CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
NGUYỄN TUÂN
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
a. Cuộc đời:
b. sự nghiệp sáng tác:
2. Tác phẩm “ Chữ người tử tù”
a. Xuất xứ:
b. Tóm tắt cốt truyện:
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Tình huống truyện
2. Nhân vật Viên quản ngục
3. Nhân vật Huấn Cao
4. Cảnh cho chữ và lời khuyên của Huấn Cao đối với viên quản ngục:
a. Cảnh cho chữ:
Một số hình ảnh về nghệ thuật thư pháp
Chữ cần
Chữ đạo
Chữ lộc
Chất liệu giấy
Chất liệu tre
a. Cảnh cho chữ:
“ Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
- Thời gian:
Đêm khuya
- Không gian:
“ Buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.
Nhà giam:
Tối tăm, hôi hám, bẩn thỉu.
Cái đẹp được sản sinh từ mảnh đất chết, nơi cái ác, cái xấu ngự trị.
- Con người:
+ Người xin chữ:
Viên quản ngục:
người đại diện cho quyền lực thống trị thì khúm núm.
+ Người cho chữ:
Huấn Cao
Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng
Phong thái ung dung, đĩnh đạc, đàng hoàng
Trật tự kỉ cương trong nhà tù bị đảo ngược:
Tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp.
Sự chiến thắng của cái đẹp
- Nghệ thuật tả cảnh, tả người:
+ Thủ pháp tương phản:
Ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc
bóng tối của phòng giam chật hẹp
Mùi thơm của chậu mực
mùi hôi hám của căn buồng giam
Người xin chữ (quan coi ngục)
Người cho chữ (tử tù)
Nổi bật hình ảnh Huấn Cao, tô đậm sự vươn lên, thắng thế của ánh sáng đối với bóng tối, cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn.
+ Sử dụng nhiều từ Hán Việt
Tạo không khí cổ kính, trang trọng của cảnh cho chữ.
+ Nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh
Gợi liên tưởng đến một đoạn phim quay chậm.
b. Lời khuyên của Huấn Cao đối với viên quản ngục:
- Nội dung lời khuyên:
+ Thay đổi chỗ ở đi;
+ Thay đổi công việc;
+ Giữ thiên lương cho lành vững rồi mới thưởng thức cái đẹp.
- Ý nghĩa của lời khuyên:
+ Cái đẹp không thể chung sống với cái xấu, cái ác.
+ Cái đẹp phải gắn liền với cái thiện.
Thái độ, cử chỉ của viên quản ngục.
Cảm động, vái người tù;
Nghẹn ngào: “ kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
- Tác dụng của lời khuyên:
Cái đẹp, cái thiện có sức mạnh cảm hóa con người.
Nổi bật chủ đề: Nhà văn khẳng định niềm tin về sự chiến thắng của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác.
5. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện độc đáo.
- Sử dụng thành công thủ pháp tương phản.
- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao - người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
Truyện ngắn Chữ người tử tù, nhà văn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và có khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.
2. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện độc đáo.
- Sử dụng thành công thủ pháp tương phản.
- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao.
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình
nguon VI OLET