AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
TÁC GIẢ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
-Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
-Ông chuyên về thể loại bút ký.
-Nét đặc sắc trong sáng tác: Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí với lối hành văn hướng nộisúc tích, tài hoa.
KỂ TÊN NHỮNG TÁC PHẨM VỀ SÔNG HƯƠNG?
-Đây thôn Vĩ Dạ
-Chơi Huế
-Buổi sáng qua Hương Giang
Vì sao con sông có tên là sông Hương?
HƯƠNG GIANG
Ai đã đặt tên cho dòng sông là một trong những tác phẩm bút ký đặc sắc, vừa thể hiện những nét độc đáo của s,ông Hương, vừa biểu hiện phong cách trữ tình hướng nội súc tích, tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
VẺ ĐẸP CỦA SÔNG HƯƠNG - CỦA XỨ HUẾ.
*Vẻ đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên
-Sông Hương là thiên nhiên xứ Huế nhưng là thiên nhiên trong mối duyên kì ngộ đầy hữu ý mà tạo hóa ban tặng. Ngược dòng sông Hương lê�n thượng nguồn, người đọc ngạc nhiên trước vẻ đẹp phong phú, kì lạ của nó.
Thượng nguồn sông Hương
-Ra khỏi rừng, xuôi theo sông Hương đến đồng bằng, ta bắt gặp nét đẹp khác thơ mộng, mĩ miều đầy quyến rũ của dòng sông.
+Sông Hương thoắt có vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ của người mẹ phù sa vùng văn hóa cố đô.
+Sông Hương như người con gái nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại đang chờ người tình mong đợi.
+Sông Hương đột ngột uốn mình theo những đường cong thật mềm.
Bằng những hình ảnh nhân hóa sâu sắc và lãng mạn, nhà văn say sưa kể về sông Hương như kể về một cô gái Huế dịu dàng và đầy nữ tính.
-Càng xuôi về gần Huế, chảy vào nội thành sông Hương càng quyến rũ vô cùng.
+Sông Hương khoác lên mình những sắc màu tươi đẹp của Huế.
+Khi chảy qua những lăng tẩm với giấc ngủ nghìn năm của các vua chúa được phong kín trong các rừng thông u tịch, sông Hương mang vẻ đẹp trầm mặc, một nét thần thái rất riêng của Huế.
-Sông Hương khi đến với thành phố Huế.
+Khi trôi đi giữa những biền bãi xanh biếc vùng ngoại ô Kim Long, con sông vui tươi hẳn lên. Nó đẹp ngay trong cảm xúc.
+Sông Hương trôi đi thật chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Đến với Huế, sông hương như ngưng lại, lưu luyến, vấn vương.
Tác giả sử dụng thủ pháp so sánh tương phản, thủ pháp đòn bẩy để nhấn mạnh vẻ trầm mặc lững lờ của dòng nước sông Hương. Vẻ đẹp rất riêng, rất Huế. Tác giả cảm nhận sông Hương từ tình yêu với Huế.
-Sông Hương khi rời thành phố thân yêu của mình để về với biển cả.
+Sông Hương mang một vẻ đẹp mơ màng như sương khói khi đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ.
+Đã đi rồi nhưng sông Hương vẫn vương vấn khi phải xa Huế.
Sông Hương đẹp trong sự thủy chung. Sông Hương như một người con gái thủy chung.
Vẻ đẹp của sông Hương đa dạng và đầy biến hoá. Có lúc sông Hương phóng khoáng và man dại, có lúc mang vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ. Con sông mang dáng vẻ trầm mặc, đượm màu sắc triết lí. Có lúc con sông chuyển mình mang vẻ đẹp vui tươi, mơ màng trong sương khói.
nguon VI OLET