TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỜNG ĐỒNG VĂN
TIẾNG VIỆT
LỚP 3
GIÁO VIÊN: PHẠM THỊ HẢI YẾN
CHỦ NHIỆM: LỚP 3E
ÔN TẬP: SO SÁNH (tiết 2)
* Bài tập 1: Viết câu có hình ảnh so sánh
Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh:
Chữa bài về nhà của tiết 1:
Ông trăng tròn như quả bóng.
Quả bóng tròn như mặt trăng.
Bản đồ Việt Nam cong cong như hình chữ S.
Chữ S cong cong như bản đồ Việt Nam .
Nụ cười của bé tươi như hoa.
Bông hoa tươi như nụ cười của bé.
* Bài tập 2 : Tìm những từ ngữ thích hợp viết vào chỗ chấm để đươc câu có hình ảnh so sánh:
Công cha như .....................
Nghĩa mẹ như .....................,

Trời mưa, tiếng sấm sét vang như ............

c) Hoa hồng nhung mới nở đẹp như ......
núi Thái Sơn
nước trong nguồn chảy ra.
tiếng súng nổ.
nàng công chúa kiều diễm.
Thứ tư ngày 15 tháng 4 năm 2020
BÀI: ÔN TẬP VỀ SO SÁNH (TIẾT 2)
TIẾNG VIỆT
Kiến thức cần ghi nhớ:
1. Khái niệm.
So sánh là biện pháp nghệ thuật nhằm đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nhau giúp cho sự vật, sự việc được miêu tả cụ thể và sinh động hơn.
2. Cấu tạo: Gồm có 2 vế :
- Đối tượng được so sánh (vế 1) và đối tượng dùng để so sánh ( vế 2)
- Giữa 2 vế thường có từ so sánh: như , như là, tựa như, hơn, kém…
3.  Dấu hiệu để nhận biết một phép so sánh:
-  Qua từ so sánh: Có từ so sánh (là, như , giống như, tựa, hơn, ……)
-  Qua nội dung : 2 đối tượng có nét giống nhau hoặc mang ý so sánh.
Lưu ý: khi dùng từ so sánh “là” và từ so sánh “như” có giá trị tương đương  nhưng có sắc thái ý nghĩa khác: Từ “như” có sắc thái ý nghĩa giả định, còn từ “là” có sắc thái ý nghĩa khẳng định.
VD: -  Lũ đế quốc như bầy dơi hốt hoảng (sắc thái giả định )
    - Lũ đế quốc là bầy dơi hốt hoảng (sắc thái khẳng định )
Các cách so sánh:
1. So sánh sự vật với sự vật.
2. So sánh âm thanh với âm thanh.
3. So sánh sự vật với con người.
2. So sánh hoạt động với hoạt động.
Các kiểu so sánh:
So sánh ngang bằng:
So sánh ngang bằng thường dùng các từ so sánh là : như , giống như, như là, tựa, là, tựa như, chẳng khác gì….
2. So sánh hơn kém:
So sánh hơn kém thường dùng các từ so sánh như: hơn, kém, chẳng bằng, chưa bằng, không bằng….
Sự khác nhau giữa hình ảnh so sánh và sự vật so sánh:
- Hình ảnh so sánh: là phải nêu đầy đủ “Sự vật 1 + từ so sánh + sự vật 2”      
Ví dụ : Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ biết học hành là ngoan.
a) Bế cháu ông thủ thỉ:
- Cháu khỏe hơn ông nhiều!
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng.


b) Trăng khuya sáng hơn đèn
Ơi ông trăng sáng tỏ.
c) Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Bài 1: Đọc những khổ thơ sau rồi viết vào bảng theo mẫu:
a) - Cháu khỏe hơn ông nhiều!
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng.
b) Trăng khuya sáng hơn đèn
c) Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
- hơn kém
- ngang bằng
- ngang bằng
- hơn kém
- ngang bằng
- hơn kém
Bài 2: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong các câu dưới đây:
a) Tiếng gió hú gọi nhau trên nóc những mái nhà cổ kính như tiếng gọi thiết tha của một chú chim lạc mẹ.
b) Tiếng hót của họa mi cứ âm vang trong tôi như một khúc nhạc trong veo và sâu lắng.
c) Tiếng hát của anh Núp thanh thoát, khỏe mạnh như tiếng vỗ cánh của con chim phí bay trong nắng buổi sớm.

Bài 2: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong các câu dưới đây:
a) Tiếng gió hú gọi nhau trên nóc những mái nhà cổ kính như tiếng gọi thiết tha của một chú chim lạc mẹ.
b) Tiếng hót của họa mi cứ âm vang trong tôi như một khúc nhạc trong veo và sâu lắng.
c) Tiếng hát của anh Núp thanh thoát, khỏe mạnh như tiếng vỗ cánh của con chim phí bay trong nắng buổi sớm.
Đáp án:
Bài 3: Chọn từ trong ngoặc đơn và điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.
a) Những chùm hoa phượng mùa hè đỏ như……..(ngôi sao/ lá cờ/ ngọn lửa)
b) Sương sớm long lanh trên lá như những…….(hạt ngọc/ làn mưa/ hạt cát)
Đáp án:
a) Những chùm hoa phượng mùa hè đỏ như ngọn lửa.
Sương sớm long lanh trên lá như những hạt ngọc.
BÀI VỀ NHÀ:
Bài 1: Ghi lại 2 thành ngữ hoặc tục ngữ có hình ảnh so sánh mà em biết
M : Đẹp như tiên sa
Đen như mực
Bài 2: Ghi lại những hình ảnh so sánh trong mỗi câu văn sau:
a) Đuôi cá vàng uốn lượn mềm mại như dải lụa.
M: Đuôi cá vàng như dải lụa. (Sự vật 1/từ so sánh/sự vật 2)
b) Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ.
c) Bỗng một đàn bướm trắng tấp tới lẫn trong hoa mai, chúng cùng cánh hoa là là rơi xuống, rồi khi tới mặt nước suối lại vụt bay lên cành tựa như những cánh hoa bị luồng gió lốc vô tình thổi tung lên. 
Bài 3: Tìm âm thanh thích hợp để điền vào chỗ trống ở mỗi dòng sau:
a) Từ xa, tiếng thác dội về nghe như …………
b) Tiếng trò chuyện của bọn trẻ ríu rít như ………..
c) Tiếng sóng biển rì rầm như ………..
d) Tiếng suối ngân nga như …………….
CHÀO CÁC EM !
nguon VI OLET