-Nguyễn Tuân-
“ Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”
“ Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”
Người lái đò Sông Đà
1) Con Sông Đà hùng vĩ, hung bạo:
Lai lịch dòng sông:Theo như Nguyễn Tuân dòng sông khai sinh ở Vân Nam Trung Quốc. Sau đó gia nhập quốc tịch Việt Nam và cứ thế trưởng thành mãi lên. Những chữ như “khai sinh”, “quốc tịch” đã biến dòng chảy của con sông trở thành dòng đời, số phận. Trước hết dòng sông mang vẻ đẹp hung bạo dữ dội bởi trước khi nhập quốc tịch Việt Nam nó đã chảy qa một vùng núi ác của Trung Quốc.
Vách đá thành
“ Đá bờ sông dựng thành vách”
“ Mặt sông chỉ đúng lúc ngọ mới thấy mặt trời”
“Chẹt lòng sông Đà như những cái yết hầu”
“ Có quãng con nai, con hổ đã có lần vọt từ bờ bên này sang bờ kia..”
“ Ngồi trong khoang đò… mùa hè cũng thấy lạnh”
-> Với biện pháp miêu tả, liên tưởng so sánh, gợi cảm giác đá dựng thành vách, chiều cao và chiều sâu hun hút hiểm trở.

b) Trên mặt ghềnh Hát Lóong:
“ Nước xô đá, đá xô sóng…..qua đấy”
-> Câu văn trải dài chia làm nhiều vế ngắn có sự trùng điệp về cấu trúc. Sử dụng động từ mạnh, cấu trúc điệp ngữ liên hoàn, miêu tả sức mạnh uy hiếp của sóng nước và lực tốc kinh hoàng của sông Đà. Gợi hình ảnh con sông Đà hung hăng dữ dằn lúc nào cũng chờ cơ hội để dán tai họa lên con người.
c) Những cái hút nước sông Đà:
“Giống như cái giếng bê tông thả xuống sông…..”-> so sánh
“Thở và kêu như cửa cái cống bị sặc…..”-> nhân hóa
“Tiếng kêu ặc ặc như vừa rót dầu sôi vào…”-> so sánh
-> Bè gỗ, con thuyền đi ngang qua đây nếu sơ ý sẽ bị đánh tan xác.
-” nó ở đây trong veo như một khối thủy tinh….”
-> tác giả vận dụng trí thức liên tưởng của mình để miêu tả nước của dòng sông trong veo.
=> Sự dữ dội của những cái hút nước khiến con sông Đà như một loài thủy quái khổng lồ luôn đe dọa tính mạng con người bất cứ lúc nào.



d) Thanh âm tiếng nước sông Đà:
+”Tiếng nước réo gần mãi réo to mãi… giọng gằn mà chế nhạo”-> nhân hóa
-> Thanh âm thiên nhiên đang rất giận dữ mang dại, bừng thét lên.
+ “Rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng…cháy bùng bùng”->Mượn lủa tả nước, mượn rừng tả sông.
-> Với biện pháp so sánh kết hợp nhân hóa, tác giả đã mượn sức lửa để tả sức nước, sự cộng hưởng của thủy và hỏa tạo nên mối đe dọa và uy hiếp trực tiếp đến con người.
=> Ông đã vận dụng cách nhìn, tiếp cận của nhiều ngành để miêu tả đối tượng-> Làm cho con sông Đà hiện lên thật độc đáo khác biệt, mang đầy vẻ hiểm ác
e) Thạch trận sông Đà:
Đá mai phục bố trí trên dòng sông như một trận địa ( quân sự)
Phối hợp giữa thác nước và đá: “thác reo hò, ùa vào…..lật ngửa bụng thuyền ra”( nhân hóa)
“Đá nổi đá ngầm mai phục như một đội quân tinh nhuệ….”
->Bằng nghệ thuật quân sự, Nguyễn Tuân đã thổi hồn vào hòn đá vô vị sự sông tình cảm của con người, sự phòng thủ khiêu khích đánh lừa, đánh hội đồng, đánh giáp lá cà để miêu tả sự dữ dội cuồng nộ của sông Đà.
Nhà văn Nguyễn Tuân đã dày công chọn lọc những từ ngữ, hình ảnh vừa đặc sắc vừa độc đáo cùng với sự liên tưởng mới mẻ, vốn kiến thức uyên bác của nhiều ngành kết hợp các biện pháp tu từ, tác giả đã tô đậm hình ảnh con sông Đà với những thác ghềnh dữ dội,sức mạnh của đá, của nước, của những cái hút xoáy đã làm nên hình ảnh con sông Đà mang nét tính cách hung hãn, là kẻ thù số một của con người với tâm địa độc áo luôn muốn thử thách bản lĩnh người lái đò. Ẩn sâu trong đó tác giả muốn gửi gắm tình yêu niềm tự hào và tinh thần ngợi ca vẻ đẹp hùng vĩ tráng lệ của con sông miền Tây Bắc nói riêng và thiên nhiên tráng lệ của mảnh đất miền Tây Bắc.
CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
nguon VI OLET