơ nhớp của thằng Xuân
để gán đi cái tội cho Tuyết.

Như vậy con người Văn Minh, cái vẻ đám ma chỉ là giả,
nó che dấu cái bản chất vụ lợi có thật trong con người hắn.
Hắn chẳng qua cũng là một quái thai, giả nhân giả nghĩa
trong gia đình đó, xã hội đó.
Bà Văn Minh ( Cháu dâu cụ tổ ) :
- Đang sốt ruột chờ đợi để trình diễn tang phục, bộ đồ xô gai tân
thời “ cái mũ mấn trắng viền đen ….ở tiệm Âu hoá.

- Cái chết của cụ Cố Tổ trở thành dịp may hiếm có để "lăng xê"
những mốt quần áo, những thứ quần áo tang phục tối thượng
tiết kiệm vải được may.

- Với quan niệm quần áo không phải để mặc để che mà để phô
diễn da thịt, "Có thể ban cho những ai có tang đang đau đớn
vì kẻ chếtcũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời “
Bà Văn Minh
Ông Phán mọc sừng
Ông Phán mọc sừng :



-Ông Phán mọc sừng cảm thấy sung sướng hạnh phúc khi được cụ cố Hồng nói nhỏ vào tai rằng chia cho con gái và rể thêm một số tiền là vài nghìn đồng để bù vào cái khoản bị vợ cắm sừng và "chính ông cũng không ngờ rằng giá trị cái sừng vô hình trên đầu ông ta mà lại to đến như thế".

-Và đặc biệt thật khôi hài là cái cảnh ông Phán "dưới cái khăn trắng to tướng, cái áo thụng lòe xòe, ông Phán cứ oặt người đi, khóc mãi không thôi" và khóc to: “ Hứ!... Hứ!... Hứ!.."

-Đang khóc, ông Phán chợt dúi vào tay Xuân "cái giấy bạc năm đồng gấp tư" để gọi là trả công Xuân khi Xuân nói thẳng vào mặt ông: "Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng!" ngay trước mặt cụ Tổ, khiến cụ Tổ uất lên mà chết. Chính nhờ câu nói đó của Xuân mà ông thêm được mấy nghìn bạc. 
Vợ ông Phán mọc sừng :

-Đã có chồng nhưng vẫn thường xuyên ngoại tình
- “ Sự thực, lúc ấy có Hoàng Hôn, vợ ông phán mọc sừng
, đương bù khú với nhân tình ở phòng bên cạnh, thật
không ngờ rằng Xuân và Tuyết ở bên này lắng tai nghe…”

- Bị cô em và Xuân tóc đỏ nắm rõ tội lỗi của mình mà lại
không hề hay biết, đến lúc vỡ lẻ thì đã cắm cặp sừng lên
đầu của chồng mình ( Ông phán mọc sừng ), làm ô nhục cả
nhà.
Vợ ông Phán mọc sừng
- Con gái út cụ cố Hồng, mới 18 tuổi và có nhan sắc, muốn
hư hỏng một cách có khoa học và tự hào chưa đánh mất cả
chữ trinh.
- Sung sướng vì được trình diễn “bộ y phục Ngây thơ viền
đen và đội loại mũ mấn xinh xinh”. Cô vô cùng đau khổ trên
mặt lại hơi có vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám.

- Cô Tuyết buồn không phải vì thương ông nội chết mà vì “tìm
kiếm mãi vẫn không thấy bạn giai đâu cả” - bạn giai ở đây
chính là thằng ma-cà-bông Xuân Tóc Đỏ.
Cô Tuyết ( Con gái út cụ cố Hồng) :
Cô Tuyết
Cậu Tú Tân (con cố cụ Hồng, cháu nội cụ Tổ): 

Cậu Tú Tân thì trông mong đến ngày đưa đám tang để thi thố cái tài chụp ảnh của cậu đến sốt cả ruột : "Cậu Tú Tân thì cứ điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không được dùng đến".

-Đến hôm đưa đám cậu Tú Tân rất phấn chấn, vui vẻ tột độ. Cậu chạy hết chỗ này đến chỗ khác "bấm máy ảnh lách tách".

-Lúc hạ quan tài, cậu Tú Tân còn bắt mọi người đóng kịch để cậu chụp ảnh: "Cậu Tú luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng đã bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau nước mắt như thế này, như thế nọ... để cậu chụp ảnh lúc hạ huyệt“

- Còn hơn thế nữa "bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau“ .
Cậu Tú Tân
Tóm lại, cả người nhà của cụ cố Hồng không ai có chút đau buồn, thương tiếc cụ Tổ. Không có được những tình cảm ấy thì đám ma trở thành trơ trẽn, vô nghĩa. Trong ngòi bút của tác giả cái "hài" đã chứa đựng cái "bi". Chúng ta không khỏi đau lòng trước cái cảnh đám tang mà mọi người trong nhà đều vui vẻ và "bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ Tổ". Tác giả đã nói lên cái nghịch lý trong đạo lý cổ truyền của dân tộc với bao nỗi xót chua
2. Cảnh đám ma gương mẫu :
*Cảnh đưa tang thật huyên náo :
-Bề ngoài thật long trọng, “gương mẫu” nhưng thực chất chẳng khác gi đám rước nhố nhăng: đám ma to tát, đi đến đâu làm huyên náo đến đấy. Có sự phối hợp cả Ta -Tàu -Tây, mọi người thi nhau chụp ảnh như hội chợ, tràn ngập vòng hoa, câu đối, đầy đủ các loại mốt quần áo, râu ria...
-Mọi người không ai đi đưa tang mà đang mải trò chuyện về nhà cửa, vợ chồng, con cái, tất cả đang mải bình phẩm, chê bai lẫn nhau, tình tự, chim chuột, hẹn hò nhau bằng cái vẻ mặt buồn buồn lãng mạn rất đúng mốt.
=> Sự giả tạo, đóng kịch của giới tri thức rởm, đạo đức suy đồi của nền văn minh Âu hóa rởm
* Cảnh hạ huyệt
- Cậu Tú Tân yêu cầu mọi người tạo dáng để chụp ảnh, con cháu tự nguyện trở thành những diễn viên đại tài:
- Cụ Cố Hồng ho khạc, mếu máo và ngất đi.
- Đặc biệt là “màn kịch siêu hạng” của ông Phán mọc sừng cứ oặt người đi khóc to bằng những âm thanh lạ: Hứt!...Hứt!...Hứt!...
=> Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch. Nó nói lên tất cả sự lố lăng vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu ngày trước. Cái xã hội mà tác giả gọi là Chó đểu, khốn nạn.
3. Đặc sắc nghệ thuật :
- Nghệ thuật tạo tình huống cơ bản rồi mở ra những tình huống khác.
- Phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc.
- Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa,… được sử dụng một cách linh hoạt.
- Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật.
4. Ý nghĩa văn bản :
Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám.
IV. Tổng kết 
Ghi nhớ: SGK.
Kết Thúc
nguon VI OLET