NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ, THĂM LỚP!
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
ĐỌC VĂN
( TRÍCH)
- NGUYỄN TUÂN -
Tìm hiểu chung
Đọc – hiểu văn bản
1. Lời đề từ
2. Hình tượng con Sông Đà
a. Sông Đà hung bạo, dữ dội
b. Sông Đà thơ mộng, trữ tình
3. Hình tượng người lái đò sông Đà
III. Tổng kết
CẤU TRÚC BÀI HỌC
1. Tác giả
?
Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Tuân?
I. TÌM HIỂU CHUNG
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn xuất sắc của văn xuôi hiện đại Việt Nam
Ông là một nhà văn, nghệ sĩ lớn suốt đời đi tìm cái đẹp
- Phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác.
1. Tác giả
(1910-1987)
2. Tác phẩm
?
Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của tác phẩm?
2. Tác phẩm
b. Xuất xứ: in trong tập tùy bút “Sông Đà” (1960).
c. Hoàn cảnh ra đời: là kết quả của chuyến đi thực tế gian khổ tới miền Tây Bắc; đi tìm kiếm thứ vàng mười đã qua thử lửa .

a. Thể loại tùy bút

( Mọi dòng sông đều chảy về hướng đông- Chỉ có dòng sông Đà chảy theo hướng bắc)
1. Lời đề từ
Chúng thủy giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu
→ Dòng sông có hướng chảy độc đáo, đi ngược với quy luật tự nhiên. Sông Đà có tính cách độc đáo, riêng biệt.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Thượng nguồn: Vân Nam, Trung Quốc.
Độ dài : 910 k,
Diện tích lưu vực sông 52900km2
Cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng, là nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện Việt Nam.
Một số nhà máy thủy điện được xây trên sông Đà: Thủy điện Hòa Bình, Sơn La.
2. Hình tượng con sông Đà
a. Sông Đà hung bạo, dữ dội
Sự hung bạo của sông Đà được thể hiện qua những phương diện nào?
?

**Hoạt động nhóm 4 hs trong 5 phút

? Tìm những chi tiết hình ảnh miêu tả con sông Đà hung bạo qua:
Nhóm 1: Cảnh đá bờ sông
Nhóm 2: Mặt ghềnh Hát Loóng ?
Nhóm 3: Những cái hút nước?
Nhóm 4: Thác nước và thạch trận?
Nêu thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng khi miêu tả cảnh đá bờ sông?
?
* Bờ sông
- Đá bờ sông:
+ Dựng vách thành… mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời
+ Có vách đá thành chẹt lòng sông như một cái yết hầu…
+ Qua quãng ấy... cảm thấy như... tắt phụt đèn điện.
→ bằng nghệ thuật so sánh độc đáo , Nguyễn Tuân đã cho thấy sự nguy hiểm của bờ sông.


Bờ đá dựng vách thành
+ Dựng vách thành, chỉ đúng ngọ mới thấy mặt trời.

* Ghềnh sông:
- Dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè…như lúc nào cũng đòi nợ xuýt…tóm...lật ngửa bụng thuyền ra.
Với kết cấu trùng điệp, từ ngữ táo bạo, mới mẻ, điệp động từ đã thể hiện sự dữ dội của ghềnh sông.
Hình ảnh minh họa ghềnh sông




* Hút nước:
+ Giống như cái giếng bê tông thả xuống chuẩn bị làm móng cầu.
+ Nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc,…
+ Nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào….
+ Cái hút nước xoáy tít đáy
→ Nhân hóa, so sánh, liên tưởng, vận dụng kĩ thuật đặc tả của điện ảnh
Đặc tả sự dữ dằn, ghê rợn của những hút nước quái ác
Những cái hút nước trên sông Đà
* Thác nước
- Oán trách
- Van xin
- Khiêu khích
- Giọng gằn và chế nhạo
- Rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng … da cháy bùng bùng.
- Sông Đà như một sinh thể có tiếng nói với nhiều cung bậc, sắc thái tâm trạng, cảm xúc…
* Đá trên sông: Đá mai phục trong lòng sông, nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm, méo mó.
Đá trên sông Đà được tác giả miêu tả như thế nào?
* Trùng vi thạch trận:
=> Vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau như điện ảnh, võ thuật, âm nhạc, điêu khắc, Nguyễn Tuân đã khắc họa sinh động sự hung bạo của Sông Đà: hiểm trở, cuộn sôi, dữ dội , mạnh mẽ, hoang dã, điên cuồng, mưu mô, xảo quyệt
Sông Đà hùng vĩ dữ dội
Đập thủy điện trên sông Đà
Đề 47 :                                                  
    Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm chợt được giật mình vì một tiếng còi xúp – lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái- Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “ Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng nghe thấy một tiếng còi sương?…”
     ( Nguyễn Tuân – Người lái đò sông Đà, Ngữ văn 12,tập 1,  trang 191, 192)
    Từ cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn văn trên, anh/chị hãy nhận xét, đánh giá về sự  tài hoa uyên bác trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. 
1. Cảnh ven sông lặng tờ hoang dã
- Câu đầu của đoạn văn được bắt đầu bằng hình ảnh “Thuyền tôi trôi trên sông Đà” gợi lên sự nhẹ nhàng êm ái. Câu văn ngắn gồm 6 âm tiết đều là thanh bằng tạo nên không gian nghệ thuật như ru khách sông Đà vào giấc mộng phiêu du.
- “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi.”
+ Hai chữ “lặng tờ” được nhắc đi nhắc lại tới hai lần không gian vắng lặng nhưng không thể “lặng tờ” hơn -> cảm giác đang đi ngược về quá khứ xa xưa của những đời Lí, đời Trần, đời Lê.
+ Cái lặng tờ trầm tu đột ngột của con sông vốn đã ồn ào, mạnh mẽ gợi lên không khí thiêng liêng trang trọng cổ kính.
Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp
+ Nguyễn Tuân láy lại cái điệp ngữ “thuyền tôi trôi” để gợi một dòng sông êm đềm, thơ mộng, ta tưởng như nhịp chảy của dòng sông đã hòa vào nhịp điệu của câu văn để ru hồn người “lạc vào thời tiền sử” đẹp như “một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”
+ Bao trùm cảnh vật là một màu xanh hoang sơ cũng thấy nương ngô “nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa” dường như ở đó đã có dấu ấn của con người in trên cái màu xanh non mỡ màng ấy nhưng thật ngạc nhiên “tịnh không một bóng người”
+ Hai câu văn “bờ sông hoang dại ...bờ sông hồn nhiên...” khiến ta tưởng đây là hai vế của một câu song quan trong bài phú lưu thủy. Nghệ thuật điệp cấu trúc đã kết dính hai câu thành một bè thơ gợi cảm, bồng bềnh, vấn vương cảm xúc hoài cổ mà ta đã bắt gặp ở người nghệ sĩ một thời vang bóng này.
2. Khao khát hướng tới tương lai của sông Đà
- Trên cái nền xanh của cò sương, hươu chăm chăm nhìn người như dò hỏi. Lòng người và tạo vật cùng rung động: “con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhin tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò”. Hươu nhìn người mà ngơ ngác Người nhìn đàn hươu mà lâng lâng chìm vào mộng tưởng. Không một tiếng động nhỏ. Cả một không gian nghệ thuật trở nên tĩnh lặng, thiêng liêng, nhiệm màu. Hươu hỏi người hay người tự hỏi? Một giả định vừa thực vừa mộng ảo, siêu thực mà lãng mạn.
 - “Tiếng còi sương" xuất hiện ở đây ngân nga như một khát vọng, nó hài hoà với cảm hứng lịch sử, tạo cho đoạn văn một vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa hiện đại. Đối với Nguyễn Tuân, những cái gì mang trong nó hơi thở ấm áp của cuộc đời đều để thương, để nhớ, để lưu luyến cho ông. 
Củng cố
Dặn dò
Nắm tác giả, tác phẩm
Hình tượng con sông Đà
- Học bài và soạn phần tiếp theo tác phẩm Người lái đò sông Đà

-
Cảm ơn thầy cô giáo và các bạn đã lắng nghe!
nguon VI OLET